ĐÀO TRUNG ĐẠO

(119)

Edmond Jabès

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119,

 

Chương II

Văn tự Du cư trong không gian Thi ca Sa mạc

 

Trong bài thơ Brod und Wein/Bánh ḿ và Rượu vang ở cuối khổ VII Hölderlin đặt câu hỏi “...und wozu Dichter in dürftiger Zeit?/...và tại sao Thi sĩ trong Thời đại hoang vắng/tàn?” Thời đại là hoang vắng v́ thần linh cũ đă bỏ đi và thần linh mới chưa tới. Trong bài Wozu Dichter? Heidegger giải thích “thời đại hoang tàn”: “Thời đại đêm tối của thế giới là thời hoang tàn v́ sự hoang tàn liên tục tăng lên lớn hơn. Thời đại đă trở thành thật sự hoang tàn đến mức không c̣n có thể thấy sự thiếu vắng Thượng đế như một sự thiếu vắng nữa.”[27] Nhưng tại sao Hölderlin lại đặt câu hỏi này với thi sĩ? Phải chăng Hölderlin ngầm chỉ ra văn tự của thi sĩ từ nay chuyển dịch trong không gian hoang vắng của sự khiếm diện, vắng mặt? Theo cách thông diễn của Heidegger th́ sự thiếu vắng khiến cho thế giới không c̣n có nền, ch́m ngập trong hố thẳm (Abgrund). Hố thẳm không phải là một khái niệm siêu h́nh trừu tượng, không đồng nghĩa với hư vô, mà là một thực tại hiện tiền. V́ “Nền là đất cho rễ mọc ra và đứng thẳng.” Heidegger nhận định: Trong thời đại hoang tàn này khi “nền”c̣n chơi vơi trên hố thẳm th́ để có một sự xoay chiều ra khỏi hố thẳm của thế giới con người phải kinh qua kinh nghiệm về hố thẳm. Như chúng ta biết gốc rễ của từ lưu đầy (exile/ra khỏi) là từ cổ salire có nghĩa “nhảy”. Lưu đầy như vậy có nghĩa nhảy ra khỏi cái nền xứ sở đang ở trong hố thẳm. Có thể nói thi sĩ vô xứ là kẻ cảm nhận sâu sắc hơn hết về thảm họa hố thẳm này. V́ là kẻ vô xứ chân hắn không có “nền” để đặt chân, hắn chỉ c̣n cách sống du cư lang thang trên sa mạc hay không có sở cứ, ở khắp nơi và không nơi nào (Partout et nulle part). Một không gian trống vắng/rỗng của sa mạc, của trang giấy trắng trong đó viết chuyển động hoài hủy với ngôn ngữ bị đoạn rời bởi sự hoang/vắng mặt. Từ và ư nghĩa của từ trên trang viết nếu không là tự xóa bỏ cũng tự ly tâm lang bạt. Hay nói như Mallarmé ngôn ngữ thi ca đă trở thành “trung tâm của sự ngưng lại, đ́nh chỉ rung chấn”, thi từ giương buồm băng ngang hai trang giấy của quyển sách mở rộng. Nói cách khác những từ trong một bài thơ di động,    lang thang hoặc tụ lại để tạo những h́nh thể mới hay những tương quan mới. Bài thơ v́ thế là một mảnh đất bất ổn với những dấu vết/vạch, của những “từ lang thang” như những đụn cát trên sa mạc (theo Celan) của văn tự du cư. Jabès viết: “Văn tự du cư, thứ văn tự không của một nơi chốn, nhưng của mọi nơi chốn mà chữ, tiếp nối với chữ hồi sinh và cạn kiệt, giờ đây, ở trong sa mạc của khát. Mỗi hạt cát cất tiếng cho trải rộng quạnh hiu trở thành không gian tự nhiên của nó và, tuy thế, chết cô đơn cái chết tiếp diễn của nó mà mặt trời thiêu đốt.”[28]

Văn tự du cư: Ở trung tâm tác phẩm của Edmond Jabès ngôn ngữ lang bạt/thang, văn tự du cư (écriture nomade) gắn liền với thân phận lưu đầy, vô xứ của thi sĩ. Với Jabès sống vô xứ có nghĩa viết vô xứ: sống và viết cùng nằm trong một chuyển vận: Viết, văn tự nhằm xóa bỏ khoảng cách. Jabès cũng cho rằng văn tự du cư là quyển sách của kẻ du cư.[29] Ư tưởng này xuất phát từ sự qui chiếu thân phận thi sĩ, nhà văn với thân phận người Do thái. Trong bài phỏng vấn với Paul Auster đă nói đến ở phần trên Jabès tâm sự: tuy hiện nay sống ở Pháp, sử dụng tiếng Pháp nhưng “[...] hiện nay tôi sống sót cái thân phận lịch sử Do thái, bởi mọi nhà văn, mọi kẻ sáng tạo, đều sống trong một thứ lưu đầy.”[30] Jabès sử dụng tiếng Pháp nhưng “Nói ngôn ngữ của người khác, nhưng theo thể tra vấn.”[31] Cái thân phận hai lần lưu đầy này được Jabès trong Le Retour au Livre cho rằng cả thân phận vô xứ của thi sĩ lẫn số phận lưu đầy của người Do thái đều bị “h́nh phạt” bởi một “từ cổ xưa” có nguồn gốc từ biến cố thảm họa của sự mất mát và chia ĺa: việc phá vỡ những bản ghi chép sấm truyền những luật tắc khởi đầu cuộc lưu đầy của người Do thái khỏi ngôn ngữ thiêng liêng. Đó cũng là ẩn dụ về sự chia ĺa vĩnh viễn với quyền lực biểu đạt thuần túy và toàn thể của văn chương hôm nay.

V́ viết cũng là mở ra để cuộc sống trở thành bản viết (Le Soupçon Le Desert, 81), cuộc sống lang thang ấy được kư tự vào quyển sách không bao giờ kết thúc gồm những trang sách di động và những từ phù du/ảo. Bản viết cũng như thi sĩ thường trực hiện hữu trong khoảng trống vắng và bị bật rễ. Theo Jabès giữa thế giới và bản văn không có khoảng cách v́ thế giới là bản văn, cả hai đều không ổn định/cố, đều chia sẻ sự chia ĺa, tuyệt vọng và mất mát. Thêm nữa cả hai đều đặt trên sự bất định, trôi dạt của ư nghĩa. Viết đưa vũ trụ, thế giới vào hiện hữu. Trong Le Soupçon Le Désert Jabès viết: “Chúng ta chỉ hiện hữu trong và bởi cái tên; việc đặt tên cho hữu sự hiện hữu và đối tượng (objet) được đặt tên...Người ta nhận ra rằng không có ǵ hiện hữu bên ngoài quyển sách, rằng vũ trụ là trong quyển sách; điều này có nghĩa, nó hiện hữu, chính nó là, quyển sách từ đó nó trở thành vũ trụ qua mỗi trang của quyển sách.”

______________________________________

[27] Martin Heidegger, Why Poet? trong Off the Beaten Track trang 200: The time of the world’s night is the desolate time because the desolation grows continually greater. The time has already become so desolate that it is no longer able to see the default of God as a default.

[28] Edmond Jabès, Le Livre des Ressemblances trang 121: Écriture nomade, celle qui n’est pas d’un lieu, mais de tous les lieux que la lettre, rejoignant la lettre ressuscite et qui s’épuise, maintenant, dans le désert de la soif. Chaque grain de sable parle pour cette étendue désolée devenue son espace naturel et, cependant, meurt solitaire de sa mort continue que le soleil embrase.

[29] Edmond Jabès, Le Livre des Ressemblances trang 204: Écriture nomade. Livre du nomade.

[30] Sđd trang 12: In a sense, I am now living out the historical Jewish condition. Writing and Jew share a similar fate, since “every writer in some way experiences the Jewish condition, because every writer, every creator, lives in a kind of exile.

[31] Edmond Jabès, Le Livre des Ressemblances trang 193: Parler le language de l’autre, mais sur le mode interrogatif.

(c̣n tiếp)

ĐÀO TRUNG ĐẠO