đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(35)

 

                       Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35,

 

RENÉ CHAR

                                                                                                                                        

dẫn nhập

 

René Char (1907-1988) là thi sĩ kiệt xuất của Thi Ca Pháp hậu bán thế kỷ 20. Thế nhưng thơ của René Char lại khó đọc. Khó trước hết do thói quen đọc thơ đă cũ ṃn theo cách giảng giải câu chữ, phân biệt nội dung-h́nh thức. Cũng v́ đọc thơ của Char khó nên tất nhiên khó viết về Char. Đă có nhiều người viết tầm cỡ viết về René Char: Maurice Blanchot, André du Bouchet, Georges Blin, Jacques Dupin, Jean-Claude Mathieu, Jean-Pierre Richard, Georges Poulet…Người viết về René Char sớm sủa nhất có lẽ là Georges Mounin với quyển Avez-vous lu Char/Bạn đă đọc Char chưa? [1] nhưng Mounin đă bị Blanchot phê phán là “mất th́ giờ tái sản xuất [thi hứng và hoạt động tác thành của thi sĩ] trên mặt bằng của việc phân tích theo truyền thống. (L’un des torts de Georges Mounin est de perdre son temps à les [l’inspiration et l’activité formatrice] reproduire sur le plan de l’analyse traditionnelle.) Sinh thời Char quí trọng ba người viết về thơ của ḿnh hơn cả là Blanchot, Blin, và Mathieu [2] nhưng vào năm 1983 cũng bằng ḷng cho Paul Veyne – giáo sư ở Collège de France – gặp gỡ trao đổi thường xuyên trong một thời gian dài để Veyne viết một quyển sách về thơ của ḿnh. [3] Nhưng những cuộc gặp mặt này cũng đầy hỉ nộ ái ố theo tường thuật của Jean Pénard.[4] Học giả Mỹ viết về René Char đáng kể nhất là Mary Ann Caws, một người khá thân thuộc với Thi ca Pháp.[5] Nhưng tŕnh bày được một cách tương đối toàn diện tuy ngắn gọn về René Char có lẽ là những bài trong tập Cahier de L’Herne: René Char do đệ tử của Char là Dominique Fourcade chủ biên.[6] Christine Dupouy trong quyển René Char (1987) đưa ra khung nghiên cứu khởi đầu bằng “những cội rễ” (racines) của thi sĩ sau đó xét thi ca của Char đặt cơ sở trên sự đối nghịch và sau hết đưa ra phần tŕnh bày những tác phẩm chính của René Char. Vào năm 1990 Eric Marty có một chuyên luận (monographe) về René Char khá xuất sắc, trên hết nhằm giải thích tính chất bí ẩn/hiểm của thơ René Char.[7] Thế hệ tiếp nối Veyne và Marty từ thập niên đầu thế kỷ 21 đă xuất bản những công tŕnh khảo cứu công phu như René Char do Antoine Coron chủ biên gồm nhiều tác giả (2007), Patrick Née với René Char, une poétique du retour (2007), Didier Alexandre và Michel Collot với René Char et son siècle (2009), Eugénie Morin xét khía cạnh đạo đức trong thi ca René Char: Éthique et Utopie (2012), và Danièle Leclair với quyển René Char (2015)…Những biên khảo mới xuất bản này cho thấy René Char ngày càng được nghiên cứu nhiều hơn.

 

   Người ta đă viết về Char – một thi sĩ bí ẩn/hiểm (hermétique) – như thế nào? Có lẽ tiêu chí hàng đầu của người viết là: nếu không phải là thi sĩ th́ cũng phải thấu hiểu thi ca. Chúng ta có hai loại bản viết: những bài viết (articles) và những quyển sách. Ở loại thứ nhất trước hết phải kể tới Maurice Blanchot cả đời đọc Char đă viết ba bài: René Char (lần đầu đăng trên tạp chí Critique năm 1946 và sau được cho vào tập La part du feu, 1949), La Bête de Lascaux (lần đầu đăng trên Nouvelle N.R.F năm 1953, sau được cho vào trong tập Une voix venue d’ailleurs, 2002) và René Char et la Pensée du Neutre (trong Entretien infini, 1969). Char-Blanchot có thể coi như cặp Bá Nha-Tử Kỳ. Tuy nhiên ba bài luận văn về Char của Blanchot thật ra đ̣i hỏi người đọc phải đă quen thuộc với thi ca của Char. Tác phẩm đồ sộ của Jean-Claude Mathieu (nxb José Corti gồm 2 tập, 730 trang) viết về lộ tŕnh tiến triển thi ca René Char theo thời gian khá chi tiết cộng với những thông diễn một số những bài thơ quan trọng của từng thời kỳ của Char khá xuất sắc; Paul Veyne viết René Char en ses poèmes muốn đưa ra một cuốn phim “kể lại” lời lẽ trong những bài thơ của Char cho những người chưa quen thuộc với thơ René Char và quyển sách này cũng có thể được coi như một cuộc viếng thăm tác phẩm của Char bằng cách dơi theo đời sống (cả công lẫn tư) của thi sĩ cũng như khớp luận lư triết lư của riêng Char, và những tương quan thân hữu và trắc trở của Char với những người viết vế Char, nhất là với riêng Veyne. Tóm lại Paul Veyne vừa đưa ra những nét chính tiểu sử vừa tŕnh bày một cách có hệ thống và “chuyển ngữ” (translation) trọn vẹn những bài thơ và những châm ngôn quan trọng (aphorismes) của Char. V́ vậy quyển sách của Veyne vừa là thông diễn vừa là minh họa với những thông tin ngoài bản văn. Điểm son trong quyển sách này: Veyne đă ghi chép lại được chính lời “Char nói thế này…Char nói thế kia…” [giả thiết là Veyne đă ghi đúng] về một số bài thơ tuyệt tác nhưng khó đọc. Eric Marty minh định trong chuyên luận về René Char: “Quyển sách này không phải là một cuốn tiểu sử…Vậy nên vấn đề là đọc và tŕnh bày thi ca của Char. Từ bài thơ đầu tiên được diễn giảng là bài Déclarer son nom cho tới bài cuối cùng Madeleine à la veilleuse, quyển sách này được coi như, một cách nhất quán, một tra hỏi về thuyết bí ẩn/hiểm (hermétisme).” Như vậy mục tiêu rơ rệt của Marty là giúp người đọc thơ René Char phần nào vượt qua được cửa ải “bí hiểm” để đọc Char. Cách viết về Char của Ann Mary Caws được tác giả nói rơ ngay trong bài Tựa: “Nghiên cứu tác phẩm và tư tưởng của René Char này có tâm điểm kép: chú trọng trên những bản văn như đă được cho ra và cũng trên một cung cách trải nghiệm chúng thích đáng đối với một thi sĩ mà tác phẩm là rộng lớn về tầm mức và phức tạp về bản chất. Việc diễn giải được dẫn nhập bằng một giải thích “khách quan” hợp lư về một số nét tách rời khỏi văn mạch rộng lớn hơn của chúng và một khảo sát song song về vai tṛ của lối viết đoạn rời trong lư thuyết thi ca của Char.”[8] Năm 1983 nhà Gallimard cho ấn hành René Char: Œuvres Complètes trong loại sách sang trọng De La Pleiade (tái bản năm 1995 có phần bổ túc, 1515 trang). Theo Char đề nghị lúc đầu bài dẫn nhập cho tác phẩm này sẽ do Georges Blin viết nhưng Blin đă không thể hoàn tất đúng thời hạn nên thay vào đó nhà xuất bản dùng bài dẫn nhập do Jean Roudaut viết.

 

   Sau đây là bài Gedachtes/Trầm tư của Martin Heidegger viết tặng René Char (đích thân Heidegger viết tay bằng kiểu chữ Đức cổ kính trên giấy quí) v́ Heidegger rất tâm đắc và ngưỡng mộ thơ René Char:

 

                   GEDACHTES

                   Für René Char

                   in freundschaftlichem Gedenken

                   Cho René Char

                   trong khi nghĩ và lại nghĩ về hắn trong t́nh thân hữu.

   Bài Gedachtes/Trầm tư của Heidegger gồm 7 bài thơ: Zeit/Thời gian, Wege/Những con đường, Winke/Những dấu chỉ, Ortschaft/Nơi chốn, Cézane, Vorspiel/Khai từ, và Dank/Chứng thực.

Bài 1:

                   ZEIT

       Wie weit?

       Erst wenn sie steht, dit Uhr

       im Pendelschlag des Hin und Her,

       horst Du: sie geht und ging und geht

       nich mehr.

       Schon spat am Tag die Uhr,

       Nur blasé Spur zur Zeit,

       die, nah der Endlichkeit,

       aus ihr ent-steht.

 

                   THỜI GIAN

       Đầy tràn nào?

       Chỉ khi nó ngừng đập, cái đồng hồ,

       sự tới lui của quả lắc

       rằng bạn nghe thấy: nó tới, đă tới và

       không c̣n tới nữa.

       Ngày đă muộn, cái đồng hồ,

       không c̣n ǵ khác ngoài luống cày mờ nhạt hướng về thời gian;

       hắn, nơi kế cận của hữu hạn,

       chính từ đó hắn đi tới. 

 

Bài 2:

                   WEGE

       Wege,

       Wege des Denken, gehende selber,

       entrinnende. Wann wieder kehrend,

       Ausblicker bringend worauf?

       Wege, gehende selber,

       ehedem offene, jäh die verschlossenen,

       spätter. Früheres zeigend,

       nie Erlangtes, zum Verzicht Bestimmtes –

       lockernd die Schritte

       aus Anklang verlässlichen Geschicks.

       Und wieder die Not

       zögernden Dunkels

       im wartenden Licht.

 

                   NHỮGN CON ĐƯỜNG

      

Những con đường,

       những con đường của tư tưởng; chúng đi từ chính chúng,

       chúng biến đi. Vậy khi nào chúng lại bắt vào khúc quành,

       ánh mắt rời bỏ nh́n trên cái ǵ?

       Những con đường đi từ chính chúng,

       trước đây rộng mở, bất ngờ khép lại,

       rất lâu sau. Vươn ḿnh về phía trước,

       chẳng bao giờ đến nơi, hiến dâng cho cái không-nói-ra –

lơi bước

khởi đi từ sự chấp nhận một sinh mệnh không ngưng nghỉ.

Và rồi lại xô đẩy

bóng tối chập choạng

vào trong ánh sáng chưa chịu lụn tắt.

 

Bài 3:

                   WINKE

      

Je aufdringlicher die Rechner,

       Je massloser die Gesellschaft.

 

       Je seltener Denkende,

       Je einsamer Dichtende.

 

       Je notvoller Ahnende,

       ahnend die Ferne

       retender Winke.

 

                   NHỮNG DẤU CHỈ

      

Những kẻ hoạch định, khi càng không đúng nơi đúng lúc,

       th́ đời sống chung càng mất nhịp.

 

       Những kẻ tư tưởng càng hiếm hoi,

       th́ thi sĩ càng cô đơn.

 

       Những kẻ nghe tiếng động bị thúc hối phải,

       nghe được từ nơi xa xa

       tiếng vang vang của những dấu chỉ.

 

Bài 4:

                   ORTSCHAFT

      

Die das Selbe denken

       im Reichtum seiner Selbigkeit,

       gehen die mühsam langen Wege

       in das immer Einfachere, Einfältige

       seiner im Unzugangbaren

       sich versagenden Ortschaft.

 

                   NƠI CHỐN

      

Cho những ai tư tưởng cái Cùng Một

       trong sự giầu sang của chính hữu của ḿnh,

       chiều dài những con đường thật khó

       cho kẻ đi trên con đường luôn gắn kết, với sự đơn giản –

       trong sự không thể đi tới,

       hắn từ chối nói ra, nơi chốn của hắn.

 

Bài 5:

                   CÉZANNE

 

       Das nachdenksam Gelassene, das inständig

       Stille der Gestalt des alten Gärtners

       Vallier, der Unscheinbares pflegte am

       chemin des Lauves.

 

       Im Spätwerk des Malers is die Zwiefalt

       von Anwesendem und Anwesenheit einfältig

       geworden, “realisiert” und verwunden zugleich,

       verwandelt in eine geheimnisvolle Identität.

 

       Zeigt sich hier ein Pfad, der in ein Zesam-

       Mengehören des Dichtens und des Denkens

       Führt?

 

                   CÉZANNE

      

Sự ngơi nghỉ của h́nh, tĩnh lặng, để cho ta suy tưởng

       trong cái rộng mở, của Vallier người làm vườn già nua,

       ông ta đă gây trồng cái không hiện ra suốt dọc

       con đường Lauves.

 

       Trong tác phẩm muộn màng của nhà họa sĩ, sự khác biệt

       của kẻ đi vào trong sự hiện diện và của chính sự hiện diện

       kết hợp thành sự đơn giản, được “hiện thực” và

       đồng thời cũng lại đặt ra với chính nó,

       cái được chuyển dạng thành sự đồng nhất của bí ẩn.

 

       Có phải nơi đây một vùng đất tự mở ra, vùng này dẫn tới một sự hiện diện-

       chung của bài thơ và của tư tưởng?

 

Bài 6:

                   VORSPIED

      

       Lasst die Sage eines Denkens, ausgesetzt

       dem Beispiel-losen, in der Stille seiner

       Strenge ruhen.

 

       Also warden – selten dann – Gebrauchte im

       Ereignis armes Vorspiel wagen zu dẹn

       Liedern, die nur Dichter singen, laughin

       ungehört.

 

       Zwiefalt sprosst der Lieder und Gedanken

       aus dem einen Stamm:

                   dem Sichverdanken jähen Winken

                   aus dem Dunkel des Geschicks.

 

                   KHAI ĐIỆU

 

       Hăy để lời phát biểu của một tư tưởng, nếu nó tŕnh diện

       với chính Tṛ Chơi, an b́nh trong sự lặng lẽ của

       sự chính xác của nó.

 

       Như những kẻ, đứng yên trong sự thử thách

       của lửa, họ có biết rằng – thật hiếm họa – dám ca

       những bài hát chỉ khả hữu với riêng thi sĩ

       một bài khai điệu nghèo nàn, quá lê thê

       không ai nghe hiểu.

 

       Những bài ca và những tư tưởng, chúng khác nhau, tuôn tràn

       từ cùng một nhánh cành:

                   ban ân huệ những dấu chỉ đột nhiên

                   trong tăm tối nguồn cội gửi đi.

 

Bài 7:

                   DANK

 

       Sichverdanken: Sichsagenlassen das Gehören in

       das vereignend-brauchende Ereignis.

       Wie weit der weg vor diese Ortschaft, von der aus

       das Denken in fügsamer Weise gegen sich selber

       denken kann, um so das Verhaltene seiner

       Armseligkeit zu retten.

 

       Was aber arm ist, selig wahrt es sein Geringes.

       Dessen ungesprochenes Vermächnis

       Gross behaltet’s im Gedächtnis:

                   Sagen die Alêtheia als: die Lichtung:

                   Die Entbergung der sich entziehenden Befugnis.

 

                   NH̀N NHẬN  

 

       Trao ân sủng: hăy nói rằng tất cả đều có một vị trí trong

       tia sáng nó sử dụng, khi đặt lại nó với chính nó.

       Thật tràn đầy, con đường trước khi đến nơi chốn này, từ đó

       tư tưởng, theo nhịp điệu, có thể đưa tư tưởng chống lại

       chính tư tưởng, cũng để cứu văn

       nơi dự trữ sự nghèo nàn của nó.

 

       Nhưng cái nghèo nàn, chính là cái nó cứu văn sự ít ỏi của nó một cách trong sáng.

       Từ cái ít ỏi này, chẳng cần lời lẽ, là cái chứng thực sức mạnh của nó,

       hắn ǵn giữ nó cẩn trọng trong kư ức để:

                   Nói rằng Soi Sáng như: khoảng quang đăng:

                   Phơi bầy cho phép thoát đi.

        

_________________________________

[1] Georges Mounin, Avez-vous lu Char (1947) sau tái bản cho vào tập La communication poétique, Gallimard 1971.

[2] Jean Pénard, Rencontres avec René Char, nxb José Corti 1991 trang 142: Jean Pénard ghi lại lời René Char: “Je ne suis plus un inconnu. On estime ma poésie. J’ai attendu longtemps, mais je ne m’en plains pas. Ce qui m’irrite, c’est que la plupart de mes exégètes me prennent pour un terrain de chasse, aux fins d’écrire une thèse, ou un livre, ou un article de journal. Je fais des exceptions pour les vrais chercheurs, comme Georges Blin, comme Maurice Blanchot, comme plus récemment Jean-Claude Mathieu, qui a entrepris sur mon œuvre un travail extraordinarement attentive./Tôi không c̣n là một kẻ không được người đời biết tới. Người ta quí trọng thi ca của tôi. Tôi đă chờ đợi khá lâu, nhưng tôi chẳng phiền hà về điều này. Cái làm tôi khó chịu, chính là phần đông những người chú giải [sở chú] của tôi sử dụng tôi như một vùng đất để săn thú, với những mục tiêu như để viết một luận án, hay một quyển sách, hay một bài báo. Tôi đặt ngoại lệ với những nhà nghiên cứu đích thực, như Georges Blin, như Maurice Blanchot, như mới đây nhất là Jean-Claude Mathieu, người đă thực hiện một tác phẩm hết sức chuyên sâu về tác phẩm của tôi.

[3] René Char nói về Paul Veyne với Jean Pénard như sau: Et ceci: “Paul Veyne, du Collège de France, veut absolumnent faire un live sur moi. Je lui souhaite bien du plaisir, car auparavant il devrait apprendre à devenir adulte.” [Và cái này nữa: “Paul Veyne, của Collège de France, chắc chắn muốn làm một quyển sách về tôi. Tôi cũng vui vẻ chúc mừng hắn, nhưng trước hết hắn phải học cách trở thành người lớn cái đă.”] Trong cái nh́n của René Char th́ Paul Veyne chỉ là một nhà sử học và không hiểu Thi Ca. Jean Pénard kể lại lời Char: “Je fais tous mes efforts pour recevoir Paul Veyne comme il convient. Mais il ne sait pas qu’est la poésie. Il est historien, il n’est pas poète. Il pense que la poésie est entièrement explicable.” (Sđd, 300) [Tôi đă hết sức cố gắng để tiếp đón Paul Veyne như  phải lẽ. Nhưng hắn ta không hiểu thi ca là ǵ cả. Hắn là một nhà sử học, hắn không phải là thi sĩ. Hắn cứ nghĩ rằng thi ca hoàn toàn có thể giải nghĩa được.] và Jean Pénard kể lại:“Paul Veyne est là, et je sens aussitôt que l’asmosphère est à l’orage. Profitant d’une courte absence de René, qui est allé surveiller les travaux du jardin et surtout, je pense, prendre l’air, Veyme me confie qu’il vient d’avoir avec lui une rude séance sur la signification du poème La requin et la mouette. René lui a reproché, en termes véhément, de n’avoir rien compris à ce texte. [Paul Veyne cũng có mặt ở đó, và lập tức tôi cảm thấy bầu không khí băo bùng. Lợi dụng dịp René vắng mặt ngắn ngủi, ông ta đi ra xem xét công việc ngoài vườn và trên hết, tôi nghĩ vậy, ra ngoài cho thoáng đăng, Veyne thú nhận với tôi là đă có với René một buổi gặp gỡ nặng nề về ư nghĩa của bài thơ La requin et la mouette. René đă nặng lời quở mắng Veyne là đă không hiểu chút ǵ bản văn này cả.]

[4] Paul Veyne, René Char en ses poèmes, nxb Gallimard 1990, 534 trang.

[5] Mary Ann Caws, The  Presence of René Char, Princeton University Press 1976. Năm 1981 Mary Ann Caws cũng cho xuất bản quyển L’Œuvre filante de René Char (nxb Nizet).

[6] L’HERNE: René Char, Editions de l’Herne, 1971 với sự đóng góp những bài viết của Dominique Fourcade, Georges Bataille, Yves Battistini, Vittorio Sereni, Roger Munier, Anne Reinbold, Pierro Bigongiari, Maurice Blanchot,…và nhất là Martin Heidegger.

[7] Eric Marty, René Char, tủ sách Monographie của Editions du Seuil 1990.

[8] Mary Ann Caws, The Presence of René Char, Preface: This study of the work and thought of René Char has a double focus: it concentrates on the texts as given and also on a manner of experiencing them appropriate to a poet whose work is vast in scope and complex in nature. The interpretation is prefaced by a reasonably “objective” account of certain figures divorced from their wider context and a parallel investigation of the role of the fragmentary in Char’s poetic theory.

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2016