đào trung đo

THI SĨ THI CA

(137)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129, Kỳ 130, Kỳ 131, Kỳ 132, Kỳ 133, Kỳ 134, Kỳ 135, Kỳ 136, Kỳ 137,

Francis Ponge

Chương 1

Francis Ponge Thi sĩ của Đối Vật

Ngôn ngữ biến đổi sự vật bằng cách khai mở sự vật vào Hữu, biến sự vật trở thành biểu tượng (symbol). Khai mở này chênh vênh, trong chuyển động của những không gian cách khoảng, không bền vững, và thầm lặng. Ponge mô tả sự biến đổi này: “Ta cũng dùng cái mành như mây: để che mặt trời.  Vậy con chim buồn rầu, hãy đi đi, hãy cất tiếng kêu và cất tiếng nói! Tấm mành khép kín của ta, hãy đi đi, hãy đập vào tường!..Ồ! Ồ! tấm mành của ta, ngươi làm chi đó? Khép kín hoàn toàn, ta không còn thấy gì. Mở toang ra ta cũng chẳng thấy ngươi: MÀNH KÍN KHÔNG THỂ TỰ VIẾT/MÀNH KÍN SINH RA BẢN VIẾT SỌC VẰN/TRÊN CÁI GIƯỜNG CỦA TÁC GIA ĐÃ CHẾT CỦA NÓ/NƠI MỖI NGƯỜI CANH THỨC ĐỂ ĐỌC HẮN/GIỮA NHỮNG DÒNG CHỮ CỦA HẮN THẤY NGÀY.”[49] Qua đoạn thơ này ta thấy Ponge chỉ ra sự đối nghịch của khép/mở (tấm mành) như mở và khép ngả vào Hữu. Ponge dùng cụm từ “Écrit strié” với nghĩa bản viết có những lằn sọc để chỉ sự phân chia ánh sáng và bóng tối, còn “Plein fermé” sự tối tăm của sự vật như một phản kháng bất tận ngôn ngữ, và “Grand ouvert” có nghĩa không có sự phản kháng này. Như ở phần trên đã chỉ ra với Ponge có sự đối nghịch nơi đường phân chia giữa cảm giác (sensation) và nhìn ngắm/chiêm ngưỡng (contemplation). Khi chuyển đến sự vật ta có rất nhiều những ấn tượng mới mẻ và sự vật cũng cho chúng ta triệu triệu tính chất chưa biết. Tuy vậy Ponge cho rằng: “Phải: 1. cứu xét rõ ràng mỗi sự vật mà người ta lấy làm đối tượng nhìn ngắm nó. 2. luôn thay đổi đối tượng nhìn ngắm và giữ một chừng mực nào đó.”[50] Mở/Khép đưa tới hai hoàn cảnh giới hạn, đối nghịch giữa cảm giác/nhận và ngắm nhìn: trong trường hợp hoàn toàn mở ngắm nhìn bị cảm giác chiếm chỗ, trong trường hợp hoàn toàn khép kín dĩ nhiên không còn ngắm nhìn nên cảm giác thu tóm ngắm nhìn nhưng ngôn ngữ không còn có gì để biểu đạt, nếu thế giới hoàn toàn khép thì sự biểu đạt trở thành đông đặc. Để giải quyết hoàn cảnh giới hạn này Ponge đề nghị cần đồng thời mở rộng cả thế giới lẫn ngôn ngữ, nghĩa là tạo một không gian cho cả sự vật lẫn ngôn ngữ chung tay lên đường: đó là không gian tiềm năng của cuộc chơi với đối vật. Nhưng cũng là khởi hành hoài hủy của ngôn ngữ và sự vật. Làm mới hoài hủy ngôn ngữ vì sự vật luôn chống đối ngôn ngữ cả trong đời thường lẫn trong thứ văn chương đã qua sử dụng. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy Ponge có thái độ chống đối ngôn ngữ văn chương đã được tạo thành, đã là một thứ “có sẵn” (donné) và quan niệm ngôn ngữ thơ là “Lời nói/Ngôn ngữ ở trạng thái mới phát sinh”. Henri Maldiney nhận xét về tiếng nói/ngôn ngữ của Ponge: “Bởi, sau hết, nếu như tiếng nói của Ponge là một ngoại lệ trong nghệ thuật của thời đại chúng ta, đó chính bởi tiếng nói ấy có ý thông giao cho chúng ta cái gì đó, và nó cũng tự tách khỏi càng xa càng hay tiếng nói thi ca hiện đại để hướng đến tiếng nói của thông giao.”[51]

   Câu nói “Đứng về phía sự vật, cứu xét các từ” khởi đầu cuộc/trò chơi với đối vật (ObJEU).

   Trò/Cuộc Chơi [với] Đối vật (ObJEU): Đây là một trong những chủ đề quan trọng hàng đầu của thi ca Francis Ponge. Để đi tới định nghĩa Objeu Ponge trong Pièces kể lại công trình khá căng thẳng và đầy kiên nhẫn để tư tưởng về Mặt Trời trong cuộc nghiên cứu coi như một trò chơi ở nhiều hoàn cảnh khác nhau nhằm đi tới một thể loại thơ mới, thể loại này không thể được coi là tiên thiên (a prioi). Ponge liệt kê ba nghiên cứu. Xin tóm lược: Nghiên cứu thứ nhất thu tập những mệnh đề và những vị trí, những điểm nhìn lần lượt của chủ thể “tôi” quan sát viên kẻ đã để ra khá nhiều Thời gian để làm việc này nên Ponge có thể coi là ĐÃ ĐỦ. Nghiên cứu thứ nhì cũng tiêu tốn thời gian (của cái đồng hồ) nhưng chỉ là một bộ phận bánh xe (rouage) nhỏ bé nên phải lập cân bằng một cách dứt khoát nhằm không đưa ra một bản văn không đầy đủ. Nghiên cứu thứ ba không chói sáng như hai ngiên cứu đầu nhưng ở điểm quan sát gần Mặt Trời hơn vì liên quan tới bản chất của Mặt Trời. Trước câu hỏi Mặt Trời là gì? Ponge trả lời: “Sự vật này [Mặt Trời], nó làm chủ mọi sự vật khác nhưng không thể bị làm chủ tuy nhiên lại chỉ là cái bánh xe thứ một triệu của cỗ xe sang trọng do ngựa kéo đang chờ trước cửa chúng ta hằng đêm.” Ponge nghĩ rằng rất có thể người đọc bắt đầu cảm thấy chóng mặt khi đọc bản văn này để cố nhận ra khớp luận lý nên cho rằng phải đưa ra nhiều phương cách khác nhau để tìm sự giải tỏa sự chóng mặt này. Chẳng hạn ai cũng biết Trái Đất xoay quanh Mặt Trời theo quĩ đạo hình bầu dục, Mặt Trời chỉ ngụ ở một trong những tâm điểm (foyers) nên người ta sẽ đặt câu hỏi ai/cái gì ngụ mở tâm điểm khác. Hỏi được như vậy có nghĩa người ta không xa việc hiểu ý Ponge. Từ đó Ponge đưa ra định nghĩa kiểu mẫu/mô thức hay một phương pháp của một thể loại thơ mới: “Đó chính là thể loại nơi đó đối tượng của cảm xúc của chúng ta trước hết được nhận chìm, độ dầy chóng mặt và sự phi lý của ngôn ngữ, chỉ riêng chúng được xem xét, được nhào nặn sao cho, do sự bội nhân nội tại những tương quan, những nối kết được tạo thành ở mức độ của những gốc rễ và những ý nghĩa được thắt/quấn hai vòng, do vậy chức năng này được sáng tạo và chỉ có nó có thể cứu xét chiều sâu thực thể, tính chất đa phức, và sự hòa điệu chính xác của thế giới.”[52] Ở đây cụm từ “những ý nghĩa được thắt/quấn hai vòng” có nghĩa sự xoáy ốc của diễn trình chỉ nghĩa được vận hành khởi từ những gốc rễ nhằm làm cho sự hòa điệu của thế giới vận hành. Quan niệm này Ponge thừa hưởng từ tư tưởng Hy Lạp cổ đại về Hòa điệu (Harmonie) và Vận hành (Fonctionnement) trong Âm nhạc. Tiếp theo Ponge trình bày ba chùm thơ khá tân kỳ xoay quanh chủ đề Mặt Trời. Ponge mở ra một cách nhìn và một thể loại văn chương mới: Mặt Trời được đặt ở trung tâm thế giới. Dưới hình thức thế giới này con người tự nắm bắt bản thân và thiết lập ngả tiếp cận sự vật. Tuy nhiên sự vật chẳng phải luôn luôn là đối tượng của tình yêu vì nó có thể gây ra những tình cảm không rõ rệt, nó là nguồn gốc của cả điều tốt lành lẫn sự đe dọa. Ponge viết: “Mặt trời chói chang! Ban đầu là tiếng reo vui thích. Mặt trời đáp lời sự hoan hô của thế giới (ngay cả qua nước mắt bởi nhờ nó mà lệ long lanh). Nơi nơi đều nghĩ rằng chúng ta ở bên trong mặt trời hay, ít ra, ở bên trong hệ thống quyền năng và tình yêu của nó.”[53]  Thế nhưng ở bên trong mặt trời cũng là ở trong tăm tối, đen thẳm. Tuy mặt trời sáng tạo, chiếu sáng, hâm nóng, rồi tái tạo mọi sự vật, làm cho một thế giới lẽ ra phải chết đi hồi sinh…con người kinh sợ Mặt Trời như một thượng đế duy nhất nhưng “Không, chúng ta chẳng thể yêu thích cái gì quá rực rỡ, điều do sự kiêu ngạo về quyền năng của nó làm hình dáng biến mất và quay cuồng, mù rối” Ponge tuyên bố. Trên hết, theo Ponge mặt trời ngăn cản ta mô tả nó vì “mặt trời không thể thay thế được bằng dạng thức luận lý nào, bởi mặt trời không phải là một đối tượng.”[54] Ponge luận giải: Nếu có thể nói về mặt trời thì những hạn từ luận lý (termes logiques) không phải những hạn từ duy nhất của con người. Thế nhưng khả năng của ngôn từ/lời (logos) lại tuyệt đối vượt qua luận lý về đối tượng (logique de l’objet). Không là đối tượng vì vậy mặt trời chỉ là một lỗ hổng, một vực thẳm siêu hình vốn là điều kiện hình thức và thiết yếu của mọi thế giới cũng như của mọi đối tượng, kể cả cái nhìn. Ponge lật ngược lý luận này: Mặt trời tuy vậy không là điều kiện của cái nhìn ở nơi khác vốn trong tầm tay của con người để nhận biết chung quanh cũng như bản thân; bởi nếu như mặt trời kẻ độc tài làm ta mù lòa chỉ chiếu sáng chính bản thân nó thì con người càng buộc phải ngắm nhìn nó. Những điều Ponge viết về Mặt Trời cho thấy đó là Mặt Trời trong bản văn của Ponge.

   Henri Maldiney định nghĩa ObJEU: “Trò chơi Đối vật là sản phẩm của một hoạt động trò chơi Francis Ponge muốn dùng để “làm lại” thế giới trong mọi nghĩa của từ này, nghĩa là tái tạo và “làm gấp đôi” thế giới bằng cách trao cho trò chơi một thực tại độc lập có khả năng đối nghịch với hiện hữu và với văn chương.”[55]  Để giải nghĩa việc “làm gấp đối” thế giới Maldiney căn cứ trên câu nói của Ponge “nhìn-sao-cho-như-thể-nói-với-sự-vật” để chỉ ra làm gấp đôi thế giới giả thiết nhìn gấp đôi/hai lần thế giới. Vì cái nhìn có khả năng đi vào lòng các sự vật và sắt mỏng bề dầy sự vật nên cái nhìn cũng xem xét từ khoảng cách xa sự phong phú và sức mạnh nó khám phá ra nơi sự vật. Hơn nữa con người vốn có khả năng xoay trở tìm cách độc lập với sự vật khi nhận xét các sự vật chung quanh và thực trạng của chính mình.

  

______________________________________

 

[49] Francis Ponge, Le Volet, suivi de La Scholie, Pièces trang 102-103:

Le volet aussi me sert de nuage: il suffit à cacher le soleil.

Va donc, triste oiseau, crie et parle! Va, mon volet plein, bat le mur!

…Ho! Ho! Mon volet, que fais-tu?

Plein fermé, je n’y vois plus goutte. Grand ouvert, je ne te vois plus.

 

                          VOLET PLEIN NE SE PEUT ÉCRIRE

                          VOLET PLEIN NAÎT ÉCRIT STRIÉ

                          SUR LE LIT DE SON AUTEUR MORT

                          OÙ CHACUN VEILLANT À LE LIRE

                                          ENTRE SES LIGNES VOIT LE JOUR.

 

[50] Francis Ponge, Introduction au galet, TOME PREMIER trang 144: Il faut: 1. rendre compte expressément de chacune des choses dont on fait l’objet de sa contemplation. 2. changer assez souvent d’objet de contemplation et garder une certaine mesure.

 

[51] Henri Maldiney, La Poésie et la Langue trong Francis Ponge, Coloque de Cerisy trang 269: Car enfin, si la langue de Francis Ponge est une exception dans l’art de notre temps, c’est parce qu’elle tente de nous communiquer quelque chose, et qu’elle s’éloigne autant qu’elle peut de la langue poétique contemporaine vers la langue de communication.

 

[52] Francis Ponge, Pièce trang 135: C’est celui où, l’objet de notre émotion placé d’abord en abîme, l’épaisseur vertigieuse et l’absurdité du langage, considerées seules, sont manipulées de telle façon que, par la multiplication intérieure des rapports, les liaisons formées au niveau des racines, et les significations bouclées à double tour, soit créé ce fonctionnement qui seul rendre compte de la profondeur substantielle, da la variété et de la rigoureuse harmonie du monde.

 

[53] Francis Ponge, Chùm thơ I về Mặt Trời  Le Soleil toupée à fouetter trong Pièces trang 137: Brillant soleil! D’abord exclamation de joie. Il y répond l’acclamation du monde (même à travers les larmes car c’est grâce à lui qu’elles brillent). Il y a tout lieu de croire que nous sommes à l’intérieur du soleil ou, du moins, à l’intérieur de son pouvoir et de son amour.

 

[54] Sđd trang 176. Le soleil ne peut être remplacé par aucune formule logique, car le soleil n’est pas un objet.

 

[55] Henri Maldiney, Le vouloir dire de Francis Ponge trang 63: L’Objeu est le produit d’une activité ludique par laquelle Francis Ponge veut “refair” le monde dans tous les sens du terme, c’est-à-dire le recréer et le “doubler”, en conférant au jeu une realité independante capable de venir à l’encontre de l’existence et de la literature.

 

 

 

Francis Ponge

T

trái đất

(Chúng ta hãy chỉ lượm một nắm đất)

 

   Cái trộn lẫn chuyển động này của quá khứ ba đế chế, tất cả đều bị băng qua, đều thẩm nhập, đều bị cắt chéo bởi cỏ và rễ của chúng, bởi sự có mặt sinh động của chúng: đó là trái đất.

   Cái hỗn hợp làm nhân này, cái pa-tê gồm thịt của cả ba đế chế này.

 

   Qua rồi, không như kỷ niệm hay ý tưởng, nhưng như vật chất.

   Vật chất trong tầm tay mọi người, của đứa bé tí xíu; người ta có thể cầm trong nắm tay, bằng xẻng.

 

   Nếu nói về trái đất như thế hóa ra làm tôi thành một nhà thơ hạng xoàng, hay một thợ đổ đất, như thể tôi muốn thế! Tôi không biết đề tài lớn lao hơn nào.

 

Cũng như người ta nói về Lịch sử, một kẻ nào đó nắm một nắm đất và nói: “Đây là tất tật cả những gì chúng ta biết về Lịch sử Vũ trụ. Thế nhưng điều này chúng ta biết nó, chúng ta thấy nó; chúng ta giữ nó: chúng ta thật sự có nó trong tay.

   Lời lẽ này sao quá sùng bái!

   Đây cũng là thực phẩm của chúng ta; nơi thực phẩm của chúng ta được chuẩn bị. Chúng ta cắm dùi trên đó cũng như trên những đống rơm của lịch sử, nơi mỗi cục đất sét  chứa đựng mầm và rễ của tương lai.

   Nơi đây trong hiện tại là công viên và chỗ trú ngụ của chúng ta: thân thể những căn nhà của chúng ta và mặt đất để chúng ta đặt chân lên.

   Cũng là chất liệu để chúng ta nhào nặn, đồ chơi của chúng ta.

   Nó sẽ luôn luôn sẵn sàng để chúng ta sử dụng. Chỉ việc cúi xuống lượm lên. Nó không làm vấy bẩn.

   Người ta nói rằng giữa những vùng tạo nên đá, dưới những áp xuất cực lớn, đá được tạo nên. Vậy, nếu một tảng đá nào đó được tạo nên, có tính chất riêng biệt, thật sự đúng là từ đất, nếu bị gọi không đúng là thực vật, từ những thứ còn lại thiêng liêng này, vậy hãy đưa tôi xem! Thứ kim cương nào còn có thể quí báu hơn!

   Sau hết đây là hình ảnh hiện tại về cái mà chúng ta sẽ trở thành.

   Và, cũng vậy, quá khứ và tương lai được làm thành hiện tại.

   Mọi thứ đã được hợp lại: không chỉ thịt da của ba đế chế, nhưng có cả hành động của ba yếu tố khác nữa: không khí, nước, lửa.

   Và không gian, và thời gian.

 

   Cái hoàn toàn tự phát nơi con người, khi đụng chạm trái đất, chính là một hiệu ứng tức thời của sự thân thuộc, sự đống cảm, nghĩa là sự sùng kính, gần như nghĩa vụ.

   Bởi vì trái đất là thứ vật chất tuyệt vời nhất.

   Vậy mà, sùng kính vật chất: còn cái gì xứng đáng hơn của tinh thần?

   Trong khi tinh thần lại sùng bái tinh thần…người ta có thấy điều đó không nhỉ?

-          Người ta chỉ thấy là tôi quá quắt .

 

 

la terre

 

(Ramassons simplement une motte de terre)

 

   Ce mélange émouvant du passé des trois règnes, tout traversé, tout infiltré, tout cheminé d’ailleurs de leurs germes et racines, de leurs présences vivantes: c’est la terre.

   Ce hachis, ce paté de la chair des trois règnes.

 

   Passé, non comme souvenir ou idée, mais comme matière.

   Matière à la portée de tous, du moindre bébé; qu’on peut saisir par poignées, par pelletées.

 

   Si parler ainsi de la terre fait de moi un poète mineur, ou terrrassier, je veut l’être! Je ne connais pas de plus grand sujet.

 

   Comme on parlait de l’Histoire, quelqu’un saisit une poignée de terre et dit: “Voilà tout ce que nous savons de l’Histoire Universelle. Mais cela nous le savons, le voyons; nous le tenons: nous l’avons bien en mains.”

   Quelle vénération dans ces paroles!

 

   Voici aussi notre aliment; où se préparent nos aliments. Nous campons là-dessus comme sur les silos de l’histoire, dont chaque motte contient en germe et en raciness l’avenir.

 

   Voici pour le présent notre parc et demeure: la chair de nos maisons et le sol pour nos pieds.

   Aussi notre matière à modeler, notre jouet.

 

   Il y en aura toujours à notre disposition. Il n’y a qu’à se baisser pour en prendre. Elle ne salit pas.

 

   On dit qu’au sein des géosynclinaux, sous des pressions énormes, la pièrre se reforme. Eh bien, s’il s’en forme une, de nature particulière, à partir de la terre proprement dite, improprement appellée végétale, à partir de ces restes sacrés, qu’on me montre! Quel diamant serait plus précieux!

 

   Voici enfin l’image présente de ce que nous tendons à devenir.

   Et, ainsi, le passé et l’avenir présents.

   Tout y a concouru: non seulement la chair des trois règnes, mais l’action des trois autres éléments: l’air, l’eau, le feu.

   Et l’espace, et le temps.

 

   Ce qui est tout à fait spontané chez l’homme, touchant la terre, c’est un affect immédiat de la familiarité, de sympathie, voir de vénération, quasi filiale.

   Parce qu’elle est la matière par excellence.

   Or, la vénération de la matière: quoi de plus digne de l’esprit?

   Tandis que l’esprit vénérant l’esprit…voit-on cela?

-          On me le voit que trop.

(Pièces, p.90)

 

(còn tiếp)

  

đào trung đo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

© gio-o.com 2019