đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(23)

 

  Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,

 

 

       Joel Golb dựa trên quan niệm về phúng dụ của Walter Benjamin trong bài Ursprung der deutschen Trauerspiels/Nguồn gốc Kịch tưởng niệm Đức (122) để diễn giải phúng dụ trong thơ Celan. Theo Benjamin phúng dụ trước hết “như một biểu thức tu từ hay chuyển nghĩa – trên căn bản viết hay nói về một cái ǵ đó nhưng lại có nghĩa nói hay viết về một cái ǵ khác” – và phúng dụ cũng c̣n được coi như sự biểu đạt một cách nh́n hướng đến việc làm “tan biến đi cái bền vững, sự hiện hữu được sắp đặt có hệ thống và có ư nghĩa đa phần phúng dụ ngầm chỉ”. Như vậy Benjamin đă mở ra một quăng cách trong viêc hiểu phúng dụ là ǵ. Nếu đọc một bản văn như một chuỗi những chỉ nghĩa biểu thị (a chain of differential signifiers) phủ nhận chính cấu thức ư hướng của nó ta sẽ khám phá ra sự làm tan biến đi này. Joel Golb cho rằng đây là một quan niệm chống đối chủ thuyết ư hướng hữu thể luận (ontological anti-intentionalism) đối nghịch triệt để với lư thuyết chống đối chủ thuyết ư hướng cũ của Tân-Phê b́nh vốn chủ trương xóa bỏ sự hiện diện của tác giả trong tác phẩm, bản văn. Thế nhưng sự xóa bỏ này dường như lại mâu thuẫn với bản chất của phúng dụ được hiểu như một h́nh thức riêng biệt của văn chương. Dựa trên luận cứ này th́ những ám chỉ về tiểu sử tác giả tuy chỉ thể nhận biết bằng những phương tiện của nhận thức hậu nghiệm về giai thoại nhưng cũng có thể trên nguyên tắc đóng một vai tṛ có ư nghĩa trong việc mở tung tự sự của một phúng dụ ra và trong việc tạo lập lược giải của tự sự này, hệ thông h́nh tượng tự qui chiếu (iconic system of self-reference) đôi khi t́m thấy trong những bài thơ của Celan. Ngoài ra, như đă được chỉ ra, việc nh́n nhận ư hướng của tác giả cũng có một vai tṛ trong trong việc nhận ra sự hiện diện của âm vực phúng dụ nhất là trong tota allegoria không có những chỉ dấu thông thường, như việc nhân cách hóa rơ ràng và trong việc định nghĩa “những tiền giả định thực tiễn” (pragmatic presuppositions) để có thể diễn giải những biểu tượng (symbols), mật hiệu (ciphers), và ám chỉ (allusions) để đưa chúng vào một tự sự gắn kết. Joel Golb cho rằng việc nhận biết ra việc tự tra vấn được lập lại nhiều lần nơi Celan nhằm lật đổ sự ham muốn biểu đạt đầy đủ kư ức đẩy chúng ta tới khoảnh trống ẩn dụ theo quan niệm của Benjamin.

 

       Luận cứ để chống lại việc đọc những bài thơ của Celan như phúng dụ chung trong việc liên kết phúng dụ với tự sự như một thể loại thích hợp cho cả tự sự trong tản văn lẫn thi ca có những yếu tố tự sự mạnh như trong sử thi và tụng ca không thể áp dụng cho những bản văn tỉnh luợc, cô đọng và rất riêng ḿnh của Celan. Dựa trên bảng phân loại (taxonomy) vũ trụ tưởng tượng nơi Celan của Winfried Menninghaus cho thấy những ẩn dụ từ những phạm vi khác nhau (thảo mộc, khoáng vật v.v…) biểu trưng một cách tổng hợp cả nguồn gốc chống lại không tưởng lẫn mục tiêu không tưởng của chuyển động thi luận ta thấy rơ được tuy Celan không ngừng kể ra một thứ truyện nhưng đó chính là chuyển vận của chính bài thơ hay chuyển động của việc viết bài thơ trong việc t́m cách làm chủ một quá khứ bị tổn thương bằng cách gợi ra một điểm không tưởng trong việc chữa lành vết thương. Tóm lại: phúng dụ bí ẩn (hermetic allegory) của Celan cũng là phúng dụ về viết. Áp dụng vào bài thơ “Hohles Lebensgehöft”: những từ trong đoạn mở đầu bài thơ biểu trưng cho diễn tiến phổi nở hoa và “một nắm” những “hạt làm buồn ngủ” được viết ra thoảng bay về biên giới của không tưởng tuyết phủ và sự kinh hoàng trước “những lời đàm thoại của tuyết” ở cuối bài thơ. Thêm nữa, chính cái ống thông hơi của ḷ nướng được đạt trong một không gian trống không giữa “Hohles Lebensgehöft” và cụm từ Ein Handvoll (gịng thứ tư bài thơ) để cho bài thơ trở thành một thứ “sinh địa trống không”, trong cái ống thông hơi đó phổi nở hoa do “hạt làm buồn ngủ” chuyển ra bên ngoài trong những câu thơ dài tiếp theo cho đến cuối bài.

       Theo Joel Golb tiến tŕnh đọc/lượm bài thơ như trên chỉ là một tiến tŕnh h́nh thức nên khiến có sự tương ứng nơi ư thức người đọc, ở đây là sự bừng nở của thấu thị bên trong ống thông hơi của cái ḷ, tức là “bên trong” từ Windfang. Viện dẫn quan niệm của Gerhard Kurz về bản chất của phúng dụ nhấn mạnh đến cấp độ ư nghĩa thứ cấp (Kurz gọi là “những tiền giả định thực tiễn”), nhất là trong tota allegoria nên ư nghĩa thứ cấp này phải được gắn liền với phương tiện chuyển vận phúng dụ, làm phong phú phúng dụ với kích thước thứ cấp này trên căn bản của sự hiểu biết tuy không được biểu đạt ra nhưng được chia sẻ với tác giả. Trong trường hợp người đọc thơ Celan này th́ người đọc không những phải có nhận thức tiên nghiệm (a priori knowledge) về mă hiệu lịch sử, tâm lư và thi luận của Celan mà c̣n về bản chất chỉ nghĩa quá phong phú của ngôn ngữ Celan, đặc biệt về chiều sâu lịch đại (diachronic depth). Joel Golb định nghĩa tính chất lịch đại: “Bằng tính chất lịch đại, tôi có ư nói tiềm năng của những từ của Celan để nêu thành chủ đề chính lịch sử của chúng vào những khoảnh khắc chủ ư nào đó – trong trường hợp này là từ Windfang.” (123) Thế nên từ này ở đây không có nghĩa là cái cổng vào nhà mà là cái ống thông hơi của một cái ḷ nướng đáng sợ người đọc khám phá ra ḿnh bị ném vào đó qua diễn tiến “hồi tưởng” tưởng tượng của Celan về số phần của cha mẹ và bạn bè tuy đó chỉ là hồi tưởng với niềm hy vọng ngấp ngúng được nẩy mầm trong Lebensgehöft/Khoảng trống vây kín của đời sống, một ảo tưởng cộng thông trong khoảnh khắc “đang bừng nở.” Khi dùng từ Windfang Celan nhằm cụ thể hóa một giai đoạn của lịch sử nước Đức thời Quốc xă với những “Ḷ thiêu” người gốc Do thái.

 

       Để kết luận Joel Golb cho rằng trong việc tích cực đào xới người đọc khám phá ra cái tầng có ư nghĩa lịch sử của những từ nhiều khi tối tăm và lạ lẫm Celan dùng chúng ta có thể tái lập lịch sử từ đó những bài thơ của Celan xuất hiện. Tiến tŕnh này không chỉ cung cấp cho bản văn chiều sâu niên đại mà đó c̣n là một khía cạnh của một sự giải mă có hệ thống những phạm vi ám chỉ khác nhau trong bản văn. Những bài thơ tỉnh lược nhất của Celan có tiềm năng làm nảy sinh những thông diễn phức tạp, trải rộng về không và thời gian của những phạm vi ám chỉ và những b́nh diện tự sự giao tiếp và phản ánh lẫn nhau. Đó là một hệ thống mở cho phép khám phá  vô cùng tận  những “câu truyện” tiềm tàng khác nhau nhưng vẫn là là một sự khai thác những khả tính gắn kết với thể loại. Tương tự như vậy việc làm cho thể loại tinh chế của Celan cũng tác động qua lại với một chủ đề có tính chất thời gian làm cho phúng dụ của Celan “là phúng dụ” theo nghĩa đăc biệt siêu h́nh học của Walter Benjamin, nghĩa là gợi ra nỗi cảm kích (pathos) về nhu cầu  thiết yếu của con người cần có sự phong phú và về những kết cục tượng trưng. “Trong diễn tŕnh diễn giải, chúng ta tái trải nghiệm nỗi cảm kích của Celan như một sự mất đi bất kỳ một cái “nền” cuối cùng nào cho phán xét chủ quan của chúng ta. Một mặt, ngay cả khi vẫn ở trên bề mặt của luận lư tu từ của bài thơ, trong khi xem xét quyển Wörterbuch của Grimm hay săn lùng giao hưởng của một từ, chúng ta không biết lúc nào ngừng lại hay ở điểm nào việc đọc của chúng ta trượt khỏi ư định ẩn chứa của Celan – một sự nhào xuống rất có thể vào trong một vực thẳm diễn giải giao hoạt mạnh mẽ với sự dấn thân của chúng ta vào trong diễn tŕnh thông diễn có phản suy. Mặt khác, Celan thường hoặc biểu trưng “niềm hy vọng” về việc t́m lại quá khứ hay về một sự “đặt nền móng” huyền ảo của ngôn ngữ của ông ta trong những bài thơ của ḿnh như một không gian h́nh thức hay như niềm im lặng (ở đây là sự trống rỗng của “sinh địa của ông ta) – hay, rất thường, mô tả nó như một cái ǵ đó rất có thể xảy ra ở đâu đó trong việc đọc và viết bài thơ, nhưng có lẽ nó đă không xảy ra. Như vây trong thi ca của Celan cũng như trong toàn bộ truyền thống của ngôn ngữ huyền thuyết và tư duy sùng đạo, việc nêu chủ đề về thời gian tính và những quăng đứt đoạn trong diễn tiến thời gian phản ánh lẫn nhau như những mặt nguợc nhau của tấm gương ngôn ngữ.”(124) Giải thích tính chất tỉnh lược câu thơ của Celan Joel Golb cho rằng Celan không ngừng thu giảm phúng dụ thời gian tới mức tối đa nên cấu trúc khung nằm ẩn bên dưới hầu hết những bài thơ của ông ta là một diễn tŕnh chúng ta có thể vạch ra. Theo đó chúng ta có thể hiểu được ư nghĩa thi ca cuối đời của Celan như “được nén lại” vào trong một cái nền mà phúng dụ cổ điển là một sự mở ra. Joel Golb cho rằng những bài thơ của Celan vẫn giữ được dấu ấn tu từ bởi tính chất khó nhận ra đă cho chúng sức mạnh truy t́m (heuristic force) lớn lao và đó chính là tiêu chí để đánh giá sức mạnh của thơ Celan. Về những bài thơ viết ở giai đoạn trước như bài “Todesfuge/Tấu khúc Chết” hay bài “Psalm/Thánh ca” Celan ư thức được rằng những bài thơ này mặc dù có tŕnh độ kỹ thuật cao trong cách viết để biểu đạt ư nghĩa sự mất mát nhưng ở một mức độ quá rơ rệt bị trấn áp bởi tính chất t́nh cảm cho nên càng về sau Celan càng tỉnh lược câu thơ hơn như thể đó một chuyển động về hướng bao ẩn ư nghĩa tăng dần dưới bề mặt ư nghĩa. Nói tóm lại thi ca của Celan trượt về phía tận cùng của độ dầy đặc tỉnh lược hay cái chết biểu hiệu (semiotic death).

 

2. Joel Golb đọc bài Engführung:

 

       Mở đầu bài viết Joel Golb cho rằng cho đến nay trong nhiều bài viết về bài thơ Engführung của Celan bài “Durch die Enge geführt” (125) của Peter Szondi được biết đến nhiều và có ảnh hưởng hơn cả và bài này cũng là nỗ lực đầu tiên đọc Celan theo Thuyết H́nh thức Nga và Cấu trúc Pháp về bản chất của ngôn ngữ thi ca. Tuy nhiên Joel Golb đưa ra nhận xét và phê b́nh: Về một mặt, cùng với việc đưa ra một phân tích cấu trúc chính xác bài thơ Engführung Szonđi cũng thành công trong việc chứng minh vai tṛ chủ yếu của những yếu tố h́nh thức chẳng hạn như mô phỏng ngữ học (linguistic memesis) và kiến trúc tẩu khúc (fugal architecture) của Celan trong việc chuyển tải ư nghĩa. Nhưng về một mặt khác, đến nay ta có thể xem xét những giới hạn trong cách tiếp cận của Szondi, những giới hạn này được nhận ra bởi sự mâu thuẫn trong diễn giải trở thành hiển nhiên hơn: giả thiết về phương pháp luận tiềm ẩn của Szondi khi cho rằng bản văn của Celan “tự nó nói lên” (126) v́ vậy việc đọc bản văn chính xác chỉ c̣n là việc vạch ra vũ trụ được chứa đựng, tự-phản-suy, có tính chất h́nh thức và là chủ đề của bài thơ. V́ Joel Golb quan niệm không thể gạt bỏ những yếu tố ngoại bản văn trong việc đọc Celan nên đưa ra phê b́nh Szondi: “Tuy vậy, để đi tới ư nghĩa của bản văn, trên thực tế Szondi buộc phải dùng đến chính thế giới “ngoại tại”, có thực, có tính lịch sử –  nghĩa là cái được chỉ nghĩa –  mà, ông ta giải thích, nay chúng ta biết được rằng không có ở đâu trong bản văn cả.”(127) Joel Golb cho rằng như vậy Szondi đă bất nhất (inconsistent) trong việc coi bài thơ như một thực thể hoàn toàn tự tại và nỗ lực bất nhất này rất có thể là nguồn gốc của một lầm lỗi, thiếu sót nổi bật khi cho rằng bài thơ là một biểu hiện bất thường, hậu chiến tranh của Bi khúc Cổ điển Đức (German Classical Elegy), là một sự phủ nhận (Widerruf) được tính toán cẩn thận, có tính h́nh thức và chủ điểm bài thơ “Brod und Wein/Bánh và Rượu” của Hölderlin. Một cách tóm lược, phản bác Szondi của Joel Golb chính yếu chỉ ra trong thơ Celan có tính chất liên-bản-văn (intertextuality).

      

       Yếu tố liên [ngoài] bản văn thứ nhất trong bài Engführung Joel Golb đưa ra là so sánh đối chiếu – một việc Szondi đă không làm – Cả hai bài EngführungBrod und Wein đều có 9 đoạn, cả hai cùng có một “điểm ngoặt” (turning point) trong chuyển vận của một ư thức suy tư (contemplative consciousness) hướng đến một khoảnh khắc soi sáng ở cuối bài thơ, Brod und Wein được Hölderlin  cấu trúc đặt trên một hệ thống phức tạp về giọng điệu với những giọng điệu ngầm nổi lên trên mặt chỉ nghĩa ở cuối mỗi đoạn thơ và Celan bắt chước những giọng điệu trên bề mặt bằng những tiếng vang vọng ở câu thơ cuối đoạn trước mở đầu cho câu thơ đoạn sau, Sau hết có sự sao chép rơ ràng về việc mở từ ngữ từ đoạn thơ này sang đoạn thơ kế tiếp của Brod und Wein nơi Engführung.(128) Ngoài ra Szondi cũng đă không nhận ra Engführung là bài thơ trong đó Celan đă phát biểu rơ ràng một thảo chương thi ca của ḿnh trong cùng thời gian viết bài thơ này ở trong bài thuyết tŕnh Das Meridian: coi bài thơ như một chuyển vận hướng về một “Kẻ/Người Khác” siêu việt” (transcendent other) được hoàn tất như “thi ca” đích thực (Dichtung) trong đó Celan nhắc đến con đường thi ca kỳ khôi (exzentrische Bahn) của Hölderlin và bài thơ Engführung cũng gợi ra mối tương quan với bài Das Meridian giống như mối tương quan giữa những bài bi ca chính của Hölderlin và quan niệm thi ca được soạn thảo kỹ lưỡng mà những bài bi ca này tượng trưng cho quan niệm đó. “Theo cung cách này, giả thiết hăo huyền về một tính chất nội tại của bản văn ở đây dẫn tới việc lược bỏ một chủ để nền tảng có tính văn chương-lịch sử  nơi cấu trúc chỉ nghĩa của bản văn: mối tương quan bị qui kết và hàm hồ của Celan với truyền thống Lăng Mạn Đức và Duy Tâm, và với Hölderlin, là “người anh cả” thi ca vĩ đại.”(129)

       Theo Joel Golb tính chất liên bản văn nổi bật và chủ tâm trong Engführung gây khó khăn cho việc đọc dùng “độ không” như căn cốt để bắt đầu đọc Celan và khó khăn này càng rơ rệt hơn khi ta xem xét cách Szondi tiếp cận ngôn ngữ của Celan. Khó khăn nằm ở chỗ, một mặt Engführung là một thứ bi ca (elegy), mặt khác những chủ đề bi ca và cấu trúc của bài thơ cộng với những tự trích dẫn được mă số một cách có chủ ư vào trong một phúng dụ đươc thể hiện. Cũng theo Joel Golb “Đó chính là bản chất của ngôn ngữ phúng dụ để thiết lập một biện chứng có hệ thống giữa sự hiện diện bản văn nội tại, đồng bộ và sự mở ra theo thời gian, trong cái nghĩa bản văn-siêu vượt “được chỉ nghĩa” – một động năng có tính thời gian Celan khai thác lưỡng tính ám ảnh và rằng ông ta đưa tới một cực điểm trong “Engführung.” Sự đối nghịch giữa giả thiết có tính chất phương pháp luận và những kết quả của việc đọc của ông ta phản ánh một sự thất bại trong việc nhận ra phương cách có hệ thống trong đó ngôn ngữ của Celan tŕnh diễn biện chứng này trong bài thơ của ông.”(130)

 

       Viện dẫn ư kiến của Quilligan (131) cho rằng đặc tính căn bản của phúng dụ là “chất nhạy cảm với tính đa nghĩa của từ”, tự sự phóng dụ mở ra việc nghiên cứu vào ư nghĩa những từ ở ngay nơi “bản văn ngưỡng” (threshold text) và “nghĩa ngầm của những từ được dùng để mô tả hành động tưởng tượng” Joel Golb cho rằng có cùng diễn tiến tương tự như vậy trong thơ Celan nghĩa là có kích thuớc “hoành/nằm ngang” (“horizontal” dimension) nơi phúng dụ của Celan. Cũng theo Joel Golb những từ viết hoa Celan thường dùng ngoại lệ tạo thành một thứ “bản văn ngưỡng” ư nghĩa được giải thích nơi phần c̣n lại của bài thơ. Có lẽ khi dùng từ “ngưỡng” Joel Golb qui chiếu/gợi đến tên tập thơ Von Schwelle zu Schwelle/Từ Ngưỡng tới Ngưỡng (1955) của Celan, một gợi ư có tính cách liên-bản-văn.Thay v́ “bản văn ngưỡng” Joel Golb dùng cụm từ “ẩn dụ ngưỡng” (threshold metaphor) để đọc bài “Hohles Lebensgehöft” và cho rằng cụm từ này được giải nghĩa theo một “sự phảng phất” ngôn ngữ tự phản (a self-reflexive linguistic “wafting”) phát xuất từ nhận thức đặt cơ sở trên ngữ nguyên của từ Windfang và cho rằng có thể coi toàn thể bài thơ như một sự giảng giải ư nghĩa của từ đầu tiên của đoạn đầu và cũng dễ dàng khám phá ra “bản văn ngưỡng” của bài thơ trong một bản văn ngưỡng hiện có là quang cảnh phúng dụ có tính chất bản văn được ghi dấu trên trang giấy màu đá, trắng trong chuyển nghĩa và ở chuyển nghĩa tiếp theo:

                   Gras, auseinandergeschrieben. Die Steine, weiß,

                   mit den Schatten der Halme:

                   Lies nicht mehr – schau!

                   Schau nicht mehr – geh!

 

                   Cỏ, được viết riêng rẽ. Đá, trắng

                   với bóng của những lá cỏ:

                   Thôi đừng đọc – hăy nh́n!

                   Thôi đừng nh́n – hăy đi!

 

Joel Golb viết: “Phần c̣n lại của bài thơ mở ra như một sự giảng giải về việc thực sự đọc một bản văn như thế có nghĩa tập trung trên việc chơi chữ diễn ra trong khớp nối giữa lessen hiểu như “đọc” và lessen hiểu như “nhổ/lượm. Trong viễn tượng của chơi chữ, lesen có nghĩa một cái ǵ đó như chỉ là việc lượm lặt lời tản mác “cỏ” theo như cách chúng ta thường làm khi đọc, nghĩa là, chỉ ở bề mặt của vùng đất ngữ nghĩa. Chuỗi liên tiếp ra lệnh cao giọng hối thúc của Celan (nghĩa là, trước hết là quang cảnh của bài thơ, sau đó là bước ngay vào) cả hai đều là một bày tỏ của tính chất lư tưởng và hợp đồng chung (132) của bản văn. Một cách lư tưởng, hoàn toàn được “di chuyển” đến thời gian và nơi chốn của bài thơ sẽ có liên hệ tới một sự dồng nhất trọn vẹn với chuyển động lời của bài thơ (geh!). Đoạn thơ thứ ba mô tả chuyển động này như chuyển động của một bánh xe lời tự vận động; việc thực sự đọc bản văn hẳn sẽ có liên hệ tới “chuyển dịch” theo ṿng tṛn tầng lấp nghĩa, mặt phẳng tự phản suy của quang cảnh trang giấy và đi vào bản văn ch́m có tính thời gian, mạng vong của bài thơ, bản văn ch́m này trồi lên trong những h́nh ảnh của đoạn thơ này:”(133)

                   Bước, thời khắc của ngươi

                   không có chị em, ngươi

                   ở nhà. Một ṿng quay, từ từ,

                   tự xoay trên chính nó, những chiếc nan

                   leo lên,

                   leo lên một thứ ruộng đen, đêm

                   không cần sao, không ai đoái hoài

                   xem ngươi ở nơi đâu.

Joel Golb cho rằng vở kịch giữa “đọc” và “vặt/lượm” chính là một “giao ước/kèo ngưỡng” cho việc đọc này, vở kịch này dàn dựng trong phần thứ sáu của bài thơ không phải trong liên hệ với cỏ nhưng với cây sồi (Buche) cùng với sự tương đồng giữa cỏ và chữ (Buchstabe) được thoán đoạt trong một tṛ chơi chữ nghĩa giữa quyển sách (Buch) và cây sồi (beech.) “Theo cách này, cỏ “trở thành” một cây sồi, một diễn tiến tiếp tục suốt bài thơ, biến bài thơ thành một “cây biết nói tiến hóa kỳ lạ” và Joel Golb cũng cho rằng chuyển vận cũng hướng tới một điểm huyền ảo hay kết thúc nội tại (internal closure) cho nên từ đoạn thơ thứ 2 qua suốt đoạn thơ thứ 5 có sự chuẩn bị cho người đọc một việc đọc thích đáng những điều thỏa thuận của giao kèo ngưỡng.”(134) Về chuyển động hướng tới một điểm huyền ảo nên Joel Golb cho rằng câu truyện trong những đoạn bài thơ là một cặp những nhân vật đóng vai, trong đoạn thứ nh́ việc người đọc không có khả năng “đọc” bản văn về cuộc đời họ và từ đó cho nó một “cái tên”, thất bại trong việc đi qua một rào cản lời nói giữa những nhân vật này, hay dùng những từ như một con đường nối những từ này lại hơn là như một cách “nói về những từ” hay thức dậy sau một cơn hôn mê. Joel Golb giải thích “Ngôn ngữ của đoạn/phần này thật vụng về về mặt văn phạm, phong cách và tu từ, bắt chước sự vong thân nó nêu ra làm chủ đề. Trong đoạn/phần thứ ba, việc lộ ra tiếng nói của nhân vật ngôi thứ nhất đánh dấu sự khả hữu của một sự đi xuyên qua rào cản kỳ ảo – một khả hữu tính đi xuyên qua bản văn dưới bề mặt của bản văn; trong đoạn/phần thứ tư, việc “đan thêu”, một từ vừa dùng để chỉ những vết sẹo và những điểm nơi những phần/đoạn phân biệt về thời gian của một bản văn được chập lại, mô tả sự khả hữu này như một khép lại thực sự bản văn, đề cập tới trong việc thăm ḍ trí nhớ của bàn tay viết của thi sĩ; và trong phần/đoạn thứ năm khả hữu này trở thành kỳ ảo, sự hiện diện h́nh thức trong bản văn như một không gian giữa hai phần của phần/đoạn trung tâm này, “điểm xoay” bi thương của bài thơ, được chỉ ra như vậy bởi sự đảo ngược của những từ sau cùng của đoạn/phần trước trong tiếng vọng tiếp theo.” (134) Joel Golb cũng cho rằng điểm xoay hay không gian kỳ ảo này cũng đánh dấu tự sự/kể truyện của bài thơ người đọc có thể bắt đầu đọc ra sự ghi chép phúng dụ của bài thơ và khám phá ra một nơi chốn (Ort) vô danh được gắn với những nhân vật trước đó từ trong mở đầu đoạn/phần thứ nh́. Ở đoạn/phần thứ sáu Celan chơi tṛ “đọc” và “bứt/lượm” nhưng lần này theo bản văn hay “quyển sách” của ông ta như một cây sồi mà những nhánh đọc ch́a ra qua phần c̣n lại của bài thơ, sản sinh ư nghĩa nền tảng của bài thơ tuy thật ra phần/đoạn này là một diễn giải cẩn thận, có thể là giản lược về bản chất của ngưỡng bản văn của bài thơ được mọc rễ trong một diễn tiến biến đổi phía dưới bốn đoạn/phần của bài thơ nối ngưỡng cỏ-lá cỏ với những chữ của quyển sách gỗ sồi của Celan.

 

       Joel Golb trích dẫn đoạn thơ sau đây để chứng minh phép chuyển mghĩa (trophe) trong thơ của Celan ta có thể nhận ra yếu tố liên bản văn và yếu tố giai thoại:

                   Orkane. Orkane, von je

                   Partikelgestöber, das andre,

                   du

                   weißt ja,wir

                   lasens im Buch, war

                   Meinung

                                  (Đoạn 6 bài Engführung)

                   Khí cuộn xoáy.

                   Khí cuộn xoáy, từ bao lâu vẫn là,

                   những cơn lốc hạt, cái c̣n lại,

                   ngươi

                   biết rất rơ, chúng ta đă

đọc điều này trong quyển sách, đă là

ư kiến.

Yếu tố liên bản văn: Trích dẫn [ư kiến] Democrites dựa trên ghi chú của Celan trong quyển Sprachgitter tặng Hans Meyer “Không có ǵ hiện hữu ngoại trừ những nguyên tử và khoảng trống; ngoài ra mọi thứ khác đều là ư kiến.” Joel Golb nhận ra ghi chú này kết nối với một đoạn (5.94-142) trong quyển Inferno của Dante nhất là với câu 138 trong Inferno. Cụm từ “das andre” ở đây có nghĩa t́nh yêu. Joel Golb nêu câu hỏi về chuyển nghĩa của câu thơ tiếp theo “Wie faßten wir uns/an – an mit/diesen/Händen” [Chúng ta đă ôm lấy nhau bằng những bàn tay này]: Nếu thế giới [hay bản văn] quanh chúng ta chỉ gồm những “cơn lốc hạt” th́ có phải cái đă gây nên sự xoay chiều huyền ảo chúng ta vừa trải qua trong đoạn 5 cung cấp cho chúng ta một ngả đi qua rào cản phân cách chúng ta và một tiếng nói về chúng ta? Và đưa ra câu trả lời: Việc tuyên nhận bất kỳ một “điểm xoay chiều” nào chỉ được đặt cơ sở trên những hạt lời của bài thơ và cái ǵ “đă xảy ra” trong xoay chiều sẽ lộ ra trong việc đọc phần c̣n lại của đoạn thơ này cũng như phần c̣n lại của bài thơ. Ngoài yếu tố liên bản văn (Inferno/Dante) nêu trên Joel Golb c̣n sử dụng yếu tố tiểu sử, giai thoại cuộc t́nh của Paolo & Francessca= Celan & Gisèle de Lestrange (vợ Celan). Ngoài ra từ Buche/cây sồi Celan dùng cũng gợi ra sinh quán của Celan, Bukovina, là “vùng đất của cây sồi.” Joel Golb cho rằng việc Celan nối quyển sách (Buch/book) với cây sồi (Buche/beech) về mặt từ nguyên v́ Buch là từ Buche mà ra, nguyên thủy Buche được dủng để chỉ bảng viết, do đó Buchstabe nghĩa là “chữ”. Căn cứ trên từ điển của Grimm cho rằng danh từ Buche hiếm khi ở giống đực chi tiết này soi sáng việc Celan nối liền hai từ và chuyển động thi luận (movement poetological) từ nguồn gốc lịch sử tới điểm ảo tưởng tận cùng. Cũng căn cứ trên Grimm trong sách Simplizissimus Joel Golb cho rằng những nhân vật trong đoạn/phần 6 bài thơ “việc đọc” trong quyển sách của họ là dựa trên niềm tin con người bị sa đọa (lapsarian) – một sự hái lượm từ Cây Tri Thức (Tree of Knowledge) mà không ư thức được Sa đọa (the Fall) xác định tính chất mong manh của t́nh yêu hay thực trạng của t́nh yêu chỉ là “ư kiến.” Joel Golb so sánh Sa đọa với pḥng hơi ngạt, tro cốt bay lửng lơ được chuyển tải bởi cơn không khí xoáy (Orkane) với bụi hạt mở đầu cho đoạn/phần 6. Điều này chỉ rơ nghĩa sau khi đọc hết bài thơ, nối cách đọc như “bứt/lượm” một bản văn cỏ trong khổ/phần 1 với cách đọc sách sồi ở đoạn/phần 6.  

______________________________

(122) Từ Trauerspiel hay kịch tưởng niệm dùng để chỉ một loạt những vở kịch (dramas) được sáng tác ở Đức vào thế kỷ 17.

(123) Sđd trang 191: By diachronicity, I mean the potential of Celan’s words to thematize their own history at certain intended moments – in this case the history of the word Windfang.

(124) Sđd trang 192: Within the interpretive process, we reexperience Celan’s pathos as a loss of any final “ground” to our subjective judgment. On the one hand, even when remaining within the periphery of the poem’s rhetorical logic, in perusing Grimm’s Wörterbuch or hunting down the symbolic resonance of a word, we do not know when to stop or at what point our reading slips beyond Celan’s cryptographic intent – a potential plunge into an interpretive abyss tensely interacting with our engagement in the reflective hermeneutic process. On the other hand, Celan usually either represents the “hope” of the past’s recovery or of a magic “grounding” of his language inside his poems as a formal space oe silence (here, the hollow of his “homestead”) – or, often, describes it as something that might have happened somewhere in the reading and writing of the poem, but probably did not. In Celan’s poetr, then, as in the entire tradition of language mysticism and pietist meditation, the thematization of temporality and of breaks in the temporal process reflect one another as reverse sides of a linguistic mirror.

(125) Xem Gió-O kỳ 14.

(126) Ở đây Joel Golb đă không hiểu hoặc (cố t́nh) ngộ nhận quan điểm của Szondi về đọc/lecture vốn chịu ảnh hưởng Jacques Derrida. Derrida viết trong De la grammatologie/Về khoa học văn tự /Về văn pháp nxb Minuit 1967, Chương 2 “ce dangeureux supplement…” : Et pourtant, si la lecture ne doit pas se contenter de redoubler le texte, elle ne peut légitimement transgresser le texte vers autre chose que lui, vers un référent (réalité métaphysique, historique, psycho-biographique, etc.) ou vers un signifié hors texte don’t le contenu pourrait avoir lieu, aurait pu avoir lieu hors de la langue, c’est-à-dire, au sens que nous donnons ici à ce mot, hors de l’écriture en general. C’est pourquoi les considerations méthodologiques que nous risquons ici sur un exemple sont étroitement dépendantes des propositions generales que nous avons élaborées plus haut, quant à l’absence du referent ou du signifié transcendantales. Il n’y a pas de hors-texte.” (De la grammatologie trang 227). Tuyên bố này của Derrida có tính quyết định đối với phê b́nh hủy tạo. Lư do Derrida không xét những yếu tố ngoại bản văn trong việc đọc Rousseau không chỉ v́ cuộc đời của Rousseau trước hết không đáng lư tới, cũng không phải v́ chính cả hai sự hiện hữu của Maman lẫn của Thérèse là không đáng kể, cũng chẳng phải v́ chúng ta không có cách tiếp cận cuộc đời “có thực” của họ trong khi trong bản văn chúng ta chẳng có quyền ǵ bỏ qua sự giới hạn này. Tất cả những lư do này chắc chắn đă là đủ, nhưng chưa phải là triệt để. Derrida gọi những thứ ngoài bản văn là “phụ đính nguy hiểm” (supplément dangereux) v́ cái người ta gọi là cuộc đời thực sự, bên ngoài cái người ta tưởng chừng khaonh vùng coi như tác phẩm của Rousseau và ở phía sau tác phẩm này thật ra chỉ có chữ viết/văn tự mà thôi chứ không có những phụ đính, những ư nghĩa thay thế chúng chỉ thể nổi rơ trong một chuỗi những tra cứu tích phân, cái “có thực” chỉ tồn tại, thêm vào khi lấy ư nghĩa từ một vết vạch (trace) và một sự kêu gọi tới phụ đính. (bản Anh văn Of Grammatology của Gayatri Chakravorty Spivak trang 158 “there is no “outside” to the text”)

(127) Joel Golb, Reading Celan trong Word Traces trang 193: Yet in order to arrive at the text’s meaning, Szondi is in fact forced to resort to the “outside,” real, historical world – the signified – that, he explains, we are now aware has no place within the text.

(128) Sđd trang 215: tóm lược so sánh đối chiếu giữa Brod und Wein [BW] và  Engführung [E] : ở câu 2 đoạn 1 BW “rauschen die Wagen hinweg” = câu 10-13 đoạn 1 E “Ein rad, langsam,/rollt aus sich selber, die Speichen/klettern,” BW 1.4, 5 “und Gewinn und Verlust waget ein ninniges Heupt/Wholzufrieden zu Haus = E 1.9-10 “du bist – bist zuhause”; BW 1-15-17 “die Nacht/kommt/Voll mit Sternen und wohl wenig bekümmert um uns./Glanzt die Erstaunende” = E 1,13-15 “die Nacht/ braucht keine Sterne”; BW 2.25-26 “Aber zuweiden liebt auch klares Auge den Schatten/ Und versuchet zu Lust, eh’ es die Noch ist, den Schlaf” = E 2.21-28 “Sie/ sahn nicht hindurch/…Keines/ erwachte, der/ Schlaf/ kam über sie”; BW 2.33 “das strömende Wort” = E 5.49-50 “Kam, kam./ Kam ein Wort”; v.v…

(129) Sđd trang 194: In this manner, the premise of an illusory textual immanence here leads to the elision of a literary-historical theme fundamental to the text’s semantic structure: Celan’s charged and ambivalent relationship to the German Romantic and Idealist tradition, and to Hölderlin, his strong poetic “brother”.

(130) Sđd trang 194: It is the very nature of allegorical language to establish a systematic dialectic between its immanent, synchronic textual presence and a temporal unfolding, in this sense text-transcendent “signified” – a temporal dynamic Celan’s obsessive ambiguity exploits and that he carries to an extreme in “Engführung.” The conflict between Szondi’s methodological premise and the results of his reading reflects a failure to recognize the systematic way in which Celan’s language plays out this dialectic in his poem.

(131) : Maureen Quilligan, The Language of Allegory. Defining the Genre, Cornell University Press 1979.

(132) Joel Golb dùng từ “hợp đồng chung” (generic contract) lập nên “chân trời mong chờ” (horizon of expectation) của người đọc dựa trên khái niệm architextualité do Gérard Genette đưa ra trong quyển Palimpsestes, La littérature au second degré, Éditions du Seuil, 1982, trang 12.

(133) Sđd trang 195-196: The rest of the poem unfolds as an explanation of what it means to really read such a text, focusing on the pun at play in the injunction between lesen as “read” and lesen as “pluck.” From the perspective of the pun, lesen means something like merely gleaning stray verbal “grass” the way we do in an ordinary reading, that is, remaining on the surface of the text’s semantic soil. Celan’s intensifying injuctive sequence (that is, first picture of the poem’s scene, then step right in) is both a statement of the text’s ideality and its generic contract. Ideally, being fully “transported” to its time and place would involve a full identification with its verbal movement (geh!).” The third strophe describes this movement as that of a self-propelling verbal wheel; really reading the text would involve “moving” along the palimsestic circular, self-reflexive surface of the pagescape and into its temporal, deathly subtext, which surfaces in the images of this strophe:

                          Geh, deine Stunde

                          hat keine Schwestern, du bist –

                          bist zuhaus. Ein Rad, langsam,

                          rollt aus sich selber, die Speichen

                          klettern,

                          klettern auf schwärzlichem Feld, die Nacht

                          braucht keine Sterne, nirgends

                          fragt es nach dir.

(134) Sđd trang 196: In this way, the grass “becomes” a beech, a process continuing throughout the poem, turning it into a strange, evolving plant…By a movement toward a magic turning point or internal closure, sections two through five of the poem prepare us for a proper “reading” of the terms of its threshold contract.

(135) Sđd trang 197: The language of this section is grammatically, stylistically, and rhetorically awkward, mimicking the alienation it thematizes. In the third section, the surfacing of the first- person voice (an ich) marks the possibility of a magic breakthrough of the barrier – a possibility moving through the text beneath its surface; in the fourth, “stichings” (Nachtstellen), a word both for scars and points where temporally distinct sections of the text are fused, describes this possibility as a literal closure to the text, touched on in the mnemonic probing of the poet’s pen-hand; and in the fifth it becomes a magic, formal presence in the text as a space between the two parts of this central section, the poem’s elegiac “turning point,” indicated as such by the inversion of the last words of the previous section in the verval echo that follows.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2016