đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(85)

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  Kỳ 101, Kỳ 102,  Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105,  Kỳ 106, Kỳ 107,  Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, 

 

Điều dễ nhận thấy là cả Heidegger và Derrida đều hoặc giải cấu hoặc hủy tạo lịch sử triết học hiểu như lịch sử siêu h́nh học hay đúng hơn, lịch sử hữu thể học. Cả hai có một điểm chung là: ‘giải cấu’ hay ‘hủy tạo’ là một sách lược (stratégie) chứ không phải là một phương pháp (méthode) như vẫn thường bị giới phê b́nh văn học (nhất là giới phê b́nh hàn lâm Mỹ) hiểu lầm. Nhưng chỗ khác biệt là: Heidegger giải cấu với hướng trung tâm là vấn đề Hữu, vạch ra những điều các triết gia trong lịch sử hữu thể học không nói ra, c̣n Derrida hủy tạo để lật ngược hệ thống cấp bậc đối nghịch cường bạo nhằm chiếm địa vị chủ tŕ ở trong và ngoài lịch sử triết học qua động thái kép, viết/văn tự kép để đảo nghịch hệ thống và sự chuyển vị hệ thống này. Điểm nhấn trong việc giải cấu của Heidegger là Hữu, c̣n trong hủy tạo điểm nhấn của Derrida là đưa chữ viết/văn tự (écriture) vào bản văn triết học, điểm nhấn này có thể thay đổi tùy thời điểm hủy tạo một văn bản nào đó. Một cách thật khái quát Derrida coi sự đối chọi/nghịch nhau giữa những ư niệm siêu h́nh học như lời nói/văn tự, hiện diện/khiếm diện (vắng mặt) v.v…không chỉ là sự đối chọi/nghịch giữa hai cặp ư niệm nhưng c̣n là đối chọi/nghịch của hệ thống cấp bậc (hiérarchie) và trật tự (ordre) tùy thuộc nhau giữa những ư niệm này. Derrida viết: “Việc hủy tạo không thể tự giới hạn hay lập tức chuyển về một sự trung lập hóa: hủy tạo phải, bằng một hành cử kép, một khoa học kép, một văn tự kép, thực hành một sự đảo ngược sự đối chọi/nghịch cổ điển và một sự chuyển vị tổng quát của hệ thống. Chính chỉ với điều kiện duy nhất này việc hủy tạo tự cho ḿnh có những phương tiện để can thiệp vào vùng của những đối nghịch/chọi nó phê b́nh và vùng này cũng là một vùng của những thế lực bất-nghị luận.” (1)

Công tŕnh giải cấu của Heidegger cũng như hủy tạo của Derrida rất dài hơi. Heidegger giải cấu các triết gia trụ cột thượng cổ Hy Lạp như Anaximander, Parmenides, Heraclitus, cổ Hy Lạp như Plato, Aristotle đến các triết gia Tây phương tiêu biểu thời đương đại như Kant, Hegel, Nietszche, giải cấu thông diễn thơ của Hölderlin, Trakl, Rilke... Phạm vi/vùng hủy tạo của Derrida cũng rộng không kém từ Plato, Kant, Hegel, Nietszche, Husserl, Freud, nhất là Hegel và Heidegger, đến những nhà văn nhà thơ như Jean-Jacques Rousseau, Stéphane Mallarmé, Paul Valéry, Antonin Artaud, Georges Bataille, Maurice Blachot, Paul Célan, Hélène Cixous (chỉ kể những nhà văn nhà thơ tiêu biểu), Ferdinand de Saussure (ngữ học), Claude-Lévi Strauss (nhân loại học), J.L. Austin (triết học phân tích)v.v... Với Heidegger quan trọng hàng đầu vẫn là những triết gia cổ đại Hy Lạp, Aristotle, Kant, Hegel và Nietszche. C̣n với Derrida là tập trung hủy tạo Hegel, Nietszche, và Heidegger.(Có thể nói công tŕnh hủy tạo đầu tiên của Derrida trong quyển La voix et le phénomène là dùng sách lược này để t́m ra nơi Husserl qua quyển Nguồn gốc của môn H́nh học (Derrida dịch ra Pháp văn và viết bài tựa) ẩn chứa những vấn đề liên quan tới chữ viết/văn tự, những diện mạo văn chương trong diễn ngôn triết học, nhất là việc Husserl đă hạ cấp vai tṛ của viết/văn tự.). Cũng cần lưu ư Derrida chú tâm nhiều nhất – v́ xuất phát từ - ngữ học với Saussure, hiện tượng học với Husserl, triết học với Hegel, Nietszche, Heidegger, Blanchot, Lévinas, và văn chương với Mallarmé, Valéry, Célan.

Không thể hiểu hủy tạo nếu không hiểu rơ biệt phân (différance) là ǵ. Derrida giải nghĩa biệt phân/différance : “Chủ đề xuyên suốt của biệt phân/ différance, khi viết với chữ a câm, thật ra chẳng những không giữ vai tṛ ǵ với danh hiệu của “khái niệm” mà cũng chẳng là danh hiệu của “từ/chữ”. Tôi đă cố chỉ ra như thế. Nhưng điều này cũng không ngăn cản việc nảy sinh những hậu quả có tính chất khái niệm và những việc cụ thể hóa lời nói hay danh xưng. Song le, người ta không lập tức nhận ra những hậu quả này, khi chúng được in ấn và được làm gẫy bởi giao đỉểm của từ/chữ này, bằng công việc không ngừng của “lư luận” xa lạ của chữ này. Cái “chùm” mà bạn [Jean-Louis Houdebine, người phỏng vấn Derrida] nói đến, đó là một tụ điểm của sự giao thoa lịch sử và có hệ thống; trên hết đó chính là sự bất khả có tính cơ cấu để khép lại cái chùm này, làm nó ngưng sinh sôi lan tỏa, vạch ra một cái lề giữa chúng, cái lề này không phải là một đường vạch mới. Không thể tự nâng cấp coi như một từ-chủ chốt hay một khái niệm chủ, ngăn cản mọi tương quan với thần-luận, biệt phân/ différance được dùng trong một công việc nó kéo suốt qua một chuỗi những “khái niệm” khác, những “từ/chữ” khác, những dạng thức bản văn khác; và có thể khi năy tôi đă có dịp chỉ ra tại sao những “từ/chữ” những “khái niệm” như thế lập tức hay đồng thời được áp đặt vào; và cũng tại sao cần cho chúng giá trị của sự nhấn mạnh (chẳng hạn những từ/chữ, khái niệm như gramme, réserve, entame, trace, espacement, blanc (sens blanc, sang blanc, sans blanc, cent blancs, semblant, supplément, pharmakon, marge-marque-marche, v.v…) Theo định nghĩa, bảng liệt kê không có sự khép kín sắp hạng; bảng liệt kê này càng không tạo lập nên một bảng từ vựng. Trước hết v́ đó không phải là những nguyên tử nhưng đúng ra là những tụ điểm của việc kết đặc có tính chất tiết kiệm, những địa điểm giao thông bắt buộc cho một số rất lớn những dấu vạch, những ống dẫn hỗn hợp kim loại đúc chung, [Derrida chơi chữ foyer creuset có nghĩa khá gần nhau, ĐTĐ chú]  hơi sôi xục hơn. V́ hậu quả của chúng không những chỉ trở lại với chính chúng bằng một thứ tự-ảnh hưởng không có đường ra, chúng lan truyền theo chuỗi trên toàn bộ thực hành và lư thuyết của một bản văn mỗi lần theo cách khác nhau…Nếu như có một đinh nghĩa cho biệt phân, th́ đó chính là cái giới hạn, sự gián đoạn, phá bỏ vượt hủy của Hegel [Aufhebung trong biện chứng Hegel, ĐTĐ chú] ở khắp mọi nơi biệt phân tác hoạt.” (2). Derrida giải thích hủy tạo như một thứ sách/chiến lược tổng quát (stratégie générale hay cũng c̣n gọi là “économie générale”), nhưng hủy tạo đồng thời phải vừa tránh trung lập hóa (neutraliser) những cặp đối nghịch nhị phân của siêu h́nh học vừa tránh chỉ cư ngụ/đóng đô (résider) ở đó, trong khi tái xác nhận, trong vùng/trường khép kín của những cặp đối nghịch này.

Bước quan trọng nhất của hủy tạo theo Derrida là xuyên suốt đảo ngược thang giá trị của đối nghịch triết học trong đó một trong hai thành phần giữ vai tṛ điều khiển, ở vị thế cao: “Hủy tạo đối nghịch, trước hết đó là, ở một thời điểm nào đó, đảo ngược thang giá trị. Bỏ sót giai đoạn đảo ngược này chính là quên rằng cấu trúc của đối nghịch là mâu thuẫn và tùy thuộc. Như thế cũng chính là băng ngang quá nhanh, không giữ lại nắm bắt nào trên đối nghịch có trước, về một sự trung lập hóa, sự trung lập này, trên thực hành, sẽ để nguyên trạng vùng/trường có trước, tự đánh mất mọi phương tiện can dự vào đó một cách có hiệu quả…Sự cần thiết của giai đoạn này có tính chất cấu trúc và như thế là một sự cần thiết của một phân tích không ngưng nghỉ: thang giá trị của đối nghịch từng cặp luôn tự tái lập. Khác với những tác gia mà người ta biết rằng cái chết không chờ tang lễ, thời khắc đảo ngược chẳng bao giờ là một sự ngưng bặt.(3) Derrida cũng gọi giai đoạn đảo ngược này là hành vi tạo ra chữ viết/văn tự kép (écriture double) nhằm đánh dấu khoảng cách tách rời (écart, biface, biphasage) [Derrida chơi những chữ có nghĩa gần nhau] giữa sự đảo ngược hạ thấp độ cao trong khi hủy tạo cái phả hệ cao thượng hay lư tưởng, và sự nổi lên ào ạt của một “khái niệm” mới không chịu để được hiểu theo thể chế cũ. Để thực hiện sự can dự vào bản văn, khoảng cách tách rời này phải được ghi dấu trong một văn tự hai mặt (écriture bifide) tức là một thứ văn tự đồng thời gây ra sự đảo ngược hệ giá trị lời nói/chữ viết, văn tự và đem vào chính trong lời nói một văn tự/chữ viết phản nghịch, làm xáo trộn hết trật tự sẵn có và xâm nhập toàn bộ vùng/trường. Như vậy chữ viết/văn tự kép này khi đưa vào một bản văn triết học hay văn chương sẽ đánh dấu những bất quyết (indécidables) về nghĩa, nghĩa là những đơn vị thay thế giả (unités de simulacre), những tính chất lời nói, danh xưng, hay ngữ nghĩa “giả”(chẳng hạn chơi chữ từ “écart” ta có carré, carrure, carte, charte, quatre…), những bất quyết về nghĩa này không những không được hiểu theo nghĩa trong đối nghịch nhị phân triết học tuy cư ngụ trong đó, mà c̣n chống đối, làm xáo trộn nhưng không bao giờ trở thành một thành phần thứ ba của cặp đối nghịch nhị nguyên cả, cũng như không tạo ra một nơi chốn cho một giải pháp theo h́nh thức biện chứng thuần suy. V́ vậy những chữ nêu ở trên: gramme, réserve, entame, trace, espacement, supplément, pharmakon chúng tôi không chuyển dịch v́ theo Derrida: “pharmakon chẳng phải là thuốc trị bịnh cũng chẳng phải thuốc độc, không là cái thiện cũng chẳng là cái ác, không phải ở bên trong cũng chẳng ở bên ngoài, không là lời nói cũng chẳng là văn tự; supplément chẳng phải là nhiều hơn cũng chẳng là ít hơn, chẳng phải là bên ngoài hay cái phụ vào cho bên trong, chẳng là ngẫu tính cũng không là yếu tính, v.v..; hymen không phải là lẫn lộn cũng chẳng là tách biệt, không là đồng nhất cũng chẳng là dị biệt, không là tiêu thụ cũng chẳng là trinh trắng, chẳng là che màn hay vén màn, chẳng là trong cũng không là ngoài, v.v…gramme không là cái để chỉ nghĩa cũng chẳng là cái được chỉ nghĩa, không là một dấu chỉ cũng chẳng là một sự vật, chẳng phải một hiện diện/có mặt cũng không là một khiếm diện/vắng mặt, chẳng là một vị trí (quyết) cũng không là phủ nhận (chối), v.v..; espacement chẳng phải không gian cũng không là thời gian; entame không phải là nguyên vẹn (bị chia cắt) cũng chẳng là việc bắt đầu hay một sự cắt rời đơn giản, cũng không là tính thứ cấp đơn giản. Không/Không, có nghĩa vừa là hoặc thế này hoặc thế kia; marque cũng là giới hạn ngoài lề, marche, v.v..)(4) Mục đích chính yếu của Derrida khi đưa vào hủy tạo triết học Hegel những yếu tố bất định về nghĩa này là để phá hủy biện chứng Hegel vốn có tham vọng vượt biến (aufheben), những cặp đối nghịch nhị phân trong chủ nghĩa duy tâm cố điển, giải quyết mâu thuẫn trong một vế thứ ba, vế này vượt biến, nghĩa là phủ nhận trong khi nêu ra mâu thuẫn, ư niệm hóa, tối thượng hóa mâu thuẫn này trong một nội giới tính hồi tưởng bằng cách nhập nội dị biệt trong hiện diện với chính bản thân.

Nhưng những chữ này cũng c̣n được Derrida dùng trong những trường hợp thực hành hủy tạo khác: gramme trong bài ‘Ousia et Grammè’ hủy tạo quan niệm thời gian của Heidegger, trace trong bài giải nghĩa différance, espacement trong hủy tạo ngữ học cấu trúc của Saussure, pharmakon dùng khi mô tả hủy tạo triết lư của Plato… Derrida “chơi” những chữ này tùy trường hợp, tùy thời điểm nhưng hầu như tất cả những chữ này cũng chính là biệt phân/ différance xuất hiện dưới những dạng khác nhau cho nên nghĩa mỗi chữ cũng được thay đổi theo trong cái khung không là/không là.

Trong bài ‘La différance’ (Marges de la philosophie, 3-29) Derrida cho rằng chữ “a” là một dấu vạch câm (marque muette) “vĩnh viễn bí ẩn và kín đáo như một ngôi mộ: oikesis.” Khi đưa mẫu tự “a” thay thế cho “e” vào chữ ‘différence’ mục đích của Derrida nhằm chống đối sự hiện diện, hiện bày, sinh hữu-hiện diện (étant-présent) trong chân lư của lịch sử siêu h́nh học, nhất là trong tư tưởng Heidegger. Vĩnh viễn bí ẩn và kín đáo “a” không trao ḿnh cho hiện tại hay cho bất cứ người nào, nó vượt qua giới hạn trật tự của chân lư nhưng không là một cái ǵ đó ẩn nấp, bí mật của bất tri. “Biệt phân/différance không những không thể thu giảm vào bất kỳ sự tái-tương-hữu hữu thể học hay thần học nào – tái-tương-hữu hữu-thần luận – nhưng, mở ra chính không gian trong đó hữu-thần luận – triết học – sản xuất hệ thống và lịch sử của nó, biệt phân bao gồm triết học đó, ghi dấu vào và vượt qua không quay lại.”(5) Tóm lại, không thể được hiểu biệt phân/différance dưới nhăn hiệu của ‘dấu chỉ/signe’, nó không là hiện diện cũng chẳng là khiếm diện/vắng mặt như ư nghĩa của Hữu trong tư tưởng Heidegger coi thời gian hóa (temporalisation) như chân trời siêu vượt của câu hỏi/vấn đề về Hữu. Nếu như Heidegger ‘giải cấu’ lịch sử siêu h́nh học để đi đến kết luận Nietszche là nhà siêu h́nh học cuối cùng của triết học Tây phương th́ Derrida ‘hủy tạo’ siêu h́nh học cũng để chỉ ra Heidegger là nhà siêu h́nh học cuối cùng v́ tư tưởng của Heidegger vẫn chủ ‘hiện diện’.

_______________________________________

(1)     Jacques Derrida, Marges de la philosophie, 392: La déconstruction ne peut se limiter ou passer immédiatement à une neutralization: elle doit, par un double geste, une double science, une double écriture, pratiquer un renversement de l’opposition classique et un déplacement géneral du système. C’est à cette seule condition que la déconstruction se donnera les moyens d’intervenir dans le champ des oppositions qu’elle critique et qui est aussi un champ de forces non-discursives.

(2)     Positions, 54: Le motif de la différance, quand il se marque d’un a silencieux, ne joue en effet ni à titre de “concept” ni simplement à titre de “mot”. J’avais essayé de le démontrer. Cela ne l’empêche pas de produire des effets conceptuels et des concrétions verbales ou nominales. Qui sont d’ailleurs, on ne s’en apercoit pas tout de suite, à la fois imprimées et fracturés par le coin de cette “letter”, par le travail incessant de son étrange “logique”. Le “faisceau” que vous rappelez, c’est un foyer de croisement historique et systématique; c’est surtout l’impossibilité structurelle de clore ce réseau, d’arrêter son tissage, d’en tracer une marge qui ne soit une nouvelle marque. Ne pouvant plus s’élever comme un maître-mot ou un maître-concept, barrant tout rapport au théo-logique, la différance se trouve prise dans un travail qu’elle entraîne à travers une chaîne d’autres “concepts”, d’autres “mots”, d’autres configurations textuelles; et peut-être aurai-je tout à l’heure l’occasion d’indiquer pourquoi tels ou tels autres “mots” ou “concepts” se sont ensuite ou simultanément imposés; et pourquoi il a fallu leur donner valeur d’insistance (par example ceux de gramme, de réserve, d’entame, de trace, d’espacement, de blanc (sens blanc, sang blanc, sans blanc, cent blancs, semblant) de supplément, de pharmakon, de marge-marque-marche, etc.) Par définition, la list n’a pas de clôture taxinomique; encore moins constitue-t-elle un lexique. D’abord parce que ce ne sont pas des atomes mais plutôt des foyers de condensation économique, des lieux de passage obligés pour un très grand nombre de marques, des creusets un peu plus effervescents. Puis leur effets ne se retournent pas seulement sur eux-même par une sorte d’auto-affection sans ouverture, ils se propagent en chaîne sur l’ensemble pratique et théorique d’un texte, de façon chaque fois différente…S’il y avait une definition de la différance, ce serait justement la limite, l’interruption, la destruction de la relève hégélienne partout où ell opère.

(3)     Ibid, 57: Déconstruire l’oppositiom, c’est d’abord, à un moment donné, renverser la hiérarchie. Négliser cette phase de renversement, c’est oublier la structure conflictuelle et subordonnant de l’opposition. C’est donc passer trop vite, sans garder aucune prise sur l’opposition antérieure, à une neutralization qui, pratiquement, laisserait le champ antérieur en état, se priverait de tout moyen d’y intervenir effectivement…La nécessité de cette phase est structurelle et elle est donc celle d’une analyse interminable: la hiérarchie de l’opposition duelle se reconstitue toujours. A la différence des auteurs dont on sait que la mort n’attend pas le décès, le moment du renversement n’est jamais un temps mort.

(4)     Ibid, 58-59: pharmakon n’est ni le remède, ni le poison, ni le bien ni le mal, ni le dedans ni le dehors, ni la parole ni l’écriture; le supplement n’est ni un plus ni un moins, ni un dehors ni le complément d’un dedans, ni un accident, ni une essence, etc.; l’hymen n’est ni la confusion ni la distinction, ni l’identité ni la différence, ni la consummation ni la virginité, ni le voile ni le dévoilement, ni le dedans ni le dehors, etc.; le gramme n’est ni un significant ni un signifié, ni un signe ni une chose, ni une présence ni une absence, ni une position ni une négation, etc.; l’espacement, ce n’est ni l’espace ni le temps; l’entame, ce n’est ni l’intégrité (entammée) d’un commencement ou d’une coupure simple ni la simple secondarité. Ni/ni, c’est à la fois ou bien ou bien; la marque  est aussi la limite marginale; la marche, etc.

(5)     Marges, 6: La différance est non seulement irréductible à toute réappropriation ontologique ou théologique – onto-théologique – mais, ouvrant même l’espace dans lequel l’onto-théologie – la philosophie – produit son système et son histore, elle la comprend, l’inscrit et l’excède sans retour.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2012