đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(91)

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91,

GIUSEPPE UNGARETTI

Chương I

Khái quát, tiểu sử tóm lược, vài bài thơ tiêu biểu

Khái quát: Cùng với Umberto Saba (1883-1957) và Eugenio Montale (1895-1981)  Giuseppe Ungaretti (1888-1970) là ba thi sĩ hiện đại hàng đầu của Thi ca Ý kể từ sau Thế chiến Thứ nhất. Trong bài TỰA cho tập thơ của Ungaretti dịch sang Pháp văn Vie d’un homme (Poésie 1914-1970) Philippe Jaccottet thi sĩ (cùng với Jean Lescure là những dịch giả xuất sắc thơ Ungaretti sang Pháp văn) viết những dòng mở đầu như một bài thơ: “ Ở vào khởi đầu cuộc đời của Ungaretti (ông sinh ra ở Alexandrie, Ai Cập, năm 1888), là sa mạc, trước hết; ở khởi đầu của thi ca của ông ta là sa mạc; sa mạc là cái không có gì, cái trống không, cái vĩnh cửu trống không ở đó mọi cuộc đời dường như rút cục tự chôn vùi; nó cũng là cái không gian ở đó người ta băng mình tới, nơi người ta mạo hiểm, nơi người ta hít thở; cũng đã có đêm tối là một thứ không gì hết khác, một thứ trương độ khác (đáng sợ như sự mù lòa, tăm tối); và ngay cả ánh sáng đôi khi, nơi sa mạc lại rất bạo liệt đến mức trở thành đen, nó cũng cuốn hút, hư vô hóa mọi hiện hữu. Luôn luôn, trong sa mạc này, cũng có những ốc đảo (cò điều người ta không bao giớ biết được chúng có phải là những ảo ảnh, những mồi nhử không trong khi sa mạc là rất thực); trong đêm tối này, có những điểm sáng [...] Những ốc đảo, những ngôi sao, những ngọn đèn, những khoảnh khắc này như những điểm nước nơi tâm hồn đơn tử dừng chân, và giải khát; luôn luôn, chính những điểm này, ngay khi chúng được cảm nhận như những điểm cố định và chắc chắn – những dấu mốc và những nơi trú chân trên tấm bản đồ của sự trống rỗng – chúng trốn mất tiêu; chúng hiện ra và chúng biến đi, những ốc đảo bị xóa sạch bởi cát hay ánh sáng; những ngôi sao bị mây hay sương mù che lấp; những ngọn đèn bật sáng, tắt ngấm, chúng lunh linh; những khoảnh khắc thật đúng ra, là một cái rùng mình, nổi gai ốc. Từ cái trương độ hay từ những điểm không bất động này, không có gì là chắc chắn cả, chẳng có cái gì lại không ngầm chứa một hay nhiều nghịch lý. Ánh sáng dâng lên để rồi chìm xuống, tiếng nói cất lên để rồi im bặt; đơn tử kẻ tiến bước tới Vùng Đất Hứa, khởi đi từ sa mạc, của xứ Ai cập vừa là khoái cảm vừa là tách rời khỏi hết thảy này mà Ungaretti yêu thích hòa quyện đồng thời cũng tiến bước tới cái chết. Người thủy thủ  trải qua từ lần đám tàu này tới lần đắm tàu khác (“Và lập tức hắn lại tiếp tục/cuộc du hành/giống như/ sau lần đắm tầu/một con sói biển/ kẻ sống sót”)[1]

Tóm lược tiểu sử: Giuseppe Ungaretti sinh ngày 20 tháng 2 năm 1888 ở Alexandria, tổ tiên gốc Hungary. Cha mẹ rời Lucca Ý di dân sang Ai Cập vì cha ông hy vọng dễ kiếm việc ngành xây dựng công cộng. Nhưng năm 1890 cha ông từ trần nên mẹ một thân tảo tần nuôi con bằng nghề làm bánh. Gia đình sống tại một khu nghèo khổ trong thành phố cư dân đa số là lao động gốc Á Rập, Do thái và di dân từ Âu châu. Mồ côi cha sớm, nhưng nhờ mẹ đảm đang Ungaretti được học trường tiếu học Jacob của Thụy sĩ với ngôn ngữ chính là tiếng Pháp. Trong gia đình tiếng Ý là ngôn ngữ hàng ngày. Như vậy từ thời thơ ấu Ungaretti đã sử dụng song ngữ Pháp-Ý. Thông thạo Pháp văn Ungaretti rời Alexandria năm 1912 (24 tuổi) sang Paris tìm cơ hội văn chương qua trung gian của anh em nhà Thuile mạnh thường quân (là bảo trợ của thi sĩ Francis Jammes),  thân hữu của các thi sĩ phái Tượng trưng Pháp. Ungaretti giao du với đông đảo văn nghệ sĩ ở thủ đô ánh sáng, đến nghe giáo trình của những bậc thầy thời bấy giờ như Lanson, Bédier, và nhất là Bergson ở Collège de France. Kết bạn với các họa sĩ nổi tiếng như Braque và Picasso, các thi sĩ hàng đầu thời bấy giờ như Blaise Cendrars, Guillaume Appolinaire và André Breton... cũng như các thi sĩ Ý thuộc trường phài Tương lai như Papin, Soffici, và Palazzeschi, cho đăng những bài thơ đầu tay trên tạp chí Lacerba của nhóm này vào năm 1915. Tháng 5, 1915 nước Ý đứng về phe Đồng minh trong cuộc chiến tranh với Áo. Ungaretti tình nguyện nhập ngũ phục vụ trong bính chủng bộ binh đóng ở Carso ở phía bắc. Những năm tháng thường trực sống dưới hầm hố chiến địa ở giai đoạn này để lại những ký ức sâu đậm về chiến tranh trong thơ Ungaretti. Mùa Xuân 1918 trung đoàn của Ungaretti rời Ý di chuyển sang Pháp đóng ở vùng tiền phương gần Champagne. Khi chiến tranh chấm dứt Ungaretti giải ngũ, lưu lại Paris và làm phóng viên thường trú cho tờ Popolo d’Italia của Mussolini. Thi phẩm thứ nhì La Guerre gồm 18 bài trong đó 8 bài viết bằng tiếng Pháp ra mắt năm 1918 (chỉ in tám mươi ấn bản và sau này không được Ungaretti cho vào Toàn Tập Vita d’un Uomo/Vie d’un homme). Năm 1919 nhà xuất bản Vallecchi ở Florence xuất bản tập thơ Allegria di naufragi/Niềm vui Đắm tàu (khi tái bản Ungaretti chỉ đặt tựa đề cho tập thơ là Allegria). Với tập thơ này tên tuổi Giuseppe Ungaretti bắt đầu được người đọc chú ý. Năm 1920 Ungaretti lập gia đình với Jeanne Dupoix, một phụ nữ Pháp và có hai con một gái một trai. Trong thời gian này Ungaretti gia nhập nhóm Dada do thủ lãnh thi sĩ gốc Roumany Tristan Tzara thành lập. Sau khi lập gia đình Ungaretti quay trở lại sống ở ở Rome và làm nhân viên Bộ Ngoại giao và vì gốc gác nghèo khổ, quan điểm chính trị phản kháng bất công nên Ungaretti tham gia Đảng Phát xít của Mussolini. Năm 1925 Ungaretti trải qua một cuộc khủng hoảng tín ngưỡng. Ba năm sau quay trở lại với Giáo Hội La Mã. Vào đầu thập niên 30 Francesco Flora, chuyên gia lịch sử văn chương Ý, tác gia quyển La poesia ermetica/Thi ca bí ẩn (hũ nút) chính yếu tập trung vào thơ của Ungaretti nên từ đó  Ermetica gắn liền với Ungaretti. Năm 1942 trước khi Thế Chiến 2 bùng nổ Ungaretti quay trở về sống ở Ý và được tiếp đón trọng thị, được phong chức Giáo sư Văn chương Hiện đại ở Đại Học Rome. Sau khi chế độ Mussolini sụp đổ Ungaretti bị khai trừ khỏi Đại Học Rome nhưng được các đồng nghiệp phục hồi danh dự và chức danh giáo sư. Năm 1958 sau khi vợ từ trần Ungaretti tìm an ủi bằng việc du hành nhiều nơi ở Ý, đến thăm Nhật, Liên bang Xô viết, Palestine và Hoa Kỳ. Năm 1964 Ungaretti được đại học Columbia mời làm một loạt thuyết trình văn chương và sau đó năm 1970 được đại học Oaklahoma trao giải Books Abroad Prize. Trong chuyến đi nhận giải này Ungaretti ngã bịnh (chứng viêm cuống phổi /bronchopneumonia) và qua đời.

Ngoài Toàn Tập Vita d’un Uomo Ungaretti cũng là dịch giả thơ của William Blake, Saint-John Perse (tập Anabase dịch chung với T.S Eliot), Francis Ponge, André Frénaud.

 

Thơ:

 

HẢI CẢNG BỊ CHÔN VÙI

Thi sĩ đi vào đó

và rồi hắn quay trở lại nơi có ánh sáng với những bài ca của hắn

 

và rải tung những bài ca

 

Của thi ca này

chỉ còn lưu lại với tôi

một không gì hết này

của sự bí mật không thể cạn kiệt

                   Mariano 29 tháng 6 1916

 

SẦU

Sầu chảy xuôi xác thân

đọng lại với số phận hắn

 

Đêm tối bỏ đi dọc

xác thân đầy hồn

khép kín

trong niềm im lặng mênh mông

mà mắt chẳng nhìn

nhưng có một sự tiếp nhận

của cái đồng hồ này

là trái tim

 

 

sự rời bỏ dịu dàng

của xác thân

nặng chĩu đắng cay

môi buốt giá

trong cung cách những vành môi xa vời

sự khoái lạc tàn khốc của xác thân lịm tắt

ham muốn khôn nguôi

 

Thế giới

 

Ngây dại

trong cuộc du hành điên rồ

của những vành mi tình si

 

Trong cuộc du hành phù du

như cuộc đời trôi đi

cùng với giấc ngủ mịt mù

và có chạm mặt cái chết

chính là giấc ngủ thật.

       Cote 141, 10 tháng Bảy 1916

 

HUYNH ĐỆ

 

Thuộc binh đoàn nào

hả người anh em?

 

Lời run rẩy

trong đêm tối

 

Lá vừa nảy sinh

 

Trong không khí co rút

sự nổi loạn không tự ý

của con người đối mặt

vô thường

Hỡi người anh em

NƯỚC Ý

Tôi là một thi nhân

một tiếng kêu đồng thanh

tôi là một hòn sỏi của những giấc mơ

 

Tôi là một trái cây

của vô vàn những đối nghịch ghép lại

chín mùi trong một bọc

 

Nhưng dân của bạn được cưu mang

bởi cùng một trái đất này

nó cưu mang tôi

nước Ý

 

Và trong bộ đồng phục này

cũng là đồng phục của người lính của bạn

tôi ngơi nghỉ

như thể đó là chiếc nôi

của cha tôi

 

[1] Giuseppe Ungaretti, Vie d’un homme, nxb Gallaimard 1973, Philippe Jaccottet, Préface trang 7-8: Il y a eu d’abord, au commencement de la vie d’Ungaretti (il est né à Alexandrie d’E1gype en 1888) au commencement de sa poésie, le désert; le désert qui est le rien, le vide, l’éternitè vide où toute vie semble à la longue s’ensevelir; qui est aussi l’espace où l’on s’élance, où l’on se risque, où l’on respire; il y a eu la nuit qui est une autre espèce de rien, une autre espèce d’étendue (effrayante comme la cécité, l’opacité); et la lumière même, quelquefois, au désert, est si violente qu’elle devient noire, qu’elle aussi absorbe, anéanti toute existence. Dans ce désert, toutefois, il y a des oasis (seulement, on ne sait jamais si elles ne sont pas des mirages, des leures, alors que le désert est bien réel); dans cette nuit, il y a des points de lumière (bientôt, dans le brouillard de Milan, des lampes); et dans l’éternité hostile, des instants dont on dirait qu’ils lui échappent, ou qu’ils attestent une autre, favorable. Ces oasis, ces étoiles, ces lampes, ces instants sont comme des points d’eau où l’âme nomade fait halte, et s’abreuve; toutefois, ces points eux-même, plutôt qu’ils ne se sont ressentis comme fixes et sûrs – repères et refuges sur la carte du vide – , se dérobent; ils apparaissent, ils disparaissent; les oasis sont effacées par les sables ou la lumière; les étoiles sont offusquées par les nuages, la brume; les lampes s’allument, s’éteignent, elles vacillent; les instants sont, tout juste, un tremblement, un frisson. Rien, de l’étendue ou de ces points, qui soit immobile, rien qui soit sûr, rien qui ne comporte une ou plusieurs contradictions. La lumière monte, pour décliner; la voix s’élève et tombe; le nomade qui avance vers la Terre promise, à partir du désert, l’Arabe à la fois sensuel et détaché de tout auquel Ungaretti a aimé se confondre, en même temps avance vers la mort. Le marin va de naufrage en naufrage (“Et tout de suite il reprend/ le voyage/ comme/ après le naufrage/ un loup de mer/ survivant”).

[2]

[2.1]

IL PORTO SEPOLTA

Vi arriva il poeta

e poi torna alla luce con  i suoi canti

e li disperde

 

Di questa poesia

mi resta

quel nulla

d’inesauribile segretto

 

[2.2]

 

MALINCONIA

 

Calante malinconia per il corpo avviuto al suo

destino

 

Calante notturno abbandono\

di corpi a pien’ anima

presi

nel silenzio vasto

che gli occhi non guardano

ma un’ apprensione

di quest’ orologio

ch’è il cuore

 

Abbandono dolce

di corpi

pesanti d’armaro

labbra rappresse

in tornitura di baci

lontani

voluttà di corpi

estinti d’insaziabili voglie

 

Mondo

Giro volubile di razzi

alla spasimante passione

attonimento di mill’occhi

in una gita

di pupille amorose

 

In una gita evanescente

come la vita che se ne va

col sonno

e domani riprincipia

e se incontra la morte

dorme soletnto

piú a lungo

 

[2.3]

 

FRATELLI

 

Di che reggimento siete

fratelli?

 

Parola tremente

nella notte

 

Foglia appena nata

 

Nell’aria spasimante

involontaria rivolta

dell’uomo presente alla sua

fragilità

 

Fratelli

 

[2.4]

 

ITALIA

 

Sono un poeta

un grido unanime

sono un grumo di sogni

 

Sono un frutto

d’innumerevoli contrasti d’innesti

maturato in una serra

 

Ma il tuo popolo è portato

dalla stessa terra

che mi porta

Italia

 

E in questa uniforme

di tuo soldato

mi riposo

come fosse la culla

di mio padre

          Locvizza il 1ė Ottobre 1916

 

(còn tiếp)

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html 

© gio-o.com 2018