đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(90)

RENÉ CHAR

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90,

 

Một vài vấn đề văn chương quanh René Char

4. Di sản thi ca của Char

 

Tham gia cuộc tranh biện chống-Char trên Temps Modernes tháng 10, 1958 Jean Wahl (giáo sư Triết Sorbonne 1936-1967, khuynh hướng hiện sinh, xuất bản thơ nhưng không được chú ý) viết: “Tại sao công việc của tôi lúc này không suôn xẻ vậy? Công việc của tôi và trước hết tôi muốn nói: tính chất đáng tiếc của thi ca hôm nay. Cứ nghĩ rằng đã có một thứ thi ca và và. Phải chăng tôi muốn nói Valéry và Claudel? Tôi muốn nói ngoài Mallarmé và Rimbaud ra? Chúng ta bị rơi vào Char và Ponge?”[336] Đọc câu văn trên ta không khó nhận ra Wahl đã ở vào giai đoạn tự kỷ, lẩm cẩm. Tuy câu nói của Jean Wahl không có ý thù địch, chống đối thi ca hiện đại nhưng muốn nói đến, đưa ra phát hiện về sự kiệt quệ của truyền thống thi ca hiện đại. Nhận xét này xét cho cùng là có cơ sở vì từ những năm cuối hậu bán thế kỷ 20 thi ca Pháp rơi vào khủng hoảng, các thi sĩ Pháp cũng tỏ ra nghi ngờ về việc có cần thiết lớn tiếng nói về thi ca hay không. Như chúng ta đã biết trong hai thập niên trước đó có lẽ Char là người lớn tiếng nhất về chủ đề này. Alain Bosquet năm 1955 cũng đã chỉ ra sau chiến tranh các thi sĩ siêu thực đã đi vào tình trạng bất khả, bế tắc, xa rời tính chất đơn giản của bài ca (la simplicité du chant): “Sự bất khả, từ sau chiến tranh, ở một mức độ khác: bất khả ở khắp nơi ngay trong yếu tính con người và trong những mâu thuẫn của thời gian. Rồi người ta đi tới nghịch lý này: bất kỳ thi sĩ xứng danh nào chỉ còn thể bám víu vào sự bất khả, theo dõi cái bất khả, nhìn nó biến đi. Và toàn thể thi ca, nếu như trước đây đã có thể là sự chuyển ngữ một sự thật thông thường (và chạy rong khắp phố phường) thì nay lại là bản chất của một sự thật tăm tối, tức thời, không thể định nghĩa, xa vời, kề cận, quá gần, ai mà biết được? [...] Như vậy thi ca của Char cũng là, từ mười hai năm nay, việc xét lại một nghệ thuật thi ca sẽ chỉ đi tới sự ước chừng của chính nó, càng ngày càng sâu thẳm, và cũng càng ngày càng vô bổ.”[337] Không quá bi quan như Alain Bosquet, trên tạp chí Tel quel số mùa Đông 1962 Marcellin Playet nhận thấy Jacques Dupin và André du Bouchet là những hậu duệ của Char, thừa hưởng một thứ “tuyệt vọng lành mạnh”, không ngừng xác định một khởi đầu mới của thi ca: “Trong số những thi sĩ đã xuất bản những tuyển tập đầu tiên của họ sau chiến tranh, dường như ý thức về cuộc chơi này rõ ràng hơn nhiều so với các bậc đàn anh. Buông bỏ mọi quan ngại khác, những thi sĩ này trước hết hạ tiếng nói của họ xuống (như thể để được nghe rõ hơn)...họ  chỉ quan tâm đến điều họ làm thơ ra sao và có thể ý thức quá đáng về một chân trời tuyệt vọng, chuyển hướng quan tâm về sự sinh thành của thi ca để tra vấn về nơi chốn [của thi ca].[338]  Nhận định của Marcellin Playet có ý muốn nói tới sự kiện ba năm trước đó Yves Bonnefoy đã cho xuất bản quyển L’Improbable et autres essais trong đó có bài L’Acte et lieu de la poésie nhấn mạnh đến hoạt động của thi sĩ và nơi chốn của thi ca. Bonnefoy luôn cố tình tránh nhắc đến Char

 

Lý do chính của những người chống Char vì họ chống lại tính hiện đại (modernité) của thi ca, và không nhìn thấy ở thi ca của Char một sự theo đuổi tính chất hiện đại và sự kế tục tinh thần thi ca Rimbaud, coi bài thơ như chứng nhân của Lịch sử và không ngừng tra vấn về những ngôn ngữ thơ Char thừa hưởng này. Song le, với những người thận trọng khi viết về Char, chẳng hạn Julien Graq, lại không coi “thi” phải trở lại với “ca” nhưng thi sĩ cần từ bỏ vươn cao quá mức. Trong bài “Pourquoi la littérature respire mal” năm 1960 Graq viết: “Điều làm tôi hài lòng ở Breton, điều làm tôi hài lỏng trong một phương diện khác nơi René Char, chính là cái giọng điệu vẫn là chính yếu của một thi ca trước hết không bị ràng buộc bởi bất kỳ một sự miễn thứ nào, một thi ca không cần tự biện minh cho sự hiện hữu của nó, chính xác và tước hết là điều bởi lý do nào mọi sự vật được biện minh.”[339]  

 

Tiêu biểu cho thái độ cẩn trọng của những thi sĩ thuộc lớp sau khi nói về “anh khổng lồ” Char là Philippe Jaccottet. Tuy Bonnefoy không trực tiếp nói về Char trong bài thuyết trình L’Acte et lieu de la poésie năm 1959 nhưng chúng ta cũng gián tiếp biết được quan điểm của Bonnefoy qua bài Nhận định ngắn về Char của Jaccottet. Trong bài này Jaccottet phê phán sự rút ngắn quá độ câu thơ của Char nên đãvlàm mất đi sự thăng bằng cảu câu thơ. Jaccottet cũng nêu ra phản bác Char bất chấp thứ tự thời gian sáng tác mỗi bài thơ. Quan trọng hơn Jaccottet thách đố ý nghĩa của Thi ca và định nghĩa thi sĩ mà Char đã lập lại quá nhiều lần theo nhiều cách khác nhau. Về vấn đề thời gian sáng tác của mỗi bài thơ: ViệcChar bất chấp thời điểm khiến Jaccottet bị rối trí khi đọc tác phẩm của Char: “Tại sao khi đọc tác phẩm của Char tôi lại cứ bị chia trí giữa sự ngưỡng mộ rất sống động và sự từ chối? Không tìm cách trình bày cũng không tìm cách phân tích ở đây một tác phẩm đã khơi mào cho rất nhiều bài bình luận hay (của Maurice Blanchot, của Georges Poulet, của Jean-Pierre Richard), tôi muốn hiểu sự bối rối này, có thể từ đó rút ra một bài học. Không phải do tôi ngưỡng mộ Char ở giai đoạn này, quyển thơ nọ hơn ở những giai đoạn hay quyển thơ khác của Char. Thế nhưng, chính bản chất của thi ca của Char lại dành rất ít chỗ cho sự tiến hóa: mỗi bài thơ là một thứ thách thức thời gian liên tục, một thứ khai sinh do sự gián đoạn, dưới dấu chỉ của tia chớp, mỗi quyển thơ mới ra đời không mấy là sự triển khai của quyển trước mà đúng ra là sự bắt đầu lại (đôi khi có màu sắc khác) khởi đi từ cùng một điểm ban đầu.”[340] Minh họa cho ý kiến này Philippe Jaccottet trích dẫn hai khổ thơ Char viết cách nhau hai mươi năm. Theo Jaccottet, chính vì khi chọn lựa những bài thơ của mình trong một tập thơ sao cho có sự gắn kết tuyệt đối này mà không quan tâm tới thời điểm của mỗi bài thơ của Char khiến Jaccottet không còn muốn tham dự vào việc đọc thơ Char, do đó đi từ ngưỡng mộ sang chối từ. Trong phần sau của bài viết Jaccottet phản đối ý nghĩa của thi ca và vai trò của thi sĩ Char không ngừng đưa ra. Ngoài ra Jaccottet còn cho rằng vì thơ của Char “quá đẹp” nên đã xua đuổi mất cái đẹp.

 

Một trường hợp khác chứng tỏ sự thận trọng của những người nói về Char: khi bắt tay vào việc dịch tập thơ Sổ tay Hypnos của Char sang tiếng Đức Paul Celan đồng thời làm bài thơ Argumentum e silencio để tặng Char. Diễn giải việc làm này của Celan, theo ý Giuseppe Bevilacqua trong bài phân tích bài thơ này của Celan trên tạp chí Po&cie năm 1991 Giuseppe Bevilacqua cũng cho rằng Celan nhận ra trong tập thơ này của Char một thứ thi ca dấn thân. Nhìn từ một vị trí khác Jean-Pierre Lefevre (đệ tử và là người dịch thơ Celan khả tín) cho rằng qua tập thơ này Char đã thoát ra khỏi xiềng xích của đêm tối của Lịch sử và của Biến cố (Événement). Nhận định của cả Giuseppe Bevilacqua lẫn Jean-Pierre Lefevre cho thấy thi ca của Reneé Char không phải là “hũ nút”, tối tăm bí ẩn. Thật ra chính Char trong tập thơ Aromates chasseurs (1972-1975) cũng đã nói đến việc mình tránh xa phần lớn nền văn chương hiện đại khi thố lên: “Một văn tự của sự chạm đáy. Thứ văn tự mà người ta ngày nay chống lại tôi. Quang cảnh lập lại ở đỉnh của đêm tối trên kẻ phát sáng.”

[336] Trích dẫn theo Stéphane Baquey:  Pourquoi mon travail va-t-il si mal en ce moment? Mon travail et d’abord je veux dire: le caractère piteux de la poésie contemporaine. Penser qu’il y a eu et et. Je veux dire Valéry et Claudel? Je veux dire au-delà Mallarmé et Rimbaud? Nous sommes tombés en Char et Ponge?

[337] Sđd trang 377: L’Impossible, depuis la guerre, est d’une autre ampleur: il est partout dans l’essence même de l’homme et dans les contradictions de l’heure. On aboutit à ce paradoxe: tout poète qui mérite ce nom ne peut que s’accrocher à l’impossible, le traquer, le voir s’échapper. Et la poésie toute entière, de traduction d’une verité courante (et courant des rues) qu’elle a pu être hier, est aujourd’hui la nature même d’une verité obscure, immédiate, indéfinisable, lointaine, proche, trop proche – qui sait? [...] La poésie de René Char est ainsi, depuis une douzaine d’années, la perpétuelle révision d’un art poétique qui ne devra aboutir qu’à sa propre approximation, de plus en plus profonde, de plus en plus vaine aussi.

[338] Marcellin Playet, Tel quel số 8 trang 56: Parmi les poètes qui ont publié leur premier recueil après la guerre, il semble que la conscience de ce jeu soit beaucoup plus claire qu’elle ne l’etait pour leurs aînés. Abandonnant toute autre préoccupation, ces poètes s’emploient d’abord à baisser leur voix (comme pour mieux ecouter)...soucieux de ce qu’ils commandent et peut-être trop conscients d’un horizon desesperé, ils se detournent de la naissance qui designe, pour interroger le lieu (Trích dẫn theo Stephane Baquey)

[339] Julien Graq, Préférence trong Œuvres complètes I (Bibliothèque de la Pléiade, Gallimard 1989) trang 874: Ce qui me plaît chez Breton, ce qui me plaît dans un autre ordre chez René Char, c’est ce ton resté majeur d’une poésie qui se dispense d’abord de toute excuse, qui n’a pas à se justifier d’être, étant precisément et d’abord ce par quoi toutes choses sont justifiées.

[340] Philippe Jaccottet, Brève remarque à propos de Char trong L’Entretien des Muses, Galliamrd 1968 trang 175: Comment se fait-il qu’à la lecture de l’œuvre de Char j’aie toujours été partagé entre l’admiration la plus vive et le refus? Sans chercher à présenter ni à analyser ici une œuvre qui a suscité nombre de beaux commentaires (de  Maurice Blanchot, de Georges Poulet, de Jean-Pierre Richard), je voudrais comprendre cet embarras, peut-être en tirer une leçon. Ce n’est pas que j’admire chez Char telle période, tel livre, plus que d’autres. D’ailleurs, la nature même de sa poésie laisse peu de place à l’evolution: chaque poème éant une sorte de défi au temps continu, de naissance per rupture, sous le signe de l’éclair, chaque livre nouveau est moins le développement du précédent qu’un recommencement (parfois autrement coloré) à partir d’un même point initial.

[341] René Char, O.C. trang 514: Une écriture d’échouage. Celle à laquelle on m’oppose aujourd’hui. Paysage répeté au sommet de la nuit sur qui se lève une lueur

 

Kỳ tới: Thi sĩ/Thi ca III: Giuseppe Ungaretti

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html 

© gio-o.com 2018