đào trung đo

THI SĨ THI CA

(135)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129, Kỳ 130, Kỳ 131, Kỳ 132, Kỳ 133, Kỳ 134, Kỳ 135,

Francis Ponge

Chương 1

Francis Ponge Thi sĩ của Đối Vật

   Thách thức từ ngôn ngữ: Thách thức này nằm trong trong vế thứ hai “xem xét các từ.” Trước hết Ponge phê phán ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ khoa học và triết học cũng như ngôn ngữ thi ca hiện đạitrong những ngôn ngữ này ý nghĩa sự vật do con người áp đặt. Với Ponge ngôn ngữ có chức năng hướng đến thông giao, là ngôn ngữ của thông giao (langue de communication). Ponge không coi ngôn ngữ như dụng cụ có sẵn, trung tính và bất động, đưa ra phát biểu khá bí ẩn: “nói chống lại những lời”[33] đã được dùng cả trong quá khứ lẫn trong hiện tại, trên hết trong những tác phẩm văn chương các thời đại. Ponge là kẻ đứng giữa những sự vật và ngôn ngữ (entre les choses et les mots) như cách nói của Michel Collot. Quan sát sự vật bằng cách “nhận chìm sự vật xuống vực thẳm” nhưng ngôn ngữ cũng nằm trong vực thẳm khiến người quan sát có ý định mô tả sự vật bị chóng mặt. Trong bài Tentative orale Ponge cho rằng để tránh bị chóng mặt có một cách trị liệu: đặt cái nhìn thật gần sự vật và mô tả, viết về sự vật, nghĩa là mở ra không gian để đón nhận sự vật, ban cho hố thẳm của sự vật một hình thức: “[vấn đề] đối tượng nào đó chẳng quan trọng, cốt sao muốn mô tả nó, sự vật đến lượt nó mở ra, nó trở thành một vực thẳm; …vực thẳm này có thể tự khép lại...”[34]  Trong bài Về Biến đổi Sự vật bằng Lời nói Ponge viết: “Cái lạnh, như người ta đặt tên sau khi đã nhận ra nó có những hậu quả xung quanh, nó đi vào như sóng, vì thế nước đá bị thay thế. Cũng vậy với mắt, lập tức, thích ứng với một trương độ mới: bằng một chuyển vận toàn thể có tên là chú ý, đặt vào, vì thế một đối tượng mới được xác định. Việc này là kết quả của một sự chờ đợi, của lắng xuống: một kết quả đồng thời cũng là một hành vi: nói cho gọn, một sự biến đổi. Cũng vậy, với một làn sóng, tới một toàn thể không hình dáng nó làm đầy dung tích toàn thể này, hay ít ra nó cũng thích ứng với toàn thể này, tới một mức độ nào đó hình dạng,– do hậu quả của sự chờ đợi, của một sự thích ứng, của một thứ chú ý cũng có cùng bản chất, có thể đi vào gây nên sự biến đổi của nó: lời nói. Vậy nên lời nói đối với những sự vật của tinh thần sẽ là trạng thái chính xác của chúng, cách thế đứng thẳng của chúng bên ngoài cái chúng chứa đựng.”[35] Theo Henri Maldiney: “Như vậy những sự vật, thay vì đi tới và đứng lại ở những giới hạn của một dung chứa định sẵn trong không gian xã hội-văn chương hay biến đi trong sự bất định hố thẳm, treo lửng lơ trong lời nói.”[36]

   Trong bài Le Volet/Cái Mành Ponge đưa ra mô tả:

    “Sáng nay khi tôi mở cái mành mành của tôi ra tôi nghe rõ tiếng nghiến của nó, tiếng kêu và tiếng xé toang ra của nó. Và tôi cảm thấy trọng lượng của nó.

   Hôm nay điều này quan trọng hơn hẳn ánh sáng được đưa vào và hơn cả sự xuất hiện của ngoại giới, hơn cả tất tật sự chuyên chở những đối tượng trong dòng chảy của nó.

Rằng đây là ngày hôm nay

-          và nơi hẹn nói về hôm nay là gì trong một bản văn của Francis Ponge – [đó là một khoảnh khắc của vĩnh cửu]

Vậy thì ngay hôm nay – cho vĩnh cửu – ngày hôm nay trong vĩnh cửu cái mành đã nghiến kèn kẹt, đã kêu lên, đã đè nặng, đã xoay trên những cái bản lề của nó, trước khi bị hạ xuống một cách không kiên nhẫn chống cự lại trang giấy trắng này…”[37] Ở đoạn sau Ponge cho rằng nếu cái mành hoàn toàn rủ kín thì chẳng còn nhìn thấy sự vật gì bên ngoài, và chỉ khi nó được mở ra thì mới ta mới có thể chọn sự vật nào đó để mô tả (viết). Hai trạng thái đối nghịch khép-mở nghĩa là khi đóng sự vật hoàn toàn bị đẩy vào tối thẳm còn khi mở sự vật mất hút trong ánh sang (không đen hay trắng). Sự vật chìm vào bóng tối tạo sự đối kháng ngôn ngữ, hoàn toàn nằm ngoài ánh sáng lại tạo ra sự trống rỗng trong ngôn ngữ. Ponge thường nhắc đến sự đối nghịch giữa cảm giác với nhìn ngắm, là kinh nghiệm về hoàn cảnh-giới hạn (situations-limites).

Trong Ghi Chú cho tập La Rage de l’Expression/Sự Cuồng nộ của Biểu lộ Ponge nói đến sự khác biệt giữa nhận thức, sự hiểu biết với biểu lộ, mô tả: “Tôi phải ghi chú nhanh một vấn đề phải suy nghĩ lại khi nào tôi rảnh rang: vấn đề về sự khác nhau giữa tri thức và biểu tả (tương quan và khác biệt)”[38] Là kẻ đứng giữa Sự vật và Ngôn ngữ Ponge dựa trên tính chất vừa cụ thể vừa trừu tượng, vừa ở trong vừa ở ngoài của Động từ (VERBE) mở ra một không gian trong chính ngôn ngữ cho Cuộc Chơi [với] Đối vật (ObJEU). Diễn tả sự vật là diễn tả cái cụ thể, nhìn thấy được còn tri thức, sư hiểu biết là diễn tả bằng ý tưởng tính chất riêng, sự so sánh khu biệt, sự vật.

_______________________________

[33] Francis Ponge, Les Raisons d’Écrire, trong TOME PREMIER trang 186: Une seule issue: parler contre les parole.

[34] Sđd: n’importe quel objet, il suffit de vouloir le décrire, il ouvre à son tour, il devient un abîme; …cela peut se refermer […]

[35] Francis Ponge, De la Modification des Choses par la Parole, TOME PREMIER trang 139:

   Le froid, tel qu’on le nomme après l’avoir reconnu a d’autres effets alentour, entre à l’onde, à quoi la glace se subroge.

   De même les yeux, d’un seul coup, s’accommodent à une nouvelle etendue: par un mouvement d’ensemble nommé l’attention, par quoi un nouvel objet est fixé, se prend.

   Cela est le résultat d’une attente, du calme: un résultat en meme temps qu’un acte: en un mot, une modification.

   À une, de même, onde, à un ensemble informe qui comble son contenu, ou tout au moins qui en épouse, jusqu’à un certain niveau la forme,– par l’effet de l’attente, d’une accommodation, d’une sorte d’attention de même nature encore, peut entrer ce qui occasionnera sa modification: la parole.

   La parole serait donc aux choses de l’esprit leur état de rigueur, leur façon de se tenir d’aplomb hors de leur contenant.[…]                                                                                                                                

(1929)

[36] Henri Maldiney, Le Vouloir Dire de Francis Ponge trang 50: Ainsi les choses, au lieu de se rendre et de se prendre aux limites d’un contenant préformé dans l’espace socio-littéraire ou de disparaître dans une indétermination abyssale, se tiennent en suspens dans la parole.

[37] Francis Ponge, Le Volet, suivi de sa scholie trong Pièces trang 101:

   “Quand j’ai ouvert mon volet ce matin, j’ai bien entendu son grincement, son cri et son coup de battoire. Et j’ai senti son poids.

Aujourd’hui cela eut plus d’importance que la lumière delivrée et que l’apparition du monde extérieur, de tout le train des objets dans son flot.

Voici qu’aujourd’hui

-          et rendez-vous compte de ce qu’est aujourd’hui dans un texte de Francis Ponge – [c’est un instant d’eternité]

Voici donc qu’aujourd’hui, pour l’eternité, aujourd’hui dans l’eternité le volet aura grincé, aura crié, pesé, tourné sur ses gonds, avant d’être impatiemment rabattu contre cette page blanche…

 

[38] Francis Ponge, Le Carnet du Bois de Pins (La Rage de l’Expression, NOTE, TOME PREMIER trang 360: Il faut en passant que je note un problème à repenser quand j’en aurai le loisir: celui de la différence entre connaissance et expression (rapport et différence).

 

(còn tiếp)

                                                                                                  

 Francis Ponge

T

RÊU

 

   Xưa kia những cuộc tuần tra cây cối đã ngừng lại vì sững sờ trước những tảng đá. Rồi thì hàng ngàn những cây gậy bọc lụa nhung nhỏ ngồi vắt chéo cẳng.

   Từ đó trở đi, từ khi sự nổi gai ốc thấy rõ của rêu ở ngay trên đá với những thừa quan, ai cũng bối rối chẳng biết làm sao và dưới chân bị dính bết, mất kiên nhẫn, dậm chân, thở hổn hển.

   Tệ hơn nữa là, long tơ mọc cao lên; rồi với thời gian, mọi thứ lại đậm mầu.

   Than ôi những lo âu về những mớ lông tơ cứ ngày càng dài! Những thảm dầy, quì gối khi người ta ngồi lên trên, nay dựng lên với hơi thở rối rắm. Rồi không những chỉ có nghẹt thở mà còn cả tắc thở nữa.

   Vậy thì, chỉ cần cạo trọc cái tảng đá già nua nghiêm nghị và vững vàng nằm trên những vùng phủ khăn sốp, những tấm thảm chùi chân ướt át, rất có thể sẽ trở thành khô ráo.

LA MOUSSE

   Les patrouilles de la végétation s’arrêtèrent jadis sur la stupéfaction des rocs. Mille bâtonnets du velours de soie s’assirent alors en tailleur.

   Dès lors, depuis l’apparente crispation de la mousse à même le roc avec ses licteurs, tout au monde pris dans un embarras inextricable et bouclé là-dessous, s’affole, trépingne, étouffe.

   Bien plus, les poils en poussé, avec le temps tout s’est encore assombri.

   O préoccupations à poils de plus en plus longs! Les profonds tapis, en prière lorsqu’on s’assoit dessus, se relèvent aujourd’hui avec des aspirations confuses. Ainsi a lieu non seulement des étouffements mais des noyades.

   Or, scalper tout simplement du vieux roc austère et solide ces terrains de tissue-éponge, ces paillassons humides, à saturation devient possible.

 

(còn tiếp)

đào trung đo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

© gio-o.com 2019