đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(17)

 

 

ĐỌC THƠ PAUL CELAN

 

  Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17,  

       Quá khứ của những người đă nằm xuống là vô-hữu (non-being) đă trở thành hữu/hiện diện bằng kư ức về họ và bài thơ, lời nói xuyên qua đêm tối mong mỏi sẽ tỏa sáng hướng về họ, đi tới những con mắt đẫm lệ này được Celan viết ở cuối khổ V và bắt đầu cho khổ VI. Mệnh lệnh “đi tới” theo Szondi  là mệnh lệnh gửi tới con mắt của những người đă chết căn cứ trên những câu thơ mở đầu khổ II: “Etwas/lag zwischen ihnen. Sie/sahn nicht hindurch./Sahn nicht, nein,/redeten von/Worten./ Nhưng có một cái ǵ đó/thiếp lặng giữa họ. Họ không ngó qua./ Không nh́n, không,/nói/ những lời.” Khổ VI mô tả cái ǵ xảy đến với họ khi lời đi tới họ vào lúc họ tỉnh giấc và sẵn sàng làm điều đ̣i hỏi họ làm là đi theo con đường của họ xuyên qua quá khứ để t́m kiếm thực tại không c̣n là vô-hữu không lời (wordless nonbeing). Chuyển vận tiến tới này không phải là chủ đề của bài thơ mà chính là chuyển vận của bài thơ, bài thơ không phải là dung tưởng (representation) về thực tại mà chính nó là thực tại.

       Khổ VI – khổ thơ dài nhất trong cả bài được Szondi dành nhiều chú giải nhất – khổ này của bài thơ theo Szondi không là ǵ khác hơn sự sáng tạo thế giới qua ngôn ngữ. Chính v́ vậy đoạn thơ đầu của khổ này trích dẫn Democritus và Dante.

 

Orkane.

Orkane, von je,

Partikelgestöber, das andre,

du

weißts ja, wir

lasens im Buche, war

Meinung.

Băo táp.

                        Băo táp, từ bao lâu

                        những trận băo hạt, cái c̣n lại

                        như ngươi

                        biết, như chúng ta đă

                        đọc trong một quyển sách, là

                        ư kiến.

      

Theo Democritus, thế giới cũng như mọi vật và mọi hữu chứa đựng trong đó là hậu quả của sự “hỗn tạp” (Gestöber) những nguyên tử cùng với khoảng trống không tạo ra nền tảng của vũ trụ “ngoài ra chỉ là ư kiến”. Celan cho rằng “ư kiến” tầm bậy này trở thành vô-hữu chúng ta đă nói về, “nói về lời” (speaking of words) như trong khổ II chẳng đưa đến kết quả ǵ. Szondi chú ư tới khoảng tách rời nơi nhấn mạnh đến những từ/lời sự quan trọng sẽ trở nên rơ ràng ở đoạn thứ nh́ của khổ VI với những từ “du/ngươi,” “wir/chúng ta,” “war/đă là,” và “Meinung/ư kiến.” Sự kết hợp những yếu tố này ở đoạn 2 khổ II cho phép chúng ta đề nghị một cách đọc cụm từ “war Meinung/đă là ư kiến” ở đoạn 2 khổ VII:

War, war

Meinung. Wie

faßten wir uns

an – an mit

diesen

Händen?

Đă là, đă là

                        ư kiến. Làm thế nào

                        chúng ta nắm bắt

        nắm bắt bằng

                        những

                        bàn tay này?

 

Ở đây cái chỉ là ư kiến, nghĩa là ngôn ngữ không có thực tại, được đặt đối nghịch với thực tại vật lư của việc chạm/nắm tay, của những thân thể và khi tiếng nói đặt câu hỏi làm sao có thể như thế được là điều không được/thể giải thích. Thế nhưng đoạn thơ này cho thấy hữu thể/người sẽ đóng vai tṛ trong việc sáng tạo thế giới qua ngôn ngữ với sự giúp đỡ của kư ức của họ là nhiệm vụ không chỉ chĩu nặng trên vai họ mà c̣n trên chính bài thơ nữa. V́ thế vấn đề không c̣n là “những hạt”, những nguyên tử như ở đoạn 1 khổ VI nhưng chúng là một chỉ dấu xôn xao của tiếng nói tự hỏi làm sao để sự va chạm/nắm bắt của những bàn tay có thể xảy ra. Nói đúng hơn sáng tạo ở đây là tái-tạo (recreation) trong diễn tiến đọc bài thơ. Trong khổ IV bài thơ nói về “ngón tay lần ṃ sờ soạng trên dưới quanh co” trong kinh nghiệm chấn thương giúp cho những bàn tay cài vào nhau cầu mong để triệu dẫn một vũ trụ mới. Con đường của lời đă “đi tới con mắt đẫm lệ” trong khổ V, con đường của những người mắt đẫm lệ đă tự ḿnh đặt ra nhiệm vụ này lại không phải là con đường đă phải đi như trong hai đoạn 3 và 4 của khổ VI chỉ ra:

Es stand auch geschrieben, daß.

Wo? Wir

taten ein Schweigen darüber,

giftgestillt groß,

ein

grünes

Schweigen, ein Kelchblatt, es

hing ein Gedanke an Pflanzliches dran –

grün, ja,

hing, ja,

unter hämischem

Himmel.

An, ja,

Pflanzliches.

 

Cũng đă được ghi chép, rằng.

                        Nơi đâu? Chúng ta

                        đă đặt lên trên đó một sự im lặng,

                        mênh mông thinh lặng ở giữa, được tẩm độc, lớn

                        một

                        sự im lặng

                        màu lá mạ, một đài hoa, ở đó

                        có gắn một ư tưởng thảo mộc –

                        xanh rêu, vâng

                        có gắn, vâng

                        dưới bầu trời, vâng

                        xấu.

 

                        Được gắn, vâng

                        như thực vật

 

Giải thích sự kiện phần trích dẫn trên không c̣n giữ ngôn ngữ âm nhạc mà quay sang sử dụng diễn ngôn thi ca bí ẩn Szondi viết: “Những thiên đường là “đầy hằn học” bởi những thiên đường đă không đạt tới mục tiêu của chúng. Thay v́ thủ đắc thế giới (nghĩa là, hiện hữu) và sáng tạo một thế giới mới của thiên đường trong thời khác chung cuộc “không có chị em” th́ thiên đường lại đưa vào “một niềm im lặng.” Thêm một lần nữa quá khứ bị nén tiếng. V́ lư do ǵ? Thi sĩ không nói ra, và, như việc đọc ba đoạn thơ này của chúng ta cho thấy, bài thơ giờ đây lại, không giống như những khổ thơ trước, tự nó rời xa khỏi ngôn ngữ âm nhạc và đi theo một diễn ngôn bí ẩn truyền thống hơn. Đồng thời, việc đọc của chúng ta hầu như chính nó, bất chấp ư hướng của chúng ta, đă bắt đầu quay trở lại kiểu chú giải dài ḍng theo từng hàng chữ, [tức là] giảng văn. Thế nhưng vẫn chỉ chính bàn văn cho phép chúng ta giải thích tại sao sự thất bại này đă xảy ra – sự tập hợp trong đó người ta t́m thấy “ư tưởng về thực vật” và “niềm im lặng màu xanh lá mạ” mà ư tưởng gắn kết vào. Hai đoạn thơ sau đây của khổ VI chỉ ra một khả hữu tính khác, phản đề của cây im lặng.”(83) Hai đoạn thơ đó là:

Orkane, Par-

tikelgestöber, es blieb

Zeit, blieb,

es beim Stein zu versuchen – er

war gastlich, er

fiel nicht ins Wort. Wie

gut wire es hatten:

 

Körnig,

körnig und faserig. Stengelig,

dicht;

traubig und strahlig; nierig,

plattig, und

klumpig; locker, ver-

ästelt –  : er, es

fiel nicht ins Wort, es

sprach,

sprach gerne zu trockenen Augen, eh es sie schloß.

 

Băo táp, hỗn mang, cuộn-

                        xoáy những hạt, vẫn là

                        thời gian, vẫn t́m

                        bên đá – đá

                        vẫn ân cần, đá

                        không cắt ngang lời.

                        cơ may chúng ta đă có:

 

                        nổi hạt,

                        nổi hạt và có xơ. Trơ cuống,

                        đầy đặn;

                        bó lọn và sáng rỡ; nổi cục,

                        nhẵn lỳ và

                        bón cục; hổng lỗ, chia-

                        nhánh – nó, cái đó

                        đă không cắt ngang lời, cái đó

                        nói,

                        cái đó tự nguyện nói với những con mắt khô khốc trước khi khép chúng lại.


Theo Szondi “đá” ở đây đối nghịch với “thảo mộc,” “mắt khô ráo” với “mắt đẫm lệ,” từ/lời với “im lặng” nhưng chúng ta vẫn không biết tạo sao đá lại có những khả năng thế giới hữu cơ không có, một sự từ chối kiến thức khoa học của thi ca. Chuyển vận của hai đoạn thơ này và của những đoạn kế tiếp cho thấy chúng trùng hợp nhau và sự trùng hợp này dẫn tới một nỗ lực mới để thiết lập một thuyết về nguồn gốc vũ trụ (cosmogony) ở đầu khổ VI đoạn thứ 5 (“Orkane, Par/ tikelgestöber”). Chúng ta được cho biết nỗ lực này tạo thành chuyển vận của bản văn nhưng đó là một trong nhiều nỗ lực không phải là chủ đề của chính bài thơ v́ “es blieb/ Zeit,/ blieb,es beim Stein zu versuchen/vẫn có/Thời gian/ cho một nỗ lực với đá.” Thời gian nỗ lực với đá này dường như thành công:

 

Sprach, sprach.

War, war.

Nói, nói.

Đă, đă.

 

Diễn giải hai câu thơ này Szondi cho rằng giọng điệu đă khô khan trở lại như những đoạn thơ trước không những chỉ đặt tên cho chủ đề mà c̣n biểu lộ chủ đề qua cách viết tường thuật và xác định sự thành công của lư thuyết về vũ trụ mới này nữa như việc nói ngắn gọn hơn điều đă nói rằng: “hắn [tức là đá] đă không cắt ngang lời nói, hắn đă thực muốn nói với những con mắt khô và rồi vuốt khép chúng lại,” và “đá đă ân cần.” Việc lập lại hai lần “Sprach, sprach./War, war” xác định “cái ǵ đó” [khổ II] “nghe thấy được” [khổ III] này và rằng “ngón tay” lần ṃ sờ soạng từ trên xuống duới, ṿng quanh [khổ IV] thử đi vào và đă tới mục tiêu của nó. Như vậy theo Szondi tất cả nhưng điều được nêu ra trong bài thơ chỉ là một. Hai câu thơ 5 và 6 ở khổ VI trước hết dùng động từ  “Sprach, sprach/War, war” lặp lại có mục đích chỉ ra sự đồng nhất giữa ngôn ngữ và hiện hữu, giữa bản văn thi ca và thực tại thi ca. Sáng tạo liên tiếp nhau của một thế giới bằng phương tiện ngôn ngữ được lập lại trong hai đoạn thơ chót của khổ VI.

 

Szondi lưu ư người đọc phải ghi nhận tính chất đồng nhất của “đá” “không cắt ngang lời” “đă tự nguyện nói với những con mắt khô” và những người nó nói với trước khi họ “thử với đá,” với “con mắt, đẫm lệ,” đă chọn lựa “một niềm im lặng thảo mộc”. Đối nghịch với niềm im lặng này là lời được nói ra không phải bởi họ nhưng bởi đá. Đá được nối kết với “những con mắt khô ráo” nó nói với và rồi khép chúng lại trong khi con mắt “đẫm lệ” ở câu 2 khổ V được nối kết với sinh lực của vũ trụ thảo mộc, vũ trụ này bao gồm niềm im lặng như đoạn thơ thứ 3 của khổ VI (“Schweigen, ein Kelchblatt, es hing ein Gedanke an Pflanzliches dran”) chỉ ra, đối nghịch này cũng giống như sự đối nghịch giữa “Đá, màu trắng” và “những cọng cỏ” ở đầu bài thơ, đêm tối thẳm đối nghịch với màu trắng của đá và ánh sáng của lời “đi xuyên qua đêm tối,/mong mỏi tỏa sáng” (V,1) Thế nhưng, “Đồng thời, từ “xuyên qua” gợi ư rằng ánh sáng và bóng tối không đối nghịch nhau một cách bất dung, nhưng đúng ra chính bởi những phương tiện của sự tối tăm này, bằng cách đi xuyên qua nó, mà ánh sáng thành hiện hữu – một bài học về việc làm trung gian được lập lại ở đoạn thứ 6 của khổ VI. (84)

Điều thú vị và cũng là sự bí ẩn trong đoạn 6 của khổ VI là Celan đă dùng những tính từ (adjectives) bất thường, không mấy được dùng, để qui chiếu cho đá và cho thảo mộc. Szondi làm bản liệt kê những tính từ này và dùng lối diễn giải “vắt ngang” từ đoạn và khổ thơ này lui tới sang những đoạn và khổ khác trong bài thơ để t́m hiếu ư nghĩa.

 

[VI,6]                     Körnig,

körnig und faserig. Stengelig,

dicht;

traubig und strahlig; nierig,

plattig, und

klumpig; locker, ver-

ästelt –  : er, es

fiel nicht ins Wort, es

sprach,

sprach gerne zu trockenen Augen, eh es sie schloß

 

Theo Szondi những tính từ in đậm được dùng cho đá và những t́nh từ gạch dưới dùng cho thảo mộc và cho rằng “Bản liệt kê những tính từ bất thương này củng cố cho khái niệm trung gian cũng được diễn đạt trong chuyển vận từ đại danh từ giống đực (“hắn” hay “nó,” để chỉ đá) sang đại danh từ trung tính “nó” trong câu thơ “er, es/fiel nicht ins Wort”. Ở đầu bài thơ đă có sự sắp đôi “Đá, màu trắng” với “cỏ, được viết rời rạc” và “bóng của những cọng cỏ” cho thấy có sự nối kết này. Hai thực tại này, đá và cỏ, trắng-và-đen đối nghịch nhau, ắt phải kết hợp nhau để sản xuất việc viết, bản văn. Điều này một mặt chiếu rọi một ánh sáng mới trên sự đối nghịch giữa từ/lời “đă tới xuyên qua đêm tối” và “mong ước tỏa ngời” (V, 1), và ở một mặt khác trên “tro” của “Đêm-và-đêm”. Chúng ta đă khá nhấn mạnh về quăng ngắt trong việc viết khổ V, nhưng sự đối nghịch giữa hai đoạn thơ này cũng phục vụ cho việc lót đường cho sự trung gian hóa được thực hiện không chỉ trong đoạn thơ được soạn thảo với những tính từ (VI, 6), nhưng cũng trong cả bài thơ như một toàn thể.”(85)

____________________________________

(83) Sđd trang 55-56: The heavens are “spiteful” because they have not reached their goal. Rather than gaining possession of the word (that is, existence) and creating their new world at this final hour that “has no sisters”(I), they have introduced “ a silence.” Once again, the past has been suppressed. For what reason? The poet does not say, and, as our reading of these three stanzas shows, the poem now appears, unlike in earlier section, to be distancing itself from musical language and embracing a more traditional hermetic discourse. Meanwhile, our reading has itself almost, despite our intentions, begun to fall back on line-by-line paraphrase, explication de texte. But it is still only the text itself that permits us to explain why this failure has occurred – the constellation in which one finds the “thought of vegetation” and “the green silence” to which the thought was “attached.” The following two stanzas of the sixth section show us a different possibility, the antithesis of the plant silence.

(84) Sđd trang 59: At the same time, the word “through” suggests that the light and the darkness are not irremediably opposed, but rather that it is precisely by means of  this darkness, by passing through it, that the light comes into being – a lesson in mediation that is repeated in stanza VI, 6.

(85) Sđd trang 59-60: This catalogue of unusual adjectives supports the notion of mediation also expressed in the movement from the masculine pronoun (“he” or “it,” referring to the stone) to the neuter “it” in “he, it/ did not interrupt” (VI, 6). Already at the beginning of the poem, the pairing of “The stones, white” with “grass, written asunder” and “shadows of grassblades” (I, 2) bears witness to this union. These two entities, stone and grass, black-and-white opposites, must join together to produce writing, text. This sheds new light on the opposition between word that “came though the night” and “wishes to shine” (V, 1), on the one hand, and “ashes” of “Night-and-night (V, 2) on the other. We have placed a great deal of emphasis on the caesura in the composition of the fifth section, but the opposition between these two stanzas also serves to pave the way for the mediation that is realized not only in the stanza composed of adjectives (VI, 6) but in the poem as a whole.

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2016