đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(28)

 

                       Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28,

 

Giải thích đoạn thơ thượng dẫn Aris Fioteros cho rằng trong bài bi ca này Hölderlin không hoài tưởng về một cội nguồn như một chuyển động được chăng hay chớ hướng về một cái “đă tàn lụi” trong “linh hồn không có kinh nghiệm” của “kẻ đui mù nhất”. Tính chất đui mù đặc biệt này của sông Danube thời trẻ và những đồng môn thần linh của nó nằm ở sự ham muốn ban đầu chuyển dịch “về hướng Á châu” trong khi sự thiếu kinh nghiệm của nó nơi khuôn diện của một sinh mệnh chỉ có thể được thực hiện tuần tự. Thế nên thai đố/lời bí ẩn (riddle) về nguồn cội vẫn cứ là một bí ẩn. Aris Fioteros viết: “Thay v́ chuyển ngược về nguyên do của chúng [Danube trẻ và những đồng môn thần linh của nó] – một chuyển vận cũng bất khả như sự xoay ngược thởi gian – nên chúng chỉ thể làm cho ḿnh xa rời nguồn hơn trong niềm hy vọng trở thành cái chúng dường như không c̣n là như vậy hay nhận ra chúng là thế, tức là thủ đắc “sinh phần”. Tuy nhiên sự kiện chúng không biết đi về đâu là một “sai lầm” đă đem lại cho những linh hồn thiếu kinh nghiệm của chúng – một “cái đă được cho sẵn,” nói thế khác, đánh dấu khởi đầu của sự vô tri của chúng.”(164) Aris Fioteros lập lại nhận định của Paul de Man (165) rằng như vậy tuyên bố “lời bí ẩn xuất phát một cách thuần túy” lại có một nghĩa khác nữa, không những chỉ nói rằng nơi nguồn thuần túy Danube ban đầu dường như cố gắng định hướng một cách vô ích, rằng lời bí ẩn đă phát xuất một cách hoàn toàn thanh khiết mà c̣n chỉ ra rằng tính chất đảo ngược thuộc về cái làm cho ngôn ngữ của thi ca, trong khi luôn luôn trong “sự lầm lẫn,” nhất là khi phát biểu như một trường hợp của sự mở ra không theo đường thẳng của sự nhận biết trong thời gian  (non-linear unfolding of cognition in time.) Do đó bản văn không xác quyết sự hiện hữu của một kinh nghiệm siêu vượt nằm bên ngoài tầm với của ngôn ngữ nhưng đúng ra tính chất đảo ngược phủ nhận khả tính của kinh nghiệm vượt quá ngôn ngữ (the possibility of extralinguistic experience) này cho thấy bài thơ của Hölderlin phải được hiểu rộng ra như việc đặt thành vấn đề xem những kiểu mẫu qui chiếu nào tùy thuộc vào một khả tính thông dịch (translatability) giữa thực tại tự nhiên và thực tại ngôn ngữ. Aris Fioteros cho rằng trong bài “Der Rhein” “sự lầm lẫn” không phải xảy ra như kết quả của không có kinh nghiệm mà “đă có sẵn” (given) trong linh hồn của “kẻ đui mù nhất” đánh dấu khoảnh khắc khai sinh cũng như đánh dấu tính chất thuần túy, và việc đi ḷng ṿng hay không định hướng trong không thời gian là điều kiện của khả tính của sự nhận biết: “Tính chất quay ngược lại của lời tuyên bố tối nghĩa của Hölderlin như vậy nhắm tới việc sắp xếp có tính cấu trúc của ngôn ngữ như yếu tố chắc chắn nhất trong đó sự vắng mặt của chiều hướng rơ ràng có thể được quan nhận. Rằng tính chất quay ngược lại này không đưa chúng ta trở lại với lời bí ẩn ngoại ngôn hay sự bí ẩn của một nguyên nhân sau cùng hay sự qui chiếu, nhưng đúng ra cuốn ngược chúng ta trở lại trên chính ngôn ngữ, như phương tiện của lầm lạc, là sự bí ẩn riêng biệt mà bài thơ của Hölderlin buộc chúng ta phải xét tới.” (166)

         Tính chất thuần túy được khẳng định trong câu thơ Ein Räthsel ist Reinentsprungenes là đáng nghi ngờ, theo Aris Fioretos, dù cho chính nguồn gốc có thể vẫn thuần túy và lời bí ẩn trong bài “Der Rhein” lập ra một phạm vi thiêng thiêng tư tưởng không thể tiếp cận bởi phạm vi này nằm ngoài thời gian tính, và dù ngôn ngữ dường như có được coi như phương tiện của tính chất thuần túy của nguồn gốc. Hơn nữa, không chỉ lời bí ẩn thuộc về phạm trù dạng thức tu từ với một xu hướng riêng biệt cho sự tối nghĩa nhưng câu xác quyết lại được hoàn thành qua một cách dùng từ có nghĩa kép mập mờ đùa cợt (pun) – rein và Rhein – trong câu thơ này một cách  táo bạo và đáng ngờ. Chính ngôn ngữ được hiểu ngầm là phương tiện dành riêng cho tính thuần túy hóa ra lại không là ǵ khác hơn là sự thuần túy v́ vậy hậu quả dẫn đến lời bí ẩn được cho là phát sinh một cách tinh khiết phải được đặt thành câu văn một cách làm ô nhiễm sự trong sạch ngôn ngữ của chính nó. Để chứng minh ṿng luẩn quẩn của việc chơi chữ trong câu thơ, buộc người đọc t́m hiểu nghĩa từ Reinentsprunggenes theo cách khác hơn cách bản văn muốn người đọc hiểu, trong khi thực ra người đọc lại thấy đó là một cách nói của cách nói (figure of figure). Ở đây Aris Fioretos đưa ra tranh biện với Paul de Man về lối giải thích “lời bí ẩn.” Nếu dùng phân biệt cùa Paul de Man giữa lời bí ẩn (riddle) và bí ẩn (enigma) vào bài “Der Rhein” ta sẽ phải đọc từ Räthsel trong câu thơ Ein Räthsel ist Reinentsprungenes như một lời bí ẩn, nhưng câu nói trong đó có từ này lại là một sự bí ẩn. Nghĩa là, lời bí ẩn thuần túy xuất phát trong bài thơ này che dấu, nói như de Man “một câu trả lời rơ rệt được biết ngay từ lúc đầu,” một nguyên do tối thượng đă được bảo là nằm trong một “dạ con thiêng liêng,” sản sinh một bản văn tŕ hoăn câu trả lời để cung cấp một tự sự của thành quả thông diễn giống như cách chính con sông khi tách xa nguồn của nó để đi t́m một sinh phần có thể “kiện toàn” sinh phần này. Paul de Man cho rằng lời bí ẩn này “tự nó không phải là không thể hiểu được nhưng tạm thời được che dấu khỏi sự hiểu biết bằng một dụng cụ ngôn ngữ, đến lượt nó dụng cụ này chỉ có thể được đọc ra bằng một thao tác ngôn ngữ khác.” Như vậy ta có thể suy ra rằng dụng cụ ngôn ngữ này, thay v́ tạo nên một thai đố/lời bí ẩn sau cùng có thể qui ra sự hiểu biết bằng cách cho nó một cái được chỉ nghĩa (signified) phải là một khâu của tính chất phức tạp không thể giải quyết của bản văn này như một trường hợp về sự khó xử ngôn ngữ (linguistic predicament) Paul de Man trong quyển Allegories of Reading thường gọi là “bí ẩn”. Thế nên bản văn của Hölderlin dường như là cũng nghịch lư như sự bí ẩn của thai đố/lời bí ẩn (enigma of riddle).

         Để kết luận Aris Fioretos cho rằng lời bí ẩn trong bài thơ của Hölderlin đưa ra hứa hẹn một câu trả lời bằng cách kể lại câu truyện sông Danube chuyển từ một sự bí ẩn tới một sinh phần hoàn toàn được ư thức này bị làm cho thêm phức tạp bởi sự bí ẩn bản văn tạo nên do cách nói nghĩa kép (pun) hai từ Rheirein. “Sự bí ẩn thứ nh́ này “làm bẩn” cách nói nghĩa đôi một cách khá thú vị: ngược lại với cách dùng pun thông thường, cách này đổi nghĩa bằng sự thay đổi cách biểu đạt, pun của Hölderlin không diễn ra như âm thanh. Một sự chuyển nghĩa chỉ xảy ra bằng cách chơi tùy tiện chỉ một một chữ, hay sự ghi vào tính chất vô âm nhất của những dấu chỉ từ vựng, phụ âm h. Johann Georg Hamann (gần như cùng thời với Hölderlin) cho rằng có sự gần gũi giữa phụ âm này với từ Hauch (hơi thở). Khi chỉ ra sự khác biệt không nghe thấy được trong một sự đồng nhất đơn âm th́ điều này dường như dẫn tới tinh thần thuần túy của chữ. “Không bị chôn dấu về ngữ nghĩa, cũng không bị che khuất một cách tu từ, không ở nơi Hölderlin hay về vấn đề này nơi Celan, sự bí mật của bí ẩn này tuy hoàn toàn hiển nhiên nhưng lại không thể tiếp cận đối với bất kỳ việc đào bới thông diễn muốn  đưa ra ánh sáng từ những tầng ngữ nghĩa nào. Thế nên chẳng là điều đáng ngac nhiên rằng “Ngay bài ca có thể cũng khó mà phơi mở nó,” như bài thơ tiếp tục tuyên bố, bởi chữ h không có hơi thở trong từ Rhein chỉ được chôn dấu trong tinh chất không thuần túy của một âm tiết có tiềm năng không rơ rệt, Rein-, trong đó nó không thể được tri nhận khi được phát âm, nhưng chỉ được đọc như một sự khác biệt ẩn náu nó tạo ra do ghi chép. Ngược lại với chữ h bật âm trong động từ enthüllen, nghĩa là “phơi mở,” động từ này một cách chính xác không bị ẩn dấu khi nói nhưng được phơi mở, chữ h này là sự im lặng thuần túy xảy ra giữa chữ rein trong từ Rein-, được chuyển nghĩa theo những kiểu cách/cọ ngữ học không thuần túy nhất. Như thế nó hướng dẫn chúng ta tới bí ẩn đó của ngôn ngữ mà Adorno, trong một ghi chú của ông ta về một lư thuyết nghệ phẩm bí ẩn, nói một cách bóng gió rằng nó là một cái ǵ đó đă phát sinh nhưng cũng đă trốn biệt.”

         Trở lại với mối tương quan giữa bài “Der Rhein” của Hölderlin và bài “Tubingen, Jänner” của Celan: Chuyển vận trong bài thơ thứ nhất được mô tả bằng những ngôn từ lịch sử nguồn gốc (genetic historical terms) như một sự phát triển trong không thời gian đă bị phá hủy bởi phương tiện biểu đạt, trong phương tiện này sinh phần cũng dần dần tiến tới nhận thức. Lời bí ẩn của bài thơ đặt cơ sở trên một nguyên lư về chiều sâu và bề mặt cũng được lấy làm chủ đề của bài thơ nên có thể luôn luôn được đem ra diễn giải. Thế nhưng, bí ẩn của bài thơ lại không cho phép một diễn giải như vậy. Bí ẩn này chứng tỏ ngôn ngữ tạo nên câu truyện về hướng chảy của gịng sông và về sinh phần của nó làm bại hoại những chuyển nghĩa nguồn gốc (genetic trophes) tiện dụng trong thao tác thông diễn. Tuy chủ đề này trong “Tübingen, Jänner” được viết lại nhưng theo một cách không thể cho là lập lại lời Hölderlin. Ngược lại bài thơ của Celan dường như ưu tiên đặt trọng tâm trên những nét bí ẩn của bài “Der Rhein”. Rơ ràng tựa đề “Tübingen, Jänner” đặt bản văn trong không thời gian, lôi kéo sự chú ư của người đọc về những chi tiết nhấn mạnh: những âm câm (umlauts) bày ra đầy rẫy trong bài thơ. Aris Fioretos chỉ ra chữ üä trong tựa đề luôn được dùng lại suốt trong bài thơ nhất là trong những từ nói về hành động tiềm ẩn ở những động từ khẩn cầu (subjunctive verbs) như käme trong các câu 12, 13, và 14, dürfte trong các câu 16 v2 19, và spch trong câu 17. Động từ khẩn cầu  đánh dấu một hành động có thể xảy ra, những động từ này làm tái hiện tính chất thuần túy nổi trội trong bài thơ của Hölderlin tuy trong bài thơ này không hề có sự khẩn cầu. Thế nên việc dùng những chữ và từ nói trên biến bài “Tübingen, Jänner” không là ǵ khác ngoài là một bài thơ được viết bằng đặc ngữ thuần túy (pure idiom).

         Aris Fioretos cho rằng những âm câm dường như chỉ ra rằng một cái ǵ đó đă xảy ra trong việc di chuyển từ bản văn này sang bản văn kia. Cái xảy ra đó chính xác phải vẫn là giả thiết, cho là như vậy, v́ động từ được dùng ở thời giả định nhưng chỉ thể được hiểu bằng cách “giải đối tượng hóa” (deobjectivation) do Hugo Friedrich đề nghị như một đặc trưng của thi ca hiện đại, nhất là thi ca thuần túy (poésie pure) của Mallarmé. (168) Những âm câm trong bài “Tübingen, Jänner” đúng ra nói lên một câu truyện đẳng lập (paratactic story) về  cái ǵ sẽ xảy ra nếu như “một người” đi “vào thế giới” của “hôm nay,” Fioteros diễn giải “Không chỉ sự sáng suốt/tỏ của biểu đạt dường như đă trải qua sự thay đối mạnh mẽ so với bài bi ca của Hölderlin (với sự tự tin bột phát trong tính bền vững của [động từ] biểu thị của nó), nhưng tính chất mù quáng thay v́ sự sáng suốt của thị giác cũng ngự trị. Sự tối tăm thị giác này là một cái ǵ đó xảy ra trong sự chuyển di đồng nhất tới một tính chất tối tăm thị giác trong câu thơ mở đầu, được định tính bởi sự bạo động mù quáng.”(169) Như vậy ta thấy có sự đảo ngược kiểu mẫu nhận nhận thức bài “Der Rhein” nếu không phải về cấp độ mô tả th́ cũng về cấp độ h́nh dung. Cả hai đảo ngược này đều có dụng ư nghiêm chỉnh nhất là về mặt lịch sử trong bài thơ của Celan v́ nếu như hôm nay một người đi vào thế giới th́ hắn hẳn được sinh ra ở chỗ kết thúc cuộc đời hắn, nghĩa là hẳn đă có một lịch sử cá nhân ở đằng sau. Ngoài ra con người đi vào thế giới đó của Celan cũng là một kẻ “ấp úng,” nhưng dây không phải là sự ấp úng của một đứa trẻ không có kinh nghiệm ngôn ngữ, tuy đó là một chuỗi âm thanh bất tận vô nghĩa nhưng lại chuyên chở sức nặng của kinh nghiệm không thể được biểu đạt. Nguồn gốc của kinh nghiệm này dường như nằm ở sự đánh mất ư nghĩa bản thân, nguồn gốc này lại được cho là song song với sự đánh mất chức năng dung tượng (representational function) của thi ca. Và theo Paul de Man, chức năng này hoàn toàn bị ảnh hưởng âm thanh chiếm chỗ. Aris Fioteros cho rằng “ Song le ngược lại với [Hugo] Freidrich giả định, sự sụp đổ mô phỏng này không đưa đến sự chấm dứt qui chiếu hay ư nghĩa nơi Celan. Trái lại, dung mạo ấp úng của hắn ta được biểu đạt bằng những lập lại và những câu nói vô nghĩa, chúng thay v́ từ chối hắn tính chất dung tượng, lại biến hắn thành một dung mạo mẫu mực của sự nhân đôi và đoạn rời.” (170)

         Về chuyển vận của gịng sông cũng có sự đảo ngược: Trong khi ở bài thơ “Der Rhein” Hölderlin kể lại ư thức của gịng sông Danube phát xuất từ những vực sâu thẳm của dăy núi Alps (khúc thuộc về Thụy sĩ) và mở ra dần dần trong không gian và thời gian, sức mạnh và ư nghĩa tăm tối của nó nhận được xung lượng tương tự như cách thế ư nghĩa được khai mở từ những chiều sâu ư nghĩa của ngôn ngữ, sự mô phỏng nằm ở chỗ sự tùy thuộc của bản văn trên mối tương quan giữa chủ đề và tự sự. Ngược lại trong bài “Tübingen, Jänner” của Celan chuyển vận này lại là một chuyển vận siêu h́nh, về không gian là một nỗ lực nổi lên bề mặt từ vực sâu, về thời gian là sự nhận được nguồn gốc một cách bí hiểm để ư thức sinh mệnh trọn vẹn. Theo Aris Fioretos, thay v́ sự không trong sáng tăng dần, dù cho là bí ẩn, thay v́ trong sáng của sức mạnh ngôn ngữ được cung cấp cho chúng ta, th́ chúng ta lại được Celan cung cấp một chuyển vận ngôn ngữ dẫn đến tính chất mù ḷa (blindness). Hơn thế nữa, tính chất mù ḷa này hoàn toàn không có chủ v́ câu thơ đầu tiên không có chủ từ, và câu thơ không có chủ từ này tràn sang câu thơ kế tiếp, trong khi ở khổ 7 bài “Der Rhein” Hölderlin viết “không bao giờ, không bao giờ nó quên điều đó” th́ trong bài thơ của Celan lại không có kẻ nào làm trung gian của kư ức này, nên có thể nói chính ngôn ngữ hồi ức và cái được hồi ức là câu Hölderlin đề tặng “Isaac von Sinclaire” – tức là lịch sử văn chương – nhưng dù cho ngôn ngữ có hồi ức chi tiết trong quá khứ này đi nữa bài thơ của Celan vẫn giữ lại tính chất của người khác của chi tiết này chứ hoàn toàn không được nhập vào bản văn. Aris Fioretos vốn là học tṛ của Derrida nên cho rằng “tính chất trích dẫn” này làm cho ngôn ngữ có tính lịch sử. Câu thơ “Besuche ertunkener Schreiner bei/diesen/tauchen Worten/ Các cuộc thăm viếng những thợ mộc chết đuối/những/Từ lặn ch́m” chỉ ra lúc quan trọng nhất của việc đảo ngược. Những từ Celan sử dụng là những từ lặn sâu xuống nước và những đoạn rời kư ức nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Theo Aris Fioretos “Mặt nước này gắn kết với Erinnerung [câu thứ 6], hay kư ức nhập nội, như một khoảnh khắc của hồi tưởng cố gắng đưa vào một cách tượng trưng cái thuộc về một thời gian có trước – cũng như con sông Danube (được nói trong bài thơ của Hölderlin rằng “nó sẽ không bao giờ, không bao giờ quên quá khứ của nó”) mang trong chính nó nguồn gốc bí ẩn từ đó nó từng xuất phát. Kỳ quặc là ở chỗ Erinnerung của Celan được liên kết không phải với chiều sâu không thể lường của nước – chỗ chứa đựng ư nghĩa từ đó thi ca trào dâng cảm hứng một cách điển h́nh – nhưng một cách minh nhiên với bề mặt của nó, như vậy Erinnerung của ông ta lấy cái tính chất thường được gán cho Gedächtnis, cái kư ức kỹ thuật đă làm cho Paul Valéry kẻ khốn khổ có thể, chẳng hạn, vốn không thể nhớ được bất kỳ bài thơ nào, lại nhớ được những bài thơ lạ lùng của Mallarmé.”(171)   

.

 

            __________________________________________

       (164) Sđd trang 309: Rather than moving backward toward their cause – a movement as impossible as rewinding of time – they can only distance themselves further from it in the hope of becoming what they seem no longer to be or realize they are, thus acquiring “destiny.” Yet the fact that they do not know where to go (daß sie nicht wissen wohin) is an “error” (Fehl) imparted to their inexperienced souls (In die unerfahrne Seele gegeben) – a “given,” in other words, marking the date of the inception of their ignorance.

(165) Paul de Man, The Riddle of Hölderlin trong Critical Writings 1953-1978,University of Minnesota Press 1989 trang 198-213.

(166) Aris Fioteros, Nothing trong Word Traces trang 309-310: The reversibility of Hölderlin’s gnomic statement thus points to the structural ordering of language as the most certain element in which the absence of clear direction may be observed. That this reversibility no longer returns us to the extra linguistic riddle or mystery of an ultimate cause or reference, but rather folds us back on language itself, as the medium of erring, is the particular enigma that Hölderlin’s poem forces us to consider.

(167) Sđd trang 311: Neither semantically buried nor rhetorically veiled, either in Hölderlin or for that matter in Celan, the secret of this enigma is completely evident yet inaccessible to any hermeneutic excavation which would desire to bring it into light out of the semantic depths of language. It is no wonder that “Even song may hardly disclose it,” as the poem goes on to say, since the nonaspirated h in Rhein is only buried in the impurity of a potentially ambiguous syllable, Rein-, in which it cannot be perceived when it is articulated, but only read as the elusive difference it makes by inscription. In contrast to the  aspirated h in the verb enthüllen, “disclose,” which is precisely not hidden when spoken but disclosed, this h is the pure silence occurring between r and ein in Rein-, troped in the most impure of linguistic mannerisms. It directs us, then, to that enigma of language of which Adorno, in his notes toward a theory of the hermetic work of art, allusively says that it is something that has originated but also absconded (Entsprungenes.)

(168) Hugo Friedrich, Die Sruktur der modernen Lyrik (1956), The Structure of Modern Poetry (bản Anh văn của Joachim Neugroschel, Northwestern University Press 1974) trang 103.

(169) Aris Fioteros, Nothing…trang 312: Not only does the clarity of articulation seem to have undergone drastic change in comparison with Hölderlin’s hymn (with its spontaneous confidence in the stability of the indicative), but blindness rather than clarity of sight seems to reign as well.

(170) Sđd, trang 313: In contrast to Friedrich’s assumption, however, this mimetic collapse does not bring an end to reference or meaning in Celan. On the contrary, his babbling figure is articulated by repetitions and anacoluthons which, rather than denying him representationality, turn him into an exemplary figure of doubling and fragmentation.

(171) Sđd, trang 314: This surface is linked to Erinnerung, or interiorizing memory, as an instance of remembrance that symbolically tries to incorporate that which belongs to temporal anteriority – like the Rhine (of whom it was said in Hölderlin that “he will never, never forget” his past) carries within itself the riddling origin out of which it once sprung. Oddly, the, Celan’s Erinnerung is associated not with the unfathomable depth of waters – that reservoir of meaning from which poetry archetypically wells up its inspiration – but explicitely with its surface. His Erinnerung thus takes on the character usually ascribed to Gedächtnis, that technical memory which made it possible for the miserable Paul Valéry, for example, unable to commit to memory any poetry, to memorize the strange poems of Mallarmé.

 

(c̣n tiếp)

 

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2016