đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(50)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50,

 

RENÉ CHAR

Trong phần trên chúng ta mới chỉ gặp những cảnh thổ cụ thể – hiểu như xứ sở (pays) – có thực trong thơ René Char chứ chưa thực sự nhận ra ư nghĩa của cảnh thổ thi sĩ muốn người đọc tham gia khám như Présence commune/Hiện diện chung cùng. V́ René Char không là thi sĩ làm thơ tả phong cảnh, “tức cảnh sinh t́nh” nên câu hỏi phải đặt ra là: Làm thế nào đẩy xa hơn nữa thông diễn thi ca René Char để hiểu rơ hơn ư nghĩa xứ sở, cảnh thổ? Trong những năm gần đây đă xuất hiện (ở Pháp) những công tŕnh nghiên cứu khá cặn kẽ về “Xứ sở” trong thi ca René Char với nhiều tác gia đóng góp bài trong quyển Le “pays” dans la poésie de Char de 1946 à 1970 [64] Một cách tổng quát “pays/xứ sở” theo những tác gia này vừa là “xứ sở có thực” (pays réel) tức là nơi thi sĩ chào đời và trưởng thành được René Char nhiều lần nhắc tới –  tuy chỉ nhắc tới một cách thoáng qua và đứt đoạn/rời như một sự trở lại – vừa là “xứ sở mơ tưởng” (pays rêvé) là xứ sở được hóa thân trong thi ca như chính René Char cho biết “thi ca được tạo nên từ lănh thổ nguồn gốc này, tuy vậy nó lại là một xứ sở khác. [65] Chính v́ lư do này chúng tôi gọi “xứ sở khác” này là “cảnh thổ” v́ đó là h́nh ảnh xứ sở đă hóa thân, do thi sĩ khám phá. Trong Sous ma casquette amarante điều René Char nhân nói về bài Artine et les transparents [66]  giúp ta hiểu rơ hơn về sự biến đổi này: đó là một hành vi sáng tạo, một thứ “tư tưởng-cảnh thổ” (pensée-paysage) như cách gọi của Michel Collot trong tuyển tập Le Paysage: état des lieux (nxb Ousia, 2001). “Tư tưởng-Cảnh thổ” này khác hẳn, đối lập với quan niệm phong cảnh như nhăn quan toàn bộ một mảng thiên nhiên hay như một bức tranh hiện thực. Tuy nhiên “lời thơ” ở René Char không bị tư tưởng làm cho rời ră bởi đó là một tư tưởng  muốn kết nối với “cái thực tại không phải được tạo ra không thể bị dập tắt” nhằm tháo bỏ xiềng xích của cả chủ nghĩa hiện thực lẫn diễn ngôn như Georges Blin nhận xét.[67] Đối lập với nhăn quan hiện thực cổ điển về quang cảnh, “cảnh thổ” với René Char là kinh nghiệm “cùng cư ngụ với thế giới và với bản thân” (Paul Claudel) chẳng hạn trong bài thơ sau đây:

Les Premiers Instants

Nous regardions couler devant nous l’eau grandissante. Elle effaçait d’un coup la       montage, se

chassant de ses flancs matériels. Ce n’était pas un torrent qui s’offrait à son destin mais une bête ineffable dont nous devenions la parole et la substance. Elle nous tenait amoureux sur l’arc tout-puissant de son imagination. Quelle intervention eût pu nous contraindre? La modicité quotidienne avait fui, le sang jeté était rendu à sa chaleur. Adoptés par l’ouvert, poncés jusqu’à l’invisible, nous étions une victoire qui ne prendrait        jamais fin.

                                                       (Trong tập La Fontaine narrative, 1947, OC trang 275)

      

Những khoảnh khắc đầu tiên

Chúng tôi nh́n phía trước chúng tôi con nước chảy xiết lớn dần. Nước đột nhiên xóa nḥa núi, thoát ḿnh khỏi sườn mẹ. Đó không phải là một ḍng nước chảy xiết tự nạp ḿnh cho sinh mệnh của ḿnh nhưng là một con thú không thể diễn tả mà chúng tôi đă     trở thành lời nói và và thực thể của nó. Nó đă giữ chúng tôi đắm say yêu đương trên ṿng cung tưởng tượng mạnh mẽ vô bờ bến của nó. Có sự can thiệp nào có thể cản ngăn chúng tôi không? Nết na hàng ngày đă bỏ trốn mất, bầu máu đă được đem ra hâm nóng. Được cơi rộng mở nhận làm con nuôi, được mài nhẵn tới tận cùng tới mức không c̣n thể nh́n thấy, chúng tôi là một chiến thắng không có kết thúc.

Trong bài thơ xuất hiện cùng lúc con người, lời thơ, và thế giới. Con người ở đây không là cá nhân mà là “nous/chúng ta” chỉ ra cá nhân đă ra khỏi bản ngă bằng vượt qua những giới hạn của cái ngă để kết nối với người khác trong đó có cả người đọc trong không gian vũ trụ mở rộng: Thiên nhiên/con nước xiết “đă giữ chúng tôi đắm say yêu đương trên ṿng cung tưởng mạnh mẽ vô bờ bến của nó” và “chúng tôi đă    trở thành lời nói và và thực thể.”

Trong một cảnh thổ nhỏ hẹp hơn là căn nhà nơi thi sĩ cư ngụ chúng ta cũng bắt gặp sự vượt bỏ những giới hạn để gặp gỡ thế giới và người khác này:

Éprise

Chaque carreau de la fenêtre est un morceau de mur en face, chaque pierre scellée du mur recluse bienheureuse qui nous éclair matin, soir, de poudre d’or à ses sables mélangée. Notre logis va son histoire. Le vent aime à y tailler.

L’étroit espace où se volatilise cette fortune est une petite rue au-dessous dont nous n’apercevons pas le pavée. Qui y passe emporte ce qu’il désire.

 

Đang yêu

Mỗi khuôn kính của cái cửa sổ là một phần mảnh của bức tường đối diện, mỗi tảng đá gắn chặt của bức tường là một nơi ẩn dật ân sủng chiếu sáng cho chúng tôi ban mai, chiều tối với bụi vàng được trộn lẫn với cát của nó. Nơi cư ngụ của chúng tôi qua khỏi được số mệnh của nó. Gió ưa thích xẻ h́nh ở đó.

Không gian chật hẹp nơi vận may này bốc hơi là một con phố nhỏ dưới kia chúng         tôi không nh́n thấy được vỉa hè. Bất kỳ kẻ nào đi ngang qua cũng lấy đi từ con phố này điều kẻ ấy ước ao.

Bài thơ đoạn rời Se Rencontrer Paysage avec Joseph Sima [68] René Char viết năm 1973 để vinh danh họa sĩ Josept Sima mất năm 1971 nhân dịp triển lăm tranh của họa sĩ này ở lâu đài Ratilly. c̣n cho thấy rơ hơn nữa cảnh thổ như một nơi chốn của sự gặp gỡ kép: gặp gỡ người khác và gặp gỡ thế giới. Bài thơ này khá dài, gồm 9 khổ, ngôn từ cô đọng đôi khi mơ hồ bí hiểm nhưng nếu biết được cái ch́a khóa để mở bài thơ ở đây là sự gặp gỡ kép giữa họa sĩ và thi sĩ như đă nói ở trên. Sự gặp gỡ này được René Char hoàn toàn mở toang từ khung vải của bức tranh.

Se rencontrer paysage avec Joseph Sima

La lune d’avril est rose; la nuit cirsconpecte hésite à guérir la plaie du jour. C’est où la falaise reçoit parole de la Sorgue. Le fracas des eaux cesse. Mais la parole qui descendra de la falaise ne sera qu’une rumeur, un pépiement. L’homme d’ici est à déséclairer. Ceux qui inspirent une tendre compassion au regard qui les dessine portent en eux one œuvre qu’ils ne sont pas pressés de délivrer.

Quelque part un mot souffre de tout son sens en nous. Nos phrases sont des cachots. Aimez-les. On y vit bien. Presque sans clarté. Le doute remonte l’amour comme un chaland le courant du fleuve. C’est un mal d’amont, une brusque invitation d’aval.

Il n’y a pas de pouvoir divin, il y a vouloir divin éparpillé dans chaque souffle: les dieux sont dans nos murs, actifs, assoupis. Orphée est déjà déchiré.

Parcourir l’espace, mais ne pas jeter un regard sur le Temps. L’ignorer. Ni vu, ni ressenti, encore moins mesuré. À la seconde, tout s’est tenu dans le seul sacré inconditionnel qui fût jamais: celui-là.

Le combat de l’esprit sépare. Le sentiment est une plongée dans la mélée des quatre éléments absous au profit d’un livre élémentaire, à peine né, las avant d’être          ouvert.

Je ne suis pas séparé. Je suis parmi. D’où mon tourment sans attente. Pareil à la fumée bleue qui s’élève du safre humide quand les dents de la forte mâchoire l’égratignent avant de le concasser. Le feu est en toute chose.

Sima s’est battu contre elle, l’aurore dans le dos. Dès son enfance. Ce n’est pas pour lui donner aujourd’hui du pain d’homme, comme aux petits oiseaux. La muette mort            se nourrit de

métamorphoses désuètes, dans notre paysage.

L’existence des rêves fut de rappeler la présence du chaos encore en nous, métal bouillonnant et lointain. Ils s’écrivent au fusain et s’effacent à la craie. On rebondit de fragment en fragment au-dessus des possibilities mortes.

Sur la motte la plus basse, un bouvreuil…Sa gorge a la couleur de la lune d’avril. Il était pour partir quand je suis arrivé.

                   (Trong tập Fenêtres dormantes et Porte sur le toit (1973-1979), phần II Un jour entier                           sans controverse, OC trang 587)   

Gặp gỡ phong cảnh [thổ] với Joseph Sima.

Trăng tháng tư màu hồng; đêm thận trọng ngần ngại chữa lành vết thương của ngày. Đó là thời khắc dốc núi nhận được lời của con sông Sorgue. Tiếng sóng vỗ đập ngưng. Nhưng lời xuống từ dốc núi sẽ chỉ c̣n là tiếng ŕ rào, hổn hển. Con người nơi đây sắp không được chiếu sáng. Những kẻ cảm hứng một nỗi trắc ẩn dịu dàng đối với người vẽ họ mang nơi họ một tác phẩm họ không bị thúc hối đem trao.

Phần nào một từ nhận chịu hết thảy ư nghĩa của nó nơi chúng tôi. Những câu nói của chúng tôi là những pḥng giam. Hăy yêu mến chúng. Người ta sống ở đó rất ổn. Hầu như không có chiếu sáng. Sự nghi ngờ nâng cao t́nh yêu như một gịng nuớc nâng cái xà lan lên. Đó là một sự tệ hại của đầu nguồn, một sự mời mọc đột ngột của cuối nguồn.

Không làm ǵ có sức mạnh thần thánh, có một ư muốn thần thánh tỏa ra trong mỗi hơi thở: những thần linh nằm trong những bức tuờng của chúng ta, năng động, gà     gật. Orphée đă bị xé.

Đi qua không gian, nhưng đừng có ngó nh́n Thời gian. Tảng lờ nó đi. Không nh́n, không cảm, đừng được đo lường càng tốt. C̣n đối với giây, tất cả đều được giữ lại trong một sự thiêng liêng vô điều kiện chẳng bao giờ là ǵ cả: cái-kia.

Cuộc chiến đấu của tinh thần tách riêng. T́nh cảm là một cú nhào xuống trong mớ pha trộn bốn yếu tố tan vào lợi ích của một quyển sách sơ đẳng, vừa mới được sản sinh, đă mệt nhoài trước khi được mở ra.

Tôi không bị tách riêng ra. Tôi ở giữa. Nơi đớn đau không cần chờ đợi. Giống như làn khói xanh dâng lên từ thủy tinh màu xanh ẩm ướt khi những cái răng của hàm mạnh mẽ nhay nhay trước khi nghiền vụn nó. Lửa có trong tất cả mọi sự vật.

Sima đă chiến đấu chống lại nó, ban mai ở trong lưng. Ngay từ khi c̣n thơ ấu. Hôm nay không phải là lúc đem cho hắn bánh ḿ của người, như cho những con chim nhỏ bé. Con hải âu đă chết tự nuôi thân bằng những hóa thân cũ kỹ, trong cảnh quang            của chúng ta.

Hiện hữu của những giấc mơ là để nhắc nhớ sự có mặt của những hỗn mang hăy        c̣n nằm trong chúng ta, kim khí sôi sục và xa lắc. Chúng ghi dấu bằng thỏi than và nhường chỗ cho phấn. Người ta nhảy từ đoạn rời này sang đoạn rời khác ở phía trên những khả tính đă chết.

Trên đống đất thấp nhất, một con chim se sẻ núi…Ức nó có màu sắc trăng tháng        tư. Nó sắp bay đi khi tôi tới nơi.

Một bài thơ khá kỳ lạ, bí hiểm. Trước hết về tựa đề “Se rencontrer paysage” chứ không là “Paysage de [pour,devant] Joseph Sima” hay “Rencontre avec Joseph Sima” như trong bản thảo René Char định đặt tên cho bài thơ. Quyết định đặt tựa sau cùng “Se rencontrer paysage” chứ không phải là “Se rencontrer dans un paysage” hẳn chứa một ẩn ư. Từ “paysage” ở đây không thể được coi như thuộc từ của “se”. Tựa đề cũng không cho biết chủ từ của “Se rencontrer” v́ động từ  được dùng ở thể không chia, nguyên th́ [vô định, infinitif] xóa bỏ mọi chỉ định thời gian và chủ thể vốn là cú pháp rất đặc biệt của René Char. Đi t́m ẩn ư trong nội dung bài thơ người đọc trước hết gặp “trăng tháng tư màu hồng” – trăng trong thơ René Char thường được dùng như ẩn dụ của cái chết. Cảnh cũ quê xưa với con sông Sorgue được nhắc đến nhưng đây lại là cảnh trong tranh của Joseph Sima qua kỷ niệm của thi sĩ với họa sĩ chứ không phải là cảnh thực. Thế nên “trăng” chỉ ra mối tương quan hiện diện-khiếm diện (présence-absence): Joseph Sima nay đă khuất c̣n René Char đang đứng trước một họa phẩm của Joseph Sima và thi sĩ cũng không cho biết có gặp gỡ họa sĩ trong quang cảnh này hay không. Vậy nên người đọc phải tự suy ra đó một sự gặp gỡ do văn tự (écriture) của thi sĩ trong sự chia phần cảnh thổ (partage – có thể hiểu từ này theo nghĩa của Char trong bài Partage formel) với họa sĩ. Đến đây ta có thể hiểu rơ hơn tại sao René Char dùng động từ nguyên th́: thi sĩ muốn chia sẻ kinh nghiệm cảnh thổ không những với họa sĩ mà c̣n cả với người đọc (Présence commune): sự gặp gỡ trong thế giới của những chủ thể đă vượt qua những giới hạn để xóa bỏ cái “ngă” trong chân trời mở rộng của cảnh quang thế giới (paysage du monde) đất trời-đêm ngày-nước và kim loại được kết hợp bằng văn tự thi ca.

Cảnh thổ/quang cảnh là những h́nh ảnh. Nhưng René Char đă sử dụng h́nh ảnh ra sao? Theo Blanchot trong bài René Char: “H́nh ảnh, trong bài thơ, không phải là sự chỉ định một sự vật, nhưng là cách thế hoàn tất sự sở hữu hay hủy phá sự vật này, là phương tiện thi sĩ t́m được để sống với h́nh ảnh, trên h́nh ảnh và chống lại h́nh ảnh, để tới giao tiếp thực và chất với h́nh ảnh và đụng chạm vào sự vật trong một nhất tính của thiện cảm hay một nhất tính của phản thị hiếu. H́nh ảnh trước hết là một h́nh ảnh, bởi nó là sự vắng mặt của cái nó cho chúng ta và nó làm chúng ta đạt tới nó như sự có mặt của một sự vắng mặt, mời gọi, ở nơi đó trong chúng ta, cái chuyển động sống động hơn hết để sở hữu nó (đó chính là sự ham muốn mà Char nói về). Nhưng, đồng thời h́nh ảnh thi ca, trong sự vắng mặt của sự vật này, có ư muốn tái lập cho chúng ta cái nền của sự có mặt của nó, chứ không phải là h́nh thức của nó là cái người ta nh́n thấy, nhưng là cái bên dưới người ta đi vào, thực tại thực sự của nó, “vật chất-cảm xúc” của nó. Trong sự có mặt mới này, sự vật mất đi tính chất cá biệt của đối tượng vốn bị đóng kín do sử dụng, nó hướng tới việc tự hóa thân thành một sự vật hoàn toàn khác và trong tất cả mọi sự vật, như thể h́nh ảnh ban đầu bị, chính nó cũng thế, dẫn tới việc thay đổi và, bị lôi cuốn vào chu tŕnh của những hóa thân của nó, không ngừng trở thành một sức mạnh phức tạp và mạnh mẽ hơn của việc biến đổi thế giới thành một cái toàn thể bởi sự chiếm hữu của ḷng ham muốn.”[69]              

__________________________________

[64] Đặc biệt nhất là quyển Le “pays” dans la poésie de Char de 1946 à 1970 là tập I trong loạt sách về René Char do Patrick Née và Danièle Leclair chủ biên thuộc tủ sách Lettres modernes của nxb Minard, 2005.

[65] Entretien avec Édith Mora 16 tháng 9, 1965 đăng trên Les Nouvelles littéraires: La poésie est un pays qui est fait de ce territoire originel, et qui en est pourtant un autre.     

[66] René Char, OC trang 862.

[67] Georges Blin, Bài Tựa cho tập thơ Commune Présence của René Char trang XX: La parole de René Char n’est pas disloquée par la pensée, c’est une pensée qui, pour rejoindre “l’inextinguible réel incréé”, désarticule le double “carcan” du realisme et du discours.

[68] René Char, OC trang 587-588.

[69] Maurice Blanchot, René Char trong La Part du Feu trang 114-115: L’image, dans le poème, n’est pas la désignation d’une chose, mais la manière dont s’accomplit la possession de cette chose ou sa destruction, le moyen trouvé par le poète pour vivre avec elle, sur elle et contre elle, pour venir à son contact substantiel et matériel et la toucher dans une unité de sympathie ou une unité de dégoût. L’image est d’abord une image, car elle est l’absence de ce qu’elle nous donne et elle nous le fait atteindre comme la présence d’une absence, appelant, par là en nous, le mouvement le plus vif pour le posséder (c’est le désir dont parle Char). Mais en même temps, l’image poétique, dans cette absence même de la chose, prétend nous restituer le fond de sa présence, non pas sa forme qui est ce qu’on voit, mais le dessous qui est ce qu’on pénètre, sa réalité de terre, sa “matière-émotion”. Dans cette présence nouvelle, la chose perd son individualité d’objet fermé par l’usage, elle tend à se métamorphoser en tout autre chose et en toutes choses, de sorte que l’image première est, elle aussi, conduite à changer et, entraînée dans le cycle de ses métamorphoses, devient sans cesse un pouvoir plus complexe et plus fort de transformer le monde en un tout par l’appropriation du désir.

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

        

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2017