đào trung đạo

 

Thông Din Lun

 Martin Heidegger

(43)

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  Kỳ 101, Kỳ 102,  Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105,  Kỳ 106, Kỳ 107,  Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, 

 

Bước ngoặt thông diễn luận (hermeneutic turn)

Thật ra Heidegger, như chính lời tự xác nhận trong cuộc mạn đàm về ngôn ngữ với nhân vật hư cấu Một Người Nhật (Aus einem Gesprach von der Sprach. Zwischen einem Japaner und einem Fragenden in trong Unterwegs zur Sprache GA12) rằng “Tôi đă quen thuộc với danh từ “thông diễn luận từ hồi nghiên cứu thần học. Vào thời điểm đó tôi thật phấn khích trước vấn đề mối tương quan giữa quyển Thánh Kinh với lối suy tưởng thuần túy thần học. Mối quan hệ đó với mối quan hệ giữa ngôn ngữ và Hữu cũng là một mà thôi, giả như ông muốn, chỉ phải cái là mối quan hệ này bị che lấp và tôi không tiếp cận được, thế nên dù cho đă đi qua nhiều ngả lạc lối và những khởi đầu không đúng cách tôi đă hoài công trong việc t́m ra manh mối…Sau đó tôi lại gặp từ “thông diễn luận” trong học thuyết về Lịch sử Tư tưởng của Wilhelm Dilthey. Việc Dilthey quen thuộc với thông diễn luận cũng từ cùng một nguồn, đó là từ những nghiên cứu của ông ta về thần học và đặc biệt là trong công tŕnh của ông về Schleiermacher…Trong quyển Hữu và Thời/SuZ, thông diễn luận không có nghĩa là lư thuyết về nghệ thuật diễn giải, cũng chẳng phải là chính sự diễn giải, nhưng đúng ra là một thử nghiệm trước hết để định nghĩa bản chất của diễn giải dựa trên nền tảng thông diễn luận.”

   Nếu ta lấy điểm chuẩn của bước ngoặt thông diễn luận là năm 1927 tức là năm quyển Hữu và Thời/SuZ ra đời để tính ngược về trước th́ lộ tŕnh thông diễn luận của Heidegger kéo dài trên mười năm. Nhờ có bộ Gesamtausgabe GA sưu tập hầu hết những tác phẩm (nhầt là những giáo tŕnh) trong giai đoạn 1910-1976 được lần lượt xuất bản từ năm 1976 chúng ta có được đầy đủ tài liệu để xem xét lộ tŕnh này. Những quyển quan trọng nhất là: các giáo tŕnh Zur Bestimmung der Philosophie/Hướng đến định nghĩa cho triết học, 1919 GA56-57, Grundprobleme der Phänomenologie/ Những vấn đề nền tảng của Hiện tượng luận, 1919-20 GA58/, Anmerkungen zu Karl Jaspers “Psychologie der Weltanschauungen/B́nh luận về quyển Tâm lư học về Thế giới quan của Karl Jaspers, 1919-1921 in trong Wegmarken GA9, Prolegomena zur Geschichte des Zeitbegriffs/Dẫn lối vào Lịch sử Khái niệm Thời gian, 1925 GA20, Phänomenologische Interpetationen zu Aristoteles/Diễn giải Hiện tượng luận về Aristotle, 1921 GA61, Ontologie (Hermeneutik der Faktizität, 1923 GA 63/Hữu thể luận (Thông diễn luận về Kiện tính, bài luận văn  “Phänomenologische Interpretationen zu Aristoteles (Anzeige der hermeneutissche Situation) (thường được viết tắt là PIA, hay c̣n được gọi là “Natorp essay”) 1921,  và bài thuyết tŕnh Der Begriff der Zeit/ Khái niệm Thời gian ,1924 GA64. Ngoài ra chúng ta cũng nên tra cứu thêm  quyển Phänomenologie der Anschauung und des Ausdrucks (Theorie der philosophischen Begriffsbildung, 1920 GA59/Hiện tượng luận về Trực giác và Biểu đạt, Phänomenologie des religiösen Lebens / Hiện tượng luận về Đời sống  Tôn giáo, 1918-19 GA60 và 10 bài thuyết tŕnh Wilhelm Diltheys Forchungsarbeit und der Kampt um eine historische Weltanschauung, 1925 (in trong Dilthey-Jahrbuch 8) và quyển Metaphysische Anfangsgründe der Logik im Angang von Leibniz, 1928 GA26.

    Trên lộ tŕnh này Heidegger đă thu tập và biến đổi quan niệm về Thông diễn luận cổ kim của Aristotle, Schlemarcher, von Humboldt, Droysen, Boeck, Dilthey và phần nào Jaspers để giải quyết  “vấn đề thông diễn luận” (hermeneutic problem), và bước ngoặt được đánh dấu qua sự gặp gỡ Hiện tượng luận của Husserl, nghĩa là quan niệm về thông diễn luận của Heidegger chỉ thực sự được đinh h́nh rơ nét trong việc biến đổi Hiện tượng luận của Husserl thành hiện tượng luận thông diễn học (hermeneutic Phenomenology) để đi tới Hữu thể luận thông diễn học (hermeneutic Ontology) hay Hữu thể luận nền tảng (fundamental Ontology) tức là diễn giải thông diễn luận về hiện thể . Như vậy dù cho sau này Heidegger có không c̣n  nhắc tới Thông diễn luận nữa chúng ta vẫn nhận ra được Thông diễn luận đă xuyên suốt toàn bộ hành trạng tư tưởng của Heidegger.

   Khúc ngoặt thông diễn luận là hậu quả của một quá tŕnh khá phức tạp và lâu dài trong hành tŕnh tư tưởng của Heidegger. Nếu chỉ đơn giản nắm bắt ở khâu Heidegger biến đổi Hiện tượng luận của Husserl bằng thông diễn luận để đi tới Hiện tượng luận thông diễn học th́ quả thật đă bỏ qua khá nhiều những yếu tố quyết định của sự biến đổi này. Trước hết cần xét tới bầu không khí triết học những năm đầu thế kỷ 20 ở Đức với hai trào lưu nổi trội là học phái Tân-Kant và Hiện tượng luận. Một cách sơ lược cả hai trường phái này đều hướng nỗ lực tới việc phản bác chủ nghĩa thực chứng (positivism) và duy nhiên (naturalism) có tham vọng hoặc đưa triết học phụ thuộc vào các khoa học thiên nhiên hoặc đặt cơ sở triết học trên khoa tâm lư học thực nghiệm với lư chứng như sau: các khoa tri thức luận và luận lư là những bộ môn trung tâm của triết học nghiên cứu nhận thức nhưng thật ra nhận thức chỉ là một trong những hiện tượng tâm linh bên cạnh t́nh cảm và ước muốn đều là những hiện tượng xảy ra trong nội tâm (psyche). V́ vậy để có được tính chất khoa học, nghĩa là không phải chỉ thuần suy tưởng, triết học phải đặt nền tảng trên tâm lư học. Sống trong bầu không khí triết học này ngay từ buổi đầu Heidegger-trẻ đă chọn quan điểm chống-duy tâm lư (anti-psychologism). Phản bác chính của phe chống duy tâm lư là phê phán đối thủ đă không phân biệt được giữa “hành vi tâm linh” (psychic act) vối “nội dung luận lư” (logic content), nghĩa là giữa sự kiện (fact) của những hành vi nhận thức diễn ra trong nội tâm con người với giá trị thực sự (validity)  hay chân lư (truth) họ tuyên nhận nằm trong những hành vi này. Đối với những người chống duy tâm lư th́ “đúng thực”, “có giá trị” là “nội dung lư tưởng” (ideal content) trong khi những hành vi tâm lư chỉ có thể là xảy ra hay không xảy ra tương tự như những biến sự thiên nhiên hay diễn biến chẳng hạn như “nhật thực” nên không thể gọi là “đúng thực” được. Hơn thế nữa, chủ điểm của khoa luậnlư và tri thức luận là những nội dung lư tưởng và những hành vi tâm linh không thuộc về hai khoa học này. Tóm lại, những người chống lại quan điểm duy tâm lư bảo lưu tính độc lập của triết học. Quan điểm chống lại thuyết duy tâm lư của Heidegger buổi đầu chịu ảnh hưởng từ nhà thần học Carl Braig với tác phẩm Vom Sein: Abriβ der Ontologie. Carl Braig  là nhà biện giải nhiệt thành của học thuyết Thiên chúa giáo chống lại mọi h́nh thức của chủ nghĩa hiện đại cũng như triết học Kant, khuynh hướng chủ thể hóa những ư niệm về Thượng đế, những khẳng định thần học, và niềm tin nói chung, tức là việc chủ thể hóa (subjectivation) dồn tất cả những ư niệm kể trên vào kinh nghiệm của chủ thể. Phê phán chủ nghĩa duy tâm lư ngay từ buổi đầu khi cho rằng chủ nghĩa này chẳng qua chỉ là một thứ chủ nghĩa Plato “hai thế giới” đă cho thấy mầm mống “giải cấu” (Destruktion) lịch sử triết học nơi Heidegger. Tuy phê phán chủ nghĩa duy tâm lư khá mạnh mẽ nhưng Heidegger không gạt bỏ hẳn vai tṛ của khoa tâm lư đối với triết học. Trong bài viết bàn về “Những phát triển mới trong khoa Luận lư” năm 1912 Heidegger cho rằng việc loại bỏ hẳn tâm lư học của luận lư học có lẽ không làm được” v́ “tâm lư học đặt nền tảng cho luận lư học theo một cách vững vàng là một chuyện.. c̣n nếu như tâm lư học được chỉ định vai tṛ trở thành nền tảng đầu tiên của hành động, một nền tảng tác hợp cho luận lư th́ lại là một chuyện khác.  Và trong rường hợp thứ hai này ta cần xem xét vấn đề bởi ở đây chúng ta phải giải quyết một t́nh trạng đăc biệt ẩn chứa một chuỗi những vấn đề có thể chúng ta chẳng bao giờ có thể soi sáng hết được – nghĩa là, cái luận lư nằm dính chặt vào cái tâm lư.” (GA1:29F). Tuy dứt khóat loại bỏ vai tṛ của tâm lư học thực nghiệm nhưng Heidegger không hẵn loại bỏ tâm lư học nội quan – điều này có thể do ảnh hưởng của Henri Bergson – nhưng cho rằng phải tiến một bước xa hơn trong việc chấp nhận hành vi tâm lư khi được xét trong ư nghĩa của chúng. Trong lời nhận định này Heidegger đă tỏ ra nghi ngờ việc phủ nhận hoàn toàn thuyết duy tâm lư, và sự ngần ngại này sẽ ảnh hưởng tới việc phê b́nh “ngă siêu nghiệm” trong hiện tượng luận của Husserl sau này. Chống thuyết duy tâm lư nhưng muốn đi t́m ư nghĩa của hành vi tâm lư là quan điểm của Heigger trong thập niên đầu thế kỷ 20. Trong lúc chưa t́m ra lối đi của riêng ḿnh Heidegger phấn khởi khi thấy Hiện tượng luận của Husserl qua tác phẩm Logische Untersuchungen/Nghiên cứu Luận lư tập I  không những Husserl đă lật đổ chủ thuyết duy tâm lư mà c̣n đặt vấn đề ư nghĩa của hành vi ư thức trong mô tả hiện tượng luận về ư thức nên Heidegger không ngần ngại gia nhập trường phái hiện tượng luận của Husserl ngay trong buổi đầu. Những vấn đề xoay quanh khoa luận lư là mối quan tâm dai dẳng cùa Heidegger ngay từ buổi đầu cho măi tới trước khi viết quyển Hữu và Thời/Sein und Zeit, và để tường tận hơn nên trong Khóa Mùa Hè 1925-1926 giảng dạy ở Marburg Heidegger đă trở lại vấn đề này trong giáo tŕnh Logik: Die Frage der Wahrheit;/Luận lư học: Vấn đề chân lư GA21, và sau cùng năm 1934 Heidegger một lần nữa trở lại với khoa Luận lư trong giáo tŕnh Mùa Hè Logik als die Frage nach dem Wesen der Sprache/Luận lư như Vấn đề xoay quanh Yếu tính của Ngôn ngữ GA38. Luận lư theo nghĩa học thuyết về logos, theo Heidegger có nghĩa rộng là phân tích tác hành (comportment) của con người, và trong hữu thể học cổ điển tác hành này được dùng như ngả tiếp cận hữu trong đường chân trời Hiện thể. Trong Hữu và Thời/SuZ  sau này Heidegger lấy Hiện thể v́ sở hữu logos làm cơ sở cho “phân tích sinh hiện” tức phân tích Hiện thề cũng là thông diễn “luận lư của logos” trong diễn giải và nhận thức.

(c̣n tiếp)

đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2011