đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(87)

RENÉ CHAR

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,

 

Một vài vấn đề văn chương quanh René Char

4. Di sản thi ca của Char
 

Bài Khảo luận Dẫn nhập của Dominique Fourcade khá dài nên khi cho vào Œuvres complètes cùng vớí những bài của Jean Beaufret (L’Entretien sous le marronnier), Maurice Blanchot (La Bête de Lascaux), Gabriel Bournoure (Céreste et la Sorgue), Georges Blin (Les Attendants), và Franck Jamme (Chronique) René Char chỉ đăng trích đoạn (O.C. 1185-1187) phần cuối bài nói về giai đoạn thứ ba của lộ trình thi ca của Char kể từ những năm 1950 cho đến 1970 là thời gian Dominique Fourcade viết bài này. Cách trích đoạn giúp người đọc nhận ra phần quan trọng – có lẽ cũng là phần Char đắc ý – của bài Khảo luận Dẫn nhập của Dominique Fourcade. Trong phần này Dominique Fourcade đề cập tới chủ đề thời gian và cái chết trong thơ René Char và hai chủ đề này dẫn tới sự mới mẻ của thơ Char trong giai đoạn thứ ba.

Chủ đề thời gian, theo Dominique Fourcade, từ tập La Parole en Archipel, Retour amont của thập niên 50 thế kỷ trước “cho đến những bài trong tập Dans la Pluie Giboyeuse...cho thấy thời gian không phải là không gian chiều thẳng đứng/tung tiệm tiến phân chia buổi sáng với buổi chiều của đời sống mà là một không gian trong sự hiểu biết (l’espace dans le savoir), không bị khu biệt (indifférencié), bị ký ức cắn xé, ở đó tương lai, cũng như quá khứ, chỉ còn là nơi chốn của việc thao dượt thi ca dưới hình thức của một thứ khảo cổ học điện tử (archéologie électronique) với duông như một hiện tại đã tan biến đã bị xói mòn.[319].  Còn về cái chết thì không còn có nghĩa cái chết về thể xác nữa mà là chết khi đang còn sống. Bài thơ L’Issue (trong tập La Parole en Archipel) [320] là một bài thơ của kẻ bỏ xứ (expatrié) vang vang bước chân của cái chết trong tối thẳm của sự lụn tắt. Và chỉ có nghệ thuật, thi ca, tuy mong manh nhưng là chỗ dựa, là tiềm năng duy nhất để chống lại cái chết. Thế nhưng, thi ca không đưa đến sự bất tử, làm cho vĩnh cửu vượt thắng lãng quên: thi sĩ khi còn sống trần mình đối diện cái chết cốt để bài thơ có đời sống.

Dominique Fourcade đặt câu hỏi: Những bài thơ trong La Parole en Archipel, Retour amont, Dans la Pluie giboyeuse là câu chuyện về cái không/chưa biết (l’inconnu) do cái chết dẫn đường có hình thức ra sao? Cái chết như một dòng sông chảy suốt qua đêm đen của đời sống hướng về nguồn bởi sông chảy vòng quanh trái đất, gây lụt lội chết chóc. Bài thơ tách mình khỏi lụt lội và cái chết, vượt lên cao theo đường của nó, không ngưng nghỉ, dù cho con đường này đứt khúc. Câu trả lời: Những bài thơ mà sự kiện, hoàn cảnh tuyệt đối (l’évènement absolu) của chúng là sự cần thiết thi ca dù cho cùng đã có thể đọc lên được, sự cần thiết này bổ túc cho sự bất liên tục (la discontinuité) và đặt nền tảng cho chúng. Đó là những bài thơ mới mẻ kể cả những bài thơ xuôi như bài RedoublementNi Éternel ni Temporel. Nhưng chính bài Nous tombons có cách đặt câu đạt tới sự hoàn chỉnh với mỗi đoạn rời nhảy lên trên đoạn rời kế tiếp và đoạn kế tiếp này lại vượt ra khỏi đoạn rời trước nó theo kiếu tháo rời tiếp tục (de décrochement en décrochement) và những yếu tố tạo thành bài thơ như những đỉnh/ngọn (crêtes) di động cuồng nộ. Thế nhưng, dù cho người đọc toàn bộ tác phẩm này cũng không nhìn thấy cái đỉnh/ngọn của cả tác phẩm nhưng lại bị đẩy tới điểm ở đó niềm im lặng giữ mình lại. Để kết luận bài viết của mình Dominique Fourcade nhắc lại lời của Char về sự hiểm nguy thi sĩ phải đối diện khi mạo hiểm vượt qua từ bức tường này tới bức tường khác trong khi đối diện cái chết, dấn thân thật xa vào cấm địa. Rene Char biết rất rõ điều này như đã viết ở đoạn rời 68 bài À une Sérénité Crispée: “Có rất nhiều từ đồng nghĩa với từ vĩnh biệt, có biết bao nhiêu khuôn mặt không có tương đồng”[321]  cũng như trong đoạn rời mở đầu bài Pour Renouer: “Bỗng chúng ta đến gần một cái gì đó mà người đời đặt chúng ta ở một khoảng cách thuận lợi và được đo đạc một cách bí ẩn. Kể từ lúc đó, chính là sự gậm mòn. Chỗ tựa đầu của chúng ta đã biến mất.”[322]  Thi sĩ đối diện cái chết không hề sợ hãi, chạm mặt cái chết của chính mình, vượt qua hết trở này đến trở ngại kia, vực thẳm biện chính cho sự chức năng của thi sĩ. Thi ca, với sức mạnh thể hiện của nó, tạo sức bật trên thi sĩ. Là kẻ rời bỏ xứ sở, tuy không còn nơi nương tựa nhưng thi sĩ không quá khổ đau. Dẫn lại trường hợp cuộc tình của Hölderlin với Suzette Gontard khi chính người phụ nữ này đã viết: “Những nỗi đau khổ mà chúng mình gánh chịu không có tên gọi, nhưng lý do vì sao chúng ta phải chịu đựng cũng lại không có tên.” Hölderlin có thể nói rằng mình bị thần Apollon đầy đọa, thế còn Char thì sao? Dominique Fourcade cho rằng rất có thể Pluton đã giáng họa xuống Char như trong bài Victoire éclaire thi sĩ cho biết “Pluton dans le ciel! Pluton trong bầu trời!”

___________________________________________________

[319] Dominique fourcade, Essai d’Introduction trong L’Herne: René Char trang 40: Dans La Parole en Archipel comme dans Retour amont et jusqu’aux livres les plus récents, le temps n’est plus l’espace vertical progressif qui separe le matin du soir d’une vie, mais un espace dans le savoir, indifferencié, devoré par la mémoire, où l’avenir n’est plus, à l’égal du passé, que le lieu d’exercice de la poésie sous forme d’archéologie électronique avec comme support un présent ravage.

[320] René Char: O.C. trang 398-399.

L’ISSUE (khổ 1)

 

Tout s’éteignit:

Le jour, la lumière intérieure.

Masse endolorie,

Je ne trouvais plus mon temps vrai,

Ma maison.

 

RA ĐI

 

Tất cả đã tắt ngấm:

Ngày, ánh sáng nội giới.

Đớn đau chĩu nặng,

Tôi không còn tìm được thời gian thực sự của mình,

Căn nhà tôi.

 

[321] O.C. trang 757: Tant de mots sont synonymes d’adieu, tant de visages n’ont pas l’équivalent.

[322] O.C. trang 370: Nous nous sommes soudain approchés de quelque chose dont on nous tenait à une distance mysterieusement favorable et mesurée. Depuis lors, c’est le rongement. Notre appuie-tête a disparu.

         

(còn tiếp)

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html 

© gio-o.com 2017