đào trung đąo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(84)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84,
Jacques Derrida: Mối quan hệ Heidegger-Derrida thật phức tạp v́ với Derrida không chỉ là việc chịu ảnh hưởng từ Heidegger mà c̣n đối thoại, tranh biện, phản bác Heidegger trong suốt hai thập niên 60s và 70s. Về ảnh hưởng của Heidegger trong giai đoạn đầu ở những năm cuối thập niên 60s được Derrida nêu ra qua trả lời câu hỏi của Henri Ronse về lai lịch khái niệm biệt phân (différance) đă chịu ảnh hưởng từ Nietszche, Freud nhất là Heidegger trong phần đầu Implications quyển Positions: Derrida thừa nhận ḿnh “mắc nợ”Heidegger: “Không có cái ǵ mà tôi thử làm lại có thể khả hữu nếu không có sự khai mở của những tra hỏi/vấn đề của Heidegger”(1). Nhưng đến những năm cuối thập niên 80s Derrida đă – dưới ảnh hưởng của Maurice Blanchot và nhất là Emmanuel Lévinas – quay lưng lại, xa lánh tư tưởng Heidegger cũng như chuyển hướng niềm tin tôn giáo từ Thiên-chúa-giáo sang Do-thái-giáo.
Có thể nói suốt bề dầy lịch sử trí thức (intellectual history) trải dài trong những tác phẩm triết học chính của ḿnh Derrida là triết gia Pháp rượt đuổi không ngưng nghỉ và đôi khi vượt lên trên, bước xéo sang bên, những bước đi tư tưởng của Heidegger. Theo đuổi, vượt lên, và bươc xéo qua bên để nhận ra những bước lỡ/lỡ bước (faux pas) cũng như những bước băng ra cơi ngoài (pas au-delà) [chữ của Maurice Blanchot] của Heidegger như bóng với h́nh, ở những thời điểm, những giai đoạn tư tưởng khác nhau của cả Heidegger lẫn chính Derrida. Để tŕnh bày tương đối cặn kẽ mối quan hệ Heidegger-Derrida hẳn phải dành trọn một quyển sách – việc này đă được một số học giả thử làm theo những quan điểm nghiên cứu triết học nhiều khác biệt – v́ vậy ở đây chúng tôi chỉ đưa ra những nét chính xét theo tŕnh tự thời gian lộ tŕnh lịch sử trí thức của Derrida. Một cách làm tương đối đơn giản hóa mối liên hệ này là tập trung xem xét những chủ đề chính như sự khác biệt giữa hai khái niệm Destruktion của Heidegger và Déconstruction của Derrida, về bước ngoặt (Kehre) trong lộ tŕnh tư tưởng Heidegger như chính Heidegger giải thích và theo giải thích của Derrida, khác biệt trong quan niệm về lịch sử siêu h́nh học/hữu thể học, và sau chót là tranh biện về ư niệm thời gian. Theo dơi mối quan hệ Heidegger-Derrida qua những chủ đề này tất nhiên cũng gặp nhiều khó khăn. Khó khăn trước tiên v́ những chủ đề này được Derrida đề cập qua nhiều tác phẩm chứ không dành riêng một quyển sách viết về Heidegger. Căn nguyên của khó khăn này nằm ở chỗ Derrida trong lộ tŕnh lịch sử của ḿnh, ở những thời điểm và trong những hoàn cảnh khác nhau, qua những chủ đề cơ bản của lịch sử tư tưởng Tây phương, đối thoại, tranh biện với, v́ coi Heidegger như cột mốc quan trọng nhất của triết học thế kỷ 20, sau nữa là con đường diễn biến tư tưởng của Heidegger không phải là dễ nắm bắt. Hệ quả là: Muốn hiểu Derrida điều kiện tiên quyết là phải thân thuộc với tư tưởng Heidegger. Thêm vào đó là cách biểu đạt, diễn ngôn triết lư của cả Heidegger lẫn Derrida rất phong phú, giàu tính văn chương, tiền phong tân kỳ. V́ vậy, tốt nhất chúng ta nên theo cách đọc những bản văn triết học do chính Derrida đưa ra nhằm đặt và đặt lại/định và tái định vị những bản văn của cả Heidegger lẫn Derrida, coi những bản văn này như những giao lưu (correspondances) để làm nổi bật tính chất đối xứng, trao đổi vị thế, ḥa hợp, và ngay cả đối nghịch nhau. Đó cũng cách tiếp cận những phạm vi vĩ độ cận kề nhưng cũng đôi bờ cách biệt (Parages, chữ của Derrida dùng để đặt tên cho quyển sách viết về Blanchot năm 1986) định và tái định vị theo những tuyến các bản văn này hướng về nhau hoặc rời bỏ nhau.
Từ Giải cấu/Destruktion sang Hủy tạo/Déconstruction:
Heidegger định nghĩa Destruktion/Giải cấu trong tiết 6 quyển Sein und Zeit ‘Nhiệm vụ phá hủy lịch sử khoa hữu thể học’: “Việc phá hủy lịch sử khoa hữu thể học thiết yếu gắn liển với đường lối vấn đề Hữu được lập tŕnh, và việc này chỉ khả hữu bên trong một lập tŕnh như thế. Trong khung khổ của quyển luận án của chúng tôi nhắm mục đích giải quyết vấn đề nguyên lư này, chúng ta chỉ có thể hoàn thành việc phá hủy với sự chú ư xem xét những giai đoạn của lịch sử đó, trên nguyên tắc những giai đoạn này là có tính quyết định.” (1). Trong Phần IV của quyển Kant und das Problem der Metaphysik ‘Die Grundlegung der Metaphysik in einer Wiederholung/ Việc Đặt Nền cho Siêu h́nh học trong một Thu hồi’ Destruktion c̣n có nghĩa “thu hồi/ Wiederholung” sau khi phá hủy. Wiederholung được Heidegger hiểu một cách chính xác là: “Bằng việc thu hồi một vấn đề nền tảng chúng ta hiểu đó là việc mở ra những khả hữu nguyên ủy từ lâu nay vẫn c̣n nằm ẩn dấu, qua việc triển khai cặn kẽ này vấn đề được biến đổi . Tuy nhiên, giữ nguyên/bảo lưu một vấn đề có nghĩa là giải phóng và kiểm tra những sức mạnh nội tại đă làm cho vấn đề này khả hữu, trên cơ sở yếu tính của nó, như một vấn đề.”(2) Heidegger trong Zur Seinsfrage/Về tra vấn Hữu (1955, trang 36) cũng minh giải thêm khá cặn kẽ về Wiederholung.
Trong Positions Derrida ở thời điểm 1972 định nghĩa Hủy tạo: “ ‘Hủy tạo’ triết học đó cũng chính là tư duy về phả hệ được cấu trúc của những ư niệm của phả hệ này theo cách trung thực nhất, nội tại nhất, nhưng đồng thời cũng từ một vị trí bên ngoài nào đó, vị trí này đối với phả hệ đó là không đúng phẩm chất, không thể gọi tên là ǵ [ở đây Derrida chơi chữ ‘inqualifiable, innommable’ có nghĩa khá giống nhau], để qui định xem cái lịch sử này đă có thể che dấu hay ngăn cấm nói ra, tự làm nên lịch sử bằng sự dồn nén cái phần đáng chú ư nào đó.”(3) Hủy tạo theo Derrida là “một tiến tŕnh ṿng tṛn vừa trung thành vừa bạo động giữa trong và ngoài của lịch sử triết học – nghĩa là của Tây phương- tạo ra ra công việc nghiên cứu văn bản đưa đến một niềm thích thú lớn lao. Văn bản tự thân được xem xét cũng đưa ra cho chúng ta đọc thấy những triết vị (philosophèmes)– và tiếp đó là tất cả những văn bản thuộc về nền văn hóa của chúng ta – những triết vị này như những loại triệu chứng (chữ này tôi nghi ngờ [không được chỉnh lắm], chắc hẳn vậy, như tôi từng giải thích đâu đó) của một cái ǵ đó không có khả năng tự hiện diện trong lịch sử triết học, nhưng nó lại không ở đâu cả, bởi ở đây thật cần thiết, trong toàn thể công việc này, đặt thành vấn đề về sự qui định chính yếu ư nghĩa của hữu như hiện diện, một qui định trong đó Heidegger đă biết nhận ra sinh phần của triết học.”(4)
__________________________________________
(1) Sein und Zeit, 23; Bản Anh ngữ M&B, 44: The destruction of the history of ontology is essentially bound up with the way the question of Being is formulated, and it is possible only within such a formulation. In the framework of our treatise, which aims at working out that question in principle, we can carry out this destruction only with regard to stages of that history which are in principle decisive
(2) Kant und das Problem der Metaphysik, 185; Bản Anh ngữ của Richard Taft Kant and the Problem of Metaphysics, 143: By the retrieval of a basic problem, we understand the opening-up of its original, long-concealed possibilities, through the working-out of which it is transformed. In this way it first comes to be preserved in its capacity as a problem. To preserve a problem, however, means to free and keep watch over those inner forces which make it possible, on the basis of its essence, as a problem
(3) Jacques Derrida, Positions, nxb Minuit 1972 trang 18: Rien de ce que je tente n’aurait été possible sans l’ouverture des questions heideggeriennes.
(4) Ibid, 15: “Déconstruire” la philosophie ce serait ainsi penser la généalogie structurée de ses concepts de la manière la plus fidèle, la plus intérieure, mais en même temps depuis un certain dehors par elle inqualifiable, innommable, determiner ce que cette histoire a pu dissimuler ou interdire, se faisant histoire par cette répression quelque part intéressée.
(5) Ibid, 15: … par cette circulation à la fois fidèle et violente entre le dedans et le dehors de la philosophie - - c’est-à-dire de l’Occident -, se produit un certain travail textual qui donne un grand plaisir. Écriture à soi intéressée qui donne aussi à lire les philosophèmes – et par suite tous les texts appartenant à notre culture – comme des sortes de symtômes (mot que je suspecte, bien sûr, comme je l’explique ailleurs) de quelque chose qui n’a pas pu se présenter dans l’histoire de la philosophie, qui n’est d’ailleurs present nulle part, puisqu’il s’agit, dans toute cette affaire, de mettre en question cette détermination en laquelle Heidegger a su reconnaître le destin de la philosophie.
(c̣n tiếp)
đào trung
đąo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2012