đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(75)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75,

 

RENÉ CHAR

Có thể nói một cách tổng quát những thứ bất khả dung chấp với văn chương Bataille nêu ra mục đich chính là nhắm tới sự bất dung chấp văn chương dấn thân của Sartre. Để phản bác Bataille đưa ra quan niệm văn chương câu thúc (littérature contrainte) đối nghịch với văn chương dấn thân:[250] Nhà văn là kẻ bị câu thúc bởi đam mê, “sự ham muốn không thể vượt qua”. Khi nói rằng văn chương luôn ở phía quyền uy tối cao (souveraineté) cũng có nghĩa khẳng định sự bất phục ṭng, (insubordination), phung phí (gaspillage), tiêu dùng (dépense) của văn chương. Viết một bức thư dài tŕnh bầy ư kiến của ḿnh để trả lời câu hỏi Char nêu ra tất nhiên Bataille mong đợi Char đáp lời.

Trong chốn riêng tư Char ngợi ca Bataille nhưng lại không thể viết thành bài để công bố nên trong bức thư viết ngày 20 tháng Tám,1948 Char viết cho Bataille: “Tôi có một công việc đang diễn tiến về bạn (nhưng tôi làm từ từ)”. Tuy nói vậy nhưng Char không thể kết thúc bài viết. Uẩn khúc nào? Char sau đó lại viết một thư khác cho Bataille ngày 24 tháng Giêng 1951 để trả lời cho “Lettre à René Char sur les incompatibilités de l’écrivain”: “Tôi đă bắt đầu trả lời bạn. THƯ này, hay đúng ra đối thoại này sẽ sớm được gửi đi.” Thế nhưng, Char đă một lần nữa không viết xong bức thư này. Phải chăng thi sĩ không thích viết luận giải, phân tích, đối thoại hay trong ḷng vẫn c̣n những uẩn khúc không thể nói ra? Khi tạp chí La Ciguë dự định ra số báo đặc biệt vinh danh Georges Bataille vào tháng Giêng 1958 ṭa soạn liên lạc với Char mời đóng góp bài nhưng vào ngày 26 tháng 11, 1957 Char vắn tắt viết thư cho ṭa soạn “Với tôi thật quá khó khăn để không nghĩ tưởng, không viết về Bataille người tôi yêu thích và ngưỡng mộ; điều này, trong những sự tŕ hoăn rất ngắn, Bataille sẽ không giận tôi bởi ông ta biết rằng, chính ông ta, tôi coi tác phẩm của ông ấy quan trọng nhường nào và tôi đặt tác phẩm đó trong sự sôi động của cái thời đại lộng lẫy và dối trá của chúng ta cả tầm cao lẫn tầng sâu của tác phẩm của ông ta như thế nào/Bataille đă thành công, mà không phá hủy, đặt lại, tất cả những ǵ đáng sống và tồn tại nếu quả thật có những cái đó, trong viễn tượng phong phú, được dành riêng, của ngày mai. Nghĩa là cái vũng lầy và cái băng hà, những thứ bị ghét bỏ và bị tấn công này.”[251] Trong thư Char cũng xin ṭa soạn cho ḿnh được chậm gửi bài và cũng dặn hăy dành cho ḿnh “chỉ một trang báo” thôi, nhưng đột nhiên cuối thư Char lại tái bút post scriptum: “P.S. Nghĩ đi nghĩ lại, và để đơn giản mọi chuyện, biết rằng bạn vội vă, bạn có thể, nếu như bạn muốn, cho đăng bức thư này theo cách của nó như một sự vinh danh.”[252] Đoạn văn ngắn ngủi này cùng với cái post scriptum của René Char khá bí ẩn. Thứ nhất, “trong viễn tượng [...] của ngày mai (de demain)” chứ không phải “à demain/ sau này, mai mốt”, nghĩa là không có sự tŕ hoăn (délais) – điều như người ta đă biết Bataille lên án – cụm từ “de demain” Char lấy từ Rimbaud có thể có nghĩa “en-avant/tiến về phía trước”; thứ nh́, khi dùng cụm từ “la perspective réservée/viễn tượng được dành riêng” Char muốn nhắc tới câu nói của Bataille trong bức thư trả lời Char: “l’écrivain moderne ne peut être en rapport avec la société productive qu’en exigeant d’elle une réserve, où le principe d’utilité ne règne plus, mais, ouvertement, le déni de la signification.” Thứ ba, “le marais, le glacier/vũng lầy, băng hà” có nghĩa ǵ? Jean-François Louette đặt câu hỏi phải chăng những từ này để chỉ chiều sâu và độ cao, chủ nghĩa duy vật thấp kém (bas matérialisme) và xuất thần (extase) là những diện mạo của nguồn gốc qua trích dẫn câu nói Char viết trong vở kịch Claire: “C’est beau un glacier! Il est rare qu’il n’émerge pas au-dessus des nuages, dans une infinie effervescence d’air bleu.../Đó là một băng hà đẹp! Hiếm khi nào nó lại không nổi lên phía trên những đám mây, trong một sự nổi bọt vô tận của không khí màu xanh...” và từ “glacier” cũng được t́m thấy trong quyển truyện Le Bleu du ciel của Bataille.

Mười năm sau, năm 1962 khi Critique làm số đặc biệt tưởng niệm Bataille từ trần thật lạ là đă không có bài của René Char (những người đóng góp bài: Michel Leiris, Raymond Queneau, Maurice Blanchot, Roland Barthes, Michel Foucault, Jean Wahl...). Sự im lặng này phải chăng là dấu hiệu của “việc che dấu hai sự khó chịu” (occultation de doubles génants) công khai của René Char như Christine Dupouy chỉ ra?

Bất khả hữu và quyền tối cao (Impossibilité et souveraineté): Qua mối giao t́nh, việc đọc tác phẩm của nhau, đối thoại và trao đổi thư tín trong suốt hơn hai thập niên chúng ta có thể thấy được có ảnh hưởng qua lại hai chiều giữa Bataille và Char, rơ rệt nhất trong hai khái niệm về bất khả tính và quyền tối cao.

Bất khả hữu hay cái bất khả theo Bataille: Trước khi xét khái niệm “bất khả hữu, cái bất khả” được Bataille nói đến trong những sách khảo luận chúng ta đi t́m dấu vết khái niệm này trong những sáng tác buổi đầu của Bataille. Trong truyện vừa Histoire de l’œil/Truyện Con Mắt (1928) Bataille dẫn lời tự sự của nhân vật “tôi” trong truyện lo âu cảm nhận “thất vọng khi thấy rằng việc chấm dứt cuộc bỏ chạy này trong cái bất khả.”[253]  Phải chăng “cái bất khả” trong văn cảnh này có nghĩa “điều không thể làm được”? Trong một bài viết tựa đề “Le paysage” đăng trên Verve năm 1938 Bataille mô tả một người “lại đụng đầu vào cái bất khả” (se heurte de nouveau à l’impossible) giống như con ong ṿ vẽ lao đầu vào cửa kính, và người này khám phá ra những dấu hiệu làm hắn tránh khỏi buồn chán một cách nghịch lư, hơn thế nữa c̣n cảm thấy “một niềm vui làm hắn xao xuyến” (accéder à une joie qui l’angoisse). Trong L’Expérience intérieure/Kinh nghiệm nội giới Bataille viết: “Tất cả đời sống sâu thẳm chĩu nặng điều bất khả” (Toute vie profonde est lourde d’impossible,” và từ “impossible” được hiểu như “mất mát trong sự vắng mặt hoàn toàn sự khả hữu” (la perte dans l’entière absence du possible.). Trong Le Coupable Bataille nói rơ hơn: cái bất khả là “cái không cách chi nắm bắt được, rằng chúng ta không thể sờ vào nó mà chúng ta không tan loăng, nó hoàn toàn tùy thuộc vào việc đặt tên Thương đế, nghĩa là nó thoát khỏi mọi ư niệm, gây ra xuất thần (extase), vượt qua diện mạo của một Thượng đế tối cao.” Sau hết, trong bài Tựa cho tiểu thuyết Impossible tái bản lần thứ nh́ Bataille viết: “Trước mặt con người có một viễn tượng kép: một mặt, là viễn tượng của sự khoái lạc bạo động, của sự kinh hoàng và của cái chết – đúng như viễn tượng của thi ca – và, ở mặt đối nghịch, là viễn tượng của khoa học và thế giới thực tại của sự tiện ích. Chỉ có cái tiện tích, cái có thực, có một tính chất thực sự: chân lư có những quyền trên chúng ta. Chân lư cũng c̣n có tất cả mọi quyền trên chúng ta. Song le chúng ta có thể, và ngay cả phải đáp lời một cái ǵ đó , không phải là Thượng đế, mạnh mẽ hơn tất cả mọi quyền: cái bất khả mà chúng ta chỉ thể tiếp cận được bằng cách quên đi cái chân lư của mọi quyền đó, bằng cách chấp nhận sự biến mất.”[254]  Bataille viết bài Tựa này không lâu trước khi từ trần. Khái niệm “cái bất khả” của Bataille tuy chịu ảnh hưởng tư tưởng Léon Chestov trong quyển Révélations de la mort cho rằng con người trong tiểu thuyết của Dostoïevski chống lại luật tắc của lư trí, từ chối sự chắc thực (la certitude) và coi “vô tri” (ignorance) là mục tiêu tối thượng, ngợi ca cái tùy hứng thất thường (le caprice), vô điều kiện và khôn lường. Nhân vật này tuyên bố “Thượng đế chỉ đ̣i hỏi cái bất khả.”. Nhưng Bataille khác Chestov ở điểm tách cái bất khả khỏi diện mạo thượng đế. Điều này không đáng ngạc nhiên v́ Bataille là người chủ trương một thần học phi-thần học (théologie athéologique) có đối tượng duy nhất là cái không biết (l’inconnu). Trong L’Expérience intérieure Bataille viết: “Tôi đi vào đường cụt. Ở đó mọi khả hữu cạn kiệt, cái khả hữu trốn mất và cái bất khả hữu hành tội. Đối mặt với cái bất khả – quá mức, không thể ngờ vực – khi không c̣n cái ǵ khả hữu nữa với tôi để kinh nghiệm về thần linh nữa; đó chính là sự tương tự với hành xác.”[255] Như thế câu hỏi đặt ra là: phải chăng Bataille nỗ lực tách rời thiêng liêng ra khỏi đạo Thiên chúa? Hay Bataille v́ ngạo mạn đă cho Thượng đế ḿnh thách thức nhiều hơn phủ nhận?

Bất khả hữu hay cái bất khả theo Char: Trước hết từ “bất khả hữu” trong ngôn từ thi ca của Char có nghĩa khác với Bataille. Trong khi quan niệm về khả hữu/bất khả hữu của Bataille trừu tượng, phi tôn giáo c̣n từ này của Char lại có tính chất đa thần (païen), bí ẩn (mystique) và không có mầu sắc tôn giáo, là một cái tên khác của sự thực hành kỷ luật thi ca (ascèse poétique) như Jean-François Louette chỉ ra. Hơn nữa, nếu cứ cho là có những thần linh trong thế giới của Char th́ những thần linh (dieux) này là tự tại (immanents) và cái bất khả cho phép và hứa hẹn một sự lấy đà để vượt qua (élan-dépassement) ngay trong thế giới tự nhiên. Ta thử xem từ “impossible/bất khả” Char dùng có những nghĩa nào. Trong đoạn rời XLVII bài Partage formel/Chia phần h́nh thức (tập Seuls demeurent) Char nói tới hai loại khả hữu và “bất khả hữu quyến rũ.”[256] Trong Feuillets d’Hynos Char cho rằng “màu đen chứa cái bất khả sống động.”[257] Trong bài thơ “J’habite une douleur/Tôi cư ngụ một niềm khổ đau” Char nói đến việc người đời coi ḿnh là “chúa tể của cái bất khả”[258]  Sau đó trong quyển Recherche de la base et du sommet/Đi t́m nền và đỉnh Char cho rằng cái bất khả tuy không thể chạm tới nhưng nó lại như một ngọn đèn soi sáng.[259] Và sau hết trong tập Feuillets d’Hypnose Char lại cho rằng con người phải rời xa trí tưởng tượng khi trí tưởng tượng chỉ đưa ra “cái bất khả” và “cái không thể đạt tới” cho sứ mệnh tuyệt cùng, tối thượng (kháng chiến). Như trên đă nói, với Char, “cái bất khả” không những không có nghĩa tiêu cực mà c̣n là tích cực (l’impossible vivant/cái bất khả sống động) v́ nó tạo ra “đà nhảy để vượt qua”: Char chứng tỏ trung thành với Rimbaud.

Quan niệm của Bataille về tối cao

Trong quyển Méthode de Méditation/Phương pháp Suy niệm (viết năm 1945, xuất bản năm 1947) Bataille dùng đoạn rời sau đây trong Feuillets d’Hypnos của Char làm đề từ: “Si l’homme ne fermait pas souverainement les yeux, il finirait par ne plus voir ce qui vaut la peine d’être regardé/Nếu con người không khép mắt một cách tối thượng, rồi ra hắn không nh́n thấy được cái ǵ là đáng để nh́n.” Khái niệm về tính chất tối cao (souveraineté) đă được Bataille trong quyển L’Expérience intérieure phân biệt có ba h́nh thức: tôn giáo, quân chủ, quân đội, và những h́nh thức tối cao này luôn có tính chất mệnh lệnh (impérative) nên Bataille quan niệm cần phải lật đổ, phá vỡ chúng. Nhưng sự lật đổ, phá vỡ này phải được thực hiện trong tính chất tối cao của chúng. Thế nên sự lật đổ này có tính chất nghịch lư (paradoxal) v́ rút cục sự mất mát nó phải trải qua và đó chính là ư nghĩa của kinh nghiệm. Chúng ta thấy rơ ảnh hưởng của Nietszche ở đây: chống lại tư tưởng tùy thuộc vào tôn giáo và vào lư trí. Trong Méthode de Méditation Bataille viết: “C’est cette perte inutile, insensée qu’est la souveraineté/Chính sự mất mát vô ích, vô nghĩa này là quyền tối cao.” Sự mất mát theo Bataille cũng hàm nghĩa sự sa đọa, rớt xuống (la chute): cái tối cao (souverain) hướng tới cái ở tầng hầm dưới đất (souterrain, sous-sol). Tính chất tối thượng là cơ hội (chance) của “sự suy đồi của ham muốn” (l’échéance du désir): suy đồi v́ có sự lẫn lộn giữa khoảnh khắc ham muốn nảy sinh và sự đ̣i hỏi thỏa măn của ham muốn: sự mất kiên nhẫn trong bản chất của ham muốn không chấp nhận tŕ hoăn. V́ vậy “hiện hữu một cách tối thượng có nghĩa không thể chờ đợi” (Être souverainement signifie ne pouvoir attendre). Trong L’Expérience intérieure Bataille định nghĩa quyền tối cao khi nói về nghệ thuật: “Trong nghệ thuật, con người trở lại với sự tối thượng (với sự suy đồi của ḷng ham muốn) và, trước hết đó là ham muốn hủy bỏ sự ham muốn này (cốt để từ từ tạo nên một công tŕnh hài ḥa), phải chăng thoạt đầu con người đạt tới những mục đích ham muốn đốt lên lại sự ham muốn”, nghĩa là t́m lại cường độ và sự không ḥa hợp của ham muốn. Chính trong nghĩa này Char đă viết: “Le poème est l’amour réalisé du désir demeuré désir/Bài thơ là t́nh yêu được thực hiện của sự ham muốn vẫn c̣n là ham muốn.”

_______________________________

[250] Bataille viết trong Lời nói đầu (Avant-Propos) quyển Le Bleu du Ciel: Le récit qui révèle les possibilités de la vie n’appelle pas forcément, mais il appelle un moment de rage, sans lequel son auteur serait aveugle à ces possibilités excessives. Je le crois: seule l’épreuve suffocante, impossible, donne à l’auteur le moyen d’atteindre par un lecteur las des proches limites imposées par les conventions.

          Comment nous attarder à des livres auquels, sensiblement, l’auteur n’a pas été contraint?

(Truyện kể phơi bày những khả hữu của đời sống không bắt buộc phải hấp dẫn, nhưng nó kêu gọi một khoảnh khắc của sự cuồng nộ, không có cái đó tác gia của quyển truyện sẽ đui mù trước những khả hữu quá độ này. Tôi tin thế: chỉ có sự thử thách nghẹt thở, bất khả, là cho tác giả phương tiện mở rộng tầm nh́n cho một người đọc đă chán ngấy với những giới hạn hẹp ḥi được những ước lệ đặt ra đang chờ đợi.

Tại sao chúng ta lại cứ dây dưa măi với những quyển sách mà rơ rệt tác giả của chúng đă chẳng hề bị câu thúc?)

(251]  Theo tài liệu của Jean-François Louette, Bataille et Char: Deux versions du soleil trong René Char en son siècle trang 339. “Il m’est plus difficile que je n’avais pensé, d’écrire sur Bataille que j’affectionne et que j’admire; ce, dans des délais très brefs. Bataille ne m’en voudra pas, car il sait, lui, quelle importance j’attache à son œuvre et à quelle hauteur et profondeur à la fois je le mets dans le bouillonnement de notre époque splendid et décevante./ Bataille réussit, sans rien détruire, à remettre à peu près tout ce qui vaut de vivre et de durer, dans la perspective féconde, réservée, de demain. C’est-à-dire le marais et le glacier, ces deux honnis, ces deux attaqués.”

[252] “P.S. À la réflexion, et pour tout simplifier, étant donné votre hâte, vous pouvez, si vous le voulez, publier cette lettre qui est à sa façon, un hommage.” Trích dẫn theo Jean-François Louette, Sđd trang 339.

[253] Georges Bataille, Chương Un filet en sang trong Histoire de l’œil trang 43: Je gardais les plus grandes inquiétudes. Nous étions encore à dix kilomètres de X...et, dans l’état où nous nous trouvions, il nous fallait à tout prix arriver avant l’aube. Je tenais mal debout, désespérant de voir la fin de cette randonnée l’impossible.

[254] Geirges Bataille, Romans et récits, Gallimard 2004, trang 492: Il y a, devant l’espèce humain une double perspective: d’une part, celle du plaisir violent, de l’horreur et de la mort – exactement celle de la poésie – et, en sens opposé, celle de la science et du monde réel de l’utilité. Seuls l’utile, le réel, ont un caractère sérieux: la vérité a des droits sur nous. Elle a même sur nous tous les droits. Pourtant nous pouvons, et même nous devons répondre à quelque chose qui, n’étant pas Dieu, est plus forte que tous les droits: ce impossible auquel nous n’accédons qu’oubliant la vérité de tous ces droits, qu’acceptant la disparition.

[255] J’entre dans un cul-de-sac. Là toute possibilité s’épuise, le possible se dérobe et l’impossible sévit. Être face à l’impossible – exorbitant, indubitable – quand rien n’est plus possible est à mes yeux faire une expérience du divin; c’est l’analogue d’un supplice.

[256] Partage formel frag.XLVII: Reconnaître deux sortes de possible: le possible diurne et le possible prohibé. Rendre, s’il se peut, le premier l’égal du second; les mettre sur la voie royale du fascinant impossible, degré le plus haut du compréhensible/Nhận biết có hai loại khả hữu: khả hữu ban ngày và khả hữu bị ngăn cấm. Nếu có thể, hăy làm cho cái thứ nhất ngang bằng với cái thứ nh́; đặt chúng trên con đường hoàng gia của cái bất khả quyến rũ, mức độ cao nhất của cái có thể hiểu.

[257] Feuillets d’Hypnos frag.229: La couleur noire renferme l’impossible vivant. Son champ mental est le siège de tous les inattendus, de tous le paroxysmes/Màu đen chứa cái bất khả sống động. Phạm vi tinh thần của nó là nơi lưu lại của tất cả mọi thứ đến bất ngờ, của mọi cực điểm.

[258] J’habite une douleur (trong tập Le poème pulvérisé): Tu condamnera la gatitude qui se répète. Plus tard, on t’identifiera à quelque géant désagrégé, seigneur de l’impossible/Ngươi sẽ lên án sự biết ơn cứ tự lập lại. Rồi lâu sau, người ta sẽ đồng nhất ngươi với một tên khổng lồ bẩn tính nào đó, chúa tể của cái bất khả.

[259] À la recherche de la base et du sommet: L’impossible, nous ne l’atteignons pas, mais il nous sert de lanterne.

[260] Feuillets d’Hypnos, frag. 132: Il semble que l’imagination qui hante à des degrés divers l’esprit de tout créature soit pressée de se séparer d’elle quand celle-ci ne lui propose que “l’impossible” et “l’inaccessible” pour extrême mission. Il faut admettre que la poésie n’est pas partout souveraine/Dường như trí tưởng tượng vốn ở những mức độ khác nhau ám ảnh tâm trí bất cứ ai bị thúc dục rời khỏi nó [trí tưởng tượng] khi nó chỉ đưa ra “cái bất khả và “cái không thể đạt tới” cho sứ mệnh tuyệt cùng. Phải thừa nhận rằng thi ca không phải là tối cao ở khắp mọi nơi.

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html 

© gio-o.com 2017