đào trung  đĄO

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(26)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  Kỳ 101, Kỳ 102,  Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105,  Kỳ 106, Kỳ 107,  Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, 

 

  Cái nh́n của Heidegger về thơ của Trakl qua cách trích dẫn cho chúng ta thấy đối với Heidegger toàn bộ thi phẩm của Trakl chỉ là Bài Thơ duy nhất. Điều này thấy rơ trong cách đặt tựa đề bài thuyết tŕnh của Heidegger “Die Spache im Gedicht/Ngôn ngữ trong Bài Thơ” – chữ “Bài Thơ” dùng chỉ chung toàn thể thi phẩm/những bài thơ của Trakl. Chính qua cái nh́n như vậy nên Heidegger thảo luận và minh giải thơ của Trakl khá đặc biệt ở chỗ thu tập những câu hay đoạn thơ trích  rải rác trải suốt thi phẩm của Trakl và ghép ư nghĩa của những câu thơ trích dẫn này thành một tấm thảm dệt nên bức tranh quang cảnh thơ. Thoạt nh́n người ta có thể cho rằng sự chọn lựa trích dẫn cố ư này nhằm phục vụ cho mục đích tŕnh bày quan niệm về ngôn ngữ của Heidegger. Điều này tuy đúng với quan niệm của Heidegger về tiền-thức, tiền-niệm, và tiền-hữu trong thông-diễn-luận nhưng có thể người ta vẫn cảm thấy có sự g̣ ép. Và một người đọc khác khi đọc thơ Trakl có thể không hoàn toàn đồng ư với diễn giải của Heidegger. Đó  chính là vấn nạn của thông-diễn-luận (hermeneutic problem). Tuy nhiên chúng ta hăy tiếp tục theo bước Heidegger để t́m xem ngôn ngữ trong Bài Thơ (của Trakl) như thế nào.

  Sang bước thứ nh́ Heidegger cho rằng muốn chiêm ngưỡng quang cảnh, nơi chốn thơ của Trakl chỉ có thể bằng cách rơi theo con đường của kẻ xa lạ và đặt câu hỏi: Ai là kẻ đă ra đi, đă biệt xa và cảnh trí những con đường của kẻ xa lạ như thế nào?

   Trong phần này Heidegger tŕnh bày sự hóa thân của kẻ xa lạ và chỉ ra tính chất biệt xa là nơi chốn hoàn hảo của thơ, và tính chất biệt xa này trước tiên thu tập sự nghe ngóng của thi sĩ vào âm nhạc của nó để âm nhạc này có thể ngân vang qua lời thi sĩ. Và sự lạnh lẽo màu trăng của màu xanh đêm ma quái thiêng liêng cũng ngân vang và tỏa sáng xuyên suốt tia nh́n và sự cất lời của thi sĩ. “Ngôn ngữ này trở thành một thứ nói-sau, trở thành thi ca. Những từ/chữ nói ra của Thi ca cất giữ nhận định thi ca như thể một thứ có bản chất thiết yếu măi măi không được nói ra.” (WL:188).

    Trước hết kẻ xa lạ xa biệt và xa biệt có nghĩa đă chết.  Cái chết của kẻ xa lạ được nói tới trong một số bài thơ của Trakl. Trong bài Psalm I/Thánh ca I : “Der Wahnsinnige ist gestorben/Kẻ điên cuồng đă chết…Man begrȁbt den Fremden/Người ta chôn cất kẻ xa lạ.” C̣n trong bài Siebengesang des Todes/Bảy Khúc Ca của Cái Chết kẻ xa lạ lại được gọi là “weiβe Fremdling/kẻ xa lạ trắng” và câu áp chót trong bài bài Psalm I/Thánh ca I Trakl viết: “In seinem Grab spielt der weiβe Magier mit seinen Schlangen/Trong mồ người làm tṛ quỷ thuật đùa rỡn với những con rắn của hắn ta.” Như vậy kẻ đă chết thực ra vẫn âm thầm sống trong mồ, suy nghĩ đắm ch́m và đùa rỡn với rắn nhưng rắn lại không thể bức hại hắn. Trong bài Die Verfluchten/Kẻ Bị Nguyền Rủa ta đọc thấy: “Ein Nest von scharlachfarbnen Schlangen bȁumt/Một ổ rắn màu đỏ tía quằn quại/ Sich trȁg in ihrem aufgewȗhlten Schoβ/Thờ thẫn trong ḷng chao đảo của cô bé.” Người xa lạ cũng được gọi là người điên nhưng cái điên của hắn không phải là điên b́nh thường. Đầu óc hắn vẫn cảm nhận nhưng không cảm nhận như người b́nh thường. V́ hắn là kẻ xa biệt, hắn là kẻ điên khùng v́ hắn đă đi theo một hướng khác mọi người. Trên con đường hắn chọn lựa tâm trí hắn đuổi theo sự tịch lặng vĩ đại nên sự điên khùng của hắn có thể được gọi là “dịu dàng” như trong bài An einen Frȕhverstorbenen: “Jener aber ging die steinernen Stufen des Mőnschbergs hinab,/Ein blaues Lȁcheln im Antlitz und seltsam verpuppt/In seine stillere Kindheit und starb;/Rồi hắn (kẻ khác) đi xuống những bậc đá của Đồi Mőnschberg,/Một nụ cười xanh trên khuôn mặt hắn và được phủ kín một cách lạ kỳ/ Trong tuổi thơ thật thinh lặng  và chết đi.” Như thế có nghĩa kẻ biệt xa chết rất trẻ, cái thân xác mềm mại của hắn được khâm liệm trong tuổi thơ được cất giữ trong niềm tĩnh lặng. Cái “ h́nh dạng tối đen của sự lạnh lẽo” của hắn được Trakl tả trong bài Am Mőnchsberg/Trên Đồi Mőnchsberg như sau: “Immer folgt dem Wandrer die dunkle Gestalt der Kȕhle/ Űber knőchernen Steg, die hyazinthene Stimme des Knaben,/Leise sagend die vergessene Legende des Walds/Cái h́nh dạng tối đen của sự lạnh lẽo chẳng hề theo đuổi kẻ lang thang/Trên những nhịp cầu bằng xương, và tiếng nói dạ hương của đứa bé,/Thầm th́ ngâm nga bài cổ tích đă bị lăng quên của của rừng cây.”  Cái “h́nh dạng tối đen của sự lạnh lẽo” không đi theo sau kẻ lang thang mà đi phia trước hắn bởi v́ tiếng nói xanh của đứa bé khôi phục cái đă bị lăng quên và tiên đoán điều đó. Đứa trẻ đó là ai - kẻ đă chết khi c̣n rất trẻ? Trong bài An den Knaben Elis ta đọc thấy: “…wenn deine Stirne leise blutet/Uralte Legenden/Und dunkle Deutung des Vogelflugs/ …trán nó rướm máu/Những truyện cổ tích xưa cũ/Và lời tiên đoán tối tăm về đường chim bay.” Thế c̣n kẻ đi qua cây cầu bằng xương là ai? Cũng trong bài này thi sĩ nhắn hỏi: “O, wie lange bist, Elis, du verstorben/ Hởi Elis, anh chết đi đă bao lâu rồi.” Vậy kẻ xa lạ đi qua cầu bằng xương chính là Elis đi xuống nhập vào sự ban sơ nguyên thủy, sự ban sơ nguyên thủy này nhiều tuổi/già hơn loại người đă già cỗi rữa nát, ban sơ già hơn v́ lưu tâm hơn, lưu tâm hơn v́ tĩnh lặng hơn nhờ có sức mạnh giữ ḿnh tĩnh lặng. Elis không phải là kẻ chết đi để rồi ruỗng mục mà để băng ḿnh vào buổi ban sơ như kẻ xa lạ phơi mở bản chất con người vào kẻ chưa ra đời (unborn) theo cách nói của Trakl. Như thế kẻ xa lạ chết đi để nhâp vào buổi ban sơ nguyên thủy chính là kẻ chưa ra đời, “xa lạ” với “chưa ra đời” chỉ là một như câu thơ trong bài  Mùa Xuân Sáng Ngời  “Và kẻ chưa chào đời hướng về sự yên b́nh của chính nó” có nghĩa  nó canh giữ tuổi thơ tĩnh lặng để chờ đón nhân loại thức tỉnh. Đến đây th́ ta thấy kẻ biệt xa, kẻ xa lạ, và kẻ chưa chào đời cùng là một. Hành tŕnh của của họ là cuộc hành tŕnh đơn độc, kẻ chưa chào đời đi qua những thành phố ảm đạm,  kẻ biệt xa đơn độc trên mặt hồ vào đêm dưới bầu trời đầy sao, kẻ điên khùng băng qua hồ trên chiếc thuyền vàng óng như trong bài Winkel am Wald//Góc Rừng “Auch zeigt sich sanftem Wahnsinn oft das Goldne, Wahre/Sự điên khùng dịu dàng cũng thường thấy màu vàng óng, đúng thực”, con đường kẻ xa lạ băng ngang những ‘năm ma quái’ ngày ngày hướng về sự khởi đầu và tâm hồn của hắn được thu tập vào sự chính đáng như câu thơ “O! wie gerecht sind, Elis, alle deine Tage/Ồ, Elis, tất cả những ngày của ngươi sao mà chính đáng”. Câu cuối trong bài Jahr/Năm Trakl viết về sự ban sơ : “Goldenes Auge des Anbeginns, dunkle des Endes/Mắt vàng óng của sự khởi đầu, niềm kiên nhẫn tối thẳm của sự kết thúc.” Sự ban sơ này là một  thời gian của những năm ma quái tĩnh lặng tối thẳm đối nghịch với ban sơ rực sáng, ban sơ rực sáng v́ tĩnh lặng hơn, sự rực sáng của một tuổi thơ khác kẻ biệt xa  bước vào. Ban sơ duy tŕ bản chất nguồn cội c̣n bị che khuất của thời gian. “Bản chất này sẽ tiếp tục không bị xâm nhập bởi cách tư tưởng đang ngự trị, chừng nào mà quan niệm của Aristotle về thời gian, khắp nơi coi là mẫu mực, hăy c̣n giữ được giá trị lưu hành. Theo quan niệm này, thời gian – hoặc được quan niệm một cách cơ giới hay có tính chất cơ động   hay hiểu như sự tan ră nguyên tử - là cái kích thước của cách tính toán theo lượng hoặc phẩm về diễn biến của thời gian được coi như sự tiến diễn theo từng hồi.” (WL:176). Theo Heidegger, “Tuy nhiên, thời gian thực sự là việc đi tới của cái ǵ đă là, không phải là cái đă qua nhưng đúng ra là sự thu tập của hữu thiết yếu, sự thu tập này có trước mọi cái sẽ tới v́ nó tự thu tập vào nơi cất giữ của cái ban sơ, trước thời điểm định sẵn.” (WL:176-7). Quay trở lại giải thích nghĩa chữ “ma quái” trong thơ Trakl dùng kèm theo những chữ như những năm, những con đường đi của kẻ xa lạ, Heidegger cho rằng sự biệt xa là ma quái trong đó chữ ma quái hiểu theo nghĩa cổ xưa là cái ǵ xuất phát từ tinh thần/trí, đi theo bản chất của tinh thần/trí, nhưng tinh thần/trí ở đây không hiểu theo nghĩa cơ đốc giáo hay siêu h́nh học truyền thống vẫn hiểu. Heidegger trích dẫn một số câu thơ của Trakl – nhất là bài “Bài ca Tinh thần/trí” có thể làm cho những người đọc hời hợt nông cạn hiểu “tinh thần/trí” theo nghĩa tôn giáo hay siêu h́nh là có lư trí, trí tuệ, ư hệ. Sự xa biệt tuy có tính chất tinh thần, được xác định bởi tinh thần, nhưng không “từ tinh thần.” Vậy Trakl hiểu tinh thần là ǵ? Trong bài Grodek Trakl nói đến “Die heiβe Flamme des Geistes/ngọn lửa nóng bỏng của tinh thần” theo nghĩa tinh thần như ngọn lửa bùng cháy, đột hiện, đe dọa, và tiêu hủy con người. Trong bài thơ xuôi Verwandlung des Bősen/Sự biến đổi của Ác Trakl coi tinh thần theo nghĩa ma quỷ, hữu bị kinh hoàng, xuất hồn (ek-static). Tinh thần hay ma quỷ hiểu theo cách đó có hữu khả hữu cả trong sự thuần hậu lẫn trong sự hủy diệt. Bản chất của tinh thần nằm trong sự cháy bùng thành ngọn lửa, vạch ra một đường đi mới, chiếu sáng con đường này, và đưa con người lên đường, gây băo bùng trên chốn thiên đ́nh và “truy đuổi Thượng đế”, dẫn dắt linh hồn đi vào sự lạ lẫm/lùng như trong câu thơ “Một cái ǵ đó lạ lẫm/lùng là linh hồn trên mặt đất.” Tâm hồn như một tặng phẩm của tinh thần có nhiệm vụ canh giữ, cưu mang nuôi nấng tinh thần bằng ngọn lửa bản chất của ḿnh. Ngọn lửa này là ánh tỏa của nỗi u sầu, “ḷng kiên nhẫn của tâm hồn cô quạnh” của kẻ lang thang trong cuộc hành tŕnh nặng gánh sinh phần đưa linh hồn đến với tinh thần/trí như trong bài thơ An Luzifer/Cho Lucifer của Trakl: “Dem Geist leih deine Flamme, glȕhende Schwermut/Hăy cho tinh thần vay mượn ngọn lửa của ngươi, nỗi U Sầu tỏa sáng,” tuy rằng nỗi ḷng chĩu nặng của linh hồn chỉ thể tỏa sáng khi linh hồn lang thang đi vào được chốn tận cùng xa thẳm của hữu thiết yếu tức là cái bản chất lang thang của nó. Sự vĩ đại của tâm hồn nằm ở khả năng hoàn tất nhăn quan bùng cháy giúp linh hồn đớn đau về được nơi cư ngụ/nhà của nó. Sự đớn đau này là một sức mạnh xô đẩy tâm hồn lang thang nhập với cơn băo tố nơi thiên đ́nh và săn đưổi Thương đế. Chính cái nhăn quan bốc lửa này là sự đớn đau khuấy động, bản chất của linh hồn, cái đem lại sự sống. Trong thơ của Trakl sự đớn đau ẩn dấu trong đá tảng long lanh chiếu sáng bản chất cổ đại của ban mai đầu tiên, cái ban mai sớm sủa nhất như một khởi đầu tiên khởi đến với mọi vật đang trở thành sự vật, đưa những sự vật này đến hữu thiết yếu của chúng. Thế nhưng nỗi đớn đau đá tảng bấy lâu im ĺm cũng lên tiếng nhắn bảo cho những kẻ lang thang đang đi theo kẻ xa lạ t́m về chốn cư ngụ là hữu thiết yếu bấy lâu bị che khuất. Trong bài Verklȁrung/Biến đổi Trakl viết: “Blaue Blume,/Die leise tőnt in vergilbtem Gestein/Bông hoa xanh thắm/ Lặng lẽ ngân vang trong đá tảng úa màu”, bông hoa xanh thắm ở đây chính là “bông hoa ngô đồng mềm mại” của đêm tối ma quái vậy. Theo Heidegger bài Verklȁrung/Biến đổi này của Trakl là “Bài thơ độc  đáo nhất so với tất cả mọi bài khác v́ trong bài này sự rộng lớn của nhăn quan, sự xâu thẳm của tư tưởng, và sự đơn giản của lời, tất cả lóng lánh tỏa ngát gần gũi và măi măi bền lâu, một cách không thể tả.” (WL:184).

(c̣n tiếp)

đào trung  đĄO

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

© gio-o.com 2011