đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

                  (54)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54,

 

RENÉ CHAR

 

René Char cho biết Feuillets d’Hypnos được viết lại từ quyển số tay cất dấu và được t́m lại. Char nói về sự cần thiết phải viết lại trong đoạn rời 194: “Tôi tự cưỡng để giữ lại được tiếng nói của tôi trong mực, bất chấp tính khí của tôi. Như thế, có phải đó là từ một ngọn bút mũi nhọn chọc thủng, không ngừng vụt tắt, không ngừng được thắp lại, thu thập, căng thẳng và một hơi tôi viết cái này ra, quên mất cái kia. Tự động của sự kiêu căng chăng? Thực ḷng mà nói, không. Đó là sự cần thiết phải kiểm soát sự hiển nhiên, làm cho hiển nhiên trở thành cái được sáng tạo.”[76]  Trong đề từ Char minh xác nội dung Sổ Tay của Hypnos: “Những ghi chú này không vay mượn chút ǵ từ t́nh yêu bản thân, từ truyện ngắn, châm ngôn, hay từ tiểu thuyết. Một ngọn lửa của cỏ khô rất có thể là người chủ biên của chúng. Nh́n thấy máu do bị tra tấn đă có lần làm mất đi mạch dẫn, thu giảm sự quan trọng của chúng đến mức không c̣n ǵ nữa. Chúng được viết ra trong sự căng thẳng, sự tức giận, sự sợ hăi, sự ganh đua, sự tởm lợm, thủ đoạn, thu góp thầm lén, ảo tưởng tương lai, t́nh bạn, t́nh yêu. Chính để muốn nói rằng chúng được h́nh thành bởi diễn biến. Sau đó thường được đọc lướt qua hơn là đọc lại.

Cuốn sổ tay này rất có thể không thuộc về ai khi ư nghĩa cuộc đời của một con người nằm phía  dưới những chuyển dịch đi lại của hắn, và thật khó có thể tách khỏi một sự ngụy trang đôi khi khác thường. Song le những khuynh hướng này đă bị đánh bại.

Những ghi chú này đánh dấu sự chống đối của một chủ nghĩa nhân bản ư thức được những nhiệm vụ của nó, thận trọng đối với phẩm hạnh của nó, mong muốn dành cái không thể tiếp cận rộng mở cho tưởng tượng phóng túng của những vầng thái dương của nó, và đă quyết tâm trả giá cho điều này.”[77]  Có thể nói ở tập thơ này René Char đă triệt để sử dụng tính chất đoạn rời dài ngắn khác nhau nhưng không được xếp đặt theo thứ tự thời gian hay chủ đề để nói lên tích chất gián đoạn, cấp bách triệt để, và sự mất mát. Sự sắp xếp những đoạn rời dường như theo một kiểu gây bất ngờ cho người đọc, có những khoảng ngưng trong nhịp điệu cũng như tính chất không liên tục để nói lên đời sống ngẫu nhiên, đầy t́nh cờ của kháng chiến quân. Ta có thể coi mỗi đoạn thơ như đứng tách riêng, độc lập v́ chúng là dấu vạch của kư ức, chất vấn và tự chất vấn, kêu gọi nhắn nhủ nhưng trên hết là để nói lên niềm hy vọng. So với cách làm thơ đoạn rời ở những tập thơ khác có thể nói René Char đă đạt tới đỉnh cao nhất ở Sổ Tay của Hypnos.

Ở đoạn rời 83 René Char nhấn mạnh đến vai tṛ của thi sĩ như một người kháng chiến là kẻ “giữ ǵn những khuôn mặt bất tận của cái đang c̣n sống,”[78]  và ở đoạn rời 156 “Thu thập, rồi phân phát. Hăy là phần rắn chắc nhất, hữu ích nhất, và ít biểu kiến của tấm gương vũ trụ.”[79]  Toàn bộ tập thơ chứa nhiều tiếng nói, điểm nh́n, tri nhận, và viễn tượng không những khác nhau mà c̣n phức tạp nữa. Carrie Noland trong bài nói về thi ca kháng chiến của René Char đă chỉ ra sự phức tạp có tính chất lịch sử và thi ca này.[80]

                                                                   *

Lịch sử trong bản văn của René Char là lịch sử sống trải được biểu đạt bằng ngôn ngữ thi ca. Tính chất tự sự, đôi khi mô tả là những bước chân người kháng chiến với cuộc đời đầy bất trắc, khẩn cấp thường trực nên rất ngắn gọn. Thi sĩ dấn thân hành động vừa như chứng nhân vừa như kẻ ǵn giữ như Char viết trong đoạn rời 156 trích dẫn ở trên. Chúng cũng mang tính chất phản tư về một giai đoạn lịch sử bi thảm khi nước Pháp đă trở thành nước Pháp-Hang-Động (LA FRANCE-DES-CAVERNES) như cách nói của Char. Nhưng những mô tả này không cho thấy một viễn ảnh kết thúc giai đoạn bi thảm của lịch sử. Hơn nữa Char c̣n đặt nghi vấn về một kết thúc tốt đẹp trong đoạn rời 140 “Phải chăng cuộc sống khởi đầu với một sự bùng vỡ và kết thúc với một thỏa ước ḥa b́nh chăng? Thật phi lư.” [81]  Không v́ vậy René Char đánh mất niềm hy vọng. Nhưng thơ của René Char là lời cảnh báo về tính chất bi thảm đặc biệt của thân phận làm người trong thế kỷ 20. Sang thế kỷ 21 liệu thân phận con người có khác không? Sổ Tay của Hypnos cho thấy đây là thơ-nhật-kư đầy rẫy những chứng nhân/cứ riêng biệt cụ thể vừa có tính chất lịch sử vừa có tính chất cá nhân không phải được nh́n trong viễn tượng Thiện-Ác nhưng nhằm biến đổi con người, ghi nhận t́nh cảm thân hữu và trên hết chỉ ra tính chất thiết yếu đạo đức trong thời đại khổ nạn. Như chúng ta biết René Char tham gia kháng chiến không v́ theo đuổi một lư tưởng chính trị dập khuôn một hệ tư tưởng nào mà đó chỉ là hành động thuần túy của một con người nhận biết trách nhiệm của ḿnh.

                                                                                      *

            René Char viết về niềm hy vọng của kháng chiến trong đoạn rời 168: “Résistance n’est qu’espérance. Telle la lune d’Hypnos, pleine cette nuit de tous quartiers, demain vision sur le passage des poèmes./Kháng chiến chỉ là kỳ vọng. Giống như vầng trăng của Hypnos, đêm nay tỏa sáng khắp nơi, ngày mai sẽ là thị trường trên đường dẫn tới của những bài thơ.” Ánh trăng của Hypnos dẫn đường cho thi ca. Ánh sáng trăng, tia chớp soi chiếu đêm tối là nỗi ám ảnh và cũng là linh thức (gnose) của thi sĩ định hướng nhận thức về thời đại ḿnh đang sống trải. Trong những bài thơ viết về những bức tranh của Georges de La Tour chúng ta thấy René Char ngợi ca một dạng ánh sáng khác: ánh nến tỏa ngời thôi miên (hypnose) người ngắm tranh.Trong pḥng làm việc ở Céreste Char treo ngay phía trên bàn viết bản vẽ lại màu bức tranh Prisonnier/Tù nhân của Georges de La Tour. Char giải thích việc này ở đoạn rời 178: “Bản sao màu bức Le Prisonnier [mới đây được đặt tên khác là Job raillé par sa femme, ĐTĐ chú] của Georges de La Tour tôi treo trên bức tường vôi trắng của căn pḥng nơi tôi làm việc, dường như, theo thời gian, phản ánh ư nghĩa của nó trong hoàn cảnh của chúng tôi. Bức tranh làm tim bóp lại nhưng làm hết cơn khát biết bao! Từ hai năm nay, không một kháng chiến quân nào, khi đi qua cửa pḥng, mà chẳng bỏng mắt trước điều ngọn nến này chứng tỏ. Người phụ nữ giảng giải, tù nhân nghe. Những từ rớt ra từ cái bóng trên mặt đất của một thiên thần màu đỏ là những từ thiết yếu, những từ lập tức đem đến sự cưu mang. Nơi đáy pḥng giam, những đợt ánh sáng kéo dài và làm mờ nhạt đi những nét của người đàn ông ngồi. Thân h́nh mỏng manh của ông ta khô héo, tôi không nh́n thấy có một kỷ niệm nào làm cho ông ta run rẩy. Cái tô sứt mẻ. Thế nhưng cái áo ngủ phồng lên bỗng nhiên làm đầy pḥng giam. Lời của người phụ nữ ban sức sống cho kẻ vô vọng hơn bất kỳ rạng đông nào. Xin được biết ơn Georges de La Tour kẻ đă chế ngự những bóng tối của Hitler bằng cuộc đối thoại giữa hai con người.” [82] Đoạn rời này quá tỉnh lược, cô đọng nên cần được thông diễn để hiểu thêm tư tưởng của René Char trong hoàn cảnh kháng chiến. Trước hết, trong tập thơ Seuls demeurent bài Partage formelle (1934) ở đoạn rời IX “À DEUX MÉRITES” Char đă tri ân Georges de La Tour (và Héraclite) đă phá bỏ trong đầu óc ḿnh ư tưởng về “thân phận con người không liền lạc” (condition humaine incohérente) và hậu thuẫn hành động chống lại thế giới đă trở thành điên cuồng. Trong Sổ tay của Hypnos (1943-1944) Char ca ngợi Georges de La Tour là người đă chế ngự được bóng tối chủ nghĩa Quốc xă bằng đối thoại giữa con người với con người. Trong bài phỏng vấn với Raymond Jean năm 1968 René Char tâm sự: “Georges de La Tour với tôi thường là người hỗ trợ của tôi kế cận bí ẩn thi ca rải rác bên dưới những đám cỏ người cao.” [83]  Trong mở đầu đoạn rời việc Char mô tả cặn kẽ nơi treo bức tranh chỉ ra mối tương quan giữa t́nh cảnh trong tranh với t́nh cảnh kín bưng hiện tại của Char: tù nhân. Hơn nữa thi sĩ cũng đồng nhất bức tranh với sự ham muốn đêm tối để hành động của ḿnh như trong bài Transir ở tập Parole en archipel: “mặt trời (sau khi đă đi vào) trong dấu hiệu của kẻ thù,” “và trở thành ánh sáng thối rữa” (lumière pourissante) để nói về sự chiếm đóng của Quốc xă cũng như sự hợp tác của chính quyền Vichy. Cũng v́ không chấp nhận đứng trong thứ ánh sáng này René Char đă không tới Paris – chọn lựa tự ư lưu đầy –  để khỏi phải nhập ḿnh với những nhà thơ “đội mũ”. Vào mật khu để chiến đấu thi sĩ chấp nhận một thứ “im tiếng” (mutisme) kép: im tiếng của một chiến sĩ kháng chiến và im tiếng của thi sĩ. Lư do im tiếng của thi sĩ quan trọng hơn cả v́ trong thời khổ nạn ngôn ngữ được sử dụng để dối trá, che đậy tội ác, thi sĩ chỉ có một chọn lựa duy nhất là tự xóa bỏ diện mạo và im tiếng v́ “Không phải thi ca lúc nào cũng toàn năng,” tuy nhiên thi sĩ câm lặng trong cuồng nộ và vẫn ư thức được rằng mặc dù thảm họa xảy ra ở bên ngoài nhưng nơi nội tâm thi sĩ văn tự vẫn hối thúc bàn tay ḿnh phải viết: “Phải chăng ngày và đêm chỉ là những ảo ảnh nhất thời? Những tù nhân nh́n thấy ǵ? Sự quên lăng? Những bàn tay của họ?” [84]  René Char viết trong đoạn rời 95 trong tập Sổ tay của Hypnos: “Bóng tối của Lời làm tôi tŕ trệ và miễn nhiễm. Tôi không dự phần vào sự hấp hối dẫy chết. Với sự điềm đạm của đá, tôi vẫn là người mẹ của những chiếc nôi nơi xa.”[85]  Người mẹ này từ nơi xa: “Comment m’entendez vous? Je parle de si loin…Anh nghe tôi rơ không? Tôi nói từ rất xa…” [Đoạn rời 88.] Thi sĩ khép kín nhưng cuộc chiến đấu làm thi sĩ tương liên bền chặt hơn với các chiến hữu. Đôi khi René Char cũng cảm thấy tội lỗi đối với các chiến hữu bị hy sinh như trong một số đoạn rời trong tập Sổ tay của Hypnos cho thấy. Nhưng Lời của Cái Đẹp Thiên Thần thầm th́ trong niềm im lặng đă là nguồn an ủi thi sĩ trong lạnh giá nội ngoại.

Ở đây ngôn ngữ như đối thoại không những cho thấy sức mạnh của nó mà c̣n là nơi chốn của hy vọng. Ngôn ngữ đối thoại gián tiếp hay trực tiếp giữa Đại úy Alexandre/Hypnos/Char với các chiến hữu trải khắp tập thơ dù cho đó là lời nói của những kẻ phải sống ẩn nấp trong bóng tối nhưng luôn cưu mang niềm hy vọng.

                                                                                      *

Trong thời gian nước Pháp bị Đức chiếm đóng khá đông giới trí thức, văn nghệ sĩ tham gia kháng chiến. René Char đă ư thức được nhiệm vụ dấn thân ngay từ năm 1941 trong một bức thư ngắn gửi cho Francis Curel [86]  : Sau khi cho Francis Curel biết quyết định sẽ không cho xuất bản tập thơ Seuls demeurent đă hoàn thành không như phần đông các nhà thơ khác cho đăng tải khá nhiều những bài thơ chiến đấu trên các tạp chí văn chương thời bấy giờ như Lettres françaises, Éternelle revue, Confluences, Fontaine và cho xuất bản tác phẩm ở Éditions de Minuit, Cahiers de la Libération…[86] – Char mỉa mai những nhà văn nhà thơ này là phô trương, đội mũ kháng chiến, nhưng không kể tên họ ra. Đây cũng là lư do René Char không muốn trở lại Paris. Ngay từ năm 1941 Char đă viết trong một bức thư gửi cho Francis Curel: “Tôi yêu cầu bạn thận trọng, tránh xa. Bạn hăy nghi ngờ những con kiến thỏa măn. Hăy coi chừng những kẻ tự an ḷng bởi họ thỏa hiệp. Luôn luôn thực sự là ḿnh không phải là chuyện dễ dàng để cùng lúc thông tuệ và câm nín, vững vàng và nổi loạn. Bạn biết điều này hơn ai hết. Trong khi chờ đợi, hăy nh́n những cánh guồng của những cái quạt xay cuối cùng quay trên sông La Sorgue. Hăy đo lường chiều dài cất lời ca của rêu trên những cánh guồng này. Hăy đo lường sự chống trả bị tổn hại của những tấm ván sàn của chúng. Hăy tin cậy vào tiếng nói th́ thào của nước man dại chúng ta yêu mến. Bạn cũng nên chuẩn bị để đối phó với sự tàn bạo, sự tàn bạo của chúng ta sẽ bắt đầu bộc lộ một cách quyết liệt. Bạn hẳn tự hỏi rằng cánh cửa của cứu cánh của chúng ta có phải là tăm tối? Không. Chúng ta đang ở trong cái không thể quan niệm được, nhưng với những dấu mốc chói mắt.”[87]  Chi tiết đáng chú ư nhất trong đoạn thư ngắn này nằm ở từ “cái không thể quan niệm được (l’inconceivable).” Cái không thể quan niệm được, hay cái không thể gọi tên (l’innommable) là cái đang bao trùm thời đại, một thời đại trật đường rầy khỏi chuyến tầu liên tục của lịch sử. Nhận thức được “cái không thể quan niệm được” này dẫn tới sự chuẩn bị cho “tàn bạo”: “Ainsi tu seras preparé à la brutalité qui va commencer à s’afficher hardiment./Bạn cũng nên chuẩn bị để đối phó với sự tàn bạo, sự tàn bạo của chúng ta sẽ bắt đầu bộc lộ một cách quyết liệt” cho thấy “cái không thể quan niệm được” này không làm cho chủ thể trở thành ù lỳ do lịch sử áp đặt lên con người mà ngược lại mở ra hành động – hành động thuần túy của bạo động, của sự can đảm thuần túy – nghĩa là hành động để hành động chứ không là thứ hành động thụ động thời thượng tuân theo luật nhân quả của cứu cánh-phương tiện: tư tưởng về hành động như đáp trả, cắt đứt số mệnh “Est-ce la porte de notre fin obscure, demandais-tu? Non. Nous sommes dans l’inconcevable, mais avec des repères éblouissants./ Bạn hẳn tự hỏi rằng cánh cửa của cứu cánh của chúng ta có phải là tăm tối? Không. Chúng ta đang ở trong cái không thể quan niệm được, nhưng với những dấu mốc chói mắt.”[88] Quyết định hành động ở Char là sự xác định để vượt lên trên phủ định, dấn thân theo lời kêu gọi của tính chất phủ định thuần túy (négativité pure, vertigieuse, exceptionnelle), chóng mặt, ngoại lệ, thái độ của thi sĩ sống trong thời đại khổ nạn (dürftiger Zeit) như Hölderlin đă nói.

                                                                   *

Trong đoạn rời 128 – đoạn rời dài nhất trong Sổ tay của Hypnos – René Char đưa ra mô tả rơ rệt nhất hoàn cảnh ngặt nghèo của Céreste cũng như của Char khi làng này bị kẻ thù bao vây tiêu diệt và trên hết để nói lên sự tin yêu và bảo vệ dân chúng Céreste dành cho Char và ngược lại: “Người thợ làm bánh ḿ vẫn chưa mở những tấm cửa sắt của cửa tiệm ḿnh khi làng đă bị bao vây, khóa miệng, thôi miên, đặt trong hoàn cảnh không thể cục cựa. Hai toán lính SS và một phân đội địa phương quân đặt ngôi làng dưới họng những khẩu đại liên và đại pháo của chúng. Cư dân bị ném ra khỏi nhà và được lệnh tập trung ở sân làng. Những cái ch́a khóa vẫn c̣n nằm trên ổ khóa nơi cánh cửa. Một ông già, v́ lăng tai, không đáp ứng lẹ làng lệnh tập trung, nh́n thấy bốn bức tường và cái mái nhà kho của ông ta bay lên thành từng mảnh do một trái bom. Tôi đă thức dậy cả bốn tiếng đồng hồ rồi. Marcelle tới bên mành sáo pḥng tôi thầm th́ báo động. Tôi lập tức nhận ra việc cố thử thoát ra khỏi ṿng kiểm soát và chạy ra ngoài đồng trống là vô ích. Lập tức tôi chuyển chỗ trú ngụ. Căn nhà không có người ở nơi tôi ẩn trốn cho phép, vào lúc cấp bách, một sự chống trả vơ trang hữu hiệu. Từ khuôn cửa sổ tôi có thể theo dơi, phía sau tấm màn cửa vàng ệnh, chuyển động đi lại bồn chồn của những kẻ chiếm giữ. Không có một kháng chiến quân nào của tôi có mặt. Ư nghĩ này làm tôi an tâm. Cách đây dăm cây số, họ có thể làm theo những hướng dẫn của tôi và không lộ diện. Tôi nghe thấy tiếng những cú đánh đập, được bồi thêm bằng những lời chửi rủa. Bọn SS  th́nh ĺnh tóm được một anh thợ nề trẻ tuổi vừa đi đặt bẫy trở về. Sự hoảng sợ của anh ta khiến chúng tra khảo anh. Một tiếng nói rít lên phía trên cái thân thể sưng ù: “Nó ở đâu? Đưa bọn tao tới,” tiếp theo là sự im lặng. Và rồi những cú đá, những mũi súng giáng xuống như mưa. Một nỗi cuồng nộ xâm chiếm tôi, xua đuổi sự xao xuyến của tôi. Mồ hôi hừng hực ờ hai bàn tay tôi truyền lên cánh tay tôi, làm tăng sức mạnh tiếp tục được kiểm soát của cánh tay. Tôi áng chừng kẻ khốn khổ sẽ chỉ im mồm được năm phút nữa là cùng, rồi, không thể nào tránh được, hắn sẽ nói. Tôi thấy xấu hổ khi mong ước cái chết của hắn đến trước sự tŕ hoăn này. Vào ngay lúc đó hiện ra từ mỗi phố làn sóng những phụ nữ, trẻ em, người già tràn ra, như thể theo một kế hoạch đă được đồng ư, thay v́ phải tập trung. Họ đi nhanh chân nhưng lại không hấp tấp, “bằng tất cả niềm tin” thực sự tràn lên những tên SS, làm chúng sững sờ. Anh thợ hồ bị bỏ mặc cho chết. Giận dữ, tên cầm đầu nhóm tuần cảnh rẽ một lối đi ngang qua đám đông và cút mất. Bằng sự thận trọng hết sức, bây giờ những con mắt lo âu và tốt lành nh́n về hướng tôi, ánh mắt họ lướt tới khuôn cửa sổ của tôi như một luồng ánh sáng. Tôi xuất hiện nửa ḿnh và một nụ cuời mỉm tách ra khỏi khuôn mặt xanh sao của tôi. Tôi gắn liền với những con người này bằng ngàn sợi tín cẩn không một sợi nào đă phải đứt rời.

Ngày hôm đó tôi yêu mến những đồng bào tôi một cách điên cuồng, vượt hẳn ra ngoài sự hy sinh.*[89]

*Char ghi thêm: Đó phải chăng là sự t́nh cờ đă lựa chọn tôi là vị hoàng tử hơn là trái tim chín mùi của cái làng này dành cho tôi? (1945).                                                                                     

____________________________________

[76] René Char, Feuillets d’Hypnos, frag#194: Je me fais violence pour conserver, malgré mon humeur, ma voix d’encre. Aussi, est-ce d’une plume à bec de belier, sans cesse éteinte, sans cesse rallumée, ramassée, tendue et d’une haleine, que j’écris ceci, que j’oublie cela. Automate de vanité? Sincèrement non. Nécessité de controller l’évidence, da la faire créature.

[77] René Char, O.C trang 173: Ces notes n’empruntent rien à l’amour de soi, à la nouvelle, à la maxime ou au roman. Un feu d’herbes sèches eût tout aussi bien été leur éditeur. La vue du sang supplicié en a fait une fois perdre le fil, a réduit à néant leur importance. Elles furent écrites dans la tension, la colère, la peur, l’émulation, le degoût, la ruse, le receuillement furtif, l’illusion de l’avenir, l’amitié, l’amour. C’est dire combien elles sont affectées par l’événement. Ensuite plus souvent survolées que relues.

Ce carnet pourrait n’avoir appartenu à personne tant le sens de la vie d’un homme est sous-jacent à ses pérégrinations, et difficilement séparable d’un mimétisme parfois hallucinant. De telles tendances furent néamoins combattues.

Ces notes marquent la résistance d’un humanisme conscient de ses devoirs, discret sur ses vertus, désirant réserver l’inacessible champ libre à la fantasie de ses soleils, et décidé à payer le prix pour cela.

 

[78] Le poète, conservateur des infinis visages du vivant.

 

[79] Accumule, puis distribue. Sois la partie du miroir de l’univers la plus dense, la plus utile, et la moins apparente.

 

[80] Carrie Noland: Messages personnels: Radio, Cryptology, and the Resitance Poetry of René Char trong Poetry at Stake: Lyric Aesthetics and the Challenge of Technology, Princeton Press trang 142-162.

 

[81] Frag. 140: La vie commencerait par une explosion et finirait par un concordat? C’est absurd.

 

[82] René Char, O.C, frag. 178 trang 218.

 

[83] Entretien de René Char avec R. Jean, báo Le Monde 11/11/1968. Trích dẫn theo Genevière Fondville.

 

[84] IV. À UNE SÉRÉNITÉ CRISPÉE, Recherche de la base et du sommet, O.C. 753: Le jour et la nuit ne sont-ils que des hallucinations de passant? Que voient les emmurés? L’oubli? Leurs mains?

 

[85] O.C. trang 198: Les ténèbres du Verbe m’engourdissent et m’immunisent. Je ne participle pas à l’agonie féerique. D’une sobíeté de pierre, je demeure la mère de lointains berceaux.

 

[86] Francis Curel, dân cùng quê với Char ở Isle-sur-Sorgue, tham dư kháng chiến dưới bí danh Élargeur bị Gestapo bắt ngày 16 tháng 9, 1943 cùng với vợ, mẹ, và em trai và bị đưa đi lưu đầy.

 

[87] Louis Aragon, Pierre Emmanuel, Loys Masson, Jean Cayrol, Max-Pol Fouchet, André Frénaud, Pierre Seghers, Paul Éluard, Claude Roy, Alain Borne, Pierre Jean Jouve, Jean Tardieu…

 

[88] René Char, O.C. Billets à Francis Curel, trang 632-633: Je te recommande de la prudence, la distance. Méfie-toi des fourmis satisfaites. Prends garde à ceux qui s’affirment rassurés parce qu’ils pactisent. Ce n’est pas toujours facile d’être intelligent et muet, contenu et révolté. Tu le sais mieux que personne. […] Ainsi tu seras preparé à la brutalité qui va commencer à s’afficher hardiment. Est-ce la porte de notre fin obscure, demandais-tu? Non. Nous sommes dans l’inconcevable, mais avec des repères éblouissants.

 

[89] René Char, Feuillets d’Hypnos, frag#128 , O.C. trang 205-206

 

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2017