đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(20)

 

 

  Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, 

 

2. Lacoue-Labarthe đọc bài Todtnauberg.

Nói rằng Celan đă chỉ đọc Heidegger thôi, theo Lacoue-Labarthe, là một nhận định không đúng sự thật v́ toàn bộ thi ca của Celan là một cuộc đối thoại với tư tưởng Heidegger, nhất là luận giải của Heidegger về Hölderlin được coi như cuộc đối thoại giữa nhà tư tưởng với thi sĩ. Lacoue-Labarthe coi bài thơ “Tübingen, Jänner” của Celan là một trả lời luận giải của Heidegger này nên phải nói rằng bài thơ này không thể được viết ra nếu không có luận giải Hölderlin của Heidegger. “Thật vậy, sự choáng váng bên bờ của cảm xúc sâu xa của Hölderlin cũng nhiều như sự choáng váng đối với sự khuếch đại của nó bởi Heidegger; đối với niềm tin Heidegger trụ vững trong đó, dù cho cảm thức của ông ta về những vấn đề khác là ǵ chăng nữa. Một niềm tin, không những chỉ trong khả tính của từ/lời Hölderlin “đă giữ lại để trù bị” rất có thể vẫn c̣n được nghe thấy (bởi nước Đức, bởi chúng ta), mà c̣n, và có lẽ trên hết, trong khả tính của điều vị thần linh như lời này tuyên bố hay tiên tri có thể sẽ tới. Điều này dù cho Heidegger đă bảo lưu cho đến cùng, thông qua bài phỏng vấn cuối cùng dành cho báo Der Spiegel, rằng thật cũng thiết yếu mong đợi và chuẩn bị cho sự suy tàn chung cuộc hay khi biến cố xảy đến của thần linh. “Lời tán tụng xin dâng người, không ai khác.”(103) Theo Lacoue-Labarthe, tương tự như bài “Tübingen, Jänner”, sẽ không thể nào giải đoán bài “Psalm” nếu không t́m hiểu quan niệm của Heidegger về hư vô v́ bài thơ này là lời cầu nguyện phát sinh từ quan niệm này cũng như từ quyển Der Satz vom Grund/Nguyên lư của Lư trí trong đó Heidegger cho rằng vực thẳm của hữu hay hiện diện là Ab-grundUn-grund.

Theo lẽ thường đối thoại không đ̣i hỏi chạm mặt v́ chạm mặt thực sự có thể ngăn cấm hay làm gián đoạn đối thoại. Đối thoại theo nghĩa này là mong manh. Thế nhưng, giữa Heidegger và Celan đă có chạm mặt vào mùa Hè năm 1967 khi Celan đến thăm Heidegger tại căn nhà ván gỗ (Hütte) thuộc làng Todtnauberg vùng Hắc Lâm. Sau cuộc chạm mặt này bài thơ “Todtnauberg” được viết ra sau đây do Lacoue-Labarthe dịch:

                   TODTNAUBERG     

                   Arnica, baume des yeux*, la

                   gorgée à la fontaine avec

                   le jet d’étoiles au-dessus,

 

                   dans le

                   chalet,

 

                   là, dans le livre

                   – de qui, les noms qu’il portrait

                   avant le mien? –,

                   dans ce livre

                   la ligne écrite sur

                   un espoir, aujourd’hui,

                   dans le mot

                   à venir

                   d’un penseur,

                   au cœur,

 

                   humus des bois, non aplani,

                   orchis et orchis, épars,

 

                   crudité, plus tard, en voiture,

                   distinct,

 

                   qui nous conduit, l’homme,

                   à son écoute aussi,

 

                   à demi

                   frayées les sentes

                   de rondins dans la fange,

 

                   humidité,

                   beaucoup.

 

·         Celan có kiến thức khá phong phú về thảo mộc nên đă mở đầu bài thơ bằng tên hai loại cây Arnica/ Kim sa (dùng để chữa trị vết bầm) và Augentrost/Cúc khoa (dùng để nhỏ mắt cho sáng). Trong bản dịch sang Pháp văn Jean Daive dịch Augentrost là “centaurée” André de Bouchet dịch là “luminet” và Lacoue-Labarthe dịch là “baume des yeux”, trong khi các bản dịch sang Anh văn của Michael Hamberger, Pierre Joris và John Felstiner đều thống nhất dịch từ này là “Eyebright. V́ những câu thơ Celan thường viết ở thể tỉnh lược hơn nữa bài Todtnauberg chỉ là những ghi chép nên có sự khác nhau giữa các dịch giả Pháp về từ này. Một cách đơn giản có thể cho rằng Celan đă ghi tên hai loại cây mọc gần giếng nước ở sân “Hütte/căn nhà ván gỗ” của Heidegger. Nhưng cũng rất có thể khi cho vào bài thơ tên hai loại cây này Celan cũng muốn nói đến ư nghĩa ám chỉ về công dụng của chúng áp dụng cho con người, trên hết là với Heidegger và chính Celan?

 

                   Kim sa, nước cam lồ nhỏ mắt

                   ngụm nước ở giếng với cái

                   gầu múc có ngôi sao ở trên,

 

                   trong ngôi

                   nhà ván gỗ,

 

                   ở đó, trong quyển sách

        những cái tên của những ai nó đă lưu lại

                                           trước tên tôi? –,

                                           trong quyển sách này

                                           ḍng chữ được viết ra trên

một niềm hy vọng, hôm nay,

trong từ/lời

sẽ tới,

của một nhà tư tưởng,

từ trái tim,

 

đường rừng, nhấp nhô

lan và lan, rải rác

 

chân chất, sau đó, bằng xe

khác hẳn

 

kẻ lái xe đưa chúng tôi, hắn ta

cũng nghe

 

nửa

len lỏi, những con đường rừng hẹp

những khúc cây trong bùn xệt

 

ẩm ướt,

rất.

 

Lacoue-Labarthe nh́n nhận bản dịch của ḿnh rất thô nhám. Thật ra khó biết được những ám chỉ trong bài thơ qui chiếu về cái ǵ. V́ Todtnauberg chưa hẳn là một bài thơ với những câu cụt ngủn và quá tỉnh lược không phải là một phác họa nhưng là cái c̣n lại (résidue) của một câu truyện dở dang, hoài thai. Bài thơ gồm có những ghi chú ngắn ngủi chỉ có thể hiểu được đối với người viết chúng, dường như được ghi vắn tắt với hy vọng để dùng cho một bài thơ sẽ làm. Chính v́ vậy đó là một bài thơ bất ưng, của sự bất ưng. Có thể nói đó cũng là sự bất ưng của thi ca.

       Một trong những ám chỉ trong bài thơ là tác phẩm Holzwege/Những con đường rừng không dẫn tới đâu, không dẫn tới Lichtung/soi sáng của Heidegger mà dẫn tới những con đường lạc vào vùng śnh lầy chính ở đó bài thơ lạc vào. Tuy vẫn có nước nhưng là nước không nguồn, sự ẩm ướt nhưng không c̣n có gịng sông Neckar chóng mặt, “tinh thần của gịng sông,” hay ấn tượng sâu xa tràn ngập nữa mà chỉ có sự khó chịu, bất ưng. Một thí dụ khác Lacoue-Labarthe nhận ra là h́nh ảnh của nhánh sao ở phía trên người uống nước kéo lên từ giếng ngửa mặt nh́n trời, con súc sắc được ném giống như “cái liềm vàng” Hugo bỏ lại sau “vụ gặt của mùa hè vĩnh cửu”. “Và đó cũng có thể là một cử chỉ hướng về khuôn mặt thi sĩ của Lenz trong quyển sách của Büchner như trong bài thuyết tŕnh Der Meridian nhắc tới “Giờ đây và thế rồi hắn kinh qua một cảm giác của sự khó chịu bởi hắn không có thể đi bằng cái đầu của hắn” và “Bất kỳ kẻ nào đi bằng đầu, thứ Quí Bà Quí Ông, bất kỳ kẻ nào đi bằng đầu đều có thiên đường phía dưới hắn như một vực thẳm”. Lacoue-Labarthe cho rằng đó có lẽ là vang vọng câu nói lạ kỳ của Hölderlin “Man kann auch in die Höhe fallen, so wie in die Tiefe/Người ta có thể rơi vào tầng/chiều cao cũng như vào tầng/chiều sâu.”(105)

       Thế nhưng đó không phải là điều bài thơ nói, nếu như ta cho rằng nó vẫn cứ là một bài thơ dù chỉ là những câu vắn yắt. Theo Lacoue-Labarthe điều bài thơ nói trước hết là về ngôn ngữ: những từ/lời. Tiếng Đức có tiếng Hy Lạp và La tinh xen vào như trong ngôn ngữ “thông dụng” Augentrost, Waldwasen, Hochmoor v.v…và trong ngôn ngữ “bác học” có những từ như Arnika, Orchis chẳng hạn, nhưng vẫn là những từ thông thường. Những loại từ này có trong số hiếm họa những tản văn lậun giải của Celan như bài “Đàm đạo trong núi” có những từ như “huệ-mũ-thổ,” “sà lách-bắp,” và “dianthus superbus/trinh nữ-hồng” để nói về mối quan hệ bản địa với tự/thiên nhiên qua trích dẫn sau đây:

       Thật là im lặng, im lặng trong núi phía trên kia. Nhưng chẳng im lặng được bao lâu, bởi khi một người Do thái đi cùng và gặp một người Do thái khác, niềm im lặng chẳng thể kéo dài, ngay cả trong núi. Bởi người Do thái và thiên nhiên là những kẻ xa lạ với nhau, luôn luôn đă là xa lạ và vẫn c̣n là xa lạ, ngay cả ngày hôm nay, ngay cả nơi đây.

   Vậy mà họ là, những người anh em họ hàng. Ở bên trái, cây huệ-mũ thổ nở rộ, nở rộ man dại, nở rộ như không ở nơi nào khác. Và ở bên phải, là cây sà lách-bắp, và cây dianthus superbus/trinh nữ-hồng, không xa mấy. Thế nhưng họ, những người anh em họ hàng này, không có mắt, than ôi. Hay, chính xác hơn: họ có mắt đấy chứ, ngay cả họ có mắt, nhưng với một mạng che treo trước mặt họ, không phải, không trước mặt họ, nhưng phía sau họ, một mạng che có thể di chuyển được. Chẳng mấy chốc có một h́nh ảnh đi vào hơn là bị kẹt trong mạng…

   Cây huệ đáng thương, cây sà lách đáng thương. Họ đứng đấy, những người họ hàng với nhau, trên một con đường trong núi, niềm im lặng dính chặt, niềm im lặng đá tảng, và niềm im lặng hoàn toàn không có niềm im lặng. Không lời nào đă đi tới một kết thúc và không có câu nói nào, đó là không ǵ hết ngoài một sự ngưng lại, một không gian trống rỗng giữa những lời, một khoảng bỏ trống…

Lacoue-Labarthe b́nh: “Lại một lần nữa, vấn đề đui mù hay nửa đui mù được lập lại (“họ…không có mắt, than ôi”). Thế nhưng đui mù, đang đui mù – giờ đây chúng ta hiểu – đó là khoảng không gian trống rỗng giữa những lời (và chẳng thể nghi ngờ đó cũng là một khoảng bỏ trống): không có lời/từ nào nói là cái ǵ. Từ/lời không phải là bẩm sinh; ngôn ngữ hoàn toàn không phải là tiếng mẹ đẻ (hay tiếng cha đẻ –  chẳng mấy quan trọng). Có sự khó khăn với nó (có lẽ cũng có một vấn đề về nơi chốn trong ngôn ngữ.)(106) Về cái khó khăn đă được Celan đặt tên trong bài diễn từ Bremen này được Blachot nhắc đến là “ngôn ngữ qua đó cái chết đến với hắn, đến những kẻ kế cận hắn, và hàng triệu người Do thái và không-Do thái, một biến cố không có câu trả lời.” Cũng trong bài “Đàm đạo trong núi” Celan viết:

Chỉ c̣n một thứ vẫn với tới được, gần gũi và bền vững giữa mọi mất mát: ngôn ngữ. Vâng, ngôn ngữ. Bất chấp mọi thứ, nó căng ḿnh chống lại sự mất mát. Nhưng nó phải băng ḿnh qua sự không có câu trả lời của chính nó, băng qua sự im lặng hăi hùng, băng qua ngàn vạn tăm tối của lời truyền giảng sát nhân. Nó đă đi qua. Nó đă không cho tôi những từ/lời về cái ǵ đă xảy ra, nhưng nó đă đi qua. Đi qua và có thể lại trồi lên, tất cả được “làm giầu có” bởi nó.

       Trong ngôn ngữ này tôi đă cố thử, trong những năm tháng đó và những năm tháng tiếp theo, viết thơ: để nói lên, định hướng bản thân, t́m ra tôi đang ở chỗ nào, tôi đang đi về đâu, ghi lại thực tại của tôi.

       Điều đó có nghĩa sự chuyển vận, như quí vị thấy, của một cái ǵ đó đang xảy ra, đang trên đường, một thử t́m ra một hướng đi.

Theo Lacoue-Labarthe, như vậy bài thơ Todtnauberg nói về chính cái ngôn ngữ trong đó Auschwitz được tuyên xướng và nó cũng đă tuyên xướng, tố cáo Auschwitz. Và đó cũng chính bài thơ nói ra một cách đơn giản ư nghĩa cuộc chạm mặt với Heidegger, nghĩa là một sự bất ưng. Celan – thi sĩ Do thái – đă đến với Heidegger – nhà tư tưởng Đức – với chỉ một khẩn cầu duy nhất và đơn giản rằng: nhà tư tưởng kẻ đă từng lắng nghe thi ca, nhà tư tưởng đă từng thỏa hiệp với chính ḿnh dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi, và ngay cả trong cách ít tủi hổ nhất, với chỉ có cái ǵ đă có thể là hậu quả của Auschwitz, nhà tư tưởng đă từng thảo luận thật phong phú về Chủ nghĩa Quốc xă, nhưng đă hoàn toàn nín tiếng về Auschwitz, như lịch sử sẽ nhắc nhở, rằng ông ta chỉ nói duy nhất có một từ/lời: một từ/lời về sự đớn đau. “Từ nơi đó, có lẽ, mọi thứ khả hữu sẽ có thể, như chúng ta biết, ngay cả ở Auschwitz, ngoại trừ hiện hữu, thi ca, lời nói. Ngôn ngữ. Nghĩa là mối quan hệ với người khác.”(107)

Trước câu hỏi một từ/lời như thế có thể nào được dứt ra khỏi không Lacoue-Labarthe cho rằng khi gặp mặt Heidegger tại Hütte Celan không quan tâm tới việc những ai đă đến thăm Heidegger mà chỉ quan tâm tới một từ/lời hay một câu thơ và viết xuống trong quyển số ghi tên khách thăm. Nhưng lời/từ đó là từ/lời ǵ? Kết luận buồn bă: “Celan chỉ đ̣i có một lời/từ, và lời/từ, dĩ nhiên, không được nói ra. Không ǵ; niềm im lặng; không một. Biến cố xảy ra trong từ/lời (“cái biến cố không có câu trả lời”)(108)

Lacoue-Labarthe không biết Celan có thể đă mong chờ từ/lời ǵ, đă cảm thấy từ/lời nào có thể có đủ sức mạnh để dứt Celan ra khỏi sự đe dọa mất tiếng nói và đặc ngữ (biến cố-trong của từ/lời) mà bài thơ này rơi vào, lẩm bẩm chống lại sự im lặng. Bài thơ có thể ch́m nghỉm và từ/lời nào có thể đột nhiên đă tạo nên biến cố. Tuy không biết chắc nhưng Lacoue-Labarthe thấy có một cái ǵ đó bảo cho ḿnh biết rằng đó là một từ/lời khiêm tốn và khó khăn nhất có thể nói ra, cái từ/lời đ̣i hỏi, chính là “một sự ra khỏi của bản ngă”. Và đó cũng là từ/lời Phương Tây đă không thể nói ra: từ/lời Tạ lỗi. Câu hỏi cuối cùng Lacoue-Labarthe nêu ra là: “Celan đă đặt chúng ta trước từ/lời này. Một ra dấu, phải chăng?”

Về sự mong ước của Celan muốn Heidegger nói ra lời tạ lỗi về tội ác Ausschwitz của Quốc xă tôi có nhận xét: Thứ nhất, cuộc gặp mặt Heidegger-Celan xảy ra vào năm 1967, đă hơn hai mươi năm sau Ausschwitz do đó có độ chênh về thời gian và tâm [sự] lư của những người liên hệ với biến cố này. Hẳn Celan cũng biết chính bản thân Heidegger sau khi từ chối hậu thuẫn Hitler đă chịu những khổ đau: bị xung đi làm lao công chiến trường đào chiến hào, đă có một người con trai tử trận trong cuộc chiến. Thứ nh́, tuy Heidegger vẫn bảo lưu tư tưởng chính trị về vai tṛ dẫn dắt sinh mệnh nhân loại của dân tộc Đức như khi hậu thuẫn chủ nghĩa Quốc xă trước đây nhưng đă sớm nhận ra Hitler không trung thành với lư tưởng này nên rút lại sự hậu thuẫn của ḿnh v́ thế tội ác Auschwitz là điều Heidegger không thể bị gán trách nhiệm. Hơn nữa cá nhân Heidegger tuy là một nhà tư tưởng lớn của thời đại, nhưng công bằng mà nói,  không thể được coi là đại diện để nói ra lời tạ lỗi trong khi có khá nhiều người khác đă trực tiếp tham gia vào tội ác này. Một chi tiết khác: vào khoảng thời gian cuộc gặp mặt này (1967) Celan đă rơi vào t́nh trạng điên loạn nặng – như lời nhận xét của Heidegger là “hết thuốc chữa” – nên mong ước, đ̣i hỏi của Celan đối với Heidegger là không b́nh thường hay “quá đáng” như nhận định của Stéphane Mosès. Cuộc găp mặt ở Todtnauberg có được là do lời mời của Heidegger sau buối nói chuyện về thơ của Celan – dịp này Heidegger cũng tặng Celan quyển Was Heisst Denken/Cái ǵ được gọi là Suy tưởng? – ở Freiburg (Heidegger có tham dự) v́ Heidegger hy vọng sự yên tĩnh, không khí trong lành ở Todtnauberg có thể sẽ giúp cho sức khỏe tâm thần của Celan, hai người sẽ có dịp cùng tản bộ trên đường rừng và tró chuyện (Holzwege: những con đường rừng không dẫn tới đâu)  Trong dịp này Heidegger đề cập tới Triết học Pháp hiện đại nhưng đầu óc Celan lăng đăng, không tập trung. Thái độ của Celan khi gặp Heidegger sau buổi nói chuyện rất lạnh nhạt, tránh đối diện, Celan cũng từ chối chụp h́nh chung với Heidegger (theo một số nhân chứng kể lại) cho thấy sự bất ưng của Celan đối với Heidegger nhưng có thể nói thái độ này là không b́nh thường, nhuốn tính chất bệnh hoạn của một người mắc bệnh tâm thần.

3. Tai/Thảm họa: Ngoài bài viết “Hai bài thơ của Paul Celan” như đă được tŕnh bày trong Poésie comme expérience Philippe Lacoue-Labarthe c̣n có bài “Catastrophe” khá đặc sắc bàn về quan niệm thi ca của Celan. Chính v́ vậy bài này thường được tuyển chọn trong các sách chuyên khảo về Paul Celan.

       Chủ đề trong “Catastrophe” Lacoue-Labarthe đưa ra là: trong /thi ca/thơ Celan có sự đ̣i hỏi tiên quyết là chống lại dung tưởng (représentation) hay nói đúng hơn, chống lại bị khuất phục – ít nhiều vô t́nh – bởi ẩn dụ hay h́nh ảnh tuy trong bài “Tübinger, Tháng Giêng” Celan có đưa ra ẩn dụ/h́nh ảnh “Những trưởng tộc có hàm râu lóe sáng” và trong bài “Todtnauberg” có h́nh ảnh “Sternwürfel (khuôn h́nh ngôi sao). Lacoue-Labarthe t́m lời giải thích một cách tương đối vấn đề này trong bài thuyết tŕnh Der Meridian/Kinh tuyến của Celan. Nói một cách tương đối v́ chính tựa đề bài thuyết tŕnh – hay đúng hơn, từ/lời – khi xuất hiện dọc theo bài nói đă không hiện ra mà không băng ngang hay giao tiếp giữa đường, mà không có sự “đối mặt” với một Witz/Châm biếm vui đùa nào đó về việc chuyển nghĩa hay những chí tuyến (Tropen). Trích dẫn: “Thưa Quí Bà, Quí Ông, tôi t́m được một cái ǵ đó cung cấp cho tôi chút an ủi v́ đă hành du qua con đường bất khả, cái con đường của sụ bất khả, trong sự hiện diện của quí vị./Tôi t́m thấy gắn buộc và, giống như bài thơ, dẫn tới một chạm mặt./Tôi t́m thấy một cái ǵ đó, giống như ngôn ngữ, tuy trừu tượng, nhưng cơi đời, trần thế, một cái ǵ đó ṿng vo, một cái ǵ đó băng ngang cả hai cực [Bắc Nam] và quay trở lại chính nó, do đó – Tôi hạnh phúc thông báo rằng – dù phải băng ngang những chí tuyến và những chuyển nghĩa. Tôi t́m thấy…một đường kinh tuyến.” (Celan chơi chữ “trope” và “tropic”.)

       Celan quan niệm bài thơ như một cuộc đối thoại với không những [các] hữu mà c̣n với những sự vật. Trích dẫn: “Khi chúng ta nói với những sự vật, chúng ta thường thấy chúng ta đối diện với câu hỏi về khi nào và từ đâu của chúng: một câu hỏi “vẫn rộng mở” và “không đi đến kết thúc,” câu hỏi này chỉ về sự rộng mở, trống không, tự do – chúng ta ở bên ngoài, từ một khoảng cách đáng kể./Bài thơ, tôi tin vậy, cũng đi t́m nơi chốn đó./ Bài thơ?/ Bài thơ với những h́nh ảnh và chuyển nghĩa của nó?/Thưa Quí Bà, Quí ông, điều mà tôi thực sự nói về, khi mà, từ hướng này, trong hướng này, với những lời/từ này, là tôi nói về bài thơ – không, có phải về bài thơ? / Tôi đang nói về bài thơ không hiện hữu!/ Bài thơ tuyệt đối – không, nó không không hiện hữu, nó không thể hiện hữu./Thế nhưng mỗi bài thơ có thực, ngay cả bài thơ ít kiêu hănh nhất, cũng chứa đựng câu hỏi không thể tránh được này, sự đ̣i hỏi không thể tin được này./Và như vây th́, nhưng h́nh ảnh có thể là ǵ?/Cái được tri tưởng và được tri tưởng một lần, lại một lần và lại một lần nữa, và chỉ vào lúc này và ở đây. Và bài thơ khi đó có thể sẽ là nơi chốn ở đó mọi chuyển nghĩa và ẩn dụ được khai triển ad absurdum.”

       Câu hỏi Lacoue-Labarthe đặt ra: Chúng ta phải hiểu điều đó ra sao? Trước khi trả lời, chúng ta phải nh́n mọi sự việc ở một khoảng cách xa hơn. Việc đầu tiên là nhắc lại quan niệm của Celan về bài thơ: bài thơ luôn là chỉ một ḿnh nó (“Das Gedicht ist einsam”) nghĩa là bài thơ chỉ thực sự là một bài thơ trong chừng mực nó tuyệt đối là riêng biệt, là một biến cố của tính chất riêng biệt, nỗ lực nói lên tính chất riêng biệt. Celan đă tŕnh bày quan niệm này như xương sống của bài Der Meridian, trong hoàn cảnh –  ở đây là vụ nhận giải thưởng Büchner – là Auseinandersetzung/tranh, thảo luận với Büchner về vấn đề nghệ thuật, hay đúng hơn về mối tương quan của thi ca với nghệ thuật. Một cách tóm lược: thi ca là việc làm gián đoạn (interruption) nghệ thuật, “lấy đi hơi thở của nghệ thuật”, thi ca bước khỏi nghệ thuật (Lacoue-Labarthe dẫn lời Derrida đọc Blanchot viết về Celan đă dùng những từ như le pasd’art hay le pas – “de l’art”. Trong ngôn từ của Blanchot “pas có thể có nghĩa vừa là “bước” vừa là “không”). Biến cố của thi ca, thi ca cũng là biến cố, là một thoát khỏi, “vùng dậy tự do” (Freisetzung) hiểu theo nghĩa giải thoát. Và đó là một hành vi tự do, đưa nghệ thuật đến chung cuộc. Bài thơ là chỉ một ḿnh như vậy trở thành tự do trước nghệ thuật, không-nghệ thuật, không chỉ theo nghĩa nghệ thuật là sự canh chừng, trấn áp thi ca hay nghệ thuật là sự vong thân của thi ca. Lacoue-Labarthe diễn giải khá tường tường tận ư của Celan cho rằng nghệ thuật “ở nơi khác” hay “ở xa”, là cái ở xa, cái ở nơi khác, chính v́ trước hết nghệ thuật là unheimlich/ lạ lùng một cách kỳ lạ, không định hướng, bất thường, cái làm băn khoăn, lo lắng  hơn là làm mê hoặc hay quyến rũ. Và nó chỉ mê hoặc, quyến rũ khi nó trụ lại ở chính nơi chốn của nó, sự quyến rũ được thể hiện trong một chiều hướng riêng. Không có một căn tính/cước, (identity) vững chắc nên nghệ thuật có mặt khắp nơi nhưng cũng luôn là ở đâu đó. V́ vậy Celan trong bài Der Meridian cho rằng “nghệ thuật sở hữu, ngoài khả năng biến đổi ra, tặng phẩm của tính chất có mặt khắp nơi,” nó không phải là “cái lạ kỳ đối với thi ca.” Cũng chính v́ lư do này, nếu như nhiệm vụ của thi ca tự giải phóng khỏi nghệ thuật là hầu như bất khả. Để giải thích quan điểm thi canói về hiện hữu, không phải v́ thi ca đi ngược chiều với diễn ngôn hay bởi nó đánh đổ cái ṿng quay đèn cù của unheimlich, tai họa của ngôn ngữ (tai họa là ngôn ngữ) và thi ca không cách chi là một tai, thảm họa của tai, thảm họa nhưng bởi nó làm trẩm trọng thêm chính tai, thảm họa. Ngôn ngữ không phải là Unheimlich từ bỏ con người và làm đổi hướng, xoay vần nhân tính, xô đẩy con người ra khỏi nhân tính.

       Lacoue-Labarthe cho rằng cần phải ghi nhận diễn ngôn về nghệ thuật của Celan có liên quan tới mimesis/mô phỏng (Aristote) và đặt câu hỏi: phải chăng việc dùng từ unheimlich hay từ tương đương ungeheuer của Celan trong bài diễn từ, một từ đă được Hölderlin và rồi Heidegger dùng, là để dịch từ deinos của Sophocles trong Antigone mà Sophocle dùng để đặt tên yếu tính của techne? Câu hỏi này chỉ ra cho chúng ta biết bài Der Meridian là một trả lời cho quan niệm của Heidegger cho rằng nghệ thuật và công tŕnh nghệ thuật đều là unheimlich. Lacoue-Labarthe đă để một phần lớn bài viết để nói về unheimlich trong tranh luận của Celan với Büchner, ảnh hưởng của Heidegger trên Celan về unheimlich, quan niệm của Celan ở cuối bải Der Meridian khi coi hành tŕnh thi ca như “một nghệ thuật trở về nhà” (Eine Art Heimkehr). Như vậy dường như Celan đối nghịch thi ca với Unheimlich, với nghệ thuật bằng tính chất riêng tư, tư-hữu v́ Unheimlich đưa con người ra khỏi nhân tính. Cuộc sống, hiện sinh trong ánh sáng nghệ thuật, trong mô phỏng hay dung tưởng bị tê liệt, hiện sinh bị lăng quên. Với Celan, thi ca là việc làm ngưng ngắt (interruption), treo lửng (suspension) ngôn ngữ, ngừng thở để quay ngược hơi thở. Về tính chất tối tăm của thi ca Lacoue-Labarthe diễn giải Celan cho rằng tối tăm không phải thuộc về yếu tính của thi ca mà sự tối tăm tràn đến thi ca chính v́ “lợi ích của”nó (um…willen) để cho thi ca như sự chạm mặt, đối diện, gặp gỡ xảy đến từ một khoảng cách xa tính cất kỳ lạ. Thế nhưng “Nghịch lư ở đây là tính chất  tối tăm phát xuất trong việc xem xét sự chạm mặt, chứ không phải trong sự đ̣i hỏi cô đơn. Celan không nói rằng tính chất tối tăm được dùng để chuẩn bị cho chạm mặt, rằng đó là lời kêu gọi chạm mặt, hay chạm mặt là mục tiêu cuối cùng. Ngược lại Celan nói rằng tính chất tối tăm là dấu hiệu của sự chú ư – ngay cả là sự tôn trọng – đối với sự chạm mặt. Điều này có nghĩa chạm mặt là cơ hội, hay đúng ra, chính là hoàn cảnh (circumstance) của bài thơ: chỉ một khi có chạm mặt mới có “sự cô đơn” của bài thơ, nghĩa là tính chất tối tăm là bí ẩn của chạm mặt, hay nói như Celan trong Der Meridiantrong sự bí ẩn của một chạm mặt.”(109)

______________________________

(104) Sđd trang 33.

(105) Sđd trang 36.

(106) Sđd trang 37.

(107) Sđd trang 38.

(108) Sđd trang 38.

(109) Sđd trang 57.

(c̣n tiếp)

         đào trung đạo

 

(c̣n tiếp)

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2016