đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(65)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65,

 

RENÉ CHAR

 

 

Tháng 9, 1966 René Char viết bài Réponses interrogatives à une question de Martin Heidegger/Những câu trả lời tra vấn cho một câu hỏi của Martin Heidegger [157] về mối liên hệ thi ca-hành động và thi ca-tư tưởng. Trong bài viết này René Char trước hết trích dẫn câu nói của Rimbaud làm đề từ cho bài viết “La poésie ne rythmera plus l’action. Elle sera en avant/Thi ca sẽ không nhịp theo hành động. Thi ca sẽ đi phía trước” sau đó nhấn mạnh: trong những câu trả lời này những nghĩa hẹp có thể được đề nghị chứ không phải là ư nghĩa nảy sinh trong chính chuyển vận của thi ca khách quan (poésie objective), và những ư nghĩa này luôn trên đường hướng tới điểm chỉ dấu sự biện minh của nó và khép lại sự hiện hữu của nó, tách rời, đi phía trước sự hiện hữu của từ Thượng đế. Một cách tóm lược, theo René Char: Thi ca dẫn tới hành động, thi ca có thể coi như trí tưởng tượng viễn kiến, thi ca được coi như “khúc ca khởi hành” (chant de départ), hành động đi theo thi ca bằng một sinh mệnh đáng khâm phục (admirable fatalité), thi ca vốn từ ngôn ngữ luôn luôn được tư tưởng dẫn khởi cho hành động, hành động là đui mù (aveugle) trong khi thi ca không đui và mối liên hệ có thể nói là mối lên hệ mẹ-con trong đó con đi trước dẫn mẹ do sự cần thiết chứ không do t́nh yêu, sự xác định tự do (libre détermination) của thi ca ban cho nó phẩm chất hướng đạo, thi ca là luật tắc (loi) trong khi hành động là hiện tượng (phénomène) giống như chớp đi trước sấm, thi ca là chuyển vận thuần túy (mouvement pure) tạo trật tự cho chuyển vận chung (mouvement géenéral), thi ca đi trước hành động để chỉ cho hành động đường đi di động: thi ca thăm ḍ hành động và nhờ chất liệu của thi ca dựng nên Căn Nhà nhưng không phải chỉ dựng lên một lần mà cho măi măi, thi ca là cái tôi đi trước tự ngă (l’en-soi) như Rimbaud đă nói “le poète étant chargé d’Humanité/thi sĩ đảm nhiệm Nhân loại”, thi ca là một cái đầu t́m kiếm (une tête chercheuse) và hành động là cơ thể của thi ca, sau hết trong nhăn quan của Rimbaud và của Công xă thi ca không phục vụ giai cấp tư sản và thi ca là người t́nh của cuộc cách mạng Công xă.

 Năm 1977 trong một tập sách in những kỷ niệm về Heidegger với sự tham dự của đông đảo triết gia và thi sĩ có đăng bản dịch sang tiếng Đức bài “Impresssions anciennes” đặt trước bài thơ “Souvent Isabelle d’Égypte[158] của René Char (bài thơ mở đầu tập Chants de  la Balandrane). Trong bức thư gửi cho dịch giả René Char giải thích là đă chọn bài thơ này để tặng Heidegger v́ bài thơ qui chiếu về  một truyện thần kỳ của Achim von Arnim là tác giả Heidegger rất yêu thích thời trẻ tuổi. Hơn nữa Heidegger cũng yêu cầu Char nói thêm về Estropio người anh trai xấu xí của nàng Héphaïstos xinh đẹp v́ nhân vật huyền thoại này biểu trưng cho một cái ǵ đó tựa như con đường đi lên thế giới cội nguồn trên cao mà Heidegger luôn nghĩ tưởng khi ở Provence là điều có thể Heidegger đă cảm nhận được khi thăm viếng Provence.[159]  

Quyển Rencontres avec René Char của Jean Pénard xuất bản năm 1991 có thể coi là tài liệu qui chiếu đáng tin cậy cung cấp khá nhiều thông tin về mối liên hệ Heidegger-Char. Chẳng hạn, trong cuộc gặp nhau vào ngày Thứ tư 8 tháng 8, 1973 René Char đưa cho Jean Pénard cầm xem một bài thơ mới nhận được vào ngày 14 tháng 6 của Heidegger viết tặng nhân dịp Char 66 tuổi. Bài thơ được viết theo lối chữ gothique cổ, những con chữ nhỏ khít nhau, hơi run rẩy khiến chữ viết quá sát nhau. Char dành thật nhiều ngưỡng mộ cho Heidegger, cho quan niệm của Heidegger về một Trái đất nơi cư ngụ của con người. Char cũng nhắc lại Heidegger đă đến thăm Char ba lần ở Provence, Heidegger lưu trú một cách khiêm tốn tại nhà bà Marcelle Mathieu một phụ nữ già nua hiếu khách bạn thân của Char, bà ấy mới mất cách nay không lâu. Khi bà từ trần, Heidegger gửi tới René Char một bức thư dài, rất cảm động nói lên sự thân thiết, chủ khách coi nhau như bạn bè. Char nói với tôi [Jean Pénard]: “Những người như ông ấy là những kẻ tư cách nhất để biểu lộ, bằng tất cả tấm ḷng của họ và như phải vậy, những t́nh cảm trung thực và giản dị.”[160]  Trong cuộc gặp nhau ngày Chủ Nhật 8 tháng Tám 1976 vào lúc 6 giờ chiều Jean Pénard nói với Char là đang đọc lại tập Seuls demeurent [tập hợp những bài thơ Char viết từ 1938-1944] và nhận ra hai nghĩa: “Seuls se perpétuent dans le temps/Riêng chúng bất diệt trong thời gian,” nhất là “Seuls habitant vraiment cette Terre/Riêng chúng thực sự cư ngụ Trái Đất” hay “Seuls sont vraiment au monde/Riêng chúng thực sự ở thế giới”, v́ Jean Pénard đă căn cứ trên bài thơ Partage formel/Chia phần h́nh thức. René Char trả lời: Lời giải thích thứ nh́ của bạn hoàn toàn xác thực “Từ ‘cư ngụ’ là từ chung của tôi với Heidegger. Tôi có nghe nói về ông ấy khoảng năm 1932, do người vợ của Tristan Tzara. Tôi chỉ gặp mặt ông ấy sau chiến tranh vào năm 1955.”[161]  Sau đó Char kể lại ba lần Heidegger đến thăm ḿnh ở Provence và Heidegger coi đây là quê hương thứ hai của ông ta. Nhưng cụm từ này không nên hiểu theo nghĩa b́nh dân thông thường mà có nghĩa “demeure/cư ngụ.” Char cũng giải thích thêm câu thơ ḿnh viết tặng Heidegger [trong Aisé à porter] phải được hiểu câu thơ này “La mort a pris l’outil, mais a laissé ouvrage/Cái chết đă lấy đi dụng cụ, nhưng đă để lại tác phẩm” căn cứ trên giáo tŕnh đầu tiên của Heidegger về Aristote. Heidegger mở đầu giáo tŕnh bằng câu “Ông ta ra đời ở Stagire năm 384. Ông ta đă sống trải. Ông ta đă làm việc. Ông từ trần ở Chalcis, năm 322, khi 62 tuổi.” Sau đó Char nói tới việc rất khó dịch Heidegger dù ở Pháp đă có những cố gắng, chẳng hạn tựa đề quyển Holzwege tuy Heidegger cuối cùng đă đồng ư dịch ra tiếng Pháp là “Chemins qui ne mènent nulle part/Những con đường không dẫn tới đâu” tuy rằng nghĩa nguyên thủy của từ này phức tạp hơn nhiều. Theo Char từ này liên quan tới những khu vực người ta đă vạch lối đi từ một điểm này tới một điểm khác một cách chính xác, nhưng một số vết vạch – không phải là tất cả – đă biến mất do đi lại quá nhiều. Tuy vậy Char nghĩ rằng điều này cũng chẳng mấy quan trọng, và kết luận “Tôi coi Martin Heidegger là người, trong tất cả những người đương thời của chúng ta, đă nắm bắt được mối tương quan bất khả phân của ngôn ngữ, của con người và của hữu hơn ai hết. Chính v́ lẽ đó ông ta vừa là thi sĩ vừa là triết gia. Tuy nhiên, sự phân chia giữa thi ca và triết học trong lịch sử chỉ mới xảy ra đây thôi. Sự phân chia này không có nơi những triết gia tiền-Socrate. Chúng ta phải đợi tới Nietszche mới t́m lại được tính đơn nhất đă mất này. Heidegger minh họa điều này thật sáng tỏ. Như bạn biết đấy, ông ta rất yêu mến Camus.”[162]  Jean Pénard cũng cho biết không hề nghe Char đưa ra phán xét một cách giản đơn về Heidegger. Char cũng c̣n tâm sự, tuy thật ḷng nhưng không kém khôi hài: “Tôi th́ cao lớn quá c̣n Heidegger th́ thấp bé. Khi chúng tôi đi dạo, [lúc nói chuyện] tôi cúi đầu thấp về phía ông ta, c̣n ông ấy ngẩng đầu về phía tôi.”[163] Chính v́ lư do này Char từ chối chụp h́nh chung với Heidegger v́ Char không muốn thấy có sự “bất b́nh đẳng”! Nhắc đến dư luận một thời tố cáo Heidegger hậu thuẫn Quốc xă René Char hết lời khen ngợi Hannah Arendt [gốc Do thái, học tṛ và cũng là t́nh nhân của Heidegger, di cư sang Mỹ thời Hitler cầm quyền] đă can đảm và thông minh, không ngừng bênh vực Heidegger. René Char cũng không tránh né chuyện đau ḷng về việc viện trưởng Heideggger dấn thân vào chủ nghĩa quốc xă và giải thích sự kiện này bằng cách viện dẫn sự quyến rũ mê hoặc của chính trị đối với nhiều trí thức, chẳng hạn Paul Éluard ca ngợi Staline trong khi vào lúc đó người ta đă biết tất cả sự thực về những trại tập trung Xô-viết.[164] Trong ghi chép ngày 1 tháng Giêng 1977 Jean Pénard kể lại việc René Char đưa cho xem hai ấn bản quyển Cheminements của Heidegger do François Fédier dịch sang Pháp văn Bà Heidegger đă gửi tặng trong đó một bản có kèm theo một bức thư do Heidegger viết bằng Pháp văn. Trong bức thư này Heidegger cho rằng giữa hai người có mối liên hệ “cùng ṇi” (consanguinité) một liên hệ không suy xuyển.

Heidegger và Char “cùng ṇi” c̣n ở điểm gắn bó với thiên/tự nhiên, với nông dân, với nơi chôn nhau cắt rốn: với Heidegger là miền Nam Schwaben và Hắc Lâm, với Char là Vaucluse, và với cách/giọng nói tỉnh nhỏ. Bênh vực đặc tính này Heidegger trong bài viết về Johann Peter Habel c̣n đi xa hơn khi cho rằng cách/giọng nói địa phương trong thơ của thi sĩ này không hề thua kém ngôn ngữ văn chương, thực ra là “nguồn cội bí ẩn của mọi ngôn ngữ đă trưởng thành” (Heidegger, Question III trang 47), thơ của Habel là thứ “thi ca quí phái” (noble poésie). Cũng vậy ngôn từ trong thơ René Char có nguồn gốc b́nh dân v́ Char rất gần gũi với cư dân L’Isle-sur-la-Sorgue là những nông dân, thợ thuyền, kể cả những kẻ lang bạt kỳ hồ (vagabonds) và Char đă học tập ngôn ngữ của họ. Bởi gốc gác lam lũ quê mùa  Heidegger không ngần ngại gọi tư tưởng của ḿnh là một thứ Handwerk/thủ công và Char xác nhận “thi sĩ không có sứ mệnh; nói cho cùng, hắn có một công việc phải làm (tâche). Thủ công cũng là công việc vậy. Một chi tiết chứng tỏ sự gắn bó với bản quán của Heidegger: năm 1933 Heidegger đă từ chối một ghế giáo sư ở Berlin v́ muốn tiếp tục sống trong cái Hütte ở Todnauberg để làm công việc của một nhà tư tưởng giữa những nông dân cốt để “mọc rễ”, “có t́nh cảm thật trực tiếp là một người như họ.” Về phần René Char v́ đàn đúm với nhóm Siêu thực nên thời trẻ sống ở Paris nhưng khi quay lưng lại với Chủ nghĩa Siêu thực đă trở về sống hay thăm viếng tạm trú ở Provence cho đến cuối đời.

Một điểm tương tự khác của Heidegger và Char và điểm này gắn bó hai người với nhau hơn nữa: t́nh yêu dành cho Hy Lạp và những triết gia tiền-Socrate. Đây cũng là một đặc điểm của Hölderlin mà cả hai đều rất ngưỡng mộ. Sau hết cũng v́ coi Trái Đất là nơi cư ngụ nên cả Heidegger lẫn Char đều chống đối sự tàn phá thiên nhiên của kỹ thuật hiện đại.

_______________________________

[157]  René Char, O.C. trang 734-736.

[158]  Bài thơ Souvent Isabelle d’Égypse (O.C. trang 551):

          Ton partir est un secret. Ne le divulge pas. Durant que roule le gai tonneau du vent, chante-le.

          Affronte Estropios tant qu’il sue.

          Fine pluie mouche l’escargot.

          La source a rendu l’ajonc defensive en le tenant éloigné du jonc. Ne fais pas le fier, rapproche le premier du               second.

          Lit le matin affermit tes desseins. Lit le soir cajole ton espoir, s’il fuit.

          Ne brode pas dans le broullard.

          L’angle de l’orreiller se moque de la tête.

          Compte huit bracelets à l’araignée, et une calotte en or.

 

[159]  Trích dẫn theo Françoise Dastur René Char et Martin Heidegger: un dialogue, trong René Char en son siècle trang 82-83. Françoise Dastur không được đọc nguyên bản bức thư của René Char nên phải trích dẫn bản chụp lại in trong quyển Erinnerung an Martin Heidegger, nxb Neske, Pfullingen 1977 trang 74.

[160] Jean Pénard, Rencontres avec René Char, nxb José Corti 1991 trang 53: Char me montre, me met entre les mains un poème qu’il a reçu, le 14 Juin dernier, pour son soixante-sixième anniversaire, de Martin Heidegger. Écriture gothique à l’ancienne, petite, serrée, un peu tremblée de ce tremblement qui la rend toute proche. Char a beaucoup d’admiration pour Heidegger, pour son sens d’une Terre demeure de l’homme. Il est venu le voir trois fois en Provence. Il logeait humblement chez une veille dame, décédée il y a peu. À sa mort, il a fait parvenir à René Char une longue lettre, très émue. Char me dit: “Les hommes comme lui sont les plus propres à s’exprimer, de tout leur cœur et comme il faut, des sentiments justes et simples.

[161] Sđd trang 125: Le mot “demeurer” m’est commun avec Heidegger. J’ai entendu parler de lui vers 1932, par la femme de Tristan Tzara.

[162] Sđd trang 126: Je considère que Martin Heidegger est, de tous nos contemporains, celui qui a le mieux saisi l’indissoluble relation du language, de l’homme et de l’être. C’est pourquoi il est autant poète que philosophe. D’ailleurs la séparation entre poésie et philosophie est assez récente dans l’histoire. Elle n’existait pas chez les présocratiques. Nous avons dû attendre Nietszche pour retrouver cette unité perdue. Heidegger l’illustre de tout son éclat. Vous savez, il aimait beaucoup Camus.

[163] Sđd trang 127.

[164]  Dư luận kết án Heidegger do Jean-Pierre Faye khởi đầu ở Pháp từ 1961. Trong Rencontres avec René Char (trang 252-253) Jean Pénard kể lại việc René Char chỉ trích nặng nề sự hèn hạ thô bỉ của J-P. Fay nên khi J-P. Faye toan làm một tuyển tập L’Herne về François Mitterrand tuy nhận được thư mời giọng điệu nịnh hót xin bài nhưng René Char đă từ chối. René Char cũng mỉa mai: tất cả những kẻ đă ngập ngụa trong tác phẩm của Heidegger nay lại nhổ nước miếng vào mặt Heidegger giống như “bọn con cháu Montaigne ăn cháo đá bát.”

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2017