ĐÀO TRUNG ĐẠO

(112)

Edmond Jabès

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111,



Richard Stamelman trong lời giới thiệu tuyển tập những bài của những người tham dự cuộc đàm thoại ở Trung tâm Văn hóa Quốc tế Cerisy (Colloque de Cerisy-la-Salle) từ ngày 13-20 tháng 8, 1987 Écrire le livre (autour d’Edmond Jabès)/Viết quyển sách (xoay quanh Edmond Jabès) đưa ra những nét khái quát về tác phẩm của Edmond Jabès: “Bởi, chính qua sự tra hỏi không ngừng nghỉ về lưu đầy, về hư vô, về thiếu vắng, về sa mạc, về điều bất tưởng, và về quyển sách, mà văn tự của ông ta chuyên chở; và qua sự kiếm tìm một ngôn ngữ có thể làm cho ngay cả sự vắng mặt của ngôn ngữ nghe thấy được; qua suy tư  về sự khó khăn chung cho cả nhà văn lẫn người Do thái; qua sự đào sâu hiện hữu ở chốn ẩn mật nhất của sự im lặng và sự khai mở đớn đau của ông ta; qua việc đặt thành câu hỏi trực diện tha nhân, cái kẻ khác bội số mà người ta chỉ chia sẻ “nỗi ham muốn sống còn của chia sẻ”, và sau hết, qua việc thực hành một bản văn, bản văn này chẳng bao giờ để cho hoàn toàn bị làm chủ, tác phẩm của Edmond Jabès, trong cái tra hỏi nhiều nhất và cái dứt điểm it nhất của nó – làm cho mọi câu hỏi thành mở ngỏ, không chấp nhận bất kỳ câu trả lời nào nếu như câu trả lời đó không là đối tượng của, cơ hội của một câu hỏi mới –, song trước hết lại đáp lời cho một câu hỏi: câu hỏi mà một thế kỷ rưỡi trước đây thi sĩ Hölderlin đặt ra: “Thi sĩ (và thi ca) để làm gì trong một thời đại của sự thiếu vắng?”trong bài thơ “Bánh và Rượu”[2]

 

Chương 1

Edmond Jabès thi sĩ

Tất cả thơ của Edmond Jabès được nhà xuất bản Gallimard in trong toàn tập thi ca Le Seuil Le Sable/Ngưỡng Cát: Ngưỡng bao gồm tập thơ Je bâtis ma demeure/Tôi xây nơi cư ngụ của tôi gồm những bài thơ viết trong giai đoạn 1943-1957, Cát gồm Récit/Truyện kể viết năm 1980, La Mémoire et la Main/Ký ức và Bàn tay viết trong giai đoạn 1974-1980 sau hết là L’Appel/Lời gọi viết trong giai đoạn cuối 1985-1988. Chính Edmond Jabès là người sắp xếp trật tự không theo thời gian sáng tác trong toàn tập này trong đó Je bâtis ma demeure chiếm nhiều trang nhất (319 trang), Récit (329-346), La Mémoire et la Main (347-391) và L’Appel chiếm 3 trang còn lại. Edmond Jabès sắp xếp cách này vì không tin vào trật tự tuần tự (progression) trong việc sáng tác mà muốn nhấn mạnh tới sức mạnh của văn tự (la force de l’écriture) hợp cùng sức mạnh của đọc và đọc lại (la force de lecture et de relecture) là những sức mạnh chuyên chở trật tự của quyển sách, những bản văn nối kết nhau theo một qui luật bí ẩn của những tương tác (correspondances) và những sự hút dẫn có tính tuyển chọn (affinités électives).

Edmond Jabès luôn nhấn mạnh tới sự quan trọng của Je bâtis ma demeure đối với toàn bộ tác phẩm của mình. Trước hết vì đó là ngưỡng gắn mình với quá khứ đã mất đánh dấu sự chia cách và với tương lai của sáng tạo. Tương lai của sáng tạo: Le Livre des questions, Le Livre des ressemblances, Le Livre des limites, Le Livre du Dialogue, Le Livre du Partage, tất cả đều bắt nguồn và triển khai tư tưởng thi ca từ Le Seuil Le Sable.

Tuy bài thơ L’Eau du puits/Nước giếng viết năm 1955 mở đầu cho Je bâtis ma demeure nhưng lại làm cho bài thơ tiếp nối L’Absence de lieu/Không nơi chốn thấm đẫm để cho Chansons pour le repas de l’ogre thả neo xuống. Vì được chính Edmond Jabès đặt ở đầu tập thơ cho nên bài này cũng có thể được coi như cái chìa khóa mở ra đỉnh cao tiếng nói thi ca của toàn tập.

___________________________________________________________

[2] Richard Stamelman, La parole partagée dans la nuit de l’être, trong Écrire le live, autour d’Edmond Jabès trang 14: Car, à travers le questionnement incessant de l’exil, du néant, du manque, de désert, de l’impensé, et du livre que son écriture véhicule; à travers la recherche d’un langage que rendait audible l’absence même de langage; à travers la réflexion sur la difficulté d’être commune à l’écrivain et au Juif; à travers l’approfondissement de l’existence au plus intime de son silence et de son douloureux éploiement; à travers la mise en question du face-à-face avec autrui, cet autre multiple avec qui on partage que “le vital désir de partager” (Le livre du partage 140); et à travers, enfin, la pratique d’un text qui ne se laisse jamais totalement maîtriser, l’œuvre d’Edmond Jabès, dans ce qu’elle a de plus interrogatif et mois décisif – laissant ainsi toute question ouverte, n’acceptant aucune réponse qui ne soit l’objet, la chance d’une nouvelle question –, répond pourtant  d’abord à une question: celle qu’a posée, il y a plus d’un siècle et demi, le poète Hölderlin: “À quoi bon les poètes [et la poésie] dans un temps de manque?” (Wozu Dichter in drüftiger Zeit?” dans “Brot und Wein”.

Richard Stamelman dịch “drüftiger Zeit” là “temps de manque” hàm ý sự thiếu vắng thần linh, thần linh cũ đã bỏ đi thần linh mới chưa tới.

________________________________________

THƠ EDMOND JABÈS

L’eau du puits       

Ouvre l’eau du puits. Donne

à la soif un moment

de répit; à la main

la chance de sauver

      

Nước giếng

Múc nước từ giếng. Cho

sự khát dịp

được giải; cho bàn tay

dịp may được cứu sống.

       *

Nuit des cils. Être vu.

L’objet luit pour la main.

Le bruit broute le bruit.

L’eau cerne la mémoire.

 

Đêm của mi mắt. Để được thấy.

Vật sáng ngời cho bàn tay.

Tiếng động nhai tiếng động.

Nước vây quanh ký ức.

       *

Le terme. L’avant-monde.

Dépassé le souci.

L’aventure est fidèle

au glas du songe en flammes.

 

Hạn kỳ. Trước-thế giới.

Buông bỏ âu lo.

Phiêu lưu vốn thủy chung

với chuông báo tử của giấc mơ bốc cháy.

       *

Je suis. Je fus. Charnière,

longue file de fauves.

Je vois, verrai. Confiance

de l’arbre dans le fruit.

 

Tôi hiện hữu. Tôi đã hiện hữu. Cái nối kết

chuỗi hạt dài.

Tôi nhìn, sẽ nhìn. Tin tưởng

vào cây trong trái.

       *

Jours de craie. Les ardoises

palpitent de prémices.

Le mot suivit au signe.

Le paysage à l’encre.

 

Ngày phấn. Những phiến đá

run rẩy những trái kết đầu tiên.

Từ thọ hơn dấu chỉ.

Phong cảnh thọ hơn mực.

       *

Routes. L’infini.

Le don du visage.

Aux saisons, les rides.

Au sol, les grands fleuves.

 

Những con đường. Sự vô tận.

Quà tặng của khuôn mặt.

Cho mùa màng, những nếp nhăn.

Cho mặt đất, những dòng sông lớn.

 

(còn tiếp)