đào trung đạo

thi sĩ / thi ca

(73)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 68,Kỳ 66, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73,

 

RENÉ CHAR

Bataille/Char (tiếp theo)

Sau chiến tranh Char và Bataille trở nên thân thiết hơn khi Bataille tục bản tạp chí Critique ở nhà xuất bản Minuit. Char hết ḷng khích lệ Bataille như trong bức thư viết ngày 13 tháng 11, 1949 khi Critique phải đ́nh bản: “Đâu là những sự buồn bă của anh trong việc làm chủ nhiệm một tạp chí? Tôi mạnh mẽ tin tưởng cần phải tiếp tục cho ra tờ Critique lại.” Tờ tạp chí tục bản số 41 năm 1959 với ban chủ biên hùng hậu 25 người như Marcel Arland, Raymond Aron, Maurice Blanchot... và tất nhiên không thể thiếu René Char. Trong ấn bản đầu tiên tập Retour amont (do G.L.M. xuất bản năm 1965) René Char dùng hai câu trong quyển Expérience intérieure/Kinh nghiệm nội giới của Bataille làm đề từ (exergue): “Sự trốn chạy hướng về đỉnh cao này (là, chế ngự chính những vương quốc, sự cấu thành của nhận thức) chỉ là một trong những con đường của mê cung. Nhưng con đường mà chúng ta phải đi theo từ mồi nhử này đến mồi nhử kia, để t́m kiếm hữu, không có cách chi chúng ta có thể tránh nó.”[232]  Expérience intérieure là một quyển sách khó – Maurice Blanchot phải hai lần nói về quyển sách này [233] – nhưng những ư thơ trong tập Furieur et Mystère và nhất là trong bài thơ À une sérénité crispée [234] cho thấy Char phần nào chịu ảnh hưởng tư tưởng của Bataille trong Expérience intérieure. René Char đă t́m thấy trong quyển sách của Bataille những tư tưởng làm đà nhảy cho tư tưởng riêng của ḿnh, nhất là những luận giải của Bataille về Nietszche, về văn tự đoạn rời, về sự xao xuyến được coi như phương tiện nhận thức, về xuất thể (extase) và nhất là quan niệm về thi ca của Bataille (thi ca như con đường đi từ cái đă biết tới cái không biết).

Bataille đọc Char.

Sau khi bài viết René Char của Blanchot xuất hiện vào tháng 10, 1946 (được cho vào La part du feu, 1949) căn cứ vào những bản thảo Bataille viết trong giai đoạn 1952-1953 (Œuvres complètes t.VIII do nhà Gallimard xuất bản sau khi Bataille tạ thế) Bataille có ư định đề cập tới Char trong dự án tựa đề “La sainteté du mal/Thánh tính của cái ác” dự định sẽ quyển thứ 4 của La Somme athéologique. Trong bản thảo này Bataille làm sống lại tư tưởng về một xă hội bí mật bằng đề nghị thành lập một cộng đồng phi-tôn giáo (société athéologique) gồm “những người với sự đam mê sâu thẳm biến họ thành những kẻ bênh vực cho cái ác”, “những người cô đơn một cách sâu xa” cộng đồng này sẽ là “chẳng ai bao giờ có thể biết được ḿnh có bị loại trừ hay không”, và sau hết cộng đồng này gồm cả những người đang c̣n sống lẫn những người đă chết như “Blake. Sade. Rimbaud. Lautréamont. Stendhal. Proust. Nietszche. Emily Brontë. Kafka. Hölderlin...Char.” Lư do Bataille cho Char vào danh sách có thể v́ trong Feuillets d’Hypnos (frag.174) Char chống đối lại “sự đàn áp của tính cách đáng khinh bỉ được dẫn dắt có tên gọi là thiện (cái ác – không hư hỏng, hứng khởi, quái dị là hữu dụng) đă mở ra một vết thương tại sườn con người...”

Có thể nói Bataille là người đọc phê b́nh (lecteur critique) Char. Trong tạp chí Critique số 40 tháng 9, 1949 Bataille viết một bài tuy ngắn nhưng cô đọng tựa đề “L’œuvre théâtrical de René Char/Tác phẩm kịch của René Char”[235] điểm nhanh những vở kịch của Char như Fête des arbres et du chasseur, Le Soleil des eaux, Clair, Théâtre de verdure. Trong một bức thư gửi cho Char ngày 27 tháng Giêng, 1950 Bataille xin lỗi Char về bài viết này quá ngắn và quá nhanh. Tuy nhiên, thật ra bài viết này của Bataille rất phong phú trong đó Bataille chỉ ra “Thi ca của Char đưa những từ tới sự bùng vỡ (éclatement) của chúng và chỉ lưu lại một đám bụi làm chóa mắt. Chính v́ vậy nên thi ca này cách xa ư tưởng về tác phẩm và trên hết ư tưởng về kịch, bao hàm thao tác sự am hiểu được biểu lộ không dấu diếm nhất.” Câu nói ngắn gọn này của Bataille đưa đến suy diễn: phải hiểu rằng những vở kịch nói trên của Char “chỉ là những bản viết tùy hoàn cảnh” (écrits de circonstance) liên quan tới thi ca, hoặc Bataille thấy trong những vở kịch này Char tiếp tục suy tư về những giới hạn của thi ca, nghĩa là về mối tương quan của thi ca với đời sống tầm thường, thứ đời sống lo lắng về hạnh phúc, chẳng hạn vai ngư ông trong Le Soleil des eaux. C̣n vấn đề “những giới hạn của thi ca” ở đây là vấn đề của “poésie pacotille/thi ca tầm tầm” – Bataille nhấn mạnh từ “pacotille” bằng cách cho in nghiêng: tầm tầm v́ đă coi đời sống tầm thường là yếu tính của thi ca, chắp vá việc đi t́m hạnh phúc với thi ca. Thế nên suy tưởng về những giới hạn của thi là suy tưởng trong phạm vi của đạo đức, nếu hiểu một cách cổ điển theo kiểu Aristote th́ đó là một kiểm điểm về cứu cánh cuộc sống, nghĩa là về việc t́m hạnh phúc. Tuy chia sẻ quan điểm này nhưng Char đ̣i hỏi thi ca phải làm hơn vậy khi viết “Thi ca không thể cứ xa lạ với việc truy t́m hạnh phúc và thi ca không thể tự giới hạn ở đó khi thi ca là buớc nhảy vượt qua niềm hy vọng”, nghĩa là, một mặt chính thi ca là “ngợi ca và hạnh phúc”, ở mặt khác “hạnh phúc và ngợi ca có tính thi ca nhất, đúng thực nhất (le plus vrai) cũng lại là cái không ảo tưởng nhất, nếu như nó có sức mạnh của hữu.” (La poésie ne peut demeurer étrangère à la recherche du bonheur et elle ne peut s’y limiter en ce que la poésie est la saut par-delà l’espoir”, et la poésie est elle-même “enchantement et bonheur,” “le bonheur ou l’enchantement le plus poétique, le plus vrai, est aussi le plus désenchanté, s’il a la force de l’être.”) Như vậy tầm vóc lớn của thi ca của Char nằm ở chỗ nó có sức mạnh của sự làm tan biến ảo tưởng (désenchantement) bằng cách không ngợi ca đời sống b́nh thường. Chính v́ vây Bataille định nghĩa thi ca của Char là sự không kiên nhẫn (impatience), là sức mạnh của việc làm tan biến ảo tưởng (force du désenchantement) hay sự không kiên nhẫn có tính chất xóa ảo tưởng (impatience désenchantée).

Tiếp theo một ghi chú của René Char đăng trên tờ Combat vào ngày 27 tháng 4, 1950 kết thúc bằng câu hỏi “Y a-t-il des incompatibilités?/Có những bất dung hợp/chấp không?” với thí dụ câu hỏi này có thể gợi ra chẳng hạn có sự bất dung chấp giữa hành xử của nhà văn với hành xử của cảnh sát không?[236] René Char đề nghị làm một cuộc điều tra, tham khảo (enquête) ư kiến độc giả về sự bất dung chấp với câu hỏi này trên tờ Empédocle [237]  trong đó Char coi sự bất dung chấp là một vấn đề không những là hiện thời mà c̣n là sinh tử trong thế giới sống hôm nay của chúng ta nên đề nghị những ai thật sự quan tâm về vấn đề này hăy đưa ra một câu trả lời.

Với tư cách một nhà văn và trong t́nh bạn Georges Bataille viết cho Char một bức thư khá dài [238]  để trả lời câu hỏi Char nêu ra. Tóm lược: Theo Bataille, thế giới chúng ta đang sống giới hạn những ham muốn ngủ, sự chung cuộc (dénouement) dường như cận kề cho nên nhu cầu quên lăng, không hành động lấn áp sự tiếp tục vui sống. “Nghĩ tưởng về cái không thể tránh khỏi, hay một cách đơn giản thử cố không ngủ: giấc ngủ dường như đáng ưa thích hơn.” (Réfléchir sur l’inévitable, ou tenter de ne plus simplement dormir: le sommeil semble préférable). Trước việc con người qui thuận trước hoàn cảnh quá nặng nề th́ những kẻ than phiền về những điều xảy đến thật lạ lùng thật rộng lớn mà không mấy kẻ chờ đợi liệu những người này có tỉnh thức không hay lánh mặt, tự đặt ḿnh trong sự khiếm diện? Nhưng kẻ tỏ ra quyết đoán, đe dọa, đă tự ư đánh mất bản thân trong đêm tối của sự thông minh (nuit de l’intelligence). Nhưng giờ đây đêm tối lại quá dầy đặc: đối nghịch với giấc ngủ độc đoán (sommeil dogmatique) của người này là sự lẫn lộn mất máu (confusion exsangue) của người kia, “sự hỗn mang của vô số kể những tiếng nói xám xịt, cạn kiệt trong sự mớ ngủ của những kẻ đang nghe”(chaos d’innonbrables voix grises, s’épuisant dans l’assoupissement de ceux qui écoutent).

Bataille cho rằng sự riễu cợt của ḿnh dù là vô ích nhưng rất có thể đó là một cách ngủ ngon... “Nhưng tôi viết, tôi nói và chỉ thể vui thích  nếu có cơ hội cho để trả lời bạn, cũng chính là để muốn rằng, cùng bạn, trong khoảnh khắc tỉnh thức, ít ra ở đó, sự hỗn độn phổ biến sẽ không c̣n được chấp nhận, sự hỗn độn này, giờ đây, làm cho chính tư tưởng thành một sự quên lăng, một sự ngu muội, một tiếng chó sủa trong nhà thờ.”[239] Trong khi trả lời Bataille có cảm tưởng cuối cùng đă nắm được hoàn toàn đối thủ bằng xương bằng thịt như hắn phải là. Trước việc Char thách đố hăy ra khỏi sự hỗn độn Bataille cho rằng sự quá độ báo hiệu thời điểm đă đến v́ xét cho cùng làm thế nào chịu đựng được hành động, dưới những h́nh thức quá sức đau khổ, hoàn tất được việc “cướp đi” đời sống? Đúng thế, giờ đây có thể đă đến lúc tố cáo sự tùy thuộc (subordination), thái độ tùng phục làm cho đời sống thành bất dung hợp: sự quá độ buộc chúng ta tách rời nhau một cách sáng suốt với không ít hy vọng.

Với niềm hy vọng Bataille một cách đơn giản đă chọn lựa sống và luôn không khỏi ngạc nhiên thấy những người tháo vác và ham hành động lại coi khinh sự ham sống. Rơ ràng là họ lẫn lộn hành động với đời sống, chẳng bao giờ thấy được rằng hành động chỉ là phương tiện cần thiết để duy tŕ đời sống, cái đời sống duy nhất có thể chấp nhận được là đời sống tự xóa bỏ trước “tính chất đa tạp chập chờn” chẳng thể và sẽ chẳng bao giờ có thể được thu giảm vào cái hữu ích cả. Theo Bataille, sự khó khăn làm cho hành động tùy thuộc vào cứu cánh của nó là do việc cho rằng hành động duy nhất có thể chấp nhận là hành động hữu hiệu cấp thời. Do vậy, vào lúc khởi đầu, chi bằng hăy cứ lao ḿnh vào đó, tự dối ḿnh và rồi không dừng lại được nữa. Bataille cho rằng nếu như mọi người chấp nhận hành động ít hơn là cần thiết th́ sự gian dối và dă man sẽ thành vô ích v́ khuynh hướng vượt ngưỡng hành động và những sự tranh đua nảy sinh từ đó làm cho tính chất hữu hiệu  thành quá lớn lao đối với những kẻ gian dối và những kẻ mù quáng. Nan đề nằm ở chỗ: trong những điều kiện có sẵn chúng ta chẳng thể thoát ra được cho nên muốn chữa lành cái ác của hành động quá độ th́ lại phải hành động! Vậy mà bao lâu nay chúng ta chỉ lên án bằng lời nói vô bổ những kẻ gian dối và làm kẻ khác mù quáng: tất cả ruỗng mục trong hư danh. “Chẳng ai có thể lên án hành động chỉ bằng sự im lặng – hay thi ca – mở cái cửa sổ của ḿnh trên sự im lặng. Tố cáo, phản đối cũng lại là hành động, đó đồng thời cũng chính là trốn chạy trước những sự bó buộc của hành động!”[240] Bataille cho rằng chúng ta chỉ mới quan tâm tới một bất dung chấp đầu tiên của cuộc sống không chừng mực/hạn chỉ (vie sans mesure) là đáng kể và chỉ cho rằng nó là ư nghĩa của toàn thể nhân loại như hậu quả của chính hành động không chừng mực/hạn chỉ (action sans mesure). Tuy nhiên hành động hiển nhiên lại chỉ có ư nghĩa trong chừng mực nó chỉ có lư do hiện hữu là nhân loại nhưng nó lại hiếm khi nào chấp nhận chừng mực đó: bởi hành động là thứ thuốc phiện, ma túy mạnh nhất đưa tới giấc ngủ ch́m đắm, Vai tṛ của nó khiến ta liên tưởng tới những cái cây ngăn tầm mắt không cho nh́n thấy rừng và chúng lại tự coi ḿnh là rừng. Với lư do nêu trên Bataille dường như cảm thấy vui sướng khi đặt chúng ta đối nghịch với sự hàm hỗn (équivoque) và không thể thực sự hành động (ne pouvant agir vraiment) để trốn lánh quẩn quanh. “Tôi nói chúng ta, nhưng tôi nghĩ đến anh, đến tôi, đến những người giống chúng ta. Hăy để yên những người đă chết (ngoại trừ không thể), và hành động (nếu có thể) cho những người ḥa nhập hành động một cách đam mê với cuộc sống.”[241] Nói thế không có nghĩa trong mọi trường hợp chúng ta phải từ chối hành động, dĩ nhiên chúng ta chẳng thể không chống đối lại những hành động tội ác hay vô lư, cần nhận chân nó một cách rơ ràng, hành động hữu lư và có thể chấp nhận (ở điểm nh́n chung của nhân loại) trở thành như chúng ta có thể tiên liệu, số phần của những người hành động không hạn chỉ, do liều lĩnh, ở khởi điểm hữu lư, bị trở thành đối nghịch với chính ḿnh một cách biện chứng, khi đó chúng ta chỉ có thể đối nghịch lại trường hợp này với một điều kiện nếu như chúng ta có can đảm thế vào chỗ những kẻ chúng ta không ưa thích những phương pháp hành động của họ. Trích dẫn câu nói của Blake “nói mà không hành động, làm nảy sinh mùi hôi thối”, Bataille cho rằng sự bất dung chấp giữa đời sống không chừng mực với hành động vượt quá chừng mực có tính quyết định, khi chúng ta bàn tới vấn đề mà “sự lẩn tránh” (escamotage) chắc chắn đóng góp vào diễn tiến mù quáng của cả nhân loại hiện nay. Điều thật lạ lùng là sự lẩn tránh này dường như là hậu quả không thể tránh khỏi của sự suy yếu của tôn giáo. Cũng chỉ v́ tôn giáo đă không biết đặt vấn đề khi rời bỏ phạm vi tư tưởng thế tục (le champ de la pensée profane), trên hết tôn giáo đă đặt vấn đề một cách không rơ ràng. Trên nguyên tắc tôn giáo cho đó là việc của thế giới này...Thế nên Bataille cho rằng chính chúng ta phải đặt vấn đề một cách chính xác. V́ lư do này câu hỏi của Char, theo Bataille, trên quan điểm của ḿnh, phải minh định những dữ kiện hiện thời (données actuelles) và tác động của sự bất dung chấp căn bản. “Người ta vẫn chưa biết thật rơ ràng rằng, trong thời nay, chính – dù rằng bề ngoài vấn đề đă được làm nóng lên – cuộc tranh luận về văn chương và sự dấn thân, là điều quyết định. Nhưng cũng chính v́ thế, chúng ta không thể dừng lại ở đó. Tôi tin rằng trước hết, cần phải định nghĩa xem văn chương đă quyết sử dụng điều ǵ, văn chương không thể được thu giảm vào việc phục vụ một ông chủ. Non Serviam là, như người ta vẫn nói thế, lời khuyên của quỉ. Trong trường hợp này, văn chương là ma quỉ.”[242]

____________________________

[232] Cette fuite se dirigeant vers le sommet (qu’est, dominant les empires eux-mêmes, la composition du savoir) n’est qu’un des parcours qu’il nous faut suivre de leurre en leurre, à la recherche de l’être, nous ne povons l’éviter d’aucune façon.

[233] Maurice Blanchot, L’Expérience intérieure trong Faux pas (1943) và L’affirmation et la passion de la pensée négative, Phần I của Chương IX L’expérience limite trong L’Entretien infini (1969, trang 300-313). J-P. Sartre phê b́nh quyển sách của Bataille bằng giọng điệu cay độc (trong Situations I) đă tỏ ra không nắm bắt được tư tưởng của Bataille nên bị Blanchot chỉ ra những sai lầm của Sartre.

[234] René Char, O.C. trang 749-761.

[235] Georges Bataille, Œuvres complètes t.IX.

[236] Theo Marie-Claude Char trong René Char, Dans l’atelier du poète trang 615.

[237] René Char, Y a-t-il des incompatibilités? trong Recherche de la base et du sommet, O.C. trang 659-659.

Bien qu’il paraisse assez vain de poser aujourd’hui semblable question, les ressources de la dialectique, si on en juge sur les résultats connus, permettant de répondre favorablement à tout, mais favorablement ne signifie pas véritablement, Empédocle propose que soit examinée avec attention la question moderne des incompatibilités, moderne parce qu’agissant sur les conditions d’existence de notre Temps, on en conviendra, à la fois louche et efferverscent. On affirme sous une grande quantité d’angles que certaines fonctions de la conscience, certaines activités contradictoires peuvent être réunies et tenues par le même individu sans nuire à la vérité pratique et saine que les collectivités humaines s’efforcent d’atteindre. C’est possible mais ce n’est pas sûr. Le politique, l’économique, le social, et quelle morale...Du moment que des plaintes, des revendications légitimes s’élèvent, des luttes s’engagent et des remèdes sont formulés, ne pensez-vous pas que si le monde actuel doit retrouver une très relative harmonie, sa diversité brasillante, il le devra en partie au fait que pourra être résolu ou tout au moins posé sérieuseument le problème des incompatibilités, problème vital, problème de base, comme à plaisir escamoté?

Il y a dans tout homme, on le sait, une goute d’Ariel, une goute de Caliban, plus une parcelle d’un amorphe inconnu, mettons, pour simplifier, de charbon, susceptible de devenir diamant si Ariel persévère, ou, si Ariel démissionne, maladie des mouches.

Nous laissons à ceux qui voudront bien nous répondre, le soin de préciser le bon sens ou non, la logique ou non de notre question et sa table d’orientation.

Questionnaire maladroit et peu clair, objectera-t-on. Mais c’est de vous, adversaires ou compagnons que questionnaire et réponses attendent la luḿere.

Empédocle 1950

Mặc dù có vẻ như vô bổ khi đặt ra một câu hỏi tương tự như vậy, những phương cách của phép biện chứng, nếu như người ta phán xét dựa trên những kết quả đă rơ, cho phép trả lời một cách thuận lợi cho hết thảy, nhưng một cách thuận lợi không có nghĩa một cách thực sự, Empedocle đề nghị câu hỏi hiện đại về những sự bất dung chấp hiện thời phải được xem xét với sự chú tâm, là hiện thời bởi quan yếu đối với những điều kiện của sự hiện hữu của Thời đại chúng ta, người ta sẽ cho rằng, [hiện hữu đó] là vừa nhạt nḥa vừa hỗn độn. Người ta khẳng định dưới một số lớn góc độ rằng một số chức năng của ư thức, một số hoạt động trái nghịch nhau có thể kết hợp lại và được cùng một cá nhân nắm giữ mà không gây tổn hại cho chân lư thực tiễn và tốt đẹp mà những tập đoàn người nỗ lực đạt tới. Rất có thể nhưng không chắc chắn. Cái chính trị, kinh tế, xă hội, và luân lư nào đó...Khi mà những than phiền, những đ̣i trả lại chính đáng nổi lên, những cuộc tranh đấu nhập cuộc và những phương thuốc được định ra, bạn có cho rằng nếu thế giới hiện nay phải t́m được một sự ḥa hợp thật tương đối, tính chất đa tạp chập chờn của nó, thế giới đó một phần phải vậy do sự kiện vấn đề về những sự bất dung có thể sẽ được giải quyết hay ít nhất phải được đặt ra một cách nghiêm túc, vấn đề sống c̣n, vấn đề nền tảng, như có thể bỏ qua tùy thích?

Như người ta đă biết, trong mọi con người, có một chút Ariel, một chút Caliban, cộng thêm một mảnh của một cái vô định h́nh không biết, để đơn giản hóa, chúng ta hăy cho là, của than, có khả năng trở thành kim cương nếu như Ariel kiên gan, hay, nếu như Ariel từ bỏ nhiệm vụ, v́ bệnh do ruồi gây ra.

Chúng tôi để cho những người thật sự muốn trả lời chúng tôi, cẩn trọng làm rơ sự phân biệt phải trái hay không, sự hữu lư hay không của câu hỏi của chúng tôi và nơi định hướng của câu hỏi.

Người ta sẽ phản bác rằng bảng câu hỏi là vụng về và không mấy sáng sủa. Nhưng tùy ở nơi bạn, những kẻ đối nghịch hay những người đồng hành mà bảng câu hỏi và những câu trả lời đợi chờ ánh sáng.

[238] Georges Bataille, Lettre à René Char sur les incompatibilités de l’écrivain trong L’Herne:René Char trang 43-58.

[239] Sđd trang 44: Mais j’écris, je parle, et ne puis que me rejouir si l’occasion m’est donnée de vous répondre, de vouloir même, avec vous, le moment de l’éveil où, du moins, ne sera plus acceptée cette universelle confusion qui, maintenant, fait de la pensée même un oubli, une sottise, un aboiement dans l’église.

[240] Sđd trang 45: Nul ne peut condamner l’action que par le silence – ou la poésie – ouvrant sa fenêtre sur le silence. Dénoncer, protester est encore agir, c’est en même temps se dérober devant les exigences de l’action!

[241] Sđd trang 46: Je dis nous, mais je songe à vous, à moi, à ceux qui nous ressemblent. Laissez les morts aux morts (sauf impossible), et l’action (si elle est possible) à ceux qui la confondent passionnément avec la vie.

[242] Sđd trang 47: Je crois qu’en premier lieu, il importe de définir ce que met en jeu la littérature, qui ne peut être réduite à servir un maître. Non Serviam est, dit-on, la devise du démon. En ce cas, la littérature est diabolique.

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html 

© gio-o.com 2017