đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(41)

 

                       Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41,

 

 

RENÉ CHAR

 

LE REQUIN ET LA MOUETTE

       Je vois enfin la mer dans sa triple harmonie, la mer qui tranche de son croissant la dynastie des douleurs absurdes, la grand volière sauvage, la mer crédule comme un liseron.

       Quand je did: j’ai levé la loi, j’ai franchi la morale, j’ai maillé le cœur, ce n’est pas pour me donner raison devant ce pèse-néant dont la rumeur étend sa palme au-delà de ma persuation. Mais rien de ce qui m’a vu vivre et agir jusqu’ici n’est témoin alentour. Mon épaul peut bien sommeiller, ma jeunesse accourir. C’est de cela seul qu’il faut tirer richesse immédiate et opérante. Ainsi, il y a un jour de pur dans l’année, un jour qui creuse sa galerie merveilleuse dans l’écume de la mer, un jour qui monte aux yeux pour couronner midi. Hier la noblesse était déserte, le rameau était distant de ses bourgeons. Le rquin et la mouette ne communiquaient pas.

       O Vous, arc-en-ciel de ce ravage poliseur, approchez le navire de son espérance. Faites que toute fin supposée soit une neuve innocence, un fiévreux en-avant pour ceux qui trébuchent dans la matinale lourdeur.

 

CÁ MẬP VÀ MÒNG BIỂN

 

       Cuối cùng thì tôi nhìn thấy biển trong bản tam hòa âm của nó, biển bằng trăng lưỡi liềm của nó cắt chia triều đại của những đớn đau phi lý, cái lồng to lớn giam cầm chim hoang, biển ngây thơ như một cây bìm bìm.

       Khi tôi nói: tôi đã giải phóng luật pháp, tôi đã vượt qua luân lý, tôi đã khóa kín trái tim tôi, thì đó không phải để tự cho mình có lý trước cái hư vô đè nặng mà tiếng râm ran của nó chìa bàn tay ra khỏi sự thuyết phục của rôi. Thế nhưng không có cái gì đã nhìn thấy tôi sống và hành động cho tới nay chẳng là chứng nhân quanh quất. Vai tôi có thể thiu ngủ, tuổi trẻ của tôi qua nhanh. Chính chỉ từ điều đó phải rút ra sự giàu có tức khắc và vận động. Thế nên, trong năm thể nào cũng có một ngày thuần túy, một ngày đào bới cái phòng trưng bày tuyệt vời của nó trong  bọt biển, một ngày lên cao ngang mắt để  tấn phong buổi trưa. Hôm qua sự quí phái đã vắng tanh, cành cây đã cách xa nụ của nó. Con cá mập và con mòng biển không trò chuyện với nhau.

       Ôi Ngươi, cầu vồng của bến bờ bóng loáng này, ngươi hãy đưa con tàu đến gần niềm hy vọng của nó. Hãy làm cho mỗi mục tiêu giả định là một sự hồn nhiên mới, một tiến tới nồng ấm cho những kẻ chao đảo trong chĩu nặng buổi mai.

[đây là một bài thơ khá bí hiểm. Paul Veyne đã bị René Char mắng nhiếc thậm tệ vì không hiểu được bài thơ này. Bài thơ viết năm 1968 của Char đánh dấu kỷ niệm rất riêng tư của thi sĩ và Yvonne Zervos về một lần đi dạo bờ biển Địa Trung Hải. Bài thơ ca ngợi tuổi trẻ này cũng có liên hệ tới cuộc nổi dậy Mùa Xuân 1968 của sinh viên Pháp.]

 

LASCAUX

      

I

HOMME-OISEAU MORT ET BISON MOURANT

      

Long corps qui eut l’enthousiasme exigeant,

À  présent perpendiculaire à la Brute blessée.

 

Ô  tué sans entrailles!

Tué par celle qui fut tout et, reconciliée, se meurt;

Lui, danseur d’abîme, esprit, toujours à naître,

Oiseau et fruit pervers des magies cruellement sauvé.

 

II

 

LES CERFS NOIRS

 

Les eaux parlaient à l’oreille du ciel.

Cerfs, vous avez franchi l’espace millénaire,

Des ténèbres du roc aux caresses de l’air.

 

Le chasseur qui vous pousse, le génie qui vous voir,

Que j’aime leur passion, de mon large rivage!

Et si j’avais leurs yeux, dans l’instant où j’espère?

 

III

 

LA BÊTE INNOMMABLE         

 

La bête innommable ferme la marche du gracieux troupeau, comme un cyclope bouffe.

Huit quolibets font sa parure, divisent sa folie.

La Bête rote dévotement dans l’air rustique.

Ses flancs bourrés et tombants sont douloureux, vont de vider de leur grossesse.

De son sabot à ses vaines défenses, elle est enveloppée de féticité.

 

Ainsi m’apparaît dans la frise de Lascaux, mère fantastiquement déguisée,

La sagesse aux yeux pleins de larmes.

 

IV

 

JEUNE CHEVAL À LA CRINIÈRE VAPOREUSE

 

Que tu es beau, primtemps, cheval,

Criblant le ciel de la crinière,

Couvrant d’écume les roseaux!

Tout l’amour tient dans ton portrail:

De la Dame blanche d’Afrique

À la Medeleine au miroir,

L’idole qui combat, la grâce qui médite.

 

TRANSIR

 

Cette part jamais fixée, en nous sommeillante, d’où jaillira DEMAIN LE MULTIPLE.

L’âge du renne, c’est-à-dire l’âge du souffle. Ô vitre, ô givre, nature conquise, dedans fleurie,                                                                                                                           dehors détruite!

Insoucians, nous exaltons et contrecarrons justement la nature et les hommes. Cependant, terreur, au-dessus de notre tête, le soleil entre dans le signe de ses ennemis.

La lutte contre la cruauté profane, hélas, vœu de fourmi ailée. Sera-t-elle notre motivations?          

Au soleil d’hiver quelques fagots noués et ma flamme au mur.

Terre où je m’endors, espace où je m’éveille, qui viendra quand vous ne serez plus là? (que deviendrai-je m’est d’une chaleur presque infinie).

 

QUATRE FASCINANTS

 

I

      

LE TAUREAU

      

Il ne fait jamais nuit quand tu meurs,

Cerné de ténèbres qui crient,

Soleil aux deux pointes semblables.

 

Fauve d’amour, vérité dans l’épée,

Couple qui se poignarde unique parmi tous.

 

II

 

LA TRUITE

 

Rives qui croulez en parure

Afin d’emplir tout le miroir,

Gravier où balbutie la barque

Que le courant presse et retrousse,

Herbes, herbe toujours étirée,

Herbe, herbe jamais en répit,

Que devient votre créature

Dans les orages transparents

Où son cœur la précipita?

 

III

 

LE SERPENT

 

Prince des contresens, exerce mon amour

À tourner son Seigneur que je hais de n’avoir

Que trouble répression ou fastueux espoir.

 

Revanche à tes couleurs, débonnaire serpent,

Sous le couvert du bois, et en toute maison.

Par le lien qui unit la lumière à la peur,

Tu fais semblant de fuir, ô serpent marginal!

 

IV

 

L’ALOUETTE

 

Extrême braise du ciel et première ardeur du jour,

Elle reste sertie dans l’aurore et chante la terre agitée,

Carillon maître de son haleine et libre de sa route.

 

Fascinante, on la tue en l’émerveillant.

 

      

 

LASCAUX*

 

I

 

NGƯỜI-CHIM ĐÃ CHẾT VÀ CON BÒ RỪNG ĐANG CHẾT

 

Thân xác dài từng biết sự nhiệt thành khẩn thiết,

Nay nằm vuông góc với Ác Quỷ bị thương.

 

Hỡi ôi nó bị giết chết không ruột già!

Bị giết chết bởi con giống cái vốn là tất cả và, con giống cái này được hòa giải, đang chết đi;

Hắn, kẻ khiêu vũ của vực thẳm, của tinh thần, luôn ra đời trong tương lai,

Chim và trái cây ngoan cố của những ma thuật được cứu sống.

 

II

 

NHỮNG CON BÒ ĐỰC BỊ THIẾN MÀU ĐEN  

 

Nước nói thầm vào tai bầu trời.

Những chú bò đực bị thiến, các chú đã vượt qua không gian thiên niên kỷ,

Từ bóng tối của đá tảng tới những vuốt ve của không khí.

 

Tay thợ săn đuổi theo các chú, kẻ thiên tài nhìn các chú,

Tôi yêu niềm đam mê của chúng, từ bờ sông rộng của tôi!

Và phải chi tôi có được những con mắt của chúng, trong khoảnh khắc tôi hy vọng?

 

III

 

CON QUÁI VẬT KHÔNG THỂ ĐẶT TÊN

 

Con quái vật không thể đặt tên chặn lối của cả đàn, như một anh hề khổng lồ.

Tám lời nhạo báng làm thành nữ trang của nó, phân chia sự điên cuồng của nó.

Con quái vật nhiệt thành phun lửa vào trong không khí quê mùa.

Những cạnh sườn nung núc và trễ xuống của nó thật đau đớn, sắp xả rỗng thai nghén của chúng ra.

Suốt từ móng cho đến cặp sừng vô dụng của nó, nó bị mùi hôi thối bao phủ.

 

Thế rồi hiện ra với tôi từ cái cột của [động] Lascaux, người mẹ hóa trang quái dị,

Sự khôn ngoan nơi những con mắt đẫm lệ.

 

IV

 

CON NGỰA NON VỚI CÁI BỜM TOẢ KHÓI

 

Ngươi đẹp đẽ biết bao, hỡi mùa xuân, hỡi ngựa,

 

Sàng quétbầu trời bằng cái bờm của ngươi,

Phủ lau sậy bằng bọt dãi!

Tất cả tình yêu chứa trong ngực ngươi:

Từ Nữ Hoàng Trắng của Phi Châu

Tới Nàng Madeleine trong gương,

Thần tượng chiến đấu, ân sủng trầm tư.

 

BUỐT LẠNH

 

Cái phần không bao giờ được xác nhận, nằm ngủ trong chúng ta, từ đó sẽ phun ra NGÀY MAI CỦA BỘI SỐ.                                                                                                                                      

Tuổi của tuần lộc, nghĩa là tuổi của hơi thở. Ôi cửa kính, ôi sương đọng, thiên nhiên bị chinh                                                                                 phục, bên trong nở hoa, bên ngoài bị hủy hoại!

Là những kẻ vô ưu, chúng ta khát khao và làm trở ngại chính thiên nhiên và con người. Tuy vậy, khủng bố, phía trên đầu chúng ta,  khi mặt trời đi vào trong dấu hiệu của kẻ thù của nó.                       

Cuộc chiến chống lại sự tàn bạo phàm tục, than ôi, chỉ là lời cầu đảo của con kiến được chắp cánh. Nó có sẽ là những động cơ thúc đẩy của chúng ta không?

Dưới mặt trời mùa đông một vài bó cành được buộc lại và ngọn lửa của tôi bên bức tường.

Trái đất nơi tôi thiếp ngủ, không gian nơi tôi thức giấc, ai là kẻ sẽ tới khi em không còn ở nơi đây? (cái anh sẽ trở thành là của hơi nóng hầu như bất tận).

 

BỐN THỨ QUYẾN RŨ

 

I.

 

BÒ RỪNG 

 

      

Không bao giờ là đêm tối khi ngươi chết,

Viền quanh với bóng tối la hét,

Mặt trời nơi hai điểm giống nhau.

 

Quái vật của tình yêu, chân lý trong lưỡi gươm,

Cặp đôi duy nhất thọc dao giữa hết thảy.

 

II

 

CÁ HỒI

 

Bờ xụp lở thành vòng đeo cổ

Để lấp đầy cả tấm gương,

Sỏi nơi con thuyền bập bẹ

rằng giòng nước rút đi và dâng lên,

Cỏ, cỏ luôn vươn dài,

Cỏ, cỏ chẳng bao giờ được ngơi nghỉ,

Sinh vật của chúng ta sẽ trở thành gì

Trong những trận bão trong suốt

Nơi trái tim nó xô đẩy nó?

 

III

 

RẮN

 

Hoàng tử của ý nghĩa trái nghịch, kẻ huấn luyện tình yêu của tôi

Xoay quanh Chúa tể của nó kẻ tôi ghét bỏ vì chỉ có

Trấn áp mập mờ hay hy vọng phong phú.

 

Đền bù cho màu sắc của ngươi, hỡi rắn xiểm nịnh,

Dưới lớp gỗ phủ, và trong mỗi nhà.

Dọc theo đường nối ánh sáng với sợ hãi,

Ngươi giả đó trốn chạy, hỡi rắn bên lề!

 

IV

 

CHIM TRIỀN TRIỆN

 

      

Tro tàn sắp tắt của bầu trời và hơi ấm đầu ngày,

Nó vẫn lẩn lút trong ban mai và ca hát trái đất giao động,

Chuông nhạc bậc thầy của hơi thở của nó và tự do tới đâu thì tới.

 

Là kẻ quyến dụ, khi bị giết chết hẳn nó phải sững sờ.

 

*Lascaux là một dãy hang động núi nằm kế bên làng Montignac vùng Tây-Nam nước Pháp. Trên vách những hang động này có khoảng 600 bức tranh khắc họa những súc vật như ngựa, bò rừng... Lascaux được tình cờ khám phá vào năm 1940 do bốn đứa con trai rủ nhau lên chơi núi Lascaux. Khi con chó chúng dắt theo bị sụt xuống một cái hố Rascel Mavidat, một trong bốn đứa muốn cứu con chó, đã khoét rộng miệng hố để chui xuống và ba đứa kia cũng xuống theo. Chúng nhìn thấy trên vách động những bức tranh thú vật tuyệt đẹp và hôm sau kể lại với thầy giáo. Đường vào động Lascaux được khai thông cho công chúng vào năm 1948 nhưng vào năm 1963 chính quyền không cho công chúng vào xem vì sợ hơi người sẽ làm hư hại những bức tranh trong động. Người ta ước tính những bức tranh này được vẽ trong khoảng từ những năm 17000 tới 15000 trước Công nguyên. Những bài thơ về Lascaux của René Char được trích dịch với mục đích qui chiếu khi nói về bài La Bête de Lascaux của Maurice Blanchot viết về Char.

 

(còn tiếp)

 

đào trung đạo    

      

      

  http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2016