đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(47)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47,

 

RENÉ CHAR

Maurice Blanchot là người mở rộng và đẩy xa diễn giải về đoạn rời trong thi ca của René Char hơn hết. Trong L’Entretien infini/Kết đàm vô tận ngay sau bài René Char et la pensée du neutre/René Char và tư tưởng về cái trung tính tiếp tục ḍng diễn giải với bài Parole de fragment/Lời đoạn rời để nói rơ hơn về đoạn rời trong thơ của Char. Tuy nhiên, mục đích chính của Blanchot trong bài viết này là để gắn liền đoạn rời trong thơ của Char với cái trung tính. Nhận định tiên khởi Blanchot đưa ra: “Lời đoạn rời: thật khó tiếp cận từ này. “Đoạn rời”, một danh từ, nhưng có sức mạnh của một động từ, tuy vắng mặt: kẽ nứt, bị rạn nứt nhưng không có mảnh vỡ, làm gián đoạn như lời nói khi tạm ngưng lại nhưng việc ngắt quăng không làm ngừng sự trở thành, nhưng ngược lại, kích động nó trong sự đứt rời thuộc về nó. Bất cứ ai nói đoạn rời hẳn không phải chỉ đơn giản nói về sự đứt đoạn của một thực tại đă hiện hữu, cũng không phải là [nói về] phần của một toàn bộ sẽ xảy tới. Điều này khó h́nh dung do sự cần thiết của sự hiểu biết  theo đó sẽ chỉ thể có nhận thức về cái toàn thể, cũng như cái nh́n luôn luôn là cái nh́n của cái toàn thể: theo nhận thức này, hễ ở đâu có một đoạn rời, th́ ở đó cũng có một sự chỉ định hiểu ngầm một cái ǵ đó của cái toàn thể trước đó đă là hay sau đó sẽ là – ngón tay bị cắt rời qui chiếu về bàn tay, cũng như nguyên tử đầu tiên h́nh dung trước và chứa đựng vũ trụ.” [48]  Thông thường tư tưởng con người bị kẹt giữa hai giới hạn: đó là sự tưởng tượng về tính chất toàn vẹn của thực thể và việc tưởng tượng cái trở thành có tính chất biện chứng. Tuy nhiên, trong bạo động của sự cắt/đoạn rời thi ca mở ra một tương quan khác, tương quan này ít ra cũng như một hứa hẹn và cũng như một nhiệm vụ. René Char viết: “La réalité sans l’énergie disloquante de la poésie, qu’est-ce?/Thực tại không có năng lượng dịch chuyển của thi ca, là ǵ vậy?” Trong bài Partage formel nói về sự dịch chuyển (dislocation) này:

À DEUX MÉRITES. – Héraclite, George de La Tour, je vous sais gré d’avoir de longs moments poussé dehors de chaque pli de mon corps singulier ce leurre: la condition humaine incohérente, d’avoir tourné l’anneau dévêtu de la femme d’aprèsle regard du visage de l’homme, d’avoir rendu agile et receivable ma dislocation, d’avoir dépensé vos forces à la couronne de cette conséquence sans mesure de la lumière absolument impérative l’action contre le réel, par tradition signifiée, simulacra et miniature.

TẶNG HAI NGƯỜI XỨNG ĐÁNG. – Héraclite, Georges de La Tour, tôi thật biết ơncác người về những khoảnh khắc đă đẩy sự cám dỗ này ra khỏi từng nếp gấp thân thể riêng tôi: cái thân phận làm người rời rạc, đă xoay chiếc nhẫn trần trụi của phụ nữ theo cái nh́n của khuôn mặt đàn ông, đă làm cho sự chuyển vị/ dịch của tôi thành mau chóng và được tiếp nhận, đă dùng sức lực của các người nơi tôn xưng cái hậu quả vô lường của ánh sáng tuyệt đối cưỡng buộc hành động chống lại cái có thực, được truyền thống cho là có ư nghĩa, cái h́nh bóng và thu nhỏ sự vật.

Blanchot cho rằng từ “éclatement/vang, bùng lên” và “dislocation/ chuyển vị” của Char không có giá trị phủ định, không tích cực cũng không tiêu cực, “như thể sự lựa chọn một trong hai và sự bó buộc để khởi đầu bằng cách xác định hữu khi người ta muốn phủ nhận hữu ở đây sẽ là, cuối cùng, chúng sẽ bị dứt bỏ một cách bí ẩn.”[49] Blanchot cho rằng viết, đọc chùm thơ Poème pulvérisé có nghĩa chấp nhận bẻ cong xuống việc nghe ngôn ngữ về hướng một kinh nghiệm bẻ gẫy, chia ĺa và không liên tục nào đó. Blanchot dùng kinh nghiệm vô xứ, lưu đầy để minh họa kinh nghiệm này: “Hăy nghĩ về sự không sở trú. Không có sở trú không chỉ có nghĩa là sự mất xứ sở, nhưng là một cách thế ở một nơi chốn đích thực hơn, cư ngụ không thói quen; lưu đầy, đó chính là xác quyết một tương quan mới với Cơi Ngoài. V́ vậy, bài thơ đoạn rời là một bài thơ không phải là không hoàn tất, nhưng là mở ra một cách hoàn tất khác, cách hoàn tất này đặt trọng tâm trong sự chờ đợi, trong sự tra hỏi hay trong sự xác quyết không thể thu giảm vào nhất tính.”[50] Từ trong thơ đoạn rời cũng là lời đoạn rời (Parole de fragment). Theo Blanchot, lời đoạn rời không bao giờ là duy/độc nhất dù nó có muốn thế chăng nữa cũng không thể, nó không phải được viết ra không phải v́ điều này điều kia hay v́ mục đích đạt tới tính đơn nhất (l’unité); tuy nếu chỉ xét ḿnh nó thôi th́ có vẻ nó hiện ra như một khối từ ngữ nứt bể nhưng chẳng có cái ǵ dính/gắn vào nó. Blanchot minh họa ư trên bằng h́nh ảnh “sao băng” (météore) trong thơ René Char. V́ quan niệm văn chương – nhất là thi ca – là lưu đầy, vô xứ nên chúng ta không lạ khi Blanchot liên kết đoạn rời với lưu đầy.

Blanchot cho rằng nếu quan niệm René Char sử dụng “h́nh thức châm/cách ngôn” (aphorisme) th́ đó là một hiểu lầm lạ lùng. V́ châm ngôn/cách ngôn có h́nh thức đóng kín và bị giới hạn, là “đường nằm ngang của mọi chân trời” (l’horizontal de tout horizon) trong khi những “câu” tiếp nhau trong thơ René Char hầu như tách biệt nhau – là một thứ bản văn vô lư cớ, vô văn cảnh (texte sans prétexte, san contexte) – nghĩa là những mệnh đề này bị cắt đứt bằng một khoảng trắng, bị cô lập và tách rời ngay ở chỗ để có thể đi từ mệnh đề này sang mệnh đề kia. Nếu muốn, người đọc phải “nhảy” và pahỉ nhận thức được cái khoảng trống gây khó cho ḿnh. Thế nhưng, những đoạn rời này chứa đựng một sự xếp đặt mới không phải của sự ḥa điệu hay thỏa hiệp. Sự sắp đặt mới này là một trung tâm vô tận từ đó, do lời nói, một tương quan phải tự nó lập nên. “một sự sắp xếp không dàn xếp, nhưng đặt kế nhau, nghĩa là để những hạn từ sẽ liên hệ nhau cái nọ bên ngoài cái kia, tôn trọng và bảo tồn tính chất ngoại giới này và khoảng cách này như một nguyên tắc – luôn luôn đă bị làm mất đi – của tất cả mọi sự chỉ nghĩa. Việc đặt bên nhau và việc ngắt rời ở đây nhận nhiệm vụ của một sức mạnh của công lư phi thường. Tất cả sự tự do t́m được trật tử của nó ở đây khởi từ cơ sở của sự dễ dàng (không dễ dàng) nó chấp thuận cho chúng ta. Sự sắp xếp ở cấp độ của sự hỗn độn. Sự trở thành của tính chất bất động.”[51]Trong những “mệnh đề/câu” của René Char, Blanchot nhận xét, như “những ốc đảo ư nghĩa” có sự liên kết chặt chẽ của tính chính xác với cái trung tính, thay v́ được dàn xếp lại được đặt kề nhau và có tính chất yên vị mạnh mẽ “giống như những tảng đá lớn của những ngôi đền Ai cập đứng thẳng mà không dựa vào nhau,” có tính chất liên lỉ cực kỳ nhưng vẫn có khả năng trôi dạt vô tận, đưa cái thật nặng tới cái thật nhẹ, cái đột ngột tới cái dịu dàng, cái trừu tượng tới cái sống động. Tại sao René Char làm được như vậy? Blanchot phân tích: do đặc quyền của những danh từ, sự cô đng những h́nh ảnh qua mau, những h́nh ảnh được cô đọng trong một không gian thu hẹp mà những dấu chỉ thành tương phản hơn. Và sau hết là ngữ pháp của René Char có khuynh hướng của một trật tự đẳng lập (ordre paratactique) khi dùng những từ không có mạo từ hay những động từ không có chủ từ –  chẳng hạn Seuls demeurent/ –  hay những câu không có động từ được chỉ định rơ ràng đối với người đọc mà không có quan hệ sắp đặt trước hay tính liên tục. Để kết luận Blanchot cho rằng đối với Char cũng như đối với Héraclite, giữa hai người  – từ sự cô đơn này sang sự cô đơn kia – Char luôn cảm thấy có một t́nh huynh đệ và sự Khác Biệt (Différence) là cái thiết yếu nói lên trong những sự vật và những từ, Khác Biệt này là bí ẩn bởi sự biệt phân, sự tŕ hoăn của việc nói và luôn là khác với sự Khác Biệt với cái nó muốn nói nhưng tất cả đều chỉ dấu và tự chỉ dấu và như thế chỉ thể có thể nói được một cách gián tiếp. Nhưng gián tiếp không phải là im lặng: nó h́nh thành trong việc quay trở lại của văn tự (le retour de l’écriture).

______________________________________

[48] Maurice Blanchot, Parole de fragment in L’Entretien infini trang 451: Parole de fragment: il est difficile de s’approcher de ce mot. “Fragment”, un nom, mais ayant la force d’un verbe, cependant absent: brissure, brisées sans débris, l’interruption comme parole quand l’arrêt de l’intermittence n’arrête pas le devenir, mais au contraire le provoque dans la rupture qui lui appartient. Qui dit fragment ne doit pas seulement dire fragmentation d’une réalité déjà existante, ni moment d’un ensemble encore à venir. Cela est difficile à considérer par suite de cette nécessité de la compréhension selon laquelle il n’y aurait connaissance que du tout, de même que la vue est toujours la vue d’ensemble: selon cette compréhension, il faudrait que, là où il y a fragment, il y ait désignation sous-entendue de quelque chose d’entier qui le fut antérieusement ou le sera postérieusement – le doigt coupé renvoie à la main, comme l’atome premier préfigure et détient l’univers.

[49] Sđd trang 452: comme si l’alternative et l’obligation de commencer par affirmer l’être quand on veut le denier étaient ici, enfin, mystérieusement rompues.

[50] Sđd trang 452: Pensons au dépaysement. Le dépaysement ne signifie pas seulement la perte du pays, mais une manière plus authentique de résider, d’habiter sans habitude; l’exil, c’est l’affirmation d’une nouvelle relation avec le Dehors. Ainsi, le poème fragmenté est un poème non pas inaccompli, mais ouvrant un autre mode d’accomplissement, celui qui est en jeu dans l’attente, dans le questionnement ou dans quelque affirmation irréductible à l’unité.

[51] Sđd trang 453: Un arrangement d’une sorte nouvelle qui ne sera pas celui d’une harmonie, d’une concorde ou d’une conciliation, mais qui acceptera la disjonction ou la divergence comme le centre infini à partir duquel, par la parole, un rapport doit s’établir: un arrangement qui ne compose pas, mais juxtapose, c’est-à-dire laisse en dehors les uns des autres les termes qui viennent en relation, respectant et préservant cette extériorité et cette distance comme le principe – toujours déjà destitué – de toute signification. La juxtaposition et l’interruption se chargent ici d’une force de justice extraordinaire. Toute liberté s’y dispose à partir de l’aisance (malaisée) qu’elle nous accorde. Arrangement au niveau du désaroire. Devenir d’immobilité.

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2016