ĐÀO TRUNG ĐẠO

thi sĩ / thi ca

(13)

 

 Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13,    

 

Theo thời gian ngôn ngữ thi ca của Celan càng ngày càng cô đọng và tỉnh lược. Nếu như trong những tập thơ ban đầu như Mohn und Gedächtnis/Anh túc và Kư ức (1952) và ngay cả Die Niemandsrose/ Bông Hồng Không Của Ai (1963) – dù đă mang dấu vết của sự phá bỏ những h́nh thức biểu đạt điển phạm (formes d’expression canoniques) và qui tắc ngữ pháp, tuy đă cắt rời từ  –  nhưng  thơ của Celan vẫn c̣n chịu ảnh hưởng của Trakl và Rilke với những h́nh thức cổ điển và một nhăn quan về tính hiện đại. Nhưng từ sau Die Niemandsrose mỗi bài thơ của Celan có một ngôn ngữ riêng ḿnh, độc nhất cho từng bài, và luôn đổi mới ở những bài thơ viết sau đó. Theo Mosès “Mỗi bài thơ trong những bài thơ này có thể được so sánh với một hạt ngôn ngữ cơ bản chứa đựng một  bùng phát thi ca mạnh mẽ.”(66) Rất có thể sự rời bỏ dần những h́nh thức truyền thống của thi ca Đức này của Celan chỉ ra không phải sự không trung thành với ngôn ngữ Đức nhưng do Celan quan niệm dứt khoát phải phá bỏ thứ ngôn ngữ Đức bị chế độ quốc xă thông tục hóa (la langue allemande profanée par le régime nazi) khiến Ngôn ngữ Đức trở thành một sự mất mát. Celan quay trở về thứ Ngôn ngữ Đức không mất mát trong sự mất mát đó: Ngôn ngữ không thể nào mất đi, nhưng phải duy tŕ và đi qua Ngôn ngữ bằng một sự im lặng đáng sợ, băng qua ngàn ngàn bóng tối của thứ ngôn ngữ mang trên vai nó cái chết, làm cho ngôn ngữ thành phong phú hơn như Celan đă tuyên bố trong bài diễn văn ở Bremen. Một chi tiết được Mosès chú ư: trong bài diễn từ Das Meridian Celan đă cố t́nh không đả động ǵ tới quan niệm về ngôn ngữ thi ca nêu trên của ḿnh có thể v́ trong thâm tâm Celan e ngại thính giả sẽ không hiểu được. V́ người ta chỉ có thể hiểu thế giới tâm tư và thi ca của Celan trên cái nền tai họa lịch sử chung/thế giới (welt-geschichtlich) như đă nói ở trên. Theo Mosès nghĩa của từ welt-geschichtlich này Celan học hỏi được từ §75 trong quyển Sein und Zeit/Hữu và Thời của Heidegger. Theo Heidegger welt-geschichtlich là chiều kích nền tảng (dimension fondamentale) của sử tính (historicité) triển khai vượt ngoài phân chia lịch sử ngoại tại và lịch sử nội tại, phơi mở nhất thể tính mệnh sinh (unité fatale) giữa Dasein/Tại thể và Thế giới. Celan đă trải qua và thấu hiểu việc tận diệt người Do thái của Quốc xă chính yếu phải hiểu theo nghĩa từ welt-geschichtlich của Heidegger này: Đó không phải là tổng cộng số phận của những nạn nhân như kư ức tập thể những kẻ sống sót phản ánh, cũng không phải như một biến cố lịch sử có thể mô tả được, nhưng như một h́nh thái nền tảng (modalité fondamentale) của sự triệt hủy toàn bộ (anéantissement total) nhân loại, một tiến tŕnh (processus) trong đó thế giới “hiện đến” trong lịch sử (le processus dans lequel le monde “advient” dans l’histoire). Chính chiều kích lịch sử có tính thế giới của tai họa này điều kiện hóa tính chất không thể xóa bó (l’ineffaçabilité) những dấu vết nó để lại trong tâm hồn Celan thi sĩ và vết thương welt-geschichtlich này được thi sĩ không ngừng nhắc đếntrong những bài thơ trong tập Atemwende/Đổi ngược chiều hơi thở chẳng hạn hai câu:

   Schwarz

                      Wie die Erinnerungswunde

                      Màu đen

                      như vết thương của kỷ niệm

Màu đen là ẩn dụ chỉ cái chết và tang chế nhưng cũng là hoán dụ để chi tro cốt và đêm tối. Màu đen cũng luôn luôn được liên kết với thiêu hủy trong thơ Celan như trong bài thơ khá dài Engführung/Stretto trong tập Sprachgitter:

                      Asch.

                      Asch, Asch.

                      Nacht.

                      Nacht-und-Nacht. – Zum

                      Aug geh, zum feuchten.       

                      Tro.

                      Tro, Tro.

                      Đêm.

                      Đêm-và-đêm. – Đi

                      Về phía con mắt, về phía con mắt đẫm lệ.

Bằng cách triệu dẫn kư ức về những nạn nhân và viết tên họ vào thơ Celan đă kư tự một vết thương biểu tượng trong ngôn ngữ. Những dấu tích của cảnh tượng kinh hoàng của việc triệt tiêu con người trong kư ức thi sĩ được biến đổi thành những dấu chỉ tan loăng trong văn tự thi ca ngoại tại không phải riêng tư của thi sĩ mà là của một nhân chứng/chủ thể lịch sử. Cũng như với Walter Benjamin, kư ức lịch sử được biểu hiện bằng những h́nh ảnh trong đó “cái đă là quá khứ và cái hiện tại kết hợp một cách nhanh nhậy thành một tập hợp độc nhất” (où ce qui fut et le maintenant se rassemblent de manière fulgurante en une unique constellation.) Nếu như với Benjamin biểu đạt quá khứ một cách lịch sử gồm việc nắm bắt một kỷ niệm cùng cách kỷ niệm đó hiện ra trong khoảnh khắc hiểm nguy th́ với Celan hành vi này có nghĩa thiết lập mối tương quan trực tiếp giữa quá khứ với những hiểm nguy hiện tại bằng tri giác hiện tại trong ánh sáng (hay bóng tối) của chấn thương quá khứ. Điều này được Celan chia sẻ với nữ thi sĩ gốc Do thái Nelly Sachs (1891-1970) – Nelly Sachs cũng là một nạn nhân sống sót của chế độ quốc xă  –  trong các trao đổi thư từ, Celan đặt câu hỏi với Nelly Sachs “Cái ǵ vẫn đang chờ đợi chúng ta như những người Do thái?” và được nữ sĩ trả lời “Đúng vậy, chúng ta thuộc về cái chết theo nghĩa đúng nhất.” Trước đó trong bài thơ Stimmen/Tiếng nói (trong tập Sprachgitter) Celan đă dựa trên một diễn giải của giáo sĩ Do thái cổ xưa để giải thích chủ nghĩa bài-Do thái ớ Âu châu trên cái nền của câu truyện trong Kinh thánh về sự thù hận bất khả dung nhượng giữa Jacob và Esaü (cả hai đều là hai người con trai của Isaac (theo Gen. 27:1-41), Celan di chuyển sự thù ghét người Do thái trong thế giới Ky tô giáo tây phương sang cảnh câu chuyện Jacob – tổ phụ của nước Do thái theo huyền thoại – đă truất quyền trưởng nam của Esaü người anh em song sinh trong bài thơ mở đầu Stimmen/Tiếng nói:

                    Jakobsstimmer:

                    Die Tränen.

                    Die Tränen im Bruderaug.

                    Eine blieb hängen, wuchs.

                    Wir wohnen darin.

                    Atme, daß

                    sie sich lose.

 

                    Tiếng Jacob:

                    Những giọt lệ.

                    Những giọt lệ trong mắt người anh.

                    Giọt c̣n đọng lại, lớn dần.

                    Chúng ta cư ngụ bên trong.

                    Hăy hít thở, để cho giọt lệ này

                    Rớt.

Chủ đề này tuy đă được Celan lập lại trong tập Niemandsrose nhưng dưới ánh sáng hoàn toàn khác, giọng điệu ḥa giải trong đoạn thơ thượng dẫn được chuyển thành giọng điệu giận dữ và tuyệt vọng trong khổ thơ thứ ba của bài Eine Gauner- und Ganovenweise gesungen zu Paris emprès Pontoise von Paul Celan aus Czernowits bei Sadagora trong tập Niemandsrose:

                    Krumm war der Weg, den ich ging,

                    krumm war er, ja,

                    denn, ja,

                    er war gerade.

                    Ngoằn ngoèo, con đường tôi bước

                    ngoằn ngoèo, đúng thế

                    bởi, đúng thế,

                    nó vốn thẳng tắp.

 

      Chúng ta cũng nhận ra sự thay đổi cái nh́n của Celan về chủ nghĩa bài-Do thái ở Âu châu ở câu thơ Manchmal nur, in drunklen Zeiten trong bài thơ An Edom/Gửi Edom của Heinrich Heine mà Celan đă trích dẫn làm đề từ cho một bài thơ của ḿnh: Edom là tên một vương quốc ngoại quốc trong thánh kinh, vương quốc này tọa lạc ở biên giới phía Nam của Israël, nhưng Edom cũng đồng nghĩa với Esaü. Bài thơ An Edom của Heine qui chiếu tới truyền thống lâu dài xử tội người Do thái ở Âu châu theo Ky tô giáo. Nói tóm, thái độ đối với chủ nghĩa bài-Do thái của Celan không nhất quán rơ rệt, đi từ thỏa hiệp như trong bài thơ Stimmen đổi sang gây hấn trong bài Eine Gauner- und Ganovenweise. Nhưng trong bài thơ Todtnauberg viết sau chuyến viếng thăm Heidegger xem ra Celan đă thái độ đ̣i hỏi quá đáng đối với sư phụ tư tưởng nhưng lại cũng là người từng hậu thuẫn chủ nghĩa quốc xă. Thái độ thất đi từ hy vọng sang tuyệt vọng này được biểu lộ trong khổ thơ:

                    die in dies Buch

                    geschriebene Zeile von

                    einer Hoffnung, heute,

                    auf eines Denkenden

                    kommendes

                    Vort

                    In Herzen

 

                    những gịng chữ

                    ghi trong quyển sách này,

                    của một hy vọng, hôm nay,

                    một lời nói

                    sẽ đến

                    trong trái tim

                    của một nhà tư tưởng

Mosès ghi nhận hầu hết các bài thơ Celan thường sáng tác ngay sau khi có kinh nghiệm trực tiếp về một sự kiện, một biến cố, những mơ tưởng, những kỷ niệm, những suy tư…có thể coi như một nhật kư thi ca. Đặc biệt những bài thơ Celan viết sau chuyến viếng thăm Jerusalem năm 1969 chỉ ra  lần cuối cùng gốc gác kép của thi sĩ được nuôi dưỡng trong truyền thống Do thái và truyền thống văn hóa Âu châu như câu thơ Celan đă viết “Ich trink Wein aus zwei Gläsern/ Tôi uống rượu trong hai cái cốc.” cũng như bài thơ Hüttenfenster/Cửa sổ căn lều trong tập Niemandsrode Celan đă viết “die Menschen-und-Juden/Con người và người Do thái” có dấu nối để mô tả sinh mệnh dân tộc Do thái. Để kết luận Stéphane Mosès viết: Thi pháp kư ức của Paul Celan triển khai trong môi trường của tính nhị nguyên này: cái ǵ đă  đến với người Do thái chỉ đến với họ thôi, nhưng sinh mệnh họ một cách điển h́nh nhắc nhớ tới số phận của không biết bao kẻ khác. Trong tác phẩm của Celan tất cả những người này được chỉ bằng từ những “kẻ vô danh” là “sự thiết lập lịch sử được ghi tặng” cho kư ức về họ. (Walter Benjamin).

_________________________________

(66) Sđd, 78: Chacun de ces poèmes pourrait être comparé avec une particule élémentaire linguistique qui contiendrait une puissante explosion poétique.

(67) Sđd, 87-88: La poésie de la mémoire de Paul Celan se déploie dans le champ de cette dualité: ce qui est arrivé aux Juifs n’est arrivé qu’à eux, mais leur destin renvoie de manière exemplaire au sort d’imnombrables autres hommes. Dans l’œuvre de Celan ils figurent tous ces “anonymes” à la mémoire desquels “la construction historique est dédiée” (Walter Benjamin).

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2016