ĐÀO TRUNG ĐẠO

(125)

Edmond Jabès

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125,

Chương 3

Quyển Sách

Sau khi cho người đọc biết: “Những quyển sách của tôi được làm ra để được đọc [bằng mắt] và sau đó để được nói [bằng miệng]; đó là lý do tại sao tôi gọi chúng là những truyện kể”[55]  Jabès nhắc tới khúc đầu một bài ca do Reb Ephraïm viết để ngợi ca những bậc thầy của ông ta: “Một cái cửa như một quyển sách./Mở, đóng/Ngươi đi qua và ngươi đọc./Ngươi đi qua, cái cửa ở lại.” Đọc luôn luôn là mối quan tâm của Jabès với lời khuyên: “Những mối tương quan với văn tự chắc chắn là phức tạp. Những từ là có khả năng (susceptibles) và bất thường; song chúng có thể có sự độ lượng và sự hiểu biết. Khi tiếp xúc chúng ngươi phải làm mới da dẻ, quên đi những gì ngươi ta đã biết vì những điều ngươi sẽ học hỏi được.Tóm lại: đọc là nhìn những từ sinh động và lắng nghe. Jabès gửi tặng người đọc số phần những quyển sách của mình cũng là số phần của Sarah và của Yukel. Thế nhưng “Để kể lại cuộc tình bi thảm của họ, tôi muốn tự hạn chế. Nhưng khoảng không gian chung quanh họ, có những dấu chỉ nguồn gốc của họ bừng lên; có những chữ bị quên lãng của bảng mẫu tự lọt ra ngoài, giao duyên với những chữ tên của hai người, những chữ của những cử chỉ của họ, những lời nói của họ, như thể tôi không biết rõ chúng ở đâu và chúng không ở đâu cũng như chúng ta chẳng bao giờ biết chúng ta ở đâu và chúng ta không ở đâu khi mà thế giới được nhào lẫn vào chúng ta.”[56]  Jabès cũng hiến tặng thế giới những quyển sách của mỉnh cho người đọc và thế giới đó chính là thế giới của Sarah và Yukel. Jabès cũng cho người đọc biết mình đánh giá cao cái được nói ra hơn cái được viết ra vì trong cái được viết ra thiếu vắng tiếng nói sáng tạo. Nếu như người đọc có hỏi Jabès nói cho ai thì: Từ niềm im lặng nơi những lời được cất giữ sẽ rút ra được những câu trả lời cho những câu hỏi của người đọc. [...] Nhưng đó không phải Jabès là người trả lời nhưng là những câu nói trả lời. Nhân dịp này Jabès bày tỏ quan niệm về đối thoại của mình: “Từ xô đổ hết thảy, chúng muốn, lần lượt, thuyết phục.Đối thoại chính thực của con người, đối thoại của những bàn tay, của những con ngươi, là một đối thoại lặng lẽ. Chẳng bao giờ có những cuộc đối thoại của những con người, dù là nói hay viết. Vậy nên, tôi tự hỏi, trong thảo luận hay trong tự sự, đâu là phần của mỗi người chúng ta.” [57]  Điều này có nghĩa cần có sự chia phần trong sự hiện diện chung (commune présence) như René Char quan niệm. Jabès cho rằng chúng ta chỉ là dụng cụ tự coi là nghiêm túc khi chấp nhận những lời của mình, nhưng ở một mức độ nào đó, đôi khi chúng ta thành công trong việc đồng nhất mình với những lời nói và rồi tưởng rằng mình nói ra sự thật. Thế nhưng ngay khi chúng ta tự xóa bỏ, khi chúng ta dứt bỏ quá khứ cũng như tương lai của lời nói, khi chúng ta trở thành niềm im lặng của ngũ quan vốn là tấm gương nơi tất cả chúng ta tự phán xét hay nhìn thấy chúng ta bị phán xét,  chúng ta ghi hằn xuống hay vẽ lên những chữ trên đó, dù cho văn tự của chúng ta là những cánh cửa hay những ngả đường: chung cuộc chính ở khoảnh khắc chúng ta không còn mặt mày nữa chúng ta mới có thể dám chường mặt ra. Lời Reb Debbora: “Thuật viết chữ là một nghệ thuật sống, nghệ thuật quí phái nhất.” (La calligraphie est un art de vivre, le plus aristocratique.) Có hai loại người viết chữ: loại viết những từ một cách cẩn trọng, họ ngủ và thức trong những lâu đài; loại thứ hai vốn là những kẻ bất ổn (tourmentés), vũ trụ của họ không hình dạng vốn là đề tài cho vô vàn diễn giải, là cái cớ cho mọi sự hóa thân. Với những người loại sau, những nguyên âm (voyelles) họ viết ra  giống như những mõm cá mắc câu lửng lơ trên không, còn những phụ âm (consonnants) giống như những vẩy cá và họ sống trong sự hẹp hòi của những hành vi, trong hũ mực của họ: Cá mắc câu biết đâu mà gỡ/Chim vào lồng biết thưở nào ra. Hơn nữa họ bị ám ảnh bởi sự vô tận và chỉ có vô tận mới có thể cứu vớt họ giống như hạt cát tự cứu mình được để trở thành một ngôi sao.

Theo Jabès, “Một quyển sách trong đó vũ trụ không có chỗ của nó sẽ không là một quyển sách; bởi đó sẽ là một quyển sách trong đó thiếu những trang đẹp hơn hết, những trang sách phía trái trong dó ngay cả một hòn sỏi bé nhỏ tối tăm vô danh nhất cũng cũng được chiếu rọi.”[58]  Thế nhưng vũ trụ là gì? “Là vũ trụ, những mùa màng của những từ [của niềm im lặng] được dỗ dành, được nguây ngoa; là niềm im lặng trong sự ngơi nghỉ của những từ [của niềm im lặng] và ở phía trên cuộc cuộc đấu tranh đẫm máu của chúng; bởi, thông thường, những từ là những cây cung, những lời là những mũi tên, sáng bóng hay mờ tối. Gán một ý nghĩa cho những cuộc chiến này? Một trận chiến quyết liệt trong đó những kẻ chiến bại bị thương tích phản bội, họ mô tả, khi quị xuống. trang chữ viết mà những kẻ chiến thắng đề tặng cho kẻ được chọn lựa là kẻ đã vô tình đã phát động cuộc chiến. Thực ra, đó chính là để xác định ưu thế của động từ trên con người, của động từ trên cái động từ cho biết trận chiến đã diễn ra. Những kẻ được chọn lựa là những kẻ tải thương, những kẻ này, trong niềm hãnh diện lố bịch của họ, rút ra những danh vọng và sự vinh quang của một nhiệm vụ đẩy họ vào một sự nguy hiểm tương đối.”[59]

Không thể có câu trả lời cho câu hỏi Quyển Sách theo Jabès là gì vì câu trả lời lại chính là câu hỏi. Vì vậy Jacques Derrida khi viết về LQ1 đã đặt tựa đề bài viết là “Edmond Jabès et la question du livre/Edmond Jabès và câu hỏi/vấn đề về quyển sách.” Theo Derrida, LQ1 “là về vấn đề của một do thái giáo nào đó như sự phát sinh và niềm đam mê của văn tự. Niềm đam mê của văn tự, tình yêu và sự bền bỉ của chữ mà người ta không thể nói phải chăng chủ đề trong đó là Người Do thái hay là chính Chữ viết. Có thể là nguồn gốc chung của một dân tộc và của văn tự. Trong mọi trường hợp, [đó là] một vận mệnh không thể nào so sánh, vận mệnh này ghép vào lịch sử của “một giống nòi phát sinh từ quyển sách” trong nguồn gốc triệt để của ý nghĩa như chữ viết, nghĩa là chính trong sử tính. Bởi chẳng thể có lịch sử mà không có sự nghiêm túc và công trình của chữ viết. Vết gấp đau đớn của bản ngã do đấy lịch sử chính nó phản ánh trong khi đưa ra dấu hiệu.  Phản ảnh này là sự khởi đầu của nó. Cái duy nhất  được sự phản ánh bắt đầu, chính là lịch sử. Và vết gấp đó, và vết nhăn đó, chính là Người Do thái. Người Do thái kẻ chọn văn tự, văn tự chọn Người Do thái trong một sự trao đổi nhờ vậy chân lý qua đó truyền sử tính và lịch sử tự chỉ định trong tính chất trải nghiệm của nó. ”[60]

__________________________________________________

[55] LQ1 trang70: Mes livres sont faits pour être lus puis pour être dits; c’est pourquoi je les appelle des récits

[56] LQ1 trang 71: À conter leur tragique amour, je voulais me limiter. Mais, autour d’eux, il y a les signes de leurs origines qui grouillent; il y a les lettres oubliées de l’alphabet qui se faufilent, s’aggairent evec les lettres de leur nom, les lettres de leur gestes et de leurs paroles, de sorte que je ne sais plus très bien où ils sont et où ils ne sont pas comme nous ne savons jamais où nous sommes pas tant le monde est mèlé à nous.

[57] LQ1 trang 72: Les mots bousculent tout, veulent, à tour de rôle, convaincre. Le vrai dialogue humain, celui des mains, des prunelles est un dialogue silencieux. Il n’y a jamais, parlés ou écrits, de dialogues de personnes. Aussi, je me demande, dans la discussion or la narration, quelle est le part de chacun de nous.

[58] LQ1 trang 75: Un livre dans lequel l’univers n’aurait pas sa place n’en serait pas un; car il serait un livre auquel il manquerait les plus belles pages, celles de gauche dans lesquelles se mire jusqu’au plus obscur caillou.

[59] LQ1 trang 73: Être l’univers, les saisons des vocables bercés, reconciliés; être le silence dans le repos des vocables et su-dessus de leurs luttes sanglantes; car, souvent, les mots sont des arcs, les paroles des flèches, lumineux or obscurs. Le sens à ces guerres? Une bataille décisive où les vaincus que la blessure trahit, décrivent, en s’’affaisant, la page d’écriture que les vainqueurs dédient à l’élu qui l’a declenchée à son insu. En fait, c’est pour affirmer la suprématie du verbe sur l’homme, du verbe sur le verbe que le combat a lieu, Les élus sont les brancardiers qui, dans leur fatuité, tirent honneurs et la gloire d’une tâche qui les expose à un relatif danger.

[60] Jacques Derrida, Edmond Jabès et la question du livre trong L’Écriture et la différence trang 99-100: [...] il s’agit d’une certain judaïsme comme naissance et passion de l’écritue. Passion de l’ecriture, amour et endurance de la lettre dont on ne saurait dire si le sujet en est le Juif ou la Lettre elle-même. Racine peut-être commune d’un peuple et de l’écriture. Destinée incommensurable en tout cas, qui ente l’histoire d’une “race issue du livre” dans l’origine radicale du sens comme lettre, c’est-à-dire dans historicité elle-même. Car il ne saurait y avoir d’histoire sans le sérieux et le labeur de la litteralité. Pli douloureux de soi par lequel l’histoire se réfléchit elle-même en se donnant le chiffre. Cette réflexion est son commencement. La seule chose qui commence par la réflexion, c’est l’histoire. Et ce pli, et cette ride, c‘est le Juif. Le Juif qui élit l’écriture qui élit le Juif en un échange par lequel la verité de part en part se transit d’historicité et l’hisoire s’assigne en son empiricité.

(còn tiếp)

 

ĐÀO TRUNG ĐẠO

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

© gio-o.com 2019