đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(86)

RENÉ CHAR

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86,

Một vài vấn đề văn chương quanh René Char

4. Di sản thi ca của Char

 

Dominique Fourcade là người không những nhiệt thành ngưỡng mộ và chịu ảnh hưởng thi ca  René Char mà còn có một vị thế khá đặc biệt đối với thi sĩ: đặc biệt ở chỗ có công quảng bá René Char  qua việc đứng chủ biên tuyển tập Cahiers de l”Herne: René Char (1971). Hơn thế Dominique Fourcade cũng còn được coi như “người thừa hưởng” di sản của sư phụ. Từ khi mới 20 tuổi (1958) và suốt trong 15 năm sau đó Dominique Fourcade duy trì một tình bạn vong niên rất thân thiết với René Char. Nhưng kể từ sau khi Char từ trần  Fourcade dần dần tách rời khỏi ảnh hưởng của sư phụ. Bài Khảo luận Nhập/Essai d’Introduction cho Cahiers de l”Herne: René Char của Dominique Fourcade có giá trị lịch sử vì đã trình bày khá chi tiết lộ trình diễn tiến thi ca của Rene Char. Mở đầu bài viết Dominique Fourcade bênh vực tập thơ đầu tay Les Cloches sur le Cœur – dù chính Char đã hủy bỏ tập thơ này và quyết định không cho vào Œuvres complètes do nhà xuất bản Gallimard (Bibliothèque de la Pléiade) xuất bản năm 1983 – coi đó như một sự chuyển tiếp từ những năm đầu chập chững làm thơ (những bài thơ trong tập này được viết trong khoảng thời gian 1922-1926) sang thời trưởng thành. Dominique Fourcade trình bày và phân tích tác phẩm của Char ở điểm nhìn Char như thi sĩ đang trổi lên: “Có thể gọi ông ta là người đang lên trong thi ca không? Những thi sĩ luôn luôn cùng tộc hệ, có cùng nòi (filiation) , và trong nghĩa này Char là con trai của Rimbaud.”[314]  Dominique Fourcade trình bày diễn trình thi ca của Char, những giai đoạn chính, những chủ đề trong những mối tương quan  giữa văn tự của Char với “thực tại” và với “cái chết”. Năm 2007 trong bài “Char” trên Catalogue Char (do Antoine Coron chủ biên) Dominique Forcade viết 5 trang ngợi ca vai trò quyết định của Char đối với thế hệ thi sĩ trẻ đang khao khát sự tuyệt đối trong nỗi xao xuyến chen lẫn hy vọng và tuyệt vọng rồi bất ngờ được đọc tập thơ Fureur et Mystère của Char, trong cô  đơn và tổn thương của thế hệ mình đã tìm thấy sức sống ở văn tự của Char: “Khi mở tập thơ này ra, nếu như không ở trong khả năng làm thơ của tôi, nhưng chắc chắn một điều là tập thơ nằm trong tầm tay của tôi để đọc nó và như thế để sống nó.”[315]  Trong suốt bài luận văn dẫn nhập cho l”Herne: René Char Dominique Fourcade chỉ ra một cách chi tiết chuyển vận của những thời kỳ thi ca của Char: giai đoạn Le Marteau sans Maître gồm các tập Arsenal (1927-1929), Artine (1930), L’Action de la Justice est éteinte (1931), Poèmes militants (1932) và Abondance viendra (1932) với đặc điểm tiếng thơ của Char giống như cái miệng gào thét luôn luôn muốn nhanh hơn cái tay viết: “Song le, lời thì thầm của bàn tay trong thi ca luôn thắng thế...Trong thi ca, chính là bàn tay, chứ không phải cái miệng, vượt qua bức tường của ý nghĩa-âm thanh một cách đích thực.” Không những vượt qua bức tường ý nghĩa-âm thanh mà Char còn làm được một bước đi mới tiến về phía trước trong thi ca, đi vào cõi của “không biết”(inconnu) theo Dominique Fourcade: “Thế nhưng thế giới của Le Marteau sans Maître là một thế giới được nhìn từ trên xuống dưới, và không ngược lại. Một thế giới được khám phá chứ không là một thế giới được quan sát. Dường như chính mắt chúng ta nhìn thấy thi sĩ ném mình vào đó và viết. Chỉ có cảm hứng phá vỡ gọng kẹp thời gian,”[317]  Kiểm điểm thành quả mối liên hệ của Char với Phong trào Siêu thực Dominique Fourcade cho rằng quan trọng hơn cả là sự hình thành quan niệm về cái siêu thực (le surréel) được Char lập lại nhiều lần trong các bài viết: siêu thực không phải là một thế giới không có thực tại (la réalité), một vũ trụ của tính chất vô bằng (un univers de gratuité) mà nó là thử thách đắt giá nhất trong các thử thách (il [le surréel] est la plus coûteuse des épreuves), có thể nó là một thế giới không được chờ đợi nhưng có những đóng góp cao độ có thể kiểm chứng được, [đó là] một thế giới bó buộc và được sống trải. Siêu thực không phải là cái tưởng tượng, nó là vòm trời tất cả thi ca được thiết lập và chấp nhận những mạo hiểm và vì vậy nó có rất lâu trước sự định vị và thiết lập thành hệ thống. Theo Dominique Fourcade thì René Char có một “chủ thuyết siêu thực” riêng được biểu đạt suốt từ Le Marteau sans Maître, Placard pour un Chemin des Écoliers (1937), Dehors la Nuit est Gouvernée (1938), Le Visage nuptial khác hẳn quan niệm về siêu thực do chủ nghĩa Siêu thực quan niệm và như vẫn thường được hiểu: “Những bài thơ trong Le Marteau sans Maître xoay quanh sự khai mở riêng của chúng. [...] Chân lý của nhãn quan, việc tạo thành vũ trụ siêu thực đạt được ở đó bằng cái giá của một sự xung đột phức tạp những hình ảnh từ đó xuất phát sự dễ dàng phi thường để chuyển dịch của thi sĩ, để sắp đặt trong vũ trụ này  mà không để mất đi tình trạng bất an cao độ.”[318] Quay trở lại giai đoạn thi ca Pháp trong không khí của sự chen chúc trổi dậy (climat d’ètreinte ascensionnelle) những năm 30 thế kỷ trước Dominique Fourcade nhìn thấy ở thi ca René Char một sự thay đổi không phải về cái siêu thực (le surréel) mà về cái thực (le réel). Trong những năm rực sáng sau đó – như trong bài thơ xuôi Rémanence trong tập Dans la Pluie Giboyeuse (O.C. trang 457) 1967 cho thấy sự tái xuất hiện nơi ký ức trong tim (memoire-cœur) của Char chính khuôn mặt của người thiếu nữ ba mươi sáu năm trước được nói tới trong bài thơ Le Climat de Chasse ou l’Accomplissement de la Poésie – điều này cho thấy tuy ân sủng của phi thực bất biến tiếp tục được dâng hiến  nhưng cái thực của thi sĩ đã có những hoán chuyển dẫn đến tính chất siêu thực của cuộc đời thi sĩ: cuộc đời đó chính là bài thơ.

__________________

[314] Dominique Fourcade, Essai d’introduction trong L’Herne: Rene Char trang 25: Peut-on lui nommer un ascendant en poésie? Les poètes sont toujours en filiation, et en ce sens Char est fils de Rimbaud.

[315] Nous étions quelques-uns d’une solitude et d’une vulnabilité telles que je pense nous serions morts s’il n’y avait pas eu cette écriture. Je n’aurai pas pu absorber beaucoup plus tôt. Mais quand j’ai ouvert ce livre, s’il en n’était pas en mon pouvoir d’écrire de la poésie, il était assurement à ma portée d’en lire et donc de la vivre. Enfin de la poésie de mon temps, qui ne se reconnaît dans ce désir! Je l’ai respirée de toutes mes forces.

[316] Sđd trang 23: À ouvrir le recueil, on ne peut se défendre du sentiment que la bouche y veut constamment gagner sur la main; veut parler, veut crier, jurer même plus vite, plus fort que la main n’écrit, ne peut parler. Cependant, le murmure de la main en poésie toujours l’emportera; [et la pure parole vraie, le sens-son neuf et imputrescible, ce dont l’avenir a une faim perpétuelle et qu’il ne cessera de reconnaître comme sien, c’est la main minutieuse et (relativement) plus lente qui le procure.] En poésie, c’est la main, non la bouche, qui franchit authentiquement le mur du sens-son.

[317] Sđd trang 24: Le monde du Le Marteau sans Maître est d’aileurs un monde regardé de haut en bas, et non l’inverse. Un monde découvert et non un monde constaté. Il nous semble voir de nos yeux le poète s’y jeter et écrire. Seule l’inspiration brise l’étau du temps.

[318] Sđd trang 29: La verité de la vision, le rendu de l’univers surréel s’y obtiennent au prix d’un complexe conflit d’images duquel émane la prodigieuse aisance du poète à se mouvoir, à s’organiser dans cet univers sans que rien se perde de l’intense mal-être.

(còn tiếp)

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html 

© gio-o.com 2017