ĐÀO TRUNG ĐO

thi sĩ / thi ca

(11)

 

       Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  

 

 

Trong bài thơ dài Es ist alles anders/Tất cả khác hẳn (53) tuy Celan nhắc đến nhiều chi tiết như nước Nga, Osip Mandelstam, thung lũng Morave, Prague… nhưng Derrida chú ư nhất tới chi tiết sự chuyển di (émigration) của xứ sở và tên của xứ sở cùng với tiếng nói, ngôn ngữ của xứ sở trong những trích đoạn của khổ chót bài thơ này:

wie heißt es, dein Land

hinterm Berg, hinterm Jahr?

Ich weiss, wie est heißt.

[…]

es wandert überallhin, wie die Sprache,

wirf sie weg, wirf sie weg,

dann hast du sie wieder, wie ihn,

den Kieselstein aus

den Mährischen Senke,

den dein Gedanke nach Prag trug […]

 

tên gọi là ǵ, xứ sở ngươi

phía sau núi, phía sau năm?

Tôi biết gọi tên xứ sở tôi.

[…]

nó chuyển di đi khắp nơi, như tiếng nói,

hăy vứt nó đi, hăy vứt nó di,

và ngươi sẽ lại có nó, như

sỏi của

thung lũng Morave

tư tưởng ngươi mang đến Prague […]

 

Đành rằng ngôn ngữ có đa phức tính (multiplicité) và chuyển di và Schibboleth đánh dấu tinh chất đa phức trong ngôn ngữ và sự khác biệt như là điều kiện của ư nghĩa nhưng nó chỉ có ư nghĩa từ một nơi chốn. “Tôi hiểu từ nơi chốn cũng là mối tương quan với một biên giới, xứ sở, căn nhà, ngưỡng cửa, như mọi địa điểm, mọi vị thế nói chung từ đó, một cách thực tế, một cách thực dụng, những liên kết gắt nút với nhau, những hợp đồng, những mật mă và những qui ước được thiết lập để cho ư nghĩa cái không có ư nghĩa, thiết chế những mật khẩu, uốn ngôn ngữ theo cái vượt quá ngôn ngữ, làm chúng thành một chuyển vận của cử chỉ và của bước đi, đặt xuống hàng thứ cấp hay “vứt bỏ” nó đi để t́m lại nó.”(54) Trong một số bài thơ Celan cho vào những từ ngoại ngữ không thể dịch sang một ngôn ngữ nào. Tính chất không thể dịch (và không nên dịch) này chính là tính đa phức của những ngôn ngữ khác nhau trong tính chất độc nhất riêng ḿnh (unicité) của sự ghi dấu thi ca (l’inscrition poétique), nhiều lần trong một lần, nhiều ngôn ngữ trong chỉ một hành vi thi ca (plusieurs fois dans une seule fois, plusieurs langues dans un seul acte poétique). Tính chất không thể dịch sang một ngôn ngữ nào khác này, theo Derrida, chính là sự khác biệt được đánh dấu (différence marquée) những ngôn ngữ trong bài thơ và cái không thể dịch chính là sự khác biệt được đánh dấu này. Dù cho trong một bài thơ có nhiều ngôn ngữ khác nhau đan chéo nhưng mỗi bài thơ có ngôn ngữ riêng của nó.

       Trở lại với từ Schibboleth trong câu thơ thứ nh́ bài In Eins của Celan erwachtes Schibboleth […] cũng là từ được dùng làm tựa cho bài thơ dài trong tập thơ Von Schwelle zu Schwelle/Từ ngưỡng qua ngưỡng in năm 1955 Derrida cho rằng tựa đề này là hoán dụ cho tựa đề toàn thể tập thơ: từ ngưỡng qua ngưỡng, cho phép đi qua, băng qua, di chuyển cũng có nghĩa là phiên dịch. Trong bài thơ này tất cả những biến cố được gắn kết bởi cùng một ngày kỷ niệm vào tháng Hai. Câu đầu trong bài thơ In Eins sau thời điểm 13 tháng Hai là “miệng của trái tim” Dreizehnter Feber. Im Herzmund (55) Thi sĩ lưu đầy vô xứ là kẻ xa lạ, sự xa lạ ở ngay nơi bản thân, hữu nằm ngoài bản thân (l’être hors de chez soi), hữu bị kêu gọi ra ngoài tổ quốc hay bên ngoài bản thân trong tổ quốc và “cái không/bước chân (pas) này của “không” (ne pas) vừa đảm bảo vừa đe dọa mọi con đường đi qua biên giới nơi bản thân và bên ngoài bản thân như thời khắc schibboleth (moment du schibboleth) được ghi dấu trong thời điểm. Điểm cần chú ư là trong bài thơ Schibboleth Celan dùng từ Februar c̣n trong bài In Eins lại dùng từ Feber là phương ngữ Áo cổ và theo Derrida điều này có thể dẫn tới việc hiểu là schibboleth vào tháng Hai (schibboleth en février) theo lối chơi chữ của tiếng Áo cổ xưa. Derrida cho rằng hai bài thơ này không những đưa ra dấu chỉ, cùng cha mẹ, những mưu toan, những kết liên nhưng cũng khác hẳn nhau khi có thể. “Một schibboleth đảm bảo con đường đi từ bài thơ này sang bài thơ kia, trong sự khác biệt, bên trong cái cùng một, của cùng một thời điểm, giữa FebruarFeber. Chúng nói lên, trong cùng một ngôn ngữ, hai ngôn ngữ khác nhau. Chúng phân chia.”(56) Derrida cũng như Jean-Luc Nancy trong quyển Le partage des voix, coi từ partage/phân chia trong tiếng Pháp có nhiều nghĩa khác nhau như: sự khu biệt, đường phân chia hay phân nhánh nước, sự phân chia, ngắt quăng cũng như sự tham gia (différence, ligne de démarcation, partage des eaux, scission, césure, participation), là cái người ta dự phần do thông giao hay có chung nhau v́ cùng thuộc về.

       Bị quyến rũ bởi một sự tương tự vừa về ư nghĩa và h́nh thức Derrida mạo muội đưa ra một so sánh giữa sự chia phần như schibboleth và chia phần như symbolon: trong cả hai từ này đều có các chữ S-B-L, người ta có thể đi từ của tin này sang của tin khác như trong câu thơ “es sprach/ uns das Wort in die Hand/hắn bảo chúng ta/ trong tay chúng ta từ…”, một từ/chữ hay một mẩu từ, cái phần phụ vào của một sự vật chia ra làm hai sẽ được gắn kết bởi một vật dùng để nối (tessère) thành một kết liên (alliance). Đó là thời khắc của sự dấn thân, của chữ kư, của thỏa hiệp (pacte) hay của hợp đồng (contrat), của lời hứa hẹn, của ṿng nhẫn.(57) Chữ kư của thời điểm có vai tṛ kết hợp, nối kết những người cùng chia sẻ một cái ǵ đó và trong tương lai cũng sẽ chia sẻ vào cùng thời điểm. Theo Derrida sự nối kết này không có giới hạn, nó được xác định từ tương lai được hứa hẹn. “Không có sự chứng kiến, không có sự nhận thức, ngay cả nhận thức của Celan, theo định nghĩa chẳng thể nào vét cạn việc giải mă. Trước hết bởi không có chứng nhân tuyệt đối cho việc giải đoán ngoại tại. Celan có thể luôn luôn hiểu ngầm có hơn một schibboleth: dưới một từ, một mă số, một chữ. Sau nữa chính ông ta không tuyên nhận rằng ḿnh đă tổng hợp những ư nghĩa khả hữu và cùng khả hữu của một chùm. Cuối cùng và trên hết thảy, bài thơ được đưa ra để măi là một ḿnh, ngay từ hơi thở đầu tiên, một ḿnh đối với sự biệt dạng của những chứng nhân và những chứng nhân của những chứng nhân. Và [cả sự biến dạng] của thi sĩ.” (58)

       Giữa thời điểm, cái tên và tro cốt có quan hệ với nhau như những câu cuối trong bài thơ Aschenglorie/Hào quang của tro (59) trong tập Atemwende/Đảo ngược hơi thở sau đây:

Niemand

zeugt für den

Zeugen.

 

Không ai

làm chứng

cho chứng nhân.

       “Mối quan hệ này được gấp nếp hay lại gấp nếp trong chỉ đơn giản của một tính chất cá biệt, một sự lặp lại nào đó cũng đoan chắc tính chất khả độc tối thiểu và gọi là “nội tại” của bài thơ, ngay cả trong sự vắng mặt của chứng nhân, nghĩa là của người kư và của bất kỳ ai sẵn có một sự hiểu biết về sự qui chiếu lịch sử của di sản thi ca. Trong mọi trường hợp, nếu như người ta có thể nói, từ hay tựa đề schibboleth có nghĩa là ǵ. Không phải là cái này hay cái kia theo như ngôn ngữ gốc của nó: con sông, cuống lúa, cành olive, kể cả nó nhận lănh cái ǵ trong bài thơ. Nó có nghĩa: có schibboleth, có cái ǵ đó của ẩn tự, ẩn tự măi là không thể tính toán, nó không chỉ ra một sự bí mật được định sẵn, một nội dung từ nghĩa chờ đợi một kẻ có một cái ch́a khóa đứng phía sau cánh cửa.”(60) Bài thơ chắc chắn có chiều kích biểu trưng (dimension symbolique) nhưng cái mà bài thơ đánh dấu, cái chạm khắc ngôn ngữ trong khi vẫn để nguyên h́nh thức của một thời điểm, chính là có sự chia phần của schibboleth vừa khép kín vừa mở rộng, thời điểm luôn luôn tác hoạt như một schibboleth. “Thời điểm biểu tỏ rằng có cái không-biểu tỏ, và của tính chất riêng biệt được mă hóa: không thể thu giảm vào ư niêm, vào nhận thức và ngay cả vào lịch sử, vào truyền thống, dù đó là truyền thống tôn giáo. Tính chất riêng biệt được mă hóa thu tập một đa phức tính trong một và qua cái lưới từ đó một bài thơ vẫn là có thể đọc được – tính đa phức đưa ra để được đọc: “Aber das Gedich spricht ja!” Bài thơ cất tiếng, cho dù nếu không có một qui chiếu nào có thể hiểu được ở đó, không có qui chiếu nào khác ngoài Kẻ Khác, kẻ mà bài thơ nói với và nó nói với trong khi bảo rằng nó nói với hắn. Dù cho bài thơ không tới được Người Khác, ít ra nó cũng kêu gọi hắn. Việc nói với diễn ra.”(61)

_________________________

(53) Nguyên văn bài thơ của Celan:

ES IST ALLES ANDERS, als du es dir denkst, als ich es mir denke,

die Fahne weht noch,

die kleinen Geheimnisse sind noch bei sich,

sie werfen noch Schatten, davon

lebst du, leb ich, leben wir.

 

Die Silbermünze auf deiner Zunge schmilzt,

sie schmeckt nach Morgen, nach Immer, ein Weg nach Rußland steigt dir ins Herz,

die karelische Birke

hat

gewartet,

der Name Osip kommt auf dich zu, du erzählst ihm,

was er schon weiß, er nimmt es, er nimmt es dir ab, mit Händen,

du lost ihm den Arm von der Schulter, den rechten, den linken,

du heftiest die deinen an ihre Stelle, mit Händen, mit Fingern, mit Linien,

 

– was abriß, wächst wieder zusammen –

da hast du sie, da nimm sie die, da hast du alle beide,

den Namen, den Namen, die Hand, die Hand,

da nimmt sie dir zum Unterpfand,

er nimmt auch das, und du hast

wieder, was dein ist, was sein war,

 

Windmühlen

 

stoßen dir Luft in die Lunge, du ruderst

durch die Kanäle, Lagunen und Grachten,

bei Wortschein,

am Heck kein Warum, am Bug kein Wohin, ein Wilderhorn hebt dich

Tekiah!

 Wie ein Posaunenschall über die Nächte hinweg in den Tag, die Auguren

zerfleischen einander, de Mensch

hat seinen Frieden, der Gott

hat den seinen, die Liebe

kehrt in die Betten zurück, das Haar

der Frauen wächst wieder,

die nach innen gestülpte

Knospe an ihrer Brust

tritt wieder zutag, lebens-,

herzlinienhin erwacht sie

die in de Hand, die den Lendenweg hochklomm,–

 

wie heißt es, dein Land

hinterm Berg, hinterm Jahr?

Ich weiss, wie est heißt.

Wie das Wintermärchen, so heiß es,

es heißt wie das Sommermächen,

das Dreijahreland deiner Mutter, das war es,

das ists,

es wandert überallhin, wie die Sprache,

wirf sie weg, wirf sie weg,

dann hast du sie wieder, wie ihn,

den Kieselstein aus

den Mährischen Senke,

den dein Gedanke nach Prag trug,

aufs Grab, auf die Gräber, ins Leben,

   längst

ist er fort, wie die Briefe, wie alle

Laternen, wieder

mußt du ihn suchen, da ist er,

klein ist er, weiß,

um die Ecke, da liegt er,

bei Normandie-Njemen – in Böhmen,

da, da, da,

hinterm Haus, vor dem Haus,

weiß ist er, weiß, er sagt:

Heute – es gilt.

Weiß ist er, weiß, ein Wasser-

strahl findet hindurch, ein Herzstrahl,

ein Fluß,

du kennst seinen Namen, die Ufer

hängen voll Tag, wie der Name,

du tastest ihn ab, mit der Hand:

Alba.

 

TẤT CẢ KHÁC với điều ngươi  nghĩ là như thế, tôi nghĩ là như thế,

lá cờ vẫn vẫn uốn lượn,

những bí ẩn nhỏ nhoi tất cả vẫn nguyên vẹn,

chúng vẫn phủ bóng, trên đó

ngươi sống, tôi sống, chúng ta sống.

 

Đồng xu bằng bạc tan loăng trên lưỡi ngươi,

nó có vị của ngày mai, của măi măi, một con đường

đi về nước Nga dâng lên trong tim ngươi,

cây bulô xứ Karelia

vẫn

chờ đợi,

cái tên Osip đến gặp ngươi, và ngươi nói với hắn

điều hắn đă biết, hắn cầm lấy, hắn chấp nhận điều đó, với những bàn tay,

ngươi tháo rời cánh tay khỏi vai hắn, cánh tay phải, cánh tay trái,

ngươi gắn cánh tay ngươi và chỗ chúng, với những bàn tay, những ngón tay, những sợi dây,

 

– cái bị tháo rời, lại nối liền –

đó ngươi có chúng, vậy hăy cầm lấy chúng, nay ngươi đă có cả hai,

tên, tên, tay, tay,

vậy hăy cầm lấy chúng như đồ làm tin,

hắn cũng lấy và ngươi đă lấy lại

cái ǵ là của ngươi, cái ǵ là của hắn,

 

những cối xay gió

 

đẩy gió vào phổi ngươi, ngươi chèo thuyền

qua những con kinh, vụng biển và sông đào

bằng ánh sáng của từ ngữ,

trên đuôi tầu không có Tại sao, trên đầu tầu không có Về đâu, mũi nhọn tầu nhấc bổng ngươi lên

Tekiah!

như một tiếng kèn trompette thổi đêm vào ngày, những điềm báo

sâu xé nhau, con người

có sự yên b́nh, thượng đế

có sự yên b́nh của thượng đế, t́nh yêu

trở lại giường ngủ, tóc

phụ nữ lại trổ,

quay vào bên trong,

núm trên vú họ

lại trồi lên, thức giấc, dọc theo

những tuyến đời, nhưng tuyến tim,

trong bàn tay ngươi, lần ngược lên sống lưng, –

tên gọi là ǵ, xứ sở ngươi

phía sau núi, phía sau năm?

Tôi biết gọi tên xứ sở tôi.

Như giai thoại mùa đông, tên xứ sở tôi

tên xứ sở tôi được gọi tên như giai thoại mùa hè,

xứ sở-ba-năm của mẹ ngươi, chính nó đă

chính nó là

nó chuyển di đi khắp nơi, như tiếng nói,

hăy vứt nó đi, hăy vứt nó di,

và ngươi sẽ lại có nó, như

sỏi của

thung lũng Morave

tư tưởng ngươi mang đến Prague

trên ngôi mộ, trên những ngôi mộ, vào đời sống,

đă từ lâu

xứ sở đă ra đi, như những lá thư, như tất cả

những chiếc đèn lồng, ngươi phải

t́m lại nó, nó đây

nhỏ bé, trắng,

nằm đây ngay

bên cạnh Normandie-Njemen – ở Bohême,

đó đó đó

sau nhà, trước nhà,

trắng, màu trắng, nó nói:

Hôm nay đúng là ngày.

Trắng nó màu trắng, một tia-

nước băng ngang, một gịng trái tim

một gịng sông,

ngươi biết tên nó, những bờ

chất đầy ngày ngày, như cái tên này,

ngươi vuốt tay trên nó:

Alba.

(54) Sđd trang 54: Par lieu, j’entends aussi bien le rapport à une frontier, le pays, la maison, le seuil, que toute site, toute situation en général depuis laquelle, pratiquement, pragmatiquement, les alliances se nouent, les contrats, les codes et les conventions s’établissent qui donnent sens à l’insignifiant, instituent des mots de passe, plient la langue à ce qui l’excède, en font un moment du geste et du pas, la secondarisent ou la “rejettent” pour la retrouver.

(55) Trong khi Martin Broda dịch câu thơ này sang Pháp văn là Treize février. Dans la bouche du cœur cũng như John Felstine dịch sand Anh văn là Thirteenth February. In the heart’s mouth th́ Michael Hamberger tỏ ra thấu hiểu thơ Celan hơn nên dịch là Thirteenth of February. Shibboleth.

(56) Sđd, trang 59: Un schibboleth assure le passage de l’un à l’autre, dans la différence, à l’intérieur du même, de la même date, entre Febuar et Feber. Ils parlent, dans la même langue, deux langues différentes. Ils partagent.

(57) Sđd, trang 123: Derrida chú giải ư tưởng này bằng cách chọn lặp lại ở đây những schibboleth của Freud khi ám chỉ ṿng nhẫn, chẳng hạn để biểu trưng cho đồng minh của những người sáng lập phân tâm học. Freud thường dùng từ schibboleth này để chỉ ra “điều  phân biệt giữa những thành viên của tâm phân học với những kẻ chống đối phân tâm học.

(58) Sđd, trang 60: Aucun témoignage, aucun savoir, pas même celui de Celan, ne saurait par définition en épuiser le décryptage. D’abord parce qu’il n’y a pas de témoin absolu pour un déchiffrement externe. Celan peut toujours sous-entendre un schibboleth de plus: sous un mot, un chiffre, une lettre. Puis il n’aurait pas prétendu lui-même totaliser les sens possibles et compossibles d’une constellation. Enfin et surtout, le poème se destine à rester seul, dès son premier souffle, seul à la disparition des témoins et des témoins de témoins. Et du poète.

(59) Jean-Pierre Lefebvre (Renverse du souffle/bản dịch Atemwende, trang 242) giải thích từ Glorie trong bài thơ này đặc biệt hơn từ “gloire//vinh quang” của tiếng Pháp, chữ này có nghĩa là những hậu quả nghệ thuật của những nghệ thuật tạo h́nh hay một ṿng/quầng sáng nhật hay nguyệt thực (halo d’éclipses) được định tính bởi ánh sáng chói ḷa.

(60) Sđd, trang 60-61: Pliée ou repliée dans le simple d’une singularité, une certaine répétition assure la lisibilité minimale et dire “interne” du poème, en l’absence même du témoin, voir du signataire et de quiconque disposerait d’un savoir quant à la référence historique du legs poétique. Voilà ce que signifie en tous cas, si on peut encore le dire, le mot ou le titre de schibboleth. Non pas ceci ou cela depuis sa langue d’origine: fleuve, épi, ramille d’olivier, voire encore ce qu’il prend en charge dans le poème. Il signifie: il y a du schibboleth, il y a de la crypte, elle reste incalculable, elle ne cache pas un seul secret determiné, un contenu sémantique attendant le détenteur d’une clé derrière la porte.

(61) Sđd, trang 61: Elle [la date] manifeste qu’il y a du non-manifeste, et de la singulatité chiffrée: irréductible au concept, au savoir et même à l’histoire, à tradition, fût-elle religieuse. Singularité chiffrée qui rassemble une multiplicité in eins et à travers la grille de laquelle un poème reste lisible – la donne à lire: “Aber das Gedich spricht ja!” Le poème parle, même si aucune référence n’y était intelligible, aucune autre que l’Autre, celui auquel il s’adresse et à qui il parle en disant qu’il lui parle. Même s’il n’atteint pas l’Autre, du moins l’appelle-t-il. L’adresse a lieu.

 

(c̣n tiếp)

 

ĐÀO TRUNG ĐO

 

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

 

© gio-o.com 2016