đào trung đẠO

 

Thông Din Lun

 

Martin Heidegger

(36)

  

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  Kỳ 101, Kỳ 102,  Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105,  Kỳ 106, Kỳ 107,  Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, 

 

   Trước khi cùng Heidegger đi tiếp con đường thông diễn ba cấu trúc của câu hỏi về Hữu của những hữu chúng ta cần t́m hiểu những giả định (presuppositions) – đây là ‘khúc xương’ của vấn đề về sự khác biệt về mặt hữu-thể-luận (ontological difference) thường được nêu ra trong phản biện của những người phê b́nh Heidegger – làm cơ sở cho triết lư của Heidegger. Không phủ nhận việc khởi đầu nhiệm vụ triết học bằng những giả định Heidegger c̣n cho rằng bất kỳ triết lư nào cũng phải khởi đầu bằng những giả định: “…Triết lư sẽ chẳng bao giờ muốn chối bỏ “những giả định” của ḿnh dù cho triết lư có thể không đơn giản chỉ thừa nhận những giả định.  Đúng ra, triết lư nắm bắt một cách minh bạch những giả định này và, cùng với việc phân tích xây trên những giả định, đem chính những giả định này đến một minh giải rơ ràng hơn…” (Philosophie wird ihre ‘Voraussetzungen’ nie abstreiten wollen, aber auch nicht bloβ zugeben dȕrfen. Sie begreift die Voraussetzungen, und bringt in eins mit ihnen das, vofȕr sie Voraussetzungen sind, zu eindringlicherer Entfaltung.” GA2:310; MR:358). Chúng ta nhận thấy giả định thứ nhất trong triết lư của Heidegger là Hiện thể có khả tính lănh hội/am hiểu Hữu, kế đó là những hữu chỉ là chính chúng là hữu do sự qui định của Hữu, những hữu hiển lộ, mở ra với Hiện thể như chúng là nhờ Hữu. Từ giả định khởi đầu này Heidegger triển khai phân tích Hiện thể, hiện hữu, siêu vượt, ư nghĩa của Hữu của Hiện thể…theo đường ṿng. Trong SuZ Heidegger ngay từ đầu đă viết: “…khái niệm về hiện hữu và về Hữu cả hai đều được ‘giả định’ và Hiện thể được diễn giải ‘đúng theo’ để từ đó có được khái niệm  về Hữu…” (…die Idee der Exisrenz und des Seins ȕberhaupt wird ‘vorausgesetzt’ und ‘darnach’ das Dasein interpretiert, um daraus die Idee des Seins zu gewinnen…” (GA2:314; MB:362) Heidegger không những cho rằng diễn giải phải đi theo đường ṿng mà c̣n cho rằng tính chất đường ṿng là không thể tránh khỏi v́ việc phân tích này không dùng những qui luật luận lư chặt chẽ để chứng thực bất cứ điều ǵ v́ vậy Heidegger phủ nhận bất kỳ sự trách cứ nào có thể có đối với cách thông diễn theo ṿng tṛn này. Thật ra ṿng tṛn nằm chính trong bản chất của sự lănh hội/am hiểu Hữu, và ṿng tṛn này biểu lộ một cách tiên thiên chính cấu trúc của Hiện thể. Chính v́ vậy nhiệm vụ của triết gia không phải là phủ nhận, che đậy, hay phá vỡ ṿng tṛn này mà là ‘nhảy’ (springen) vào cái ṿng tṛn này  ngay từ đầu khi phân tích Hiện thể để có được một cái nh́n đầy đủ về tính cách ṿng tṛn của Hữu của Hiện thể. Nói cách khác Hữu là lư do khiến những hữu trở thành được vén mở, hiện thành với Hiện thể. William J. Richardson khi bàn về ṿng tṛn thông diễn theo Heidegger đă chỉ ra vai tṛ tư  tưởng của con người như  mối quan hệ với Hữu được quan niệm theo hai trường hợp, cả hai đều bắt nguồn từ Hữu: thứ nhất Hiện thể có cấu trúc nền tảng là  khả tính mở và hướng về Mở được coi như biểu lộ của Mở Rộng; thứ nh́ nhờ tư tưởng mối quan hệ cấu thức được kiện toàn một cách chính đáng: “Trường hợp thứ nhất của tư tưởng là cái giờ đây nhà văn/tư tưởng hiểu rằng nhờ sự lănh hội/am hiểu Hữu có từ trước đă đặt con người ngay từ khởi đầu trong ṿng tṛn thông diễn, có nghĩa đó chính  là sự cấu thành thuộc về Hữu, lư do sự kiện Hữu-như-mở-rộng đă mở rông con người để làm cho con người là chính hắn. Như chúng ta hiểu điều này th́ mối quan hệ đi lại hai chiều giữa Hữu và con người ṿng tṛn thông diễn.” (William J. Richardson, Heidegger:Through Phenomenology to Thought , p. 506). Những chỉ dẫn đơn giản nêu trên sẽ giúp ta dễ dàng theo dơi luồng tư tưởng của Heidegger trong Chương 2 quyển Prolegomena zur Geschichte des Zeitbegriffs GA20 tiếp nối từ §16 sang §17.

   Trong §17 ‘Mối quan hệ của câu hỏi/tra vấn Hữu và việc hữu tra vấn (Dasein/Hiện thể)’  Heidegger cho rằng để có câu trả lời triệt để  th́ hữu của việc tra vấn, kinh nghiệm, và quan nhận phải được chuẩn bị nghiên cứu một cách xác thực và thuần túy tối đa. Mối tương quan của Hữu với hữu tra vấn, kinh nghiệm, quan nhận  sẽ càng được làm cho vững chắc và được quan niệm một cach xác thực khi hữu này được thảo luận một cách thuần túy, được kinh nghiệm một cách nguyên ủy, và được xác định theo khái niệm một cách toàn diện. Và sau cùng là mối quan hệ này sẽ được làm cho vững chắc một cách đúng thực khi những thiên kiến và những ư kiến về mối quan hệ này đóng một vai tṛ quyết định tối thiểu dù cho chúng có hiển nhiên hay thường được nhận ra, và khi hữu tra vấn/kinh nghiệm/quan định này có thể càng tự nó bày tỏ từ trong chính nó ra càng nhiều th́ hữu này càng trở thành có thể được định nghĩa như một hiện tượng. Ở đây ta thấy Heidegger vẫn trung thành với nguyên lư   nền tảng của hiện-tượng-luận Husserl: “zu den Sachen selbst /Hăy đến với chính sự vật”, tuy nhiên Heidegger cho rằng để theo đúng nguyên lư này việc tra vấn phải được phép tự qui định chính nó: mối quan hệ của Hữu (Seinsverhȁltnis) với hữu này tự tŕnh lộ sự ḥa hợp của nó ra (von sich aus). Thế nên trong nhiệm vụ sửa soạn tra vấn Hữu ta phải nhớ rằng việc tra vấn đến lượt nó cũng đă là hữu.  Heidegger khẳng định: “Chính việc tra vấn là một hữu được cho sẵn cùng với câu hỏi/vấn đề Hữu của một hữu suốt trong cuộc tra vấn (im Vollzug des Fragens), dù cho điều này có được nhận ra hay không. Cái hữu này  phải được làm cho vững vàng thật chính xác trong cách tiên phong mở đường (vorlȁufig) này…  ” (CT:147) Để cho việc tra vấn là đúng nghĩa th́ tra vấn phải toàn diện về cái được tra vấn càng ở mức độ có thể càng tốt. Do đó việc tra vấn phải được hiểu đúng cách xem tra vấn về cái ǵ khi tra vấn về Hữu. Ở đây cái được hỏi về như thế sẽ qui chiếu trở lại chính việc tra vấn cho tới mức việc tra vấn này là là một hữu. “Dù rằng trong việc tra vấn về Hữu chúng ta không nêu lên câu hỏi về Hữu của chính việc tra hỏi là hữu, nhưng khi chúng ta trước hết tháo mở (aufdecken) việc tra vấn như một hữu một cách đơn giản trong cái đúng như nó là th́ chúng ta đă thỏa măn ư nghĩa của câu hỏi về Hữu. Tuy chúng ta chưa thể tra hỏi về ư nghĩa của việc tra vấn một cách dứt khóat chính bởi sự tra vấn và việc đặt câu hỏi (Fragenstellen) để t́m cách xác định chính việc tra vấn một cách chính xác như một hữu trong cái đă được cho sẵn như thế (in seinem Was, als was es vorgegeben ist). Về câu hỏi hữu này là ǵ khi chúng ta nói về nó: tra vấn, có quan hệ với (hinsehen auf), lên tiếng như thể, lien hệ (beziehen) - tại sao lại đă được cho sẵn? Có phải đó là cái hữu chúng ta là; hữu này chính bản thân tôi là trong từng trường hợp, chúng ta gọi nó là Dasein/Hiện thể.” (CT:148).

   Ta dễ dàng nhận ra tính chất được cho trước (pregivenness) không ǵ khác hơn là tiền-nhận-thức (preunderstanding) của câu hỏi có quan hệ với chính tiển-nhân-thức Hưu. Ở giai đoạn này tiền-nhận-thức đă là nhận thức chứa đựng trong nó khả tính của câu hỏi/vấn đề. Vậy nên việc sửa soạn cho câu hỏi/vấn đề về Hữu, cho phép câu hỏi này tự nó sửa soạn có nghĩa cho phép nhận thức đặc biệt đó của câu hỏi/vấn đề - cái nhận thức nằm trong tiền-nhận-thức từ đó câu hỏi/vấn đề trước tiên lộ diện, nghĩa là câu hỏi tự tŕnh diện theo một cách xác định nó đă được cho sẵn trong đó. Trong trường hợp này, việc tra vấn được cho sẵn như một khả tính của Hữu, khả tính này thuộc về kẻ đặt câu hỏi là chúng ta. Điểm then chốt ở đây là chúng ta, những kẻ tra vấn tự hiểu chính chúng ta như hữu. Nói tóm lại, theo Heidegger, cả ba: câu hỏi/vấn đề, việc tra vấn, và kẻ tra vấn đều là hữu. Vấn đề đặt ra là: ta có thể đồng nhất cả ba vào một hữu không?

(c̣n tiếp)

       đào trung đẠO