đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

 

(69)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69,

 

RENÉ CHAR

 

Lần thứ nh́ Blanchot viết về René Char trong bài La Bête de Lascaux/Con vật của Động Lascaux  đăng trên Nouvelle Nouvelle Revue Française [NNRF] tháng 4, 1953 [194] sau đó được Guy Levis Mano xuất bản thành sách năm 1958 với số lượng 600 ấn bản và bài này cũng được cho vào Cahier de L’Herne: René Char (1971). Blanchot để bài này vào tuyển tập Une Voix venue d’Ailleurs (2002) với lời đề tặng René Char và Guy Levis Mano đặt ở trang đầu trước khi vào bài viết. Blanchot lấy khổ III bài thơ Lascaux của René Char làm đề từ:

                                           CON THÚ GHÊ TỞM

       Con Thú ghê tởm chặn bước đoàn súc vật thanh nhă, như một tên hề khổng lồ.

       Tám câu nói vui đùa làm thành nữ trang của nó, phân chia sự khùng điên của nó.

       Con Thú phun lửa vào không khí quê mùa một cách nhiệt thành.

       Hai sườn núng nính và trệ xuống của nó đau đớn, sắp tống tháo cái bầu của nó ra.

       Mùi hôi thối vây bọc suốt từ móng cho đến sừng vô dụng của nó.

 

       Từ trong cái cột của Động Lascaux như hiện ra với tôi, người mẹ hóa trang một cách kỳ                                                                                                                                  uái.                 

       Minh trí mắt đẫm lệ.[195]

 

Đây là một bài viết khá trừu tượng, phức tạp, đ̣i hỏi người đọc kiên nhẫn, chậm răi, rất chọn người đọc. Thật ra bài viết này chỉ là những đoạn rời nên người đọc khó t́m ra mạch tư tưởng để kết nối. Có lẽ cũng v́ lư do này khi soạn Œuvres complètes cho nhà Gallimard René Char đă không cho bài này vào. Blanchot mở đầu bài viết bằng việc nhắc đến Platon trong quyển Phède cho biết Socrate lên án lời nói được viết ra (parole écrite), coi đó là lời nói đă chết (parole morte), lời nói của sự quên lăng (parole de l’oubli). Đây là quan điểm nghi ngờ tuyệt đối chữ viết, văn tự được Platon chia sẻ, cho rằng lối thông giao mới này tạo ra sự nghi ngờ v́ lời nói được viết ra không để lại sau nó sự đảm bảo sự hiện diện của một người có thực, quan tâm tới chân lư. Như vậy quan điểm này cũng phủ nhận giá trị của quyển sách v́ quyển sách chứa đựng sự hiểu biết vô ngă (savoir impersonnel): hiểu biết này chỉ được đảm bảo bởi ư tưởng của một người chứ không phải của mọi người. Hơn nữa nó cũng gắn liền với sự triển khai của kỹ thuật dưới mọi h́nh thức biến lời nói, chữ viết/văn tự thành một kỹ thuật. Ngoài ra Socrate cũng bác bỏ một thứ ngôn ngữ vô ngă khác, một thứ lời nói thuần túy giúp thấu hiểu sự thiêng liêng như tiếng nói của cây sồi hay của ḥn đá. Hành vi chống lại văn tự này cũng nhằm phi bác lời tụng ca của thi sĩ v́ Socrate cho rằng nó vô trách nhiệm, một ngôn ngữ tự nó vượt bỏ nó măi măi.

Thế nhưng, theo Blanchot, một cách thật bí ẩn, văn tự lại gắn liền với sự phát triển của văn xuôi khi mà câu thơ không c̣n là một phương tiện thiết yếu của kư ức, sự vật được viết ra lại hóa thành thiết yếu gần cận với lời thiêng (parole sacrée). Cái được viết ra này dường như chứa đựng sự lạ lẫm thừa hưởng từ sự vượt qua qui định, là sự mạo hiểm, sức mạnh thoát bỏ mọi tính toán và từ chối mọi đảm bảo. “Cũng như lời thiêng, người ta không biết điều được viết ra từ đâu tới, chính là v́ không có tác giả, không có nguồn gốc và, từ đó, dẫn tới một sự vật nào đó thật nguồn cội.  Phía sau lời của cái được viết ra, không có sự hiện diện của ai, nhưng nó lại cho sự khiếm diện lên tiếng, giống như trong sấm truyền thần linh nói, chính thần linh hay thưỡng đế cũng chẳng bao giờ có mặt trong lời nói của ḿnh, và khi đó chính là sự vắng mặt của thượng đế cất tiếng. Và lời sấm truyền, chẳng kém cạnh văn tự, không tự biện minh, không tự giảng giải, không tự bào chữa: không có đối thoại với cái được viết ra và không có đối thoại với thượng đế. Socrate vẫn măi măi ngạc nhiên về niềm im lặng cất tiếng này.”[196]  Ngoài việc phi bác văn tự Socrate c̣n tỏ ra khinh miệt, nghi ngờ giá trị của các tác phẩm nghệ thuật. Theo Blanchot, điều Socrate thấy là “thậm tệ” cả trong hội họa lẫn trong văn tự là sự im lặng uy nghi đưa vào trong nghệ thuật sức mạnh thiêng liêng mở ra những vùng đất lạ kỳ cho con người. Chính những bức họa súc vật trong động Lascaux có từ nhiều ngàn năm trước Socrate thể hiện tiếng nói của niềm im lặng và là chứng cớ để phi bác quan điểm của Socrate. Bằng cách đối nghịch Héraclite – nhà tư tưởng sống nhiều trăm năm trước Socrate – với Socrate kẻ phủ nhận cả sấm truyền lẫn tác phẩm nghệ thuật có nghĩa “từ chối mọi ngôn ngữ hướng về nguồn cội.” Chủ ư của Blanchot là đặt Héraclite và Char bên nhau v́ Char rất ngưỡng mộ Héraclite (Partage formel, frag.IX)

Blanchot tiếp tục bài viết với giải thích sự gần nhau giữa Héraclite và Char bằng hai ư tưởng của Héraclite. Thứ nhất, Héraclite nhận ra trong lời vô ngă (la parole impersonnelle) chứa đựng thẩm quyền thực sự của ngôn ngữ khi nói “Vị Chúa tể của lời sấm truyền ở Delphes không biểu lộ ǵ cũng chẳng dấu diếm ǵ hết, nhưng chỉ chỉ ngón tay (indiquer). Từ “chỉ” ở đây làm cho sức mạnh của h́nh ảnh quay trở lại, từ (le mot) này giống như ngón tay “bị rút móng” hướng tới/chỉ về, không nói năng cũng chẳng che dấu ǵ, một cách thầm lặng, mở ra không gian cho kẻ nào mở ḷng đón nhận. Ngược lại với quan niệm của Socrate, thứ ngôn ngữ của niềm im lặng này không nói năng và đằng sau nó chẳng có ǵ ẩn dấu trong khi Socrate lại chỉ chấp nhận một thứ ngôn ngữ chắc chắn người đời có thể trao đổi với nhau và được làm ra để trao đổi, luôn luôn là lời nói về một vật ǵ và của một ai đó, cả hai đều đă được mở ra và có mặt chứ không phải một thứ lời khởi đầu (parole commençante). Blanchot giải nghĩa lời/ngôn ngữ khởi đầu: “Và, do vậy, một cách dứt khoát, với một sự cẩn trọng không thể hiểu lầm, ông ta [Socrate] không thừa nhận mọi ngôn ngữ hướng về cội nguồn, đối với cả sấm truyền lẫn tác phẩm nghệ thuật, do tác phẩm nghệ thuật mà tiếng nói được đưa ra ở lúc bắt đầu, [như] lời kêu gọi gửi tới một quyết định khởi đầu.”[197] Ngôn ngữ cội nguồn này thiết yếu có tính cách tiên tri, điều này không có nghĩa nó đọc ra cho người đời biết những biến cố tương lai tất nhiên xảy ra, mà có nghĩa nó không dựa trên cái ǵ đó đă xảy ra hay chân lư hiện thời, hay chỉ dựa trên thứ ngôn ngữ đă được sử dụng hay được chứng nghiệm. V́ nó bắt đầu nên nó báo hiệu, chỉ hướng về tương lai v́ nó vẫn chưa cất tiếng: nó là ngôn ngữ [của] tương lai luôn tiến về phía trước. Nó không được biện chính v́ ư nghĩa và sự chính đáng của nó nằm ở phía trước nó.

Blanchot cho rằng thật hữu ích nếu người ta nắm bắt lại được một vài nét chính của sức mạnh bài thơ trong tác phẩm của René Char và người ta có thể sẽ hài ḷng để nói rằng nó là lời nói tương lai, vô ngă, không của ai và luôn luôn đi tới tương lai, trong sự quyết định của một ngôn ngữ khởi đầu (langage commençant), nó như thể nói với chúng ta một cách thân thiết về cái ǵ đó có vai tṛ trong sinh mệnh thật gần gũi và tức thời với chúng ta. “Đó chính là, thật tuyệt vời, bài ca của sự linh cảm, của sự hứa hẹn và của tỉnh thức – không v́ nó ca hát điều ǵ sẽ là, cũng chẳng phải trong nó có một tương lai, hạnh phúc hay bất hạnh, hẳn được vén mở cho chúng ta một cách chính xác – , nhưng nó nối kết một cách chắc thực, trong không gian mà sự linh cảm làm vang dội, tiếng nói sẽ bật lên và, do sự bật lên của lời nói, nó làm vang lên một cách chắc chắn sự xuất hiện của một chân trời thật rộng lớn, sự xác quyết của một ngày đầu tiên. Tương lai là hiếm họa, và mỗi ngày tới không phải là một ngày bắt đầu. Lời nói, trong sự im lặng của nó, lại càng hiếm họa hơn, nó là nơi dự trữ của một lời nói trong tương lai và nó xoay chúng ta về hướng, dù có thật gần với cứu cánh của chúng ta, sức mạnh của sự khởi đầu. Trong mỗi tác phẩm của René Char, chúng ta nghe thấy thi ca cất lên lời nguyện, lời truyền giảng trong nỗi khắc khoải và bất trắc này, kết hợp nó với chính tương lai, bó buộc nó chỉ được cất tiếng khởi đi từ tương lai cho cái xảy tới này, bằng cách đưa ra, trước thời điểm, việc đi tới này, sự chắc thực và lời hứa hẹn của lời nói của nó.”[198]

Blanchot kiểm điểm chân dung thi sĩ tương lai cũng như quan niệm về thi ca được tŕnh bày trong thơ của René Char từ những bài thơ ở giai đoạn 1934-1936 (tập Moulin premier) cho đến những bài thơ Char viết ở giai đoạn 1945-1947 (tập Le poème pulvérisé) và kế tiếp là giai đoạn 1947-1949 (Les Martinaux) để minh họa cho những diễn giải tŕnh bày ở trên. Trong Moulin premier: “Điều xảy đến cho thi sĩ kẻ sẽ thất bại trên đường t́m kiếm ở một bến bờ nơi hắn đă chờ đợi rất lâu sau, sự biến đi của hắn,” trong Partage formel: “Với mỗi sự sụp đổ của những thử thách thi sĩ đáp lời bằng một bảo lưu tương lai,” trong Le Poème pulvérisé: “Thi ca, đời sống tương lai của con người tái định tính,” trong Les Martinaux: “Chinh phục và duy tŕ măi măi sự chinh phục này ở phía trước chúng ta nó cười mỉm sự ch́m đắm của chúng ta, làm đổi hướng sự giả trá của chúng ta,” trong À une Sérénité crispée: “Giờ đây tôi không mấy cách xa đường nối khớp và khoảnh khắc cuối cùng ở đó, mọi thứ trong trí óc tôi, do hỗn hợp và tổng hợp, trở thành vắng mặt và lời hứa hẹn của một tương lai không thuộc về tôi, tôi xin bạn để cho tôi được im lặng và nghỉ ngơi.”

Quảng diễn thêm tiếng nói của niềm im lặng Blanchot tiếp tục đọc bài thơ đoạn rời Lettera Amorosa [199] Char viết từ đầu thập niên 50 thế kỷ 20 để rầt lâu sau đó mới gián tiếp qui chiếu tới khổ III bài Lascaux. Trước hết Blanchot cho rằng ở Lettera Amorosa sự kết thúc trong niềm im lặng tương lai đưa đến những chuyển vận gây xáo trộn bài thơ trong không gian và sự tự do của t́nh yêu cũng như sự thân thiết cuốn hút của thi sĩ được tŕnh bày bằng những từ nguyên vẹn (mots intacts) có tính đơn giản, và tuy bề ngoài nh́n thấy là như vậy nhưng thực ra bài thơ mang diện mạo của sự đam mê nói với chúng ta về thi ca, về yếu tính luôn luôn trong tương lai của thi ca, về cái đà luôn luôn tự do đi tới trong hiện tại có thực và nóng bỏng nhất gắn liền với sự ham muốn của nó. Sự ham muốn này cũng như niềm đam mê là sự khắc sâu của toàn thể tương lai trong sự cháy bỏng của khoảnh khắc vĩnh viễn gắn liền nhau như René Char phát biểu “Bài thơ là t́nh yêu được thực hiện của sự ham muốn măi măi vẫn là ham muốn” và được Char xác định một lần nữa trong Lettera Amorosa: “thi ca muốn nắm bắt, phía sau ánh sáng, sự mở ra bạo liệt, sự nạo khoét thật tiên khởi do đó tất cả thắp sáng, đánh thức và hứa hẹn: Miệng mở rộng và đói ăn một cái ǵ đó tốt hơn ánh sáng (khắc sâu hơn, gh́ riết hơn) [cả hai] xổng thoát ra.”[200]

Tuy nhiên Blanchot cho rằng đó chỉ là những chỉ dấu cần làm cho chính xác hơn: khi bài thơ là bài thơ như thể sẽ đi tới tương lai trong đó có sự hứa hẹn, sự quyết định về một bắt đầu cho nên lời lẽ thật ngắn gọn, không có sự lập lại, không nói về những thứ đă có mặt, không phải là lời đối thoại tới lui không ngưng của Socrate, nhưng giống như lời của vị Chúa tể trên đỉnh Delphes, nhưng nó lại là lời chưa nói ǵ, lời tự thức và đánh thức người khác, đôi khi chối tai, kêu gọi từ xa xa thúc dục tiến tới. Trong tính chất vững vàng và không ngừng nổi loạn này gắn liền bài thơ với sự mạo hiểm thật lớn lao, nó gửi gấm bài thơ cho sự mạo hiểm và sự tin cậy trong “sự hiểm nguy đáng kể” (considérable danger – cụm từ của Char) nhờ đó hoàn cảnh của chính chúng ta được soi sáng. Nó chỉ ra thứ thi ca thiết yếu là phiêu lưu khi đối diện, chẳng có sự đảm bảo và chắc chắn nào, với sự tự do của cái sắp xảy tới. Lời nói đặc quánh này dường như đôi khi cũng kết hợp thi ca với luân lư và cho chúng ta biết cái ǵ được chờ đợi từ chúng ta. Thế nhưng, chính nó cũng là sự nối kết này và là h́nh thức của mọi khởi đầu. “Mọi lời khởi đầu, dù cho nó có là chuyển động thật êm dịu và thật bí mật, là, bởi nó dẫn chúng ta tiến tới bất tận, là thứ lời nói làm rung chuyển và đ̣i hỏi hơn hết.”[201] Như ngày tỏ rạng thật dịu dàng trong đó chứa đựng tất cả sự mănh liệt của một bừng sáng đầu tiên, và cũng như lời sấm truyền không chỉ thị ǵ hết, không bó buộc điều ǵ, cũng không lên tiếng, nhưng trong sự im lặng này ngón tay trỏ nhắm về cái chưa biết (inconnu) một cách đầy quyền uy.

Trong bài Đề Từ “Argument/Tranh luận” mở đầu tập thơ Le Poème pulvérisé Char viết: “Comment vivre sans inconnu devant soi?/Làm sao sống mà không có cái chưa/không biết phía trước ḿnh?” chúng ta thấy từ “inconnu” thật bí hiểm. Blanchot đề cập tới “inconnu/cái không biết”: “Khi cái không/chưa biết réo gọi chúng ta, khi lời nói vay mượn sấm truyền tiếng nói của sấm, ở đó chẳng nói ǵ về hiện thời, nhưng nó thúc dục kẻ nào nghe nó nói tách rời khỏi hiện tại của hắn để đến với chính ḿnh như đến với cái vẫn chưa là ǵ, lời nói này thường bất dung, của một sự bạo động khinh miệt, bạo động này, trong sự nghiêm khắc và bằng câu nói không thể thảo luận được, nó nâng chúng ta lên tới chính chúng ta trong khi phớt lờ chúng ta. Những bậc tiên tri và những người thấy trước tương lai nói năng với một quyền uy bất ngờ hơn hẳn điều lên tiếng nơi họ trong khi nó không cần biết đến họ: sự bất tri này làm cho họ e ngại [nhưng cũng] biến họ thành những kẻ có thẩm quyền và nó cho tiếng nói của họ sự cứng dắn hơn cả tiếng bùng vỡ.”[202]

Blanchot cho rằng ngôn ngữ của Héraclite và của Char là thứ “ngôn ngữ hướng về nguồn cội” nhưng ngay sau đó lại phân biệt ngôn ngữ này với sấm truyền, tố cáo tính chất độc đoán của sấm truyền. Thế nên bài thơ có cơ may có thể thoát khỏi sự bất dung tiên tri và chính tác phẩm của Char cho chúng ta cơ may này v́ nó nói với chúng ta từ nẻo xa với sự am hiểu thân t́nh khiến chúng ta cảm thấy rất gần gũi nó. Tiếng nói này tuy vô ngă (impersonnelle), căng thẳng, kiên nhẫn, thuyết phục, đầy năng lực, tự tập trung trong sự ngắn ngủi bùng vỡ của khoảnh khắc với sức mạnh của h́nh ảnh và sự xác quyết “phun bụi” (pulvériser) bài thơ nhưng vẫn giữ được sự chậm răi, tính chất liên tục và thấu hiểu của cái không bị ngắt ngừng kêu gọi chúng ta hướng tới sự chung thủy của một sinh mệnh riêng ḿnh. Đây là tiếng nói khởi đầu với cách tiếp cận nguồn cội thầm lặng và đời sống sâu thẳm của tất cả đồng thời cũng đưa ra sự đón nhận cái tất cả này.

Điều đáng ngạc nhiên là Blanchot qua tựa đề bài viết La Bête de Lascaux nhưng từ đầu đến đây chưa hề đả động ǵ tới bài thơ Lascaux của René Char. Phải chăng Động Lascaux có những bức vẽ từ thời cổ đại cho nên Blanchot gián tiếp sử dụng để nói về “nguồn gốc” – nguồn gốc của tư tưởng và của thi ca –  về mối liên hệ của nguồn cội (l’origine) với tự nhiên (la nature) trong thi ca René Char mà trong bài viết René Char trước đây Blanchot chưa nói tới.

Thiên nhiên trong thơ Char – đặc biệt là trong những bài viết sau 1950 – không chỉ là những vật trên mặt đất, mặt trời, Minh trí (la Sagesse) của con người, cũng không phải là tất cả mọi sự vật, sự đầy đặn của vũ trụ, hay vũ trụ bất tận mà là là cái ǵ đă có trước tất cả (déjà avant “tout”), là cái tức thời và cái thật xa, “cái thực hơn tất cả mọi vật có thực nó tự quên đi trong mỗi sự vật, là mối dây người ta không thể nối và bằng nó tất cả, cái tất cả, nối với. Tự nhiên trong tác phẩm của René Char là, chứng cớ của nguồn cội này, và chính nơi chứng cớ được bày ra với sự tuôn trào của một tự do vô hạn và với chiều sâu của sự vắng mặt thời gian mà thi ca biết sự tỉnh thức và, trở thành lời khởi đầu, trở thành lời của sự khởi đầu, lời nguyện của tương lai.”[203] Chính v́ vậy chứng cớ này không phải là sự biết trước (l’anticipation), bằng một cách khiêu khích lao về phía trước trong thởi gian một cách tiên tri, nối liền với tương lai. Nó là lời tiên kiến (prévoyante) khiến cho nguồn cội bắt đầu. Kẻ tiên kiến (le prévoyant) hiện hữu trước một thời tiết nhưng không thúc đẩy những sự kiện. Blanchot dẫn lời Char: Cái ǵ sẽ đến bơi trong sự đắm ch́m, trong cùng tư cách với cái ǵ đă xảy ra. “Thế nhưng ai là người sẽ lập ra chung quanh chúng ta sự mênh mông này, cái dày đặc quả thực được tạo ra cho chúng ta này, và ai, trong tất cả, không phải là thần thánh, đẩy chúng ta xuống nước.”[204] Theo Blanchot, sự mênh mông và ch́m xuống nước chỉ không gian của bài ca đă được Char nói rơ trong Partage formel: “Trong thi ca, chính là chỉ khởi đi từ thông giao và sự xếp đặt tự do mọi vật giữa chúng với nhau thông qua chúng ta, mà chúng ta thấy ḿnh dấn thân và được xác định được h́nh thức nguyên ủy và những tính chất chứng thực của chúng ta.”

Trong phần c̣n lại của bài viết Blanchot luận về quan hệ thi ca với tư tưởng, “sự khai sinh của triết lư trong bài thơ.” Như chúng ta biết ngay từ quyển L’Espace littéraire Blanchot đă đặt vấn đề về mối tương quan này nhưng có phần nghiêng về thi ca, nếu không muốn nói là phản bác quan niệm từ trước tới nay cho rằng thi ca nằm dưới, phụ thuộc tư tưởng. Với Heidegger thi ca và tư tưởng nằm trên hai đỉnh núi cách xa nhau nhưng Heidegger không nói rơ đỉnh nào cao hơn. Blanchot cho rằng khi Char nhắc tới Héraclite nói đến mối tương quan với nguồn gốc th́ ở cả Héraclite lẫn Char mối tương quan đó không phải là bền vững mà bị xé rách và băo táp. Quay trở lại thế giới Hy Lạp cổ đại Blanchot ca ngợi Xénophane lang thang từ xứ này sang xứ khác sống bằng những bài ca của ḿnh và lời trong bài ca của ông ta là tư tưởng. Xénophane phủ nhận những câu truyện cổ tích về những vị thần linh, tra vấn thần linh cũng như tự tra vấn để cho những ai nghe ông ta tham dự vào cái biến cố hết sức lạ lùng này: sự khai sinh của triết lư trong bài thơ.

Để quảng diễn ư nghĩa tác phẩm của René Char, ngôn ngữ của đoạn rời, Blanchot nói về ngôn ngữ của tư tưởng và ngôn ngữ thi ca trong tác và giải tác (œuvre et désœuvrement). Theo Blanchot, “trong kinh nghiệm nghệ thuật và trong nguyên ủy của tác phẩm có một khoảnh khắc tác phẩm chỉ là một sự bạo động hướng đến việc tự khai mở và tự khép lại, hướng đến sự tự phấn kích quá độ trong một không gian mở ra và hướng đến việc tự rút lui trong chiều sâu của sự che dấu: khi đó tác phẩm là sự thân thiết trong đó có sự tranh chấp nhau của những khoảnh khắc không thể hóa giải và không thể tách rời, là sự thông giao bị xé rách giữa kích thước tác phẩm muốn có quyền lực và tác phẩm muốn vượt qua kích thước để có sự bất khả, giữa h́nh thức nó nắm bắt và sự vô giới hạn nó từ chối, giữa tác phẩm như sự bắt đầu và nguồn gốc của cái ǵ đó khiến chẳng bao giờ có tác phẩm, nơi sự giải tác ngự trị đời đời.”[205]  Chính sự phấn kích đối nghịch này là nền tảng của thông giao và cuối cùng nó có h́nh thức được nhân cách hóa của sự bó buộc của đọc và viết. Blanchot cho rằng ngôn ngữ của tư tưởng và ngôn ngữ thi ca như thể những chiều hướng khác nhau của sự đối thoại nguyên ủy nhưng nơi chúng một khi cả hai từ chối h́nh thức dịu xuống và trở ngược lại nguồn của chúng th́ cuộc chiến đấu th́ những đ̣i hỏi khó phân biệt hơn. V́ thế người ta có thể nói bất kỳ tác phẩm thi ca nào, suốt dọc con đường nguyên ủy của nó, là sự trở lại cuộc tranh căi ban đầu này và chừng nào nó là tác phẩm nó sẽ không ngừng là sự thân thiết của sự ra đời vĩnh cửu của nó.

Blanchot cho rằng trong tác phẩm của René Char cũng như trong những đoạn rời của Héraclite chúng ta chốc chốc lại tham dự vào nguyên uỷ vĩnh cửu (éternelle genèse) này, tham dự vào cuộc chiến gay cấn cận kề cái đă có trước ở đó sự trong sáng của tư tưởng ló rạng bởi nó bị h́nh ảnh tối tăm giữ nó lại, cũng là nơi mội lời nói, trong khi chịu đựng hai lần bạo động, dường như được soi sáng bằng sự im lặng trần trụi của tư tưởng, dường như dịu xuống, làm đầy chiều sâu đang cất tiếng, không ngưng nghỉ, là tiếng thầm th́ về cái ǵ đó chẳng được để cho nghe thấy. Đó là tiếng nói của cây sồi, ngôn ngữ chính xác và khép kín của đoạn rời. Và trong sự không phân biệt của một lời đầu nhất (parole première) “người mẹ hóa trang một cách kỳ quái, Minh trí mắt đẫm lệ” trong khi nh́n cây cột Động Lascaux René Char đă nhận ra dưới diện mạo của “Con thú ghê tởm.” Đó thật là một thứ minh trí lạ lùng

____________________________________

[194] Blanchot viết bài La Bête de Lascaux để gián tiếp phản biện René Etiemble và Jean Wahl là những “giáo sư”(sic) ở Sorbonne đă viết bài đả kích René Char. Sáu tháng sau khi bài của Mounin đăng trên Les Temps Modernes  René Etiemble đăng bài chỉ trích René Char trên tạp chí Evidences (số tháng Giêng-Hai 1958) là đă trích dẫn sai hai câu thơ của bài Comédie de la soif trong tuyển tập thơ của Rimbaud do Club français du Livre xuất bản có in bài Tựa của René Char. Etiemble sau đó lan man cho rằng người đời đă sai lầm khi coi Char như một thứ á-thánh (demi-dieu), á-cấm kỵ (demi-tabou), á-vật tổ (demi-totem). Bằng một chứng minh dài dặc Etiemble t́m cách “ám sát” Char khi cho rằng Char đă không tôn trọng dấu chấm phẩy (;) và dấu chấm trong những bài thơ của Rimbaud in trong tuyển tập này. Về phần Wahl trên Les Temps Modernes nhân công kích Francis Ponge kéo luôn René Char vào cuộc một cách mỉa mai “Tuy tôi không thể so sánh họ (Ponge và Char) với nhau. Tôi không hiểu Char; nhưng tôi biết rằng Ponge chẳng là cái ǵ.” Đây là một cách nói lửng lơ để nguời đọc tự suy diễn theo chiều hướng đă được ngầm vạch ra. Nói cho gọn, những bai viết của Etiemble và Wahl đều nhằm “hạ bệ René Char”. [Tóm lược thông tin của Laurent Greilsamer trong quyển tiểu sử René Char trang 437-440]

[195] René Char,           Lascaux III trong La paroi et la prairie, O.C. trang 352.                     

                                          LA BÊTE INNOMABLE  

          La Bête innomable ferme la marche du gracieux troupeau comme un cyclope bouffe.

          Huits quolibets font sa parure, divisent sa folie.

          La Bête rode dévotement dans l’air rustique.

          Ses flancs bourés et tombants sont douloureux, vont se vider de leur grossesse.

          De son sabot à ses vaines défenses, elle est envelopée de fétidité.

         

          Ainsi m’apparaît dans la frise de Lascaux, mère fantastiquement déguisée,

          La Sagesse aux yeux pleins de larmes.

[196] Maurice Blanchot,  La Bête de Lascaux trong Une voix venue d’ailleurs trang 53: Comme la parole sacrée, ce qui est écrit vient on ne sais d’où, c’est sans auteur, sans origine et, par là, renvoie à quelque chose de plus originel. Derrière la parole de l’écrit, personne n’est présent, mais elle donne voix à l’absence, comme dans l’oracle où parle le divin, le dieu lui-même n’est jamais présent en sa parole, et c’est l’absence de dieu qui alors parle. Et l’oracle, pas plus que l’écriture, ne se justifie, ne s’explique, ne se défend: pas de dialogue avec l’écrit et pas de dialogue avec le dieu. Socrate reste étonné de ce silence qui parle.

[197]  Sđd trang 56-57: Et, par là, il [Socrate] renonce à tout langage tourné vers l’origine, aussi bien l’oracle qu’à l’œuvre d’art par laquelle voix est donné au commencement, appel adressée à une décision initiale.

[198]  Sđd trang 58:  C’est, par excellence, le chant du pressentiment, de la promesse et de l’éveil – non pas qu’il chante ce qui sera demain, ni qu’en lui un avenir, heureux ou malheureux, nous soit précisément révélé –, mais il lie fermement, dans l’espace que retient le pressentiment, la parole à l’essor et, par l’essor de la parole, il retient fermement l’avènement d’un horizon plus large, l’affirmation d’un jour premier. L’avenir est rare, et chaque jour qui vient n’est pas un jour qui commence. Plus rare encore est la parole qui, dans son silence, est réserve d’une parole à venir et nous tourne, fût-ce au plus près de notre fin, vers la force du commencement. Dans chacune des œuvres de René Char, nous entendons la poésie prononcer le serment qui, dans l’anxiété et l’incertitude, l’unit à l’avenir d’elle-même, l’oblige à ne parler qu’à partir de cet avenir, pour donner, par avance, à cet venue, la fermeté et la promesse de sa parole.

[199] René Char, Lettera Amorosa trong tập La Parole en Archipel (1952-1960), O.C. trang 341-347.

[200] Sđd trang 345: Toute la bouche et la faim de quelque chose de meilleur que la lumière (de plus échancré et de plus agrippant) se déchaînent.

[201] Maurice Blanchot, La Bête de Lascaux trong Une voix venue d’ailleurs trang 61-61: Toute parole commençante, bien qu’elle soit le mouvement le plus doux et le plus secret, est, parce qu’elle nous devance infiniment, celle qui ébranle et qui exige le plus.

[202] Sđd trang 62: Quand l’inconnu nous interpelle, quand la parole emprunte à l’oracle sa voix où ne parle rien d’actuel, mais qui force celui qui l’écoute à s’arracher à son présent pour en venir à lui-même comme à ce qui n’est pas encore, cette parole est souvent intolértante, d’une violence hautaine qui, dans sa rigueur et par sa sentence indiscutable, nous enlève à nous-même en nous ignorant. Prophètes et visionnaires parlent avec une souveraineté d’autant plus abrupte que ce qui parle en eux les ignore: cette ignorance qui les rend timides les rend autoritaires et donne à leur voix plus de dureté que d’éclat.

[203] Sđd trang 63: [La nature] est déjà avant “tout”, l’immédiat et le plus lointain, ce qui est plus réel que toutes choses réelles et qui s’oublie en chaque chose, le lien qu’on ne peut lier et par qui tout, le tout, se lie. La nature, dans l’œuvre de René Char, cette épreuve de l’origine, et dans cette épreuve où elle est exposée au jaillissement d’une liberté sans mesure et à la profondeur de l’absence de temps que la poésie connaît l’éveil et, devenant parole commençante, devient la parole du commencement, celle qui est le serment de l’avenir.

[204] René Char, À une Sérénité crispée: Mais qui rétablira autour de nous cette immensité, cette densité réellement faites pour nous, et qui, de toutes partes, non divinement, nous baignent?

[205] Maurice Blanchot, La Bête de Lascaux trang 65-66: Il est, dans l’expérience de l’art et dans la genèse de l’œuvre, un moment où celle-ci n’est encore qu’une violence indistinte tendant à s’ouvrir et tendant à se refermer, tendant à l’exalter dans un espace qui s’ouvre et tendant à se retirer dans la profondeur de la dissimulation: l’œuvre est alors l’intimité en lutte de moments irréconciliables et inséparables, communication déchirée entre la mesure de l’œuvre qui se fait pouvoir et la démesure de l’œuvre qui veut impossibilité, entre la forme où elle se saisit et l’illimité où elle se refuse, entre l’œuvre comme commencement et l’origine à partir de quoi il n’y a jamais œuvre, où règne le desœuvrement éternel.

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2017