đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(19)

 

 

ĐỌC THƠ PAUL CELAN

 

  Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, 

 

Philippe Lacoue-Labarthe đọc hai bài Tübingen, JännerTodnauberg

Bài viết về hai bài thơ này của Celan ở phần I trong tập Poésie come expérience của Lacoue-Labarthes (89), phần II gồm 12 bài có tựa đề chung “Nhớ lại những thời điểm”. Chủ đích của bài viết là “khai giải bí ẩn” của hai bài thơ này của Celan, điều này cũng có nghĩa t́m ra nguồn cội của chúng, và nguồn cội này cũng là nguồn cội của thi ca nói chung. Nh́n chung không khó nhận ra Lacoue-Labarthe phần nào đă chịu ảnh hưởng Heidegger diễn giải Hölderlin trong việc đọc thơ Celan. Tuy nhiên bài viết của Lacoue-Labarthe cũng đă đưa ra được không những ảnh hưởng của Hölderlin và Heidegger trên thi ca của Celan mà c̣n giảng thuyết về quan niện “Thi ca như Kinh nghiệm”của chính tác giả bài viết nữa.

Sau đây là hai bài thơ của Paul Celan:

TÜBINGEN, JÄNNER (8)                                              

Zur Blindheit über-                                               

redete Augen.                                                                    

Ihre – “ein                                                             

Rätsel ist Rein-                                                      

entsprungenes” – , ihre                                          

Erinnerung an                                                                    

Schwimmende Hölderlintürme, möwen-              

umschwirrt.                                                           

 

                                         Besuche ertrunkener Schreiner bei

diesen                                                                                

tauchenden worten:                                                            :

 

Käme,                                                                                

käme ein Mensch,                                                  

käme ein Mensch zur Welt, heute, mit                  

dem Lichbart der                                                   

Patriarchen: er dürfte,                                                       

spräch er von dieser                                                           

Zeit, er                                                                               

dürfte                                                                                

nur lallen und lallen,                                              

immer-, immer                                                       

zuzu.                                                                                  

 

(“Pallaksch, Pallaksch.”)

 

                   TÜBINGEN, THÁNG GIÊNG

                   Những con mắt nói vào-

                   trong sự mù ḷa.

                   Của chúng – “một

                   niềm bí ẩn

                   thuần túy nảy sinh từ”

                   kỷ niệm của chúng về

                   những tháp Hölderlin lênh đênh, bị vây bủa-

                   hải âu lượn quanh.

 

Viếng thăm thợ mộc chết đuối bằng

                   những

                   những lời ch́m sâu:

 

                   Đă tới,

                   một người đă tới,

                   một người đă tới thế giới, hôm nay, với

                   hàm râu sáng tỏa

                   của những Trưởng giáo: ông ta có thể

                   nếu ông ta nói về

                   thời đại này, ông ta

                   có thể

chỉ ngọng líu và ngọng líu,

                   măi-, măi

                   chẳng ngừng.

 

                   (“Pallaksch, Pallaksch.”)

 

TODTNAUBERG                                                            

 

Arnika, Augentrost, der                                        

Trunk aus dem Brunnen mit dem                          

Sternwürfel drauf,                                                 

in der                                                                                 

Hütte,                                                                                

 

die in das Buch                                                     

– wessen Namen nahms auf                                              

vor dem meinen? –,                                                           

die in dies Buch                                                    

geschriebene Zeile von                                          

einer Hoffnung, heute,                                                                                     

auf einens Denkenden                                                       

(un-                                                                        

Gesäumt kommendes)                                                       

Wort                                                                                                                             

Im Herzen,                                                                                                                               

Waldwasen, uneingeebnet,                                   

Orchis und Orchis, einzeln,                                               

 

Krudes, spatter, im Fahren,                                               

deutlich,                                                                                                                       

de runs fährt, der Mensch                                                 

der’s mit anhört,                                                    

 

die halb-                                                                                               

beschrittenen Knüppel-                                                                                    

pfade im Hochmoor,                                                                                                                                                                            

Feuchtes,                                                               

viel.                                                                                                                   

                  

 

TODTNAUBERG                                                            

 

                   Kim sa, Cúc khoa, ngụm

                   nước từ giếng với

                   cán gầu múc cẩn sao                                     

                   trong

                   căn nhà ván,

 

                   trong quyển sổ thăm viếng

                   – tên của những ai đă ghi

                   trước tên tôi? –,

                   gịng chữ viết vào

                   quyển sổ này về niềm

                   hy vọng, hôm nay                                           

                   từ một nhà tư tưởng

                   (không-

                   đến muộn màng)

                   lời                                                                   

                   từ trong trái tim                                                                      

                   băi đất rừng, cỏ hoang

                   lan và lan, lác đác

 

mô g̣, nhưng sau, đi xe,

                   phẳng,                                                            

anh lái xe cho chúng tôi, người          

                   ấy cũng nghe được câu chuyện,

 

                   nửa-                            

                   bó củi lát bước đi                                           

                   đường ṃn bùn sệt                                                                       

                   ẩm ướt

                   rất

 

Trước khi đi vào diễn giải hai bài thơ nêu trên Lacoue-Labarthe nêu ư kiến về việc dịch thơ Celan, ở đây là hai bản dịch sang Pháp văn bài Tübingen, Jänner của André du Bouchet và của Martine Broda. Tuy trích dẫn bản dịch hai bài thơ này của hai dịch giả nêu trên Lacoue-Labarthe minh định ngay từ đầu không để so sánh hay b́nh luận, phê b́nh. Tuy nhiên Lacoue-Labarthe cho rằng văn phong dịch của Bouchet có vẻ “Mallarmé” quá, không phù hợp với ngôn ngữ thơ của Celan, nhất là ngôn ngữ này trong những bài thơ cuối đời của Celan. Lư do chính của việc trích dẫn hai bản dịch này chỉ để cho thấy thơ Celan, hay ít nhất hai bài nêu trên, là “hoàn toàn không thể chuyển dịch, kể cả trong chính ngôn ngữ của chúng, và v́ lư do này, không thể bị tổn thương đối với việc b́nh luận. Chúng thiết yếu vuột khỏi sự diễn giải; chúng cấm chỉ diễn giải. Người ta cũng có thể nói chúng được viết ra để cấm chỉ diễn giải. Đó chính là lư do tại sao vấn đề duy nhất chuyên chở chúng, như nó chuyên chở tất cà thi ca của Celan, là vấn đề ư nghĩa, sự khả hữu của ư nghĩa.” (90) Và đó cũng là lư do Celan đứng vào cùng gịng thi ca của thi ca với Hölderlin ở khởi điểm và đây cũng là lư do không thể sử dụng các h́nh thức thông diễn luận cho thi ca Celan như Heidegger nhận xét đối với thi ca của Hölderlin và Trakl. Tuy nói vậy nhưng Lacoue-Labarthe vẫn cứ thử “nhúng bút” dịch thơ Celan!

 

Vấn đề đầu tiên Lacoue-Labarthe nêu ra là vấn đề về tính chất riêng biệt (singularité), đặc ngữ (idiomatic) của chủ thể khi chủ thể phải nói một thứ ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ của chủ thể và chứng thực hay đáp ứng với sự đê tiện trước đây chưa từng có mà “thời đại của chủ thể” tự nó làm cho ḿnh thành tội lỗi. Nói thế khác đó là vấn đề của thể loại thi ca trữ t́nh hay vấn đề tính chất cá biệt của chủ thể bị đầy ải cũng là vấn đề của “cách diễn đạt thuần túy” (idiom pure) – nếu quả thật có – th́ thi sĩ có thể và có cần thoát ra khỏi ngôn ngữ của thời đại không? Đây là một vấn đề/tra vấn đặc biệt được đặt ra trong tiếng Đức khi nói về mối liên hệ giữa “thi ca và tư tưởng” (Dichten und Denken). Lacoue-Labarthe nêu câu hỏi: “Một công tŕnh thi ca thề nguyền không lập lại cái thảm họa, chết người, đă được nói tới, tự nó biến ḿnh thành riêng biệt tuyệt đối là ǵ?” Chúng ta phải nghĩ về thi ca (hay về tư tưởng được để lại trong thi ca) phải chối từ, đôi khi với sự ương ngạnh lớn lao để đưa ra ư nghĩa là ǵ? Hay, đơn giản hơn, một bài thơ mà cách “mă số” của nó theo kiểu ngăn chặn ngay từ đầu mọi thử định giải mă/đoán?”(91)

 

Tựa đề hai bài thơ là tên hai địa điểm gắn liền với những tên người: Tübingen/Hölderlin và Todtnauberg/Heidegger – hai cái tên gắn kết với nhau –  và hai bài thơ này Celan viết để hồi ức về hai cuộc thăm viếng. Lacoue-Labarthe viết: “Tôi không thấy sẽ là rất hữu ích để nhấn mạnh tới những lư do thúc đấy chúng ta hôm nay (hôm nay: mỗi bài thơ bao gồm từ này) liên hệ hai bài thơ với nhau. Đối với bất kỳ ai, như chúng ta thường nói, “quan tâm về thời đại chúng ta” và “lưu tâm tới lịch sử” (lịch sử Âu châu), hai cái tên Hölderlin và Heidegger, giờ đây gắn liền nhau một cách không thể tách rời. Họ đóng góp tiếng nói cho tồn vong trong thời đại của chúng ta. Một thời đại thế giới – có lẽ là thời đại thế giới trong quá khứ  –  đang tiến dần tới chung cuộc, bởi v́ chúng ta đang vươn tới một sự hoàn thành, khép ṿng của cái mà triết họcTây phương đă gọi là, từ thời cổ Hy Lạp và trong biết bao cách thế, “nhận thức.” Nghĩa là, technè. Cái đă không được khai thác, cái đă bị lăng quên hay bác bỏ trong ḷng của sự hoàn thành này – và hiển nhiên ngay từ chính sự khởi đầu – giờ đây chính nó phải mở đường cho một tương lai khả hữu. Chúng ta hăy đồng ư với nhau để nói rằng điều này quan hệ tới, như chính Heidegger nói, tới “nhiệm vụ của tư tưởng.” Tư tưởng này phải tái-khai trương lịch sử, mở rộng lại khả hữu tính của một thế giới, và lót đường cho sự hiện ra không chắc chắn và không thấy trước được của một thượng đế. Và chỉ có điều này mới có thể “cứu” chúng ta. Với nhiệm vụ này, nghệ thuật (xin lập lại, technè), và trong nghệ thuật, thi ca, có lẽ có thể cung cấp một vài chỉ dấu. Ít ra, đó là niềm hy vọng, tuy mong manh, dai dẳng, và ít ỏi.”(92)

 

Sau khi đưa ra vị trí của Hölderlin và Heidegger đối với lịch sử Âu châu hiện đại Lacour-Labarthe có mấy nhận định sau đây: Thứ nhất, suy tư về lịch sử thiết yếu là suy tưởng Đức, từ cuối thế kỷ 18 người Đức đă đưa vấn đề này lên một tầm mức chưa từng có trước đây, và một trong những lư do đây là vấn đề về mối tương quan giữa Hiện đại và Cổ đại và tính chất khả hữu của tính chất duy nhất hay căn cước của cả một dân tộc; thứ nh́, căn cước phức tạp của Paul Celan: sinh ra như một người Đức gốc Do thái nhưng quê hương lại đă trải qua nhiều biến đổi lịch sử, tiếng mẹ đẻ là tiếng Đức nhưng luôn luôn coi ngôn ngữ này là ngôn ngữ của Kẻ Khác; thứ ba, Celan cho rằng chính là hôm nay phải minh bạch mọi sự với nước Đức không những chỉ v́ Celan và cha mẹ là những nạn nhân của ảo tưởng Đức mà c̣n v́ Celan đă biết rằng không thể tránh né vấn đề về sự tàn khốc của ảo tưởng này đă biến đổi thành một câu trả lời, một “giải pháp” và Celan là hiện thân của nghịch lư cực điểm của sự không có giải pháp trong nước Đức, Celan đă được sinh ra để làm nhân chứng cho sự thực của vấn đề măi măi tồn tại này; thứ tư, Celan cho rằng “Cái Chết là một sư phụ đến từ nước Đức”, là một khả hữu bất khả hữu, một sự tầm thường rộng lớn và không thể tha thứ của thời đại chúng ta, bóng tối thời đại gây ung thư cho chủ thể cá nhân và đám đông. Sau khi đưa ra những nhận định này Lacoue-Labarthe muốn đặt một câu hỏi “tàn bạo”: Phải chăng Celan có thể đặt không phải chính bản thân ông ta nhưng là chính chúng ta đối diện với “sự thực này”? Phải chăng thi ca vẫn có khả năng làm điều đó? Nếu được th́ đó là thi ca nào? Và trong thực tế cái ǵ của thi ca đó? Lacoue-Labarthe nhận thức được vị trí của ḿnh hôm nay đă là rất xa đối với chính người đă nêu ra câu hỏi là Hölderlin Wozu Dichter? Thi sĩ, để làm ǵ vậy?

 

Đặt vấn đề về tính chất riêng biệt – không nên lẫn lộn tính chất này với “có thể đọc” (readable) và “không thể đọc”(unreadable) – v́ vấn đề ở đây không phải về “bản văn” mà về kinh nghiệm riêng biệt trong việc viết, hay nói cách khác, v́ là riêng biệt kinh nghiệm có thể được viết ra không, nếu lúc bắt đầu viết th́ chính chất riêng biệt phải chăng măi măi mất đi, cách này cách khác biến mất ngay từ đầu hay trên đường nó hướng tới bởi chính sự kiện của ngôn ngữ v́ rất có thể bởi ư muốn chỉ nghĩa, muốn là phổ quát làm sinh động những tiếng nói bị phân liệt bởi sự cưỡng lại của một ngôn ngữ đến lượt chính nó chỉ là một trong nhiều ngôn ngữ. Có thể nào có một ngôn ngữ riêng biệt, một ngôn ngữ thầm lặng tuyệt đối không bị ngôn ngữ đụng chạm tới, không bị thúc phọc ngay cả bởi diễn ngôn biểu đạt thoáng nhẹ không?

 

1.Lacoue-Labarthe đọc bài Tübingen, Jänner: Trước khi đi vào diễn giải bài thơ này Lacoue-Labarthe tuy khen ngợi bản dịch của Martine Broda (93) nhưng vẫn đưa ra bản dịch của ḿnh đă dịch mấy năm trước.(94) Theo Lacoue-Labarthe bài thơ này không kể lại cuộc viếng thăm Hölderlinturm (Tháp Hölderlin) ở Tübingen (95) nhưng đưa ra một “thông điệp”: nếu một người, một người Do thái – có thể đó là một vị Thức giả, một kẻ Tiên tri, hay một người của Công chính với “hàm râu tỏa sáng” của những Tộc trưởng ngày hôm nay muốn nói thẳng ra về thời đại ḿnh – như Hölderlin đă làm về thời đại của ông ta, th́ vị này tất bị kết án là ấp úng, sẽ lún sâu vào sự câm nín – cũng như khi Hölderlin ở giai đoạn điên cuồng, và sự “điên cuồng” này của Hölderlin đă vạch rơ huyền thoại mất ngôn ngữ như khổ thơ trong bài Mnemosyne (bản thảo II) được trích dẫn dưới đây:

                               MNEMOSYNE

                               Ein Zeichen sind wir, deutungslos

                               Schmerzlos sind wir und haben fast

                               Die Sprach in der Fremde verloren

                               Chúng ta như một chỉ dấu, vô nghĩa

                               Chúng ta không có sự đau đớn và hầu như

                               Đánh mất ngôn ngữ của chúng ta ở những nơi xa lạ.

 

Từ trích dẫn này Lacoue-Labarthe cho rằng nói về thời đại chỉ c̣n có thể ấp úng, thời đại thuộc về sự ấp úng, ấp úng v́ sự chấm dứt ư nghĩa ngôn ngữ duy nhất của thời đại. Tuy nhiên trong bài thơ của Celan thông điệp lại là thứ yếu, chỉ giống như một “bài học” hay “luân lư” như trong các dụ ngôn cổ điển và sự có mặt của thông điệp cũng chỉ để làm sáng tỏ điều bài thơ nói ra trước đó như một bài thơ (chú ư: có dấu “ : ” ở câu cuối khổ 3 “paroles plongeant:”). Và đó là sự thông dịch. Bài thơ đặc ngữ (idiomatic poem) tự nó chứa đựng thông dịch biện giải cho tính chất đặc ngữ của nó và cần xét xem nó thông dịch điều ǵ. Lacoue-Labarthe đề nghị: nó thông dịch kinh nghiệm – kinh nghiệm ở đây hiểu đúng theo nghĩa tiếng La tinh ex-periri là sự băng qua hiểm nguy – và đặc biệt chúng ta phải tránh liên hệ từ này với cái gọi là “sống trải”, tiếng Đức là Erfahrung chứ không phải là Erlebnis. (96) Để minh chứng ư kiến của ḿnh Lacoue-Labarthe cho rằng bài thơ “phát khởi” từ kư ức của sự gây ra ấn tượng sâu xa (bedazzlement) cũng là sự chóng mặt thuần túy của kư ức – chính điều này không xảy ra trong biến cố riêng rẽ bài thơ nói đến mà không kể lại: cuộc thăm viếng cái tháp ở Nackar nơi Hölderlin đă ở đó “mà không sống” trong ba mươi sáu năm cuối đời. “Một cuộc thăm viếng trong kư ức của kinh nghiệm đó cũng là trong cái không-h́nh thể (non-form) của không không-biến cố (non-event) thuần túy (A visit in memory of that experience, which is also in the non-form of pure non-event.). Cái bài thơ chỉ ra và tŕnh ra, hướng tới là nguồn gốc của nó. Theo Celan trong bài Meridian  một bài thơ luôn luôn “trên đường đi tới” và ở đây bài thơ t́m cách mở chính nguồn gốc của nó ra và khi làm vậy nó cũng t́m cách đạt tới nguồn cỗi chung của thi ca. Sự “phát khởi” trong khả hữu của nó cũng là “niềm bí ẩn” của nó như khổ 4 của bài “Der Rhein” của Hölderlin “Ein Räthsel ist Reinensprungenes” (Một bí ẩn là những thứ của nguồn gốc thuần túy). Lacoue-Labarthe cho rằng nguồn gốc của bài Tübingen, Jänner của Celan chính là bài thơ “Der Rhein” của Hölderlin. Tuy nhiên nếu như bài thơ của Celan muốn nói theo cách của nó về nguồn gốc này cho thấy nguồn gốc này là không thể tiếp cận hay được phơi mở dù cho bằng “bài ca” như chính Hölderlin đă thêm vào bài “Der Rhein” rằng “Ngay cả/ Bài ca khó có thể phơi mở nó ra.” Theo Lacoue-Labarthe bởi ở nơi cội nguồn và theo một cách chính nó đă là bí ẩn, có sự choáng váng, khoảnh khắc của mù ḷa trước gịng nước tỏa sáng của con sông Neckar, ánh lóe sáng đứt đoạn, h́nh ảnh những người đến thăm viếng bị nuốt chửng. Và cũng có thể bởi có sự nhắc nhở một cách quả quyết cho những du khách thăm viếng biết rằng rằng chính ở nơi đây nguồn cội (của bài thơ, bài ca) đă khô kiệt. V́ trong “choáng váng” không có ǵ xảy ra mà đó chỉ là sự treo lửng thuần túy việc xảy ra nên nó là một ngắt quăng (caesura) hay điểm ngắt (syncope) và cái bị đột nhiên làm ngưng lại trong sự lạ kỳ này là sự hiện diện của cái hiện là hư vô, vô-hữu: Choáng váng là kinh nghiệm về vô hữu, về cái “cách riêng” của không-xảy-ra (non-occurence) như Heidegger quan niệm. Cũng giống như tiếng cười trong văn chương Georges Bataille hay việc đốn ngộ t́nh yêu. Trong choáng váng không có cái ǵ được “sống trải”. Theo Lacoue-Labarthe không có cái gọi là“kinh nghiệm thi ca” theo nghĩa “khoảnh khắc sống trải”: “Nếu một thứ như thế hiện hữu, hay cho là nó hiện hữu – bởi chung cuộc nó là quyền lực, hay sự bất lực, của văn chương tin rằng hay làm cho người khác tin vào điều này – th́ nó không thể làm cho một bài thơ xuất hiện. Cho một truyện, vâng, hay cho diễn ngôn, dù bằng thơ hay văn xuôi. Có lẽ “cho văn chương”, ít ra trong cái nghĩa chúng ta hiểu nó hôm nay. Nhưng không cho một bài thơ. Một bài thơ không có ǵ để kể lại, không có ǵ để nói ra; cái nó kể lại và nói ra là cái từ đó nó thoát khỏi như một bài thơ. Nếu chúng ta nói về “xúc cảm thi ca,” chúng ta phải nghĩ về đột/hứng khởi (émoi) có cùng họ hàng của nó mà từ nguyên của từ này chỉ ra sự vắng mặt hay sự thiếu vắng của sức mạnh.”(97) Nếu không có cái gọi là “kinh nghiệm thi ca” th́ giản đơn chỉ bởi kinh nghiệm đánh dấu sự vắng mặt của cái “được sống trải” và nói cho cùng đó là lư do tại sao chúng ta có thể nói về hiện hữu thi ca, giả định rằng hiện hữu là cái đôi khi làm cho đời sống thành khó khăn, đặt chúng ta ra khỏi bản thân và đó cũng là lư do tại sao, nếu cho rằng hiện hữu là ẩn mật và không liên tục nên những bài thơ là hiếm họa và ngắn ngủi ngay cả khi chúng mở rộng ra để cố níu kéo sự mất mát hay để phủ nhận sự phù du của cái thúc ép chúng hữu hiện.

      

       Trở lại với bài Tübingen, Jänner Lacoue-Labarthe cho rằng bài thơ này nói về sự chóng mặt của hiện hữu, nói về chính nó như một bài thơ,       nói về nguồn cội của nó từ, hay vẫn là, biến cái không-xảy-ra trong biến cố riêng nó tưởng niệm. “Trong-sự-xảy-ra” là cái dứt kéo biến cố ra khỏi tính chất riêng biệt của nó để cho tính chất này khi đạt cao điểm sẽ biến đi và lời đột nhiên xuất hiện: bài thơ khả hữu. Đó là lư do tại sao bài thơ là tưởng niệm. Theo Lacoue-Labarthe tuy bài thơ của Celan nói về Erinnerung/nhớ tưởng nhưng cũng thầm kín nhắc tới bài thơ Andenken/Hồi tưởngGedächtnis/Kư ức của Hölderlin. “Bài thơ [của Celan] không được khai sinh ở thời điểm thăm viếng Hölderlinturm, hay nói cho đúng nó không được khai sinh từ bất cứ thời khắc nào. Không chỉ bởi sự chóng mặt và ấn tượng sâu đậm  theo định nghĩa không tạo nên một khoảnh khắc, nhưng bởi cái gây ra chóng mặt và nhắc nhớ đến nước sông Neckar không phải là nước sông này nhưng là nước của một con sông khác: chính con sông của Hölderlin. Ở đây có nghĩa kép: trước hết là con sông hay những con sông mà Hölderlin ca ngợi (sông Rhine, sông Ister v.v…), và sau đó là con sông Thi ca của Hölderlin. Hay, như tôi đă nói, “trận lụt hùng biện.”(98)   .

       Lacoue-Labarthe giải thích câu đầu bài thơ Tübingen, Jänner “Zur Blindheit über-       / redete Augen”: thật ra những con mắt không bị làm mù ḷa, không có ấn tượng sâu xa nào xảy ra mà là “Zur Blindheit überredete” nghĩa là được thuyết phục thành mù ḷa. Thế nhưng dịch từ überreden thành “thuyết phục” hay “làm cho nghe theo” không chuyển được đầy dủ nghĩa của über và tất những ǵ cả từ này chứa đựng như một chỉ nghĩa của sự tràn ngập. Bị überredet đơn giản chỉ có nghĩa “bị đem vào,” “chạy ṿng ṿng,” bị tràn ngập bởi một đợt thủy triều hùng biện, không hẳn “bị kéo theo” mà là “bị ch́m xuống,” “bị chết đưối,” hay chính xác hơn, “bị buộc vào”. Những con mắt nh́n tháp Hölderlin, nuớc sông Neckar, hải âu lượn quanh bị làm mù ḷa bởi cơn lụt những từ/lời hay sự hùng biện; những con mắt bị đem vào, và kư ức về bài thơ về con sông Rhine nhắc nhở và thúc đẩy kư ức về nỗi choang váng, một ấn tượng sâu xa tràn ngập, nghĩa là với tất cả “kư ức không tự ư”, một thứ kư ức không phải là “sống trải” một cách chẳng chủ ư cũng không có ư thức bởi chủ thể như Walter Benjamin đă chứng minh khi Freud dùng lư luận này để chống lại Bergson. “V́ thế chóng mặt ở đây chỉ thị sự xảy ra-trong (in-occurance) kư ức – không chỉ hồi ức – là sự tái lập nghịch lư của nó. Chóng mặt là kư ức v́ mọi kư ức có thật đều chóng mặt, cung cấp chính sự bất/vô thường (atopia) của hiện hữu, cái xảy ra mà không xảy ra; cho một tặng phẩm bó buộc bài thơ đi vào sự cảm tạ, vào trạng thái mê ly (ecstasy). Đó là điều tại sao bài thơ bị bắt buộc đi vào tư tưởng” “Suy tưởng và cảm tạ,” [như Celan nói trong] bài thuyết tŕnh Bremen, “denken und danken”, hai từ này có cùng một gốc trong ngôn ngữ của chúng ta. Nếu chúng ta đi theo gốc này cho tới những từ gedenken, eingedendenksein, AndenkenAndacht th́ chúng ta sẽ đi vào vùng ngữ nghĩa của kư ức và tận hiến,”(99) chính v́ vậy bài Tübingen, Jänner không phải là nói về trạng thái tâm linh hay kinh nghiệm sống của chủ thể, cũng không phải là để kỷ niệm Hölderlin, càng không phải là một bài thơ t́nh cảm mà nói vệ sự “ch́m nghỉm” trong thơ Hölderlin, một khả tính nghịch lư tuyệt cùng và không cùng của bài thơ trong chừng mực của khả hữu-bất khả hữu. Bài thơ nói về nếu không hẳn là sự bất khả hữu thuần túy của thi ca th́ ít ra cũng là sự khả hữu chẳng là bao của thi ca.

       Tuân theo phương thức chuẩn của b́nh luận Lacoue-Labarthe muốn tạm thời tŕ hoăn – không phải để phi bác việc b́nh luận nhưng v́ sự b́nh luận như thế trong mọi trường hợp là không thể hoàn chỉnh v́ đ̣i hỏi quá nhiều thứ trong văn cảnh hiện tại. Trong rất nhiều đ̣i hỏi này ít nhất người ta cũng phải đọc bài thơ “Der Rhein” của Hölderlin, trở lại một cách tổng quát những chủ đề của Hölderlin về sông-/á thần và hỏi xem cái ǵ nối kết toàn bộ những chủ đề như vậy với khả tính của thi ca, với việc mở ra một không gian thiêng liêng và sự kỳ vọng một thần linh sẽ tới, sự tán thành của chính ḿnh về sự ra đời của một quê nhà. Điều này không những đ̣i hỏi phải kể tới b́nh giải của Heidegger về Hölderlin mà Celan đă biết và những b́nh luận Celan hoàn toàn không biết tới(100), về huyền thoại coi Hölderlin là der Dichter der Dichtung/Thi sĩ của thi ca do Heidegger tạo ra ở cả trong lẫn ngoài nước Đức. Thế nhưng mặc dù công tŕnh tầm cỡ của ḿnh, niềm hy vọng Heidegger đặt vào thi ca cuối cùng đă khiến Heidegger rút lui vào sự im lặng, và “lẩm bẩm, ngọng nghẹo”, “phải chịu đựng sự cưỡng chế khắt khe của trong-sự-cố (in-occurrence).”(101)

       Để tự giới hạn ḿnh trong việc xem xét sự “thành công” trong việc nâng bài thơ ra khỏi sự đắm ch́m của thi ca Lacoue-Labarthe cho rằng nên đặt câu hỏi “cái ǵ đă cứu bài thơ này khỏi việc bị đắm ch́m thi ca, trong thi ca và ngoài thi ca tất cả đă không bị mất đi như thế nào, khả tính của việc biểu đạt một cái ǵ đó vẫn c̣n tuy chỉ ấp úng trong một ngôn ngữ không thể hiểu, không thể thông giao, một ngôn ngữ riêng ḿnh?” Giải thích cụm từ “đắm ch́m trong thi ca” Lacoue-Labarthe nói rơ hơn: “Bị tràn ngập trong một cơn lụt thi ca có nghĩa chính là thi ca ch́m đắm, chết đuối, rằng ḍng chảy tràn ngập của chính thi ca khô kiệt trong chính khả hữu tính của thi ca – một cội nguồn bị ch́m đắm do tự nó gây ra, như Hölderlin có lẽ cũng đă muốn nói tới khi ông ta nói về những con sông chảy ngược lại nguồn của chúng.”(102) Để củng cố cho luận cứ của ḿnh Lacoue-Labarthe trích dẫn những câu thơ sau đây của Hölderlin trong bài “Der Ister”:

                   Der scheinet aber fast

Rükwärts zu gehen und

Ich mein, er müsse kommen

Von Osten.

Vieles ware

Zu sagen davon…

……………….

   Umsonst nicht gehn

Im Troknen die Ströme. Aber wie? Ein Zeichen braucht es…

 

Thế nhưng con sông này hầu như có vẻ

Chảy ngược và

Tôi nghĩ nó phải phát xuất từ

Phương Đông.

Nhiều điều có thể

Nói về chuyện này…

………………

    Không phải bỗng dưng những con sông chảy

Qua vùng đất khô cằn. Nhưng như thế nào? Cần có một chỉ dấu…

      

       Theo Lacoue-Labarthe nếu như thi ca ch́m trong hùng biện th́ ta phải hiểu rơ hùng biện là ǵ v́ nếu cho rằng hùng biện là “nói quá nhiều” th́ dĩ nhiên là có vấn đề. Thế nhưng “quá nhiều” không chỉ có nghĩa phong phú hay quá phong phú mà từ này trước hết cũng có nghĩa là quá độ (nói quá nhiều về một cái ǵ). Lacoue-Labarthe t́m cội rễ của hùng biện gắn liền với thảm kịch. “Không phải chính từ/lời làm lộ ra một bí mật, nhưng đúng ra, từ vượt qua một điều cấm.” Trong những chủ đề của Hölderlin một từ như thế chính là thảm kịch, là từ vượt khuôn khổ. Đó là từ của sự ham muốn vô tận, sự ham muốn của vô tận và của Một-trong-tất-cả, của cuồng nộ và kết hợp rất bản sinh và tự nhiên đối với người Hy Lạp là những kẻ đến từ phương Đông bị thần linh chiếm hữu nên sự nghiêm minh về h́nh thức và tính chất chừng mực của nghệ thuật của họ buộc phải “thanh tẩy” và kiềm chế để có thể tránh bị “lửa trời” thiêu rụi hay đánh mất bản thân một cách chóng mặt trong sự nhiệt thành. Lacoue-Labarthe trích dẫn định nghĩa thảm kịch của H trong “Anmerkungen zum Ödipus/Những nhận xét về Oedipus” coi thảm kịch tiên khởi đặt trên cái khủng khiếp (das Ungeheuer) của sự kết đôi giữa con người với thần linh như thế nào khi sức mạnh tự nhiên và cái cùng tận của con người hợp nhất một cách không giới hạn trong phẫn nộ, đưa đến quan niệm bản thân dựa trên kết hợp không giới hạn để thanh tẩy chính ḿnh qua sự tách rời không giới hạn, và chính người Tây phương và trên hết là người Đức phải t́m ra hay khám phá thảm kịch này. Theo Hölderlin Oedipus người hùng với một sinh mệnh Tây phương vô thần bản nhiên (atheoi) không có một thần linh, không cuồng nộ hay ham muốn “lang thang dưới cái không thể tư duy” nên phải t́m ra “cảm xúc thiêng liêng” này. Người Hy Lạp đă thiết lập “đế chế nghệ thuật” theo hướng chống lại mối hiểm nguy đánh mất tính chất trong sáng của sự hiện bày (Darstellung), ư nghĩa của sự cân đối của họ. Theo Lacoue-Labarthe đó cũng là số phần lưu lạc của Hölderlin khi ở Pháp, ở Hy Lạp theo như huyền thoại do chính thi sĩ đă cố t́nh tạo ra về đời sống của ḿnh và của sinh mệnh Tây phương.

       Như chúng ta đă biết vào thời trung niên cả Hölderlin lẫn Celan đă trở thành điên cuồng và sự điên loạn này cũng là nguồn cội mong manh của thi ca của cả hai nên Lacoue-Labarthe liên hệ hai thi sĩ này với nhau qua những trích dẫn: Hölderlin với trích đoạn bài “In lieblicher Bläue/Trong tính chất xanh đáng yêu” trong đó có câu “con người cư ngụ trên trái đất này” và Celan với bài “Psalm/Thánh ca” viết trước bài “Tübingen, Jänner”. Lacoue-Labarthe cũng trích đoạn bài “Der Rhein” của Hölderlin để chỉ ra “giọng điệu tiên tri” trong cảm xúc thiêng liêng của Hölderlin trong “thời khổ nạn” và “đêm tối của thế giới” khi những thần linh đă bỏ đi và hiện chưa có thần linh sẽ tới. Lacoue-Labarthe cũng trích dẫn bài thơ “Mémoire/Kư ức” của Rimbaud nói về hoài niệm và sự ham muốn nhưng để cốt để chỉ ra sự choáng váng của Celan có ư nghĩa khác hẳn với Hölderlin và Rimbaud v́ đó là sự choáng váng thứ cấp (au second degré) không kém mănh liệt.

       So sánh Celan với Oedipus Lacoue-Labarhte viết” “Celan, cũng như Oedipus – kẻ mù ḷa, “kẻ lạ đáng thương” ở Hy Lạp – là bản nhiên vô thần (atheos).      Chắc chắn đó không có nghĩa như từ “vô thần” (athéiste); “Cầu nguyện dâng lên ngài, chẳng ai khác” là lời cầu nguyện thực sự. Oedipus – nhưng là một Oedipus không chút hy vọng trở lại Colonus, trở lại khu rừng thiêng liêng của Eumenides, của một lời kêu gọi phát xuất từ đâu đó, giữa những bụi rậm hay trong trái đất, để đáp lại và bảo chứng lời câu nguyện. Ra dấu “tất cả đă hoàn tất,” tội lỗi (không có tội lỗi) đă được đền chuộc, khổ đau đang khép lại, trừng phạt không c̣n xảy ra. Đối với Celan, một kẻ lưu đầy, sự trừng phạt đă là không có sự miễn giảm – và sự trừng phạt , so với trừng phạt của độc dược (pharmakos) hoàng gia. Nó đă là không thể quên đi và gột rửa; Auschwitz, cái “không thể nghĩ tưởng,” đă xô vào cho mọi thời đại một “thời khổ nạn” không có hy vọng về một vị thần linh có thể chống đỡ. Thời khổ nạn là thời – giờ đây là lịch sử của chúng ta – của cái mà Hölderlin cũng gọi là đớn đau (theo nghĩa cả hai từ SchmerzLeiden), từ xuyên suốt cả bài “In lieblicher Bläue/Trong tính chất xanh đáng yêu” lẫn chủ nghĩa duy t́nh cảm hiện đại (lyricisme moderne), kể từ Baudelaire cho tới Trakl và Mandelstam.”(103) Nỗi khổ đau với Celan là thiết thân (intime), nội tại tuyệt cùng bên trong tính chất riêng biệt tuyệt đối của con người – và không phải của chủ thể - là sự đợi-chờ-một-người khác thuần túy; người khác này là niềm hy vọng của một đối thoại, một ngả ra khỏi cô đơn như trong bài Das Meridian Celan đă nói. Celan cất tiếng từ nơi chốn của sự khổ đau và nỗi cô đơn và Lacoue-Labarthe cho rằng đó cũng cùng là một với nỗi khổ đau và niềm cô đơn cuối cùng Hölderlin đă cảm thấy khi thi sĩ đầu hàng trước sự quá độ của hùng biện và đă bị ch́m đắm, thu rút vào sự im lặng bởi cảm xúc thiêng liêng. Lacoue-Labarthe cho rằng bài thơ “Tübingen, Jänner”  viết về nỗi khổ đau và sự cô đơn đó bởi đó là bài thơ của sự khổ đau và của niềm cô đơn này, của sự luôn luôn bị ném trở lại từ lời đối thoại tưởng chừng là có thể và rồi, trong sự thối lui, không c̣n có thể nói năng ǵ nữa.                       

________________________________

(89) Philippe Lacoue-Labarthe, La poésie comme experience, nxb Christian Bourgois, 1986. Bàn dịch Anh văn Poetry as Experience của Andrea Tarnowski, Stanford University Press, 1999.

(90) Sđd trang 13.

(91) Sđd trang 14:

(92) Sđd trang 7.

(93) Bản dịch của Martine Broda:

                          Tübingen, Janvier

                          Des yeux sous un flot de mots

                          aveuglés.

                          Leur – “énigme

                          ce qui naît

                          de source pur” –, leur

                          souvenir de

                          tours Hölderlin nageant, tournoyées

                          de mouettes.

 

                          Visites de menuisiers noyés

                          à ces

                          mots qui plangent:

 

                          S’il venait,

                          venait un homme,

                          venait un homme au monde, aujourd’hui, avec

                          la barbe de claret

                          des patriarches: il devait,

                          s’il parlait de ce

                          temps, il

                          devait

                          bégayer seulement, bégayer

                          toutoujours

                          bégayer.

                         

(“Pallaksch. Pallaksch.”)

 

(94) Bản dịch của Philippe Lacoue-Labarthe:

 

                          Tübingen, Janvier

 

                          Sous un flot d’éloquence

                          aveuglés, les yeux.

                          Leur – “une

                          énigme est le

                          pur jailli” –, leur

                          mémoire de

                          tours Hölderlin nageant, tour-

                          noyées de mouettes.

 

                          Visites de menuisiers submergés sous

                          ces

                          paroles plongeant:

 

                          Viendrait,

                          viendrait un homme

                          viendrait un homme au monde, aujourd’hui, avec

                          la barbe de lumière des Patriarches: il n’aurait,

                          parlerait-il de ce

                          temps, il

                          n’aurait

                          qu’à bégayer, bégayer

                          sans sans

                          sans cesse.

 

(“Pallaksch. Pallaksch.”)

 

(95) Tháng 9, 1806 Hölderlin có những triệu chứng và hành vi điên loạn phương hại tới người chung quanh nên bị cưỡng chế đưa vào bệnh viện Tâm thần Autenrieth ở Tübingen. Mùa Hè 1807 bệnh viện này quyết định cho Hölderlin xuất viện với lư do bệnh t́nh của Hölderlin vô phương cứu chữa và “chỉ có thể sống thêm ba năm nữa là nhiếu nhất.” Ernst Zimmer, một thợ mộc giàu có hảo tâm, có đọc tác phẩm Hyperion và rất ngưỡng mộ Hölderlin cũng như đă vào thăm khi Hölderlin ở bệnh viện cho rằng thi sĩ cần được chăm sóc đặc biệt nên đă thu xếp với bệnh viện Autenrieth đưa Hölderlin về tư gia c̣n được gọi là “tháp” bên bờ sông Neckar ở Tübingen để chăm sóc và thi sĩ đă ở đây cho đến hết đời. Địa danh Hölderlinturm (Tháp Hölderlin) có nguồn gốc từ sự kiện này.

 

(96) Lacoue-Labarthe ở đây qui chiếu ư kiến của Roger Munier trong bài Mise en page I cho rằng “Về ngữ nghĩa Expérience lấy từ tiếng La tinh experiri có nghĩa thử nghiệm, thử, chứng thực với gốc periri có nghĩa mạo hiểm, nguy hiểm cũng như trong từ periculum. Gốc Ấn-Âu per của từ này gắn với ư băng ngang và thứ nữa là ư tưởng  thử, trắc nghiệm. Trong tiếng Hy Lạp có rất nhiều nguồn gốc từ (dérivations) gợi ra sự băng qua hay đường băng qua như từ peirô=băng qua, pera= ra khỏi, peraô= đi xuyên qua, perainô= đi đến cùng đường, peras=cuối, giới hạn. Trong tiếng Đức cổ faran cho ra từ fahren nghĩa là chuyển vận và führen nghĩa là lái [xe.] Lacoue-Labarthe nêu nghi vấn liệu chúng ta cũng phải gán từ Erfahrung cho nguồn gốc này không hay nó phải gắn với nghĩa thứ nh́ của từ per, nghĩa là thử, và trong tiếng Đức cổ có từ fara nghĩa là sự nguy hiểm đă trở thành Gefahr nghĩa là nguy hiểm và gefährden nghĩa là làm nguy hại cho? Biên giới giữa nghĩa này với nghĩa kia là không chính xác. Cũng tương tự như vậy đối từ La tinh periripericulum. Thế nên khái niệm kinh nghiệm như sự băng qua về mặt nguyên ngữ cũng như về ngữ nghĩa thật khó khu biệt khỏi ư niệm mạo hiểm, và từ nguồn gốc và theo nghĩa căn bản nên expérience có nghĩa “gây nguy hiểm.” (endanger)

(97) Sđd trang 20.

(98) Sđd trang 21.

(99) Sđd trang 22.

(100) Những giáo tŕnh về Hölderlin của Heidegger như Hölderlins Hymnen “Germanien” und “Der Rhein”Hölderlins Hymne “Der Ister” chỉ được Heidegger xuất bản từ năm 1980 tức hơn muời năm khi Celan đă từ trần.

 

(101) Câu văn này của Lacoue-Labarthe không rơ. Phải chăng Lacoue-Labarthe có ư ám chỉ sự kiện Heidegger sau một thời gian ngắn hậu thuẫn chính quyền Quốc xă đă vỡ mộng lui về sống ẩn ḿnh và “ấp úng” viết những giáo tŕnh về Hölderlin. Nhưng trong những giáo tŕnh này Heidegger sữ dụng Hölderlin, tôn vinh Hölderlin lên hàng thi hào của dân tộc Đức, ngợi ca căn cước dân tộc Đức với sứ mệnh dẫn dắt nhân loại và chính quan điểm chính trị này đă gây nên những phản ứng chống đối mạnh mẽ không những chỉ ở Đức mà c̣n ở ngoài nước Đức. Diễn giải Hölderlin của Heidegger đă trở thành một “Huyền thoại” và chính Heidegger trở thành kẻ bị kết án đúng như qui luật của “in-occurrence”. Ngoài ra rất có thể Lacoue-Labarthe cũng c̣n ám chỉ tới mối liên hệ không thuận buồm xuôi gió giữa Heidegger và Celan? Chính v́ lư do này ngay sau khi kể lại toàn bộ “huyền thoại” kể trên Lacoue-Labarthe cho rằng đă làm như thế không những để củng cố bài thơ của Celan mà c̣n để nâng cao bài thơ này ra khỏi “huyền thoại” Heidegger diễn giải Hölderlin.

 

(102) Sđd trang 24.

(103) Sđd trang 31.

 

(c̣n tiếp)

 

 đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2016