đào trung đạo
thi sĩ / thi ca
(49)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49,
RENÉ CHAR
Cảnh thổ: Thơ của René Char viết về sông-núi-đồng cỏ là những cảnh thổ quê xưa chuyển vận trong không gian vòng tròn (circular space), không gian của sông núi bao quanh. Thi sĩ muốn tái hiện những cảnh trí trong nhãn quan tuổi thơ này theo thời gian đã dần dần biến mất/đổi. Chuyển vận vòng tròn này cũng thấy trong việc René Char thường đưa vào thơ tiếng dế kêu như những luân khúc đuổi bắt nhau.
Vào những ngày trời quang đãng đứng từ Isle-sur-la-Sorgue người ta có thể nhìn thấy núi Vantoux, ngọn núi cao nhất vùng Vaucluse. Ngọn núi “khổng lồ” này trong trí tưởng của cậu bé René chứa đầy bí mật và là một kho tàng không đáy, là “ảo ảnh của một thời đã qua” (la chimère d’un âge perdu) thi sĩ khi trưởng thành muốn khám phá như trong bài thơ sau đây:
LE THOR:
Dans le sentier aux herbes engourdies où nous nous étonnions, enfants, que la nuit se risquât à passer, les guêpes n’allaient plus aux ronces et les oiseaux aux branches. L’air ouvrait aux hôtes de la matinée sa turbulente immensité. Ce n’étaient que filaments d’ailes, tentation de crier, voltige entre lumière et transparence. Le Thor s’exaltait sur la lyre de ses pierres. Le Mont Ventoux, miroire des aigles, était en vue.
Dans le sentier aux herbes engourdies, la chimère d’un age perdu souriait à nos jeunes larmes.
[ Trong tập Les Loyaux Adversaires (OC trang 239). Le Thor là một tỉnh nhỏ nằm bên bờ sông Sorgue, vùng trung tâm Vaucluse]
Trong con đường cỏ tê cóng nơi chúng tôi, những đứa trẻ, ngạc nhiên thấy đêm tối liều lĩnh đi qua, ong bắp cầy không còn đi tới những bụi gai và chim không còn tới cành. Không khí mở sự mênh mông náo động ra cho khách ban mai. Chỉ có những dải cánh chim bay, sự cám dỗ cất lên tiếng kêu, nhào lộn giữa ánh sáng và sự trong suốt. Le Thor khát khao trên cây đàn lyre bằng đá của nó. Dãy Ventoux, tấm gương của những cánh chim, trong tầm mắt.
Trong con đường cỏ tê cóng, ảo ảnh của một thời đã mất mỉm cười với những giọt lệ thanh xuân của chúng tôi.
Eric Marty dựa trên hai bài thơ khác về tuổi thơ của René Char bài L’Adolescent souffleté và Les Trois Sœurs cho rằng trái đất đã “nhận thi sĩ làm con nuôi”[58], cho nên bài thơ trên không mô tả nỗi đau khổ bất động mà chỉ ra sự bạo động của một khởi hành khi mà “kẻ tự săn bắt bản thân trốn chạy khỏi căn nhà mỏng manh của hắn”[59] Eric Marty viết: “Nếu nguồn gốc là bạo động, chính bởi nguồn gốc, trước hết, là sự cắt đứt với chính nó. Hình ảnh đứa trẻ […] chẳng phải là sự buồn khổ về bản thân cũng không phải là sự mê hoặc hồi ức, mà ngược hẳn lại là: “Đứa trẻ trên vai hắn/Là cơ may và gánh nặng của hắn”[60] Hắn ở đây là Orion thi sĩ mù vác đứa trẻ trên vai chiến đấu chống lại ba chị em Parques. Hai câu thơ trên cho thấy vị trí của tuổi thơ trong thơ René Char: cơ may và gánh nặng mang trên vai. Thế nhưng sự mang vác với/trên bản thân này cũng có ý nghĩa hướng về nhận thức còn mù mờ ở phía trước trong cuộc chiến đấu không dung nhượng để đứa trẻ trưởng thành.
Tuy René Char viết bài Le Thor với động từ ở thời quá khứ chưa hoàn tất(imparfait) có thể gây ấn tượng của một sự nuối tiếc [Dans le sentier aux herbes engourdies, la chimère d’un age perdu souriait à nos jeunes larmes/ Trong con đường cỏ tê cóng, ảo ảnh của một thời đã mất mỉm cười với những giọt lệ thanh xuân của chúng tôi] nhưng theo Eric Marty bài thơ tái hình dung (refigure) một thời gian tính phức tạp hơn cách vẫn thường được dùng động từ ở thời quá khứ chưa hoàn tất để tả hoài niệm đơn giản; ở phần trên bài thơ trước câu kết thúc kể trên trong đó René Char nói tới đêm/ngày như một đối nghịch được dấu kín vì không sử dụng một trạng từ (adverbe) hay liên từ (conjonction) nào để phân chia hai thời khắc đối nghịch này. Cho nên “âge perdu/thời đã mất” ở đây không để chỉ sự nuối tiếc hay tang chế tuổi trẻ mà để chỉ “tang chế từ thời thơ ấu” (le deuil dès l’enfance). Quá khứ trong thơ René Char không bao giờ là đối tượng ẩn ức nhưng là một sự trở lại của một thời đã đứt lìa không mất đi và cũng không được tìm lại. Điều này thấy rõ trong bài Jacquemard et Julia với từ “Jadis/Ngày xưa” được lập đi lập lại “Jadis l’herbe, […] élevait tendrement ses tiges et allumait ses clartés…”, “Jadis l’herbe connaissait mille devises qui ne se contrariaient pas…” và “Jadis l’herbe était bonne aux fous et hostile at bourreau…” nhất là câu “Jadis l’herbe avait établi que la nuit vaut moins que son pouvoir, que les sources ne compliquent pas à plaisir leur parcours, que la graine qui s’age nouille est déjà à demi dans le bec de l’oiseau. Jadis, terre et ciel se haïssaient mais terre et ciel vivaient.” Eric Marty cho rằng “cỏ” tượng trưng cho không gian tổng thể hóa (espace totalisant) xóa bỏ những biên giới, là một mặt phẳng/bề mặt của sự không-đối-nghịch (surface de la non-contradiction). Từ đó ta có thể diễn giải “Jadis/Ngày xưa” chỉ đối nghịch với hiện tại trên bề mặt. Thêm nữa, dựa trên chú giải của chính René Char trong Arrière-histoire du poème pulverisé [61] về bài thơ Jacquemard et Julia Eric Marty cho rằng từ “Jadis/Ngày xưa” không phải để nhắc tới bản quán (pays natal) mà để chỉ khoảng thời gian trước khi René Char chào đời.
Vây quanh Isle-sur-la-Sorgue ngoài núi Vantoux còn có hai rặng Alpilles và Luberon. Mechthild Cranston trong quyển Orion Resurgent, René Char Poet of Presence mô tả khá chi tiết về sông, núi, và đồng cỏ vùng quê này và cũng kể lại Albert Camus vào năm 1946 đã đến thăm René Char ở Isle-sur-la-Sorgue và lập tức Camus cảm thấy thân quen phong cảnh nơi René Char cư ngụ có lẽ vì cảnh thổ nơi đây nhắc nhớ Camus đến quê nhà Algérie.[57] Dãy núi Alpilles nằm ở phía Nam, dãy núi nhỏ Luberon ở phía Đông-Nam [nơi có những ngôi một thi sĩ thân hữu và chiến hữu kháng chiến của Char], và Vantoux ở phía Bắc đối diện là khu cộng đồng thuộc tòa lâu đài cổ Montmirail ở phía Đông-Bắc. Những địa danh này rất thân thương đối với René Char:
LES DENTELLES DE MONTMIRAIL
Au sommet du mont, parmi les cailloux, les trompettes de terre cuite des hommes des vielles gelées blanches pépiaient comme de petits aigles.
Pour une douleur drue, s’il y a douleur.
La poésie vit d’imsomnie perpétuelle.
Il semble que ce soit le ciel qui ait le dernier mot. Mais il le prononce à voix si basse que nul ne l’entend jamais.
Il n’y a pas de repli: seulement une patience millénaire sur laquelle nous sommes appuyés.
Dormez, désespérés, c’est bientôt jour, un jour d’hiver.
Nous n’avons qu’une resource avec la mort: faire de l’art avant elle.
La réalité ne peut être franchie que soulevée.
Aux époques de détresse et d’improvisation, quelques-uns ne sont tués que pour une nuit et les autres pour l’éternité: un chant d’alouette des entrailles.
La quête d’un frère signifie presque toujours recherche d’un être, notre égal, à qui nous désirons offrir des transcendances dont nous finissons à peine de dégauchir les signes.
Le probe tombeau: une meule de blé. Le grain au pain, la paille pour le fumier.
Ne regardez qu’une fois la vague jeter l’ancre dans la mer.
L’imaginaire n’est pas pur; il ne fait qu’aller.
Les grands ne se perpétuent que par les grands. On oublie. La mesure seule est blessée.
Qu’est qu’un nageur qui ne saurait se glisser entièrement sous les eaux?
Avec des poings pour frapper, ils firent de pauvres mains pour travailler.
Les pluies sauvages favorisent les passants profonds.
L’essentiel est ce qui nous escorte, en temps voulu, en allongeant la route. C’est aussi une lampe sans regard, dans la fumée.
L’écriture d’un bleu fanal, pressée, dentelée, intrépide, du Vantoux alors enfant, courait toujours sur l’horizon de Montmirail qu’à tout moment notre amour m’apportait, m’enlevait.
Des debris de rois d’une inexpugnable férocité.
Les nuages ont des desseins aussi fermés que ceux des hommes.
Ce n’est pas l’estomac qui réclame la soupe bien chaude, c’est le cœur.
Sommeil sur la plaie pareil à du sel.
Une ingérence innommable a oté aux circontances, aux êtres, leur hazard d’auréole. Il n’y a pas d’avènement pour nous qu’à partir de cette auréole. Elle n’immunise pas.
Cette neige, nous l’aimons, elle n’avait pas de chemin, découvrait notre faim.
NHỮNG CÁI REN CỦA MONTMIRAIL
Trên đỉnh núi, giữa những đám sỏi, những chiếc kèn trompettes bằng đất nung của những ông già đóng băng trắng xóa kêu ríu rít như tiếng kêu của những con chim ưng nhỏ bé.
Nếu như có sự đớn đau [thì đó] là nỗi đớn đau khắc nghiệt.
Thi ca sống do sự mất ngủ hoài hủy.
Chiều nay bầu trời dường như nói lời vĩnh biệt. Nhưng bầu trời thốt lời này lên bằng giọng thật trầm chẳng bao giờ ai nghe thấy.
Không có sự qui ẩn; chỉ có một sự kiên nhẫn thiên thu chúng ta đã nương tựa trên đó.
Hãy ngủ yên, hỡi những kẻ tuyệt vọng, chẳng bao lâu ngày sẽ tới, một ngày mùa đông.
Chúng ta chỉ có một phương cách đối với cái chết: làm nghệ thuật trước nó.
Không thể kinh qua thực tại trừ phi nâng cao thực tại lên.
Vào thời đại của khổ nạn và của tùy hứng, một số người nào đó bị sát hại chỉ cho một đêm tối và những kẻ khác cho sự vĩnh cửu: một bài ca sớm mai của ruột già.
Việc kiếm tìm một người anh em dường như luôn có nghĩa việc tìm lại một con người, kẻ đồng đẳng của chúng ta, chúng ta muốn dâng tặng họ những siêu vượt mà chúng ta chẳng mấy khi dựng những chỉ dấu đứng thẳng lên.
Ngôi mộ lương thiện thực sự: một cái cối xay lúa mì. Hạt để làm bánh, rơm cho lò nướng.
Chỉ ngó một lần sóng quăng neo xuống biển thôi.
Cái được tưởng tượng ra không thuần túy; nó chỉ đưa đẩy.
Những sự vĩ đại chỉ vĩnh cửu bởi những người vĩ đại. Người đời quên lãng. Chỉ có tầm vóc là bị tổn thương.
Một kẻ không biết hoàn toàn chìm sâu dưới nước thì là một tay bơi loại nào?
Với những nắm tay để đập, những bàn tay này đã làm cho kẻ nghèo khó làm việc.
Mưa hoang dã ưa thích những kẻ qua đường thầm lặng.
Điều thiết yếu là cái hộ tống chúng ta, vào đúng lúc, suốt dọc theo con đường. Đó cũng chính là một ngọn đèn không mắt nhìn, trong khói.
Văn tự của một ngọn đèn lồng màu xanh, vội vã, khía răng cưa, gan dạ, của núi Vantoux khi còn là một đứa trẻ, luôn chạy dài trên đường chân trời của khu Montmirail bất kỳ lúc nào tình yêu của chúng ta cũng đem tôi đến, di chuyển tôi đi nơi khác.
Những mảnh vụn vương giả của một sự bạo tàn vững bền.
Mây có những ý đồ cũng kín bưng như những ý đồ của con người.
Không phải dạ dày đòi hỏi súp nóng hổi, mà là con tim.
Ngủ yên trên vết thương tương tự như cát.
Một sự xâm nhập bất khả danh đã lấy đi hào quang của sự tình cờ khỏi những cảnh ngộ, những con người. Với chúng ta chỉ thể có ngả tiếp cận khởi đi từ hào quang này. Nó không miễn nhiễm.
Tuyết này, chúng ta yêu mến nó, nó không có đường đi, đã khám phá ra cơn đói của chúng ta.
Hai câu thơ đáng chú ý nhất trong bài: “La poésie vit d’imsomnie perpétuelle/ Thi ca sống do sự mất ngủ hoài hủy” và “L’écriture d’un bleu fanal, pressée, dentelée, intrépide, du Vantoux alors enfant, courait toujours sur l’horizon de Montmirail qu’à tout moment notre amour m’apportait, m’enlevait/ Văn tự của một ngọn đèn lồng màu xanh, vội vã, khía răng cưa, gan dạ, của núi Vantoux khi còn là một đứa trẻ, luôn chạy dài trên đường chân trời của khu Montmirail bất kỳ lúc nào tình yêu của chúng ta cũng đem tôi tới nơi, di chuyển tôi đi nơi khác.”
Mái nhà xưa: Tòa “lâu đài Névrons” là nơi René Char cư ngụ cùng gia đình từ khi mới chào đời đã lưu lại nhiều kỷ niệm tuổi thơ của thi sĩ. Névrons là tên một con suối cạn (nay đã mất dấu vết) kế bên tòa lâu đài. Chủ nhân tòa lâu đài là bà ngoại của René Char đã để lại cho gia đình René Char. Khi cha mẹ chết người anh và người chị kế của thi sĩ hùa nhau đem bán tòa nhà này tuy René Char không đồng ý để chia nhau gia tài vì vậy René Char sau đó không còn muốn trở lại thăm mái nhà xưa nữa. Sau đó René Char dời về cư ngụ ở căn nhà tên là “Les Busclats” [từ này gốc quê mùa có nghĩa bụi rậm] nằm trên một ngọn đồi ngoại ô thành phố trên đường đến thị trấn Saumane. Năm 1954 René Char viết bài thơ Le Deuil des Névrons/Để tang lâu đài Névrons để hồi ức nơi chốn tuổi thơ mình đã cư ngụ .[62] . Bài thơ này khá dài gồm 20 khổ với số câu trong mỗi khổ không bằng nhau có thể coi như như ca từ của một bài hát. René Char đề tặng bài thơ cho Georgette người vợ đầu tiên “À Georgette, cette maison, ce jardin où nous vécûmes et que nos yeux regardaient, savaient voir déjà fractionnés. D’un cœur ouvert comme en allé/ Tặng Georgette, căn nhà này, khu vườn này nơi chúng ta đã sống và mắt chúng ta đã nhìn, đã biết nhìn thấy nhà và vườn rệu rã. Của một trái tim mở toang như thể đã ra đi.” Lời đề tặng này không thấy in trong OC mà chỉ có trong quyển Char, Dans l’atelier du poète. [63] Đây không phải là một bài thơ xuất sắc của René Char – khi tuyển chọn thơ cho tuyển tập Présence commune (1978) René Char không cho bài này vào – trong đó ngoài hồi ức về cảnh sắc tòa nhà đáng chú ý nhất là hai câu thơ nói lên nỗi tiếc thương người cha vốn là chỗ nương tựa của cậu bé René nay không còn nữa:
Que d’années à grandir,
Sans père pour mon bras!
Le Deuil des Névrons do nhà xuất bản Le Cormier ở Bruxelles xuất bản tháng 10, 1954 với bản khắc họa của Louis Fernandez dùng làm tranh bìa và kèm theo còn có bản “Tử vi của một thi sĩ” do Yves de Bayser chấm.
Ngoài bài thơ này ra René Char còn có hai bài thơ khác có liên hệ tới lâu đài Névrons là “L’Adolescent souffleté” và “Jouvence des Névrons” giọng điệu nhẹ nhàng và cô đọng. Chẳng hạn những câu thơ thường được trích dẫn từ hai bài này như “Dans le parc des Nérons/Ceinturé de prairies/Un ruisseau sans talus/Un enfant sans ami […] /Trong thảo viên Nérons/Bao quanh bởi những đồng cỏ/Một con suối không triền dốc/Một đứa trẻ không bè bạn […] hay “Mortel serait l’été/Sans la voix d’un grillon/Qui, par instant, se tait/Mùa hè sẽ chết/Không có tiếng kêu của một con dế nào/ Nó, như thể im tiếng.”
________________________________
[57] Mechthild Cranston, Orion Resurgent René Char: Poet of Presence nxb studia humanitatis 1979 trang 3-34. Tác giả là nữ giáo sư Văn chương Pháp ở UC Berkeley, đã sang Pháp thăm René Char vào năm 1970 và sau đó hai người thường xuyên liên lạc thư từ.
[58] L’Adolescent souffleté: …Il semblait ce que la terre avait produit de plus noble et de plus persévérant, l’avait, en compensation, adopté/ Dường như những thứ cao thượng nhất và lưu tồn nhất trái đất đã sản sinh, để bù đắp, đã nhận hắn làm con.
[59] Les Trois Sœurs:…Le chasseur de soi fuit sa maison fragile.
[60] Eric Marty, René Char trang 35: La figure de l’enfant […] n’est ni attendrissement sur soi ni fascination rétrospective, bien au contraire:
Cet enfant sur ton épaul
Est ta chance et ton fardeau.
[61] René Char, OC trang 1295.
[62] René Char, OC trang 389-391.
[63] Trích dẫn theo Marie-Claude Char trong quyển Char, Dans l’atelier du poète, Gallimard 1996 trang 699.
(còn tiếp)
đào trung đạo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
© gio-o.com 2017