đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(76)

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  Kỳ 101, Kỳ 102,  Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105,  Kỳ 106, Kỳ 107,  Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, 

 

 

Chính v́ Sartre cho rằng tha nhân chia sẻ đặc quyền hiện hữu của cái qui-nội (pour-soi) của tôi cho nên từ đó tất nhiên phải rút ra những hậu quả của sự đấu tranh giữa những ư thức như đă được Sartre tŕnh bày trong Phần III của L’Être et le Néant  và trong Phần IV  với Chương I ‘Être et Faire/Hiện hữu và Hành động đặt cơ sở trên Tự do được chia ra các tiểu mục ‘Avoir, Faire, et Être/Sở hữu, Hành động, và Hiên hữu’: điều kiện trước hết của hành động là tự do, hoàn cảnh bao gồn hai yếu tố tự do và kiện tính, tự do và trách nhiệm. Trong Chương II của Phần IV ‘Faire et Avoir/Hành động và Sở hữu’ Sartre tŕnh bày quan niệm về Tâm-phân-học hiện sinh, Sở hữu và bênh vực cho quan điểm cho rằng “Tất cả phẩm tính của hữu là toàn thể hữu. Để có phẩm tính, cần phải có hữu ở đấy để cho hư vô theo bản chất của nó không phải là hữu…phẩm tính, chính là toàn thể hữu tự phơi mở trong những giới hạn của hữu tại nơi đó.” (Toute qualité de l’être est tout être…Pour qu’il y ait qualité, il faut qu’il y ait de l’être pour un néant qui par nature ne soit pas l’être…la qualité, c’est l’être tout entier se dévoilant dans les limites du il y a.” (EN:694). Do đó phẩm tính chính là cái khai mở hữu. Trong phần Kết luận 10 trang cho quyển sách 722 trang này Sartre dành phần lớn để tŕnh bày viễn tượng siêu h́nh học của Tự-nội và Qui-nội và chỉ dành 2 trang rưỡu nói về những viễn tượng cho một đạo đức học. Và cũng như Heidegger kết thúc quyển Sein und Zeit với lời hứa sẽ viết tiếp Phần III, Sartre sau khi khẳng định ngay từ đầu “Hữu thể luận tự nó không thể đưa ra những luật tắc đạo đức.  Hữu thể học chỉ chuyên chú tới cái hiện hữu, và không thể rút ra từ những chỉ dẫn của nó những qui luật đạo đức” (L’ontologie ne saurait formuler elle-même des prescriptions morales. Elle s’occupe uniquement de ce qui est, et il n’est pas possible de tirer des imperatifs de ses indicatifs.) (EN:720) cũng  hứa sẽ trở lại vấn đề về một đạo đức học trong một tác phẩm sẽ xuất bản (Nous y consacrerons un prochain ouvrage) (EN:722). Nếu như người ta đă chỉ trích Heidegger trong toàn bộ tác phẩm đă không đưa ra một đạo đức học – tuy rải rác từ Zein und Zeit , Einführung in die Metaphysik, Einleitung in die Philosophie… Heidegger đă bàn khá nhiều về tự do, hoặc một cách hiểu ngầm một đạo đ71c học trong những bài thuyết tŕnh về Nietszche như bài Nietszches Wort ist tot/Câu nói của Nietszche Thượng đế đă chết hay trong bộ sách đồ sộ gồm hai quyển viết về Nietszche, loạt bài hội thảo Zur Auslegung von Nietszche II. Unzeitgemäber Betrachtung/Diễn giải quyển Khảo sát Bất thời thượng II của Nietszche và trong quyển Beiträge zur Philosophie (Vom Ereignis) – dù cho lời chỉ trích này xét kỹ không thích đáng v́ Heidegger giới hạn con đường tư tưởng vào Hữu thể luận mà thôi. Ngay Sartre vào thời điểm viết L’Être et le Néant tuy v́ không được đọc những tác phẫm trong giai đoạn từ 1932 đến 1940 của Heidegger nên đă hấp tấp nhận định: “Nói đúng ra, mô tả của Heidegger  cho thấy rất rơ mối quan tâm xây dựng một Đạo Đức Học có tính cách hữu thể luận tuy ông ta giả bộ như chẳng quan tâm.” (À vrai dire, la description de Heidegger laisse trop clairement paraître le souci de fonder ontologiquement une Éthique don’t il prétend ne pas se préoccuper.) (EN:122) Nhưng với Sartre, v́ hữu-thể-luận hiện tượng học trong L’Être et le Néant đặt cơ sở trên con người, nghĩa là một thứ siêu h́nh học có tính nhân học cho nên Sartre không thể không đưa ra một đạo đức học. Chính v́ vậy vào hai năm 1947 và 1948 Sartre khởi thảo tác phẩm Cahiers pour une morale, bản thảo dưới dạng những ghi chú và chỉ được xuất bản thành sách dày 600 trang vào năm 1983 nghĩa là sau khi Sartre đă qua đời. Thật ra ngay trong ‘Avoir, Faire, et Être/Sở hữu, Hành động, và Hiện hữu’ Sartre đả đề cập tới những vấn đề của một đạo đức học tuy không khai triển đầy đủ. Với quan niệm con người là tự do tuyệt đối, trong dấn thân ‘Tôi một ḿnh mang trên vai sức nặng của cả thế giới’ (Je porte le poids du monde à moi tout seul.) ( EN:641). Đọc tác phẩm dở dang Cahiers pour une morale này chúng ta thấy Sartre chỉ nhắc tới Heidegger dưới mười lần và Sartre đưa ra những vấn đề  khá gần gũi với những vấn đề trong quyển Critique de la raison dialectique. Sartre bày tỏ ư định khởi thảo một luân lư học cứng rắn như trong nhận định sau đây: “Những nhà tư tưởng cứng rắn (Heidegger) và những nhà tư tưởng mềm yếu (Jaspers). Bạn đừng có mà chờ đợi một luân lư đầy hy vọng. Con người là đê hèn. Phải yêu chúng v́ cái chúng có thể trở thành, chứ không như chúng đang là. Phác họa một luân lư cứng rắn.” (Penseurs tough (Heidegger) et penseurs mous (Jaspers). Ne vous attendez pas à une morale pleine d’espérance. Les homes sont ignobles. Il faut les aimer pour ce qu’ils pouraient être, non pour ce qu’ils sont. Esquisse d’une morale tough.) (Cahiers:15). Như vậy bóng dáng Heidegger chưa phải là đă khuất hẳn trong tư tưởng của Sartre. C̣n lời tuyên bố rất hoàn cảnh “Luân lư hôm nay phải là xă hội chủ nghĩa cách mạng.” (La morale aujourd’hui doit être socialiste révolutionaire.” (Cahiers:20) v́ vào thời điểm viết Cahiers Sartre nghiêng về phe những người cộng sản. Bị chỉ trích v́ quan điểm chính trị chao đảo Sartre tự biện hộ “Nếu ngươi  t́m kiếm sự chân chính chỉ v́ sự chân chính, th́ ngươi lại không là chân chính nữa.” (Si tu cherches l’authenticité pour l’authenticité, tu n’es plus authentique.) (Cahiers: 12). Nói chung, qua Cahiers, Sartre đang ở trong một thứ luân lư/đạo đức học lửng lơ. Thật ra tuy ngưỡng mộ Heidegger nhưng Sartre không t́m thấy nơi Heidegger một đạo đức học rơ rệt, thêm vào đó trong hoàn cảnh lịch sử của nước Pháp sau thế chiến, chủ nghĩa hiện sinh Sartre đưa ra tuy tạo phong trào sôi nổi nhưng Sartre cũng bị tấn công tứ bề, và với bản tính tuy cực kỳ thông minh nhưng ngang ngược không kém, Sartre không khỏi bối rối trong việc xây dựng một đạo đức học hiện sinh,

 

(kỳ tới: Ảnh hưởng của Heidegger trên Merleau-Ponty)

đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2012