đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(44)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44,

 

RENÉ CHAR

Thi pháp đoạn rời của René Char

 

       Những bài thơ viết dưới dạng những đoạn rời (fragments) hay mệnh đề (propositions) chiếm một số lượng khá lớn – có thể nói quá nửa  –  trong toàn thể tác phẩm của René Char. Trước khi t́m hiểu đoạn rời trong thơ René Char có ư nghĩa ǵ và thi sĩ sử dụng đoạn rời như thế nào trước hết cần phải minh định: đó không phải là những bài thơ xuôi (poèmes en prose) hiểu theo nghĩa thông thường, cũng không phải là thể loại Proêmes của Francis Ponge.

       Có thể nói văn chương đoạn rời bắt nguồn từ Chủ thuyết Lăng mạn Đức – đúng ra là Chủ thuyết Lăng mạn Buổi đầu (early Romanticism) hay chủ thuyết Lăng Mạn Jena xuất hiện trên hai trăm năm trước đây với Tạp chí Athenaeum – thành lập năm 1798 và chỉ xuất bản được 6 số và tồn tại trong 2 năm – qui tụ một nhóm nhỏ anh em và thân hữu gồm hai anh em Schlegel (Karl Wilhelm Friedrich Schlegel (thường được viết gọn lại là F. Schlegel), August Wilhelm Schlegel (A.W Schlegel), Dorothea von Schlegel, Karoline Schelling, Novalis, August Ferdinand Bernhardi, Sophie Bernhardi, Friedrich Daniel Ernst Schleiermacher, A.L. Hulsen, và K.G. Brinckmann. Phần lớn những bài viết quan trọng trong tạp chí này là của F. Schlegel, có thể coi như thủ lănh của nhóm. Ư hướng và tham vọng của nhóm Athenaeum không phải là tạo nên một phong trào hay một lư thuyết văn chương mà trước hết là một thứ phê b́nh (xă hội, chính trị, văn hóa, văn chương…), một dự án lư thuyết nói đến những thời khoảng của việc viết (moments of writing). Hai anh em Schlegel xuất thân là những chuyên gia ngữ văn (philologists) trẻ tuổi trước khi lập tạp chí Athenaeum họ đă tạo được tên tuổi bằng những nghiên cứu ngôn ngữ và văn chương cổ điển được giới học thuật đánh giá cao. Trên hết thảy họ có tham vọng trở thành nhà văn. Những người trong nhóm cũng không tự nhận tên gọi “lăng mạn” (romantics) c̣n Novalis định nghĩa Romantiker là người nghiên cứu một khoa học tương tự như các khoa Poetik, Physik, hay Mystik. Ngay thủ lănh nhóm F. Schlegel cũng không thể đưa ra một định nghĩa cho Chủ thuyết Lăng mạn. Tuy loại h́nh đoạn rời không phải do nhóm Athenaeum khởi xướng v́ trước đó đă có nhiều nhà văn đă viết tác phẩm gồm những đoạn rời (Fragments) chẳng hạn như Champfort (Pensées, Maximes et Annecdotes) nhưng thể loại đoạn rời là một đặc điểm của những bài viết – trên hết và trước hết là của F. Schlegel và Novalis –  chứ không phải là của toàn thể những nhà văn trong nhóm. Cuộc đời cũng như lộ tŕnh văn chương của F. Schlegel tiêu biểu cho những thăng trầm của chủ thuyết Lăng mạn: thời trẻ là một người vô thần, triệt để, theo chủ nghĩa cá nhân, có tinh thần tự do, có sự phong phú trí tuệ nhưng luôn thay đổi, liên tục đưa ra những ư niệm mới, nhưng khi đă lớn tuổi lại cải đạo sang Ky tô giáo, phục vụ dưới triều đại Metternich với tư cách một nhà ngoại giao và một nhà báo. Một cách tổng quát từ “fragment/đoạn rời” nhằm chỉ sự tŕnh bày ư tưởng không chủ ư xuyên suốt, cạn kiệt (exhaustive), do đó đoạn rời và tác phẩm viết theo đoạn rời thiết yếu là chưa hoàn tất, chỉ là dự dự án (project). V́ vậy, nói một cách lặp thừa (tautologie), viết theo kiểu đoạn rời (fragment) có nghĩa viết những đoạn rời (fragments). Thế nhưng, F. Schlegel cho rằng trong đoạn rời có chứa đựng cái toàn thể: tuy mỗi đoạn rời đứng độc lập với cái mà nó tách khỏi, và toàn thể cũng là một đoạn rời trong tính cách riêng biệt hoàn tất của nó. Hệ luận: Tính chất toàn thể đa phức (Plural totality) không tạo thành cái toàn thể (the whole) nhưng làm cho cái toàn thể này tṛn đầy, toàn thể không là tổng cộng những thành phần v́ toàn thể cũng là sự tách rời và khép lại của thành phần. Philippe Lacoue-Labarthe và Jean-Luc Nancy nhận định: “tính chất toàn thể của tính chất đoạn rời không thể được đặt trên một điểm nào: nó đồng thời ở trong cái toàn thể và trong mỗi thành phần. Mỗi đoạn rời có giá trị của chính nó và cho cái nó tách khỏi…tính chất toàn thể đa phức của những đoạn rời…[có nghĩa] viết đoạn rời chính là viết những đoạn rời.”[17] Thật ra trong viễn cảnh lịch sử văn chương khi nói về Thi pháp Đoạn rời (Poétique du fragment) của René Char tuy phải nhắc tới Athenaeum nhưng thật ra Char ít chịu ảnh hưởng của  Athenaeum, nếu có th́ chỉ là ảnh hưởng gián tiếp về tinh thần khai phóng chứ không về lư thuyết văn chương.

       Philippe Lacoue-Labarthe và Jean-Luc Nancy khi nói về văn chương đoạn rời nêu bật sự lầm lẫn người ta thường mắc phải: đó là không phân biệt rơ ràng giữa một mẩu/đoạn văn mà sự không hoàn tất nổi bật (morceau frappé d’inachèvement) với mẩu/đoạn văn nhắm đến việc viết mẩu/ đoạn rời cho chính việc làm thành đoạn rời (morceau vise à la fragmentation pour elle-même) nghĩa là một đằng là không tự ư (involontaire), một đằng là tự ư (volontaire). Hai tác giả này cũng chỉ ra cách viết đoạn rời thứ nhất thuộc thời cổ điển, c̣n cách viết đoạn rời thứ nh́ thuộc thời hiện đại. Đi xa hơn trong diễn giải nhị nguyên này Philippe Lacoue-Labarthe và Jean-Luc Nancy c̣n phân biệt ngay trong lối viết đoạn rời “cố ư” có hai khuynh hướng “cố ư cổ điển”  (volontaire classique) và “cố ư hiện đại” (volontaire moderne) trong đó không hoàn tất là yếu tính chung của đoạn rời của cả hai loại. Nhưng nếu đem áp dụng phân tích này của Lacoue-Labarthe và Nancy vào thi pháp đoạn rời của René Char sẽ vấp phải vấn đề: thi pháp đoạn rời của René Char bắt nguồn từ Héraclite (cổ đại) và Nietszche (hiện đại) vậy thi pháp đó là cổ điển hay hiện đại?

       Trong bài viết về chủ thuyết lăng mạn của nhóm Athenaeum [18] Maurice Blanchot – người chủ trương viết đoạn rời nổi tiếng – khái lược cơ sở lư thuyết cũng như phê b́nh chủ trương của nhóm này. Trước hết, Blanchot nhận xét: đó một món đặt cọc chính trị (enjeu politique): trong quá khứ những chế độ thoái trào cũng như những lư thuyết gia văn chương quốc-xă nhận chủ thuyết này làm của riêng trong khi Ricarda Huch và Wilhelm Dilthey cho rằng đó là đ̣i hỏi, bắt buộc cách tân. Sau thế chiến György Lukács công kích và lên án không khoan nhượng chủ thuyết này cũng như những nhà phê b́nh cực tả Pháp hoàn toàn bác bỏ nó. Những chuyên gia về văn học Đức của Pháp như Albert Béguin và những người trong nhóm Siêu thực đưa ra quan niệm về một kiểu mẫu lăng mạn (romantic model) trong khi triết gia mác-xít Henri Lefèbre nỗ lực t́m cách đem nguồn gốc của chủ thuyết này ra khỏi chủ nghĩa Marx. Ở thời điểm viết bài Athenaeum Blanchot chưa có dịp đọc bài viết của Theodor Adorno trong quyển Ästhetische Theorie [19] quyển này măi tới năm 1970 mới được xuất bản, và nếu nhu Blanchot đọc quyển này của Adorno hẳn Blanchot sẽ có một bài phê b́nh gay gắt chẳng kém Blanchot phê b́nh những tiểu thuyết của Sartre!  Trong quyển này Adorno cho rằng việc văn chương t́m đến cách viết đoạn rời là một chức năng của tiến tŕnh kép triết lư-lịch sử (philosophic-historical process), trước hết đó là sự thất bại của những hứa hẹn bất thành của nền văn hóa tư sản, viết đoạn rời không có ǵ mới mẻ mà thực ra không là ǵ khác hơn đó là triệu chứng của một lịch sử lớn rộng hơn nói lên sự bất lực của nghệ thuật mới trong việc tách rời thực tại và đi đến suy tàn. Adorno cũng cố gắng chỉ ra, đứng về mặt lư luận biện chứng, không thể có đoạn rời v́ để có thể là đoạn rời như thế đoạn rời phải được tách khỏi  một tổng thể gồm quá khứ, hiện tại và tương lai nào đó. Nhưng ngay khi đoạn rời tách khỏi cái toàn thể này th́ nó lại trở thành một thành phần của cái toàn thể đó, nghĩa là không c̣n là đoạn rời: đoạn rời thực ra chỉ là kư ức ma quái tự ám ảnh về chính nó mà thôi. Điều đáng ngạc nhiên là tuy Adorno lên án đoạn rời như vậy nhưng quyển Minima Moralia cũng như quyển Những ghi chú về văn chương của Adorno lại có cấu trúc đoạn rời! Thật không khó nhận ra sự thù nghịch đối với chủ thuyết Lăng mạn cũng như cách viết đoạn rời của những người mác-xít: khái niệm toàn thể hóa (totalisation) trong cặp đối nghịch thành phần/toàn thể vốn là xương sống của chủ nghĩa Marx này bị phản bác, phủ nhận trong chủ thuyết Lăng mạn.Thế nhưng, một vài nhà văn nhà thơ trong nhóm Siêu thực trong ba thập niên đầu thế kỷ 20 tuy có khuynh hướng ngả theo mác-xít nhưng lại hết ḷng ca ngợi chủ trương tự do tuyệt đối trong thi ca của nhóm Athenaeum. Blanchot nhận xét một cách mỉa mai: “Kết quả là, nếu như ở Đức chủ thuyết lăng mạn mập mờ th́ ngược lại ở Pháp chủ thuyết này lại có vai tṛ phê b́nh/phán ngầm chứa một sự phủ nhận đôi khi triệt để như thể đêm tối – một đêm tối không có ảo tưởng, không có sự an thỏa, nhưng không phải không có tính chất quái ác – chiếm chỗ của Khai minh, những ánh sáng mà những người cũng nhậy cảm như Lessing và gần gũi với Shakespeare hơn là Voltaire đă nâng lên trong một ban mai của cuộc khủng hoảng nằm phía trên một nền văn chương vẫn c̣n ở trong tương lai.”[20] Trong quá tŕnh h́nh thành và kết thúc khá nhanh chóng v́ những nghịch lư nằm chính trong chủ thuyết và những lời tuyên bố hăng say trong việc tạo lập một nghệ thuật mới, t́m kiếm một h́nh thức hoàn tất có tính chất linh động của cái toàn thể bằng những ngả làm đứt ĺa cái toàn thể F. Schlegel và Novalis cho rằng viết đoạn rời là một việc bó buộc không thể khác, viết đoạn rời không có nghĩa làm cho thông giao trở thành khó khăn mà là làm cho thông giao trở thành tuyệt đối. Thế nhưng cả F. Schlegel lẫn Novalis lại chỉ đặt hy vọng vào tương lai những [l] ư tưởng ḿnh cổ vơ sẽ được hiện thực. Chủ đề viết đoạn rời của Athenaeum được Blanchot nhấn mạnh: “Thật ra, và riêng nơi Schlegel, đoạn rời thường xuất hiện như một phương tiện để buông bỏ chính ḿnh một cách vui thú hơn là một ư định tạo ra một cách thế viết thật chính xác. Viết một cách đoạn rời, do vậy đơn giản chính chỉ là tiếp nhận sự không có trật tự của chính ḿnh, khép kín trên cái ngă của ḿnh trong một sự cô lập hài ḷng và cũng là từ chối sự rộng mở mà sự bó buộc đoạn rời biểu trưng, sự mở rộng này không loại trừ, nhưng vượt qua cái toàn thể.”[21]  Schlegel cũng c̣n ví von một tác phẩm nghệ thuật “tự bản thân nó hoàn hảo như một con nhím” (parfait en soi-même comme un hérisson) nhưng sau đó Schlegel đă đưa đoạn rời trở lại h́nh thức cách ngôn (aphorisme) có tính chất khép kín của một câu văn hoàn hảo. Hy vọng và tiên đoán về tương lai của Novalis và Schlegel về đoạn rời tuy không phải là một hy vọng viển vông nhưng cách viết đoạn rời cũng như quan niệm về đoạn rời của thế hệ sau lại không giống như những thứ họ quan niệm, thực hành, và cổ vơ.      

       Trong giai đoạn khởi đầu bước vào thi ca 1927-1934 René Char giao du thân thiết với những nhà thơ Siêu thực – nhất là thủ lănh André Breton và Paul Éluard – vốn chịu ảnh hưởng của nhóm Athenaeum cho nên có thể nói René Char không thể không quen thuộc với khái niệm đoạn rời của F. Schlegel. Thế nhưng René Char không để lại bài viết nào trực tiếp đề cập tới Athenaeum hay F. Schlegel. Cho măi tới gần cuối đời trong tập thơ Fenêtres dormantes et Porte sur le toit/Những cửa sổ ngủ và Cửa trên mái nhà (1973-1979) [22] khi René Char đặt câu hỏi Comment ai-je pu prendre un tel retard? chúng ta mới t́m thấy phần nào dư vị ảnh hưởng của nhóm Athenaeum. Theo Patrick Née, câu hỏi René Char đặt ra cho chính ḿnh “giả thiết rằng một câu hỏi về sự “trễ muộn” như thế nổi lên trên cái nền của một niềm tin vào khái niệm tiến bộ, theo một sự liên tục tích lũy của thời gian. Bản văn tiếp đó tuy vậy lại đưa ra khung cảnh về sự gắn kết đáng ngờ của một thế giới, thế giới của hiện thời tính của Kỹ thuật, cần đối nghịch với thế giới này, bằng khôi hài, sự cấp thiết của một h́nh thức-chống lại, của một tính chất bất liên tục tinh khiết: cái h́nh thức được đề ra bởi việc trở lại với tập văn của người bạn là Louis Scutenaire, quyển Những Ghi Chú của tôi, được chính ông ta sáng tác bằng những đoạn rời. Bất liên tục chống lại liên tục: đó là sự thách thức của một tranh luận xuyên suốt bản viết cuối đời nhưng điển h́nh này, qui chiếu một cách không úp mở tới lư thuyết của chủ đề đoạn rời (như đă được chỉ ra trước tiên bởi Maurice Blanchot trong một bài viết cơ sở lư thuyết về “Athenaeum”, kế đến là Philippe Lacoue-Labarthe và Jean-Luc Nancy trong quyển Tuyệt đối Văn chương của họ, về cái vẫn thường được gọi là “chủ thuyết lăng mạn Iéna [Jena]”, và nhất là về Friedrich Schlegel, tác giả của đoạn rời 206 nổi tiếng trong Athenaeum: “Tương tự như một tác phẩm nghệ thuật nhỏ bé, một đoạn rời phải hoàn toàn tách khỏi thế giới chung quanh, và khép lại trên chính nó như một con nhím.” Xuất phát từ đó câu văn cuối trong bản văn của Char:

       Thế giới nơi linh hồn quay tṛn của con nhím có thể giương lên và cụp xuống trong những sướng khoái cực độ của một khởi hành dứt khoát.[22]

       Tuy nhiên, ở René Char, thực ra lối viết đoạn rời chịu ảnh hưởng trên hết của Héraclite và Nietszche. René Char có thể đă đọc Héraclite từ trước nhưng tỏ ra rất tâm đắc bản dịch những bản văn của những triết gia tiền-Socrate của Yves Battistini ban đầu in trên tạp chí Cahiers d’Art (1948) sau in thành sách với Tựa của René Char và lời đề tặng René Char của tác giả in ở trang đầu quyển sách.[20] . Battistini viết về Héraclite như sau: “Héraclite – và toàn thể trong tính cách và tính khí giúp cho ta tin rằng ông ta – hẳn phải là thích thú, khi chỉ tŕnh tư tưởng của ông ta ra một cách đoạn rời, dù có phải biểu đạt nhiều lần, dưới một h́nh thức cũng vẫn bí hiểm, nhưng hơi khác đi, cùng một ư tưởng.”[23]            

___________________________

[17] Philippe Lacoue-Labarthe & Jean-Luc Nancy, L’Absolu littéraire , Editions du Seuil 1978: la totalité du fragmentaire ne peut être située en aucun point: elle est simultanément dans le tout et dans chaque partie. Chaque fragment vaut pour lui-même et pour ce dont il se détache.

[18] Marice Blanchot, Athenaeum trong L’Entretien infini trang 515-527.

[19] Theodor Adorno, Ästhetische Theorie là những bài viết của Adorno được Gretel Adorno và Rolf Tiedemann biên tập thành sách xuất bản năm 1970, bản Anh văn Aesthetic Theory của C. Lenhardt, nxb Routhledge 1984.

[20] Sđd trang 516: D’où il résulte que, si en Allemagne le romantisme est ambigu, en France le romantisme venu d’Allemagne joue un rôle critique, implique une négation souvent radicale, comme si la nuit – une nuit sans illusion, sans apaisement, mais non sans perversité – y tenait lieu de l’Aufklärung, ces lumières que des hommes aussi sensibles que Lessing et plus proches de Shakespeare que de Voltaire ont élevées dans une aube de crise au-dessus d’une littérature encore à venir.

[21] Sđd trang 526: À la vérité, et en particulier chez Schlegel, le fragment paraît souvent un moyen de s’abandonner complaisement à soi-même, plutôt que la tentative d’élaborer un mode d’écrire plus rigoureux. Écrire fragmentairement, c’est alors simplement accueillir son proper désordre, se refermer sur son moi en un isolement satisfait et ainsi refuser l’ouverture que représent l’exigenge fragmentaire, laquelle n’exclut pas, mais dépasse la totalité.

[21] René Char, Œuvres completes, trang 710-722 Héraclite d’Éphèse:        Héraclite ferme le cycle de la modernité qui, à la lumière de Dionysos et de la tragédie, s’avance pour un ultime chant et une dernière confrontation. Sa marche aboutit à l’étape somber et fulgurante de nos journées, Comme un insect éphémère et comblé, son doigt barre notre lèvres, son index dont l’ongle est arraché/ Héraclite khép lại chu tŕnh của tính chất hiện đại, tính chất này dưới ánh sáng của Dionysos và của thảm kịch, tiến về phía trước cho một bài ca tối hậu và một chạm mặt cuối cùng. Bước chân ông ta dẫn tới giai đoạn tối thẳm và chớp ḷe của những hành tŕnh của chúng ta. Giống như một côn trùng mệnh đoản và thỏa nguyện, ngón tay ông ta ngáng chặn môi chúng ta, móng ngón tay trỏ của ông ta bị dứt bỏ.

[22] Sđd, trang 603-604.

[23] Patrick Née, René Char, Une poétique du Retour, nxb Hermann 2007 trang 7: “Comment ai-je pu prendre un tel retard?” s’interroge ironiquement le poète, en en faisant le titre d’un poème en prose de l’un de ses recueils tardifs, Fenêtre dormantes et porte sur le toit; ce qui suppose qu’une telle question portant sur le “retard” s’enlève sur le fond d’une croyance en la notion de progrès, selon une continuité cumulative du temps. Le texte qui suit met en effet en scène la redoubtable cohérence d’un monde, celui de l’actualité de la Technique, auquel il s’agira d’opposer, hors ironie, l’urgence d’une contre-forme, d’une discontinuité salutaire: celle proposée par le recours au recueil de l’ami Louis Scutenaire, Mes Inscriptions, composé, lui, en fragments. Discontinu contre continu: tel est l’enjeu d’un débat qui traverse ce texte tardif mais exemplaire, référant de manière explicite à la théorie du fragmentaire issue (comme l’ont montré tout d’abord Maurice Blanchot dans un article fondateur sur “L’Athenaeum”, puis Jean-Luc Nancy et Philippe Lacoue-Labarthe dans leur Absolu littéraire, à ce qu’il convenu d’appeler le “romantisme d’Iéna”, et en particulier à Friedrich Schlegel, l’auteur de célèbre fragment 206 de L’Athenaeum: “Pareil à une petite œuvre d’art, un fragment doit être totalement détaché du monde environnant, et clos sur lui-même comme un hérisson.” D’où le finale du text de Char:

                    Monde où l’âme circulant du hérisson peut s’étaler et détaler dans les délices d’un depart définitif.

 

[24] Yves Battistini, Trois présocratiques trang 42: Héraclite – et tout dans son character et son temperament aide à le croire – dut se complaire à ne livrer sa pensée que fragmentairement, quitte à exprimer plusieus fois, sous une forme tout aussi hermétique, mais légèrement différente, la même idée.

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2016