đào
trung đąo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(98)
Kỳ
1,
Kỳ
2,
Kỳ
3,
Kỳ
4,
Kỳ
5,
Kỳ
6,
Kỳ
7,
Kỳ
8,
Kỳ
9,
Kỳ
10,
Kỳ
11,
Kỳ
12,
Kỳ
13,
Kỳ
14 Kỳ 15, Kỳ
16,
Kỳ
17,
Kỳ
18,
Kỳ
19,
Kỳ
20,
Kỳ
21,
Kỳ
22,
Kỳ
23,
Kỳ
24,
Kỳ
25,
Kỳ
26,
Kỳ
27,
Kỳ
28,
Kỳ
29,
Kỳ
30,
Kỳ
31,
Kỳ
32,
Kỳ
33,
Kỳ
34,
Kỳ
35,
Kỳ
36,
Kỳ
37,
Kỳ
38,
, Kỳ
39,
, Kỳ
40,
Kỳ
41,
Kỳ
42,
Kỳ
43,
Kỳ
44,
Kỳ
45,
Kỳ
46,
Kỳ
47,
Kỳ
48,
Kỳ
49,
Kỳ
50,
Kỳ
51,
Kỳ
52,
Kỳ
53,
Kỳ
54,
Kỳ
55,
Kỳ
56,
Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ
59, Kỳ
60, Kỳ
61, Kỳ
62, Kỳ
63, Kỳ
64, Kỳ
65, Kỳ
66, Kỳ
67, Kỳ
68, Kỳ
69, Kỳ
70, Kỳ
71, Kỳ
72, Kỳ
73, Kỳ
74, Kỳ
75, Kỳ
76, Kỳ
77, Kỳ
78, Kỳ
79, Kỳ
80, Kỳ
81, Kỳ
82, Kỳ
83, Kỳ
84, Kỳ
85, Kỳ
86, Kỳ
87, Kỳ
88, Kỳ
89, Kỳ
90, Kỳ
91, Kỳ
92, Kỳ
93, Kỳ
94, Kỳ
95, Kỳ
96, Kỳ
97, Kỳ
98,
Phản biện,
đối đầu Heidegger của Derrida khá phức tạp:
đích nhắm Heidegger trong những bản văn của
Derrida phải nói ít nhất là đă bắt đầu ngay từ
quyển La voix et le phénomène, dai dẳng tiếp tục
qua L’écriture et la différence, De la grammatologie, Marges de la
philosophie cho đến bốn bài Geschlecht I, II, III
và IV, De l’esprit và nhất là phản bác cách đọc/thông
diễn Nietszche của Heidegger từ Éperons: Les Styles de
Nietszche, L’oreille de l’autre, otobiographies, transferts, traduction, Texte
et interprétation, và sau hết là nan đề về cái chết
trong tư tưởng Heidegger qua quyển Apories:
Mourir-s’attendre aux limites de la vérité. Một điều quan
trọng cần nhấn mạnh là những tựa đề
nêu trên không phải là những quyển sách được
coi như những tổng thể hoàn chỉnh với một
ư nghĩa nhất định nhưng là những bản
văn không có dứt điểm, đa nghĩa và có tính chất
đặt vấn đề (problematic) nhiều hơn là
đi đến một kết luận dứt khoát. Hơn
nữa cách viết của Derrida với cách dùng chữ gây
ngạc nhiên, giọng điệu bay bướm chải
chuốt đôi khi hí lộng mỉa mai, cách tŕnh bày vấn
đề có tính cách văn chương hơn là triết học
hàn lâm, đoạn rời, khiến những người
không quen thuộc với bản văn Derrida cảm thấy
khó khăn bối rối, và nhiều khi hiểu sai. Quả
thực đọc và hiểu Heidegger đă là khó, đọc
và hiểu Derrida - nhất là khi tranh biện với Heidegger
- lại càng khó hơn v́ nếu không quen thuộc với
sách vở của Heidegger th́ quả thật đành bó tay. Để
dễ theo dơi, nắm bắt những chủ đề, vấn
đề chính Derrida phản biện Heidegger
không ǵ bằng nghe chính Derrida tóm tắt trong cuộc phỏng
vấn với Didier Eribon: đó là những vấn đề
trong tư tưởng Heidegger như: sự chính đáng, sự
cận kề, quê hương/tổ quốc, phê b́nh kỹ
thuật và khoa học, quan niệm về súc vật tính hay
khác biệt về dục tính, tiếng nói, bàn tay, ngôn ngữ,
“thời đại” hay thời đại tính, và trên hết
là vấn đề về chính sự tra hỏi, “sự
trung thành của tư tưởng”, đều là những
chủ đề xương sống trong tư tưởng
của Heidegger.(1)
Phản biện thông diễn
Nietszche của Heidegger được Derrida đưa ra
chính yếu lần lượt trong ba bản văn: Éperons.
Les styles de Nietszche (2), Otobiographies: L’Enseignement de Nietszche
et la politique du nom proper (3), và Interpreting Signatures: Two
Questions.(4)
Trước khi đi vào những phản
biện của Derrida đối với thông diễn
Nietszche của Heidegger chính yếu qua quyển Nietszche
tưởng cũng cần khái quát về quyển này. Nietszche
được Heidegger cho xuất bản năm 1961 là
tập hợp nhưng bài viết rải rác của Heidegger
trong mười năm 1936-1946, nghĩa là song song với
thời điểm Heidegger biên soạn Beiträge zur
Philosophie (Vom Ereignis) từ năm 1936 và Das Ereignis
trong hai năm 1941-1942 và thông diễn thơ Hölderin trong
quyển Erläuterungen zu Hölderlin Dichtung (1942). Đó là
khoảng thời gian “khổ nạn” Heidegger sống qui
ẩn, v́ đă hậu thuẫn Hitler và chính quyền
Quốc xă tuy chỉ trong một thời gian ngắn với
bài phát biểu trong tư cách viện trưởng đại
học Marburg năm 1933 nhưng sau đó vỡ mộng,
từ chức viện trưởng, và c̣n bị chính
quyền Quốc xă sau đó trù dập xung đi xây chiến
lũy ở mặt trận phía Nam. Đọc quyển Nietszche
ta có thể thấy hai chủ đích của Heidegger:
về mặt triết học Heidegger muốn chứng minh
Lịch sử Siêu h́nh học chấm dứt với
Nietszche trong quan niệm yếu tính của Hữu là Ư chí
đưa tới Quyền lực và yếu tính của
hiện sinh là Ṿng qui hồi Vĩnh cửu của cái Cùng một;
về mặt chính trị Heidegger tŕnh bày tư tưởng
của Nietszche để chỉ ra đó không phải là
thứ ư thức hệ Quốc xă đă đánh tráo và suy
diễn tùy tiện Nietszche để phục vụ cho
mục tiêu chính trị, và cũng để biện minh cho
việc Heidegger đă hấp tấp ảo tưởng về
ư thức hệ Quốc xă nên đă lên tiếng hậu
thuẫn trong thời gian đầu khi Hitler lên cầm
quyền với hy vọng đây là cơ hội có thể đổi
mới định chế đại học Đức. V́
quyển Nietszche chỉ là tập hợp những bài
được viết chính yếu căn cứ trên
quyển Ư chí đưa tới quyền lực trong
một thời gian dài và với hai mục đích và trong
hoàn cảnh nêu trên dù trong bài Tựa Heidegger đă cho
biét những truy cứu sửa đổi suốt từ
1940 đến 1946 để dọn đường cho
diễn giải (Aus-einander-setzung) hiểu theo nghĩa
xác định chỗ đứng giữa Heidegger và Nietszche,
Nhưng dù đă sửa lại nhiều chỗ đôi khi
quan điểm của Heidegger vẫn có phần chao
đảo. Thế nhưng, quyển Nietszche của
Heidegger xuất bản năm 1961 đă tạo
được ảnh hưởng mạnh mẽ và gây ra
những tranh luận sôi nổi trong giai đoạn 1960-1970
ở Đức cũng như ở Pháp, khởi
đầu cho việc hệ thống hóa triết lư của
Nietszche, làm thay đổi tinh thần đọc/viết
về Nietszche vốn chỉ nghiêng về diện mạo
văn chương của Nietszche trong nhiều thập niên
trước. Trước khi quyển Nietszche chính thức
được xuất bản vào năm 1961 Karl Löwith đă
cho xuất bản Nietzsche's Philosophy of the Eternal Recurrence of the Same/Triết lư Qui hồi vĩnh cửu
của Cùng một(1935), Von Hegel zu Nietzsche: Der
revolutionäre Bruch im Denken des neunzehnten Jahrhunderts/Từ Hegel
đến Nietszche:Cách mạng Tư tưởng Thế
kỷ 19 (1941),
Karl Jaspers cho in Nietszche: Einführung in das Verständnis seines
Philosophierens/Nietszche:Dẫn nhập để hiểu
Hoạt động triết lư của Nietszche (1936), và
Eugen Fink cũng cho in quyển Nietszches Philosophie/Triết
lư Nietszche (1960). Karl Jaspers là bạn c̣n Karl Löwith và Eugen
Fink đều là đệ tử của Heidegger nhưng
những quyển sách này tuy mở đường cho
hướng nghiên cứu Nietszche-triết gia nhưng không
tạo ảnh hưởng lớn trong giới học
giả, triết gia khảo về Nietszche như quyển Nietszche
của Heidegger.
Một chi tiết tối quan trọng trong
việc đọc Nietszche là vấn đề bản
văn của Nietszche, nhất là quyển Der Wille zur Match
do em gái Nietszche là Elizabeth-Förster Nietszche biên tập bản
thảo cho xuất bản sau khi Nietszche đă chết. Vào
thập niên 50 Richard Roos và Karl Schechta thổi bùng vụ
việc về sự kiện này trước đây đă
được H.J. Mette đặt nghi vấn về
những bản văn của Nietszche được
xuất bản qua quyển Der handschriftliche Nachlas Freidrich
Nietszche (1932) và Freidrich Nietszche, Werke und Briefe (1933).
Người ta đi đến kết luận là bản in
hiện lưu hành quyển Der Wille zur Match là do em gái
của Nietszche làm giả, tự ư biên tập chế
biến tùy tiện. V́ vậy sau đó từ 1963 Giorgio Colli
và Mazzino Monti căn cứ vào văn bản lưu trữ
ở Viện lưu trữ Nietszche cho xuất bản Freidrich
Nietszche: Sämtliche Werke, Kritische Studienausgabe (KSA) cho
đến năm 1980 đă cho ra được15 tập,
quan trọng nhất là là những tập in các bản
văn chưa từng được xuất bản khi
Nietszche c̣n sống, những bản văn này có giá trị
khả tín cao (Nhà xuất bản Stanford University Press dự
định dịch ra Anh văn toàn bộ Freidrich
Nietszche: Sämtliche Werke, Kritische Studienausgabe thành 20 quyển).
Chính v́ sự kiện này Maurice Blanchot bắt
đầu khảo sát tính chất của bản văn
đoạn rời của Nietszche: cũng là những
đoạn rời Blanchot ghi chú khi đọc những sách viết
về Nietszche của Michel Foucault, Giles Deleuze, Eugen Fink, Jean
Granier và những bài khảo luận của Jacques Derrida
trong L’écriture et la différence.(5) Trong bài này Blanchot nhấn
mạnh đến cách viết đoạn rời của
Nietszche và cũng t́m cách trả lời tại sao
người ta lại phải đưa ra một bản
văn của Nietszche đă bị làm giả, chế
biến tùy tiện. Theo Blanchot có lẽ người ta
cứ cho rằng một “đại triết gia” hẳn phải
để lại một “tác phẩm lớn” trong đó
tŕnh bày một cách có hệ thống triết lư của ḿnh.
Trong khi những bản văn do chính Nietszche sinh thời cho
xuất bản lại hiển nhiên có tính chất tự-mâu
thuẫn và đoạn rời, rất văn chương
tầm phào phù phiếm. Heidegger chắc chắn biết
quyển Ư chí đưa tới quyền lực hiện
được lưu hành là đồ giả nhưng
tại sao vẫn cứ dùng quyển này để
khuyến khích một cách diễn giải Nietszche có hệ
thống. Tuy Heidegger bác bỏ “cái gọi là tác phẩm chính
yếu” chứa đựng những đoạn văn xáo
trộn của những giai đoạn khác nhau trong
đời Nietszche nhưng lại vẫn thấy cần
thiết phải “suy tư về cách Nietszche tư
tưởng” và nỗ lực chứng minh tư
tưởng trung tâm của Nietszche nằm ở “Ư chí
đưa tới quyền lực”. Theo Blanchot, dù cho chúng ta
có thể sắp xếp những mâu thuẫn trong các
bản viết của Nietszche một cách chặt chẽ
theo kiểu lớp lang hay theo biện chứng kiểu Hegel
đi nữa để cho dễ đọc, và dù cho chúng ta
giả thiết có một diễn ngôn liên tục như
một cái nền nằm đằng sau những bản
viết bất liên tục th́ chúng ta sẽ cảm thấy
ngay rằng làm như vậy Nietszche sẽ chẳng thể
hài ḷng chút nào. Blanchot chỉ ra diễn ngôn của Nietszche
luôn luôn lao tới phía trước chính nó, Nietszche
đặt sở cứ cho triết lư của ḿnh qua cách
tŕnh ra và diễn đạt trong một ngôn ngữ hoàn toàn
khác, một thứ ngôn ngữ không c̣n được
đảm bảo như một toàn thể nhưng gồm
những đoạn rời, những điểm mâu
thuẫn, và sự phân đoạn. Theo chúng tôi nhận xét
cách đọc/viết Nietszche của Derrida chịu ảnh
hưởng Blanchot sâu đậm.
Éperons. Les styles de Nietszche - Về tựa đề:
Derrida ưa dùng những chữ có nhiều nghĩa như pharmakon,
grammè, Geschlecht và éperon cũng trong trường
hợp này. Éperon (Derrida dùng danh từ này cũng như
chữ ‘styles’ở số nhiều) có nhiều nghĩa:
đinh thúc ngựa, móng hay cựa gà (hay các loài cầm
điểu khác), cựa ở đài hoa, tường
cựa gà xây ngang mũi núi hay ở những vườn
trồng nho nhỏ hẹp, mũi nhọn tàu viễn
dương. Tuy vậy Derrida muốn người
đọc hiểu chữ éperon theo nghĩa hẹp
đồng nghĩa với chữ spur trong tiếng
Anh và chữ Spur tiếng Đức nghĩa là trace,
sillage, indice, marque. (6) Tuy vậy khi đọc quyển
này ta cũng thấy có những gợi ư liên hệ với
bản văn: éperon gợi ra h́nh ảnh ngọn bút,
lưỡi dao và cả cây dù (như trong câu văn “Tôi đă
bỏ quên cây dù” của Nietszche được ghi trên trang
mở đầu cho Phần 5 của bộ Freidrich
Nietszche: Sämtliche Werke, Kritische Studienausgabe (thường
được ghi tắt là KSA, quyển thứ 9 trang 587),
nhằm diễn tả tính chất đâm thủng, xuyên
suốt của cách viết của Nietszche, và cũng
rất có thể đó là phallus trong liên hệ tới
dục tính v́ trong phần mở đầu Éperons Derrida
mở đầu bằng luận bàn về ‘người
phụ nữ’ theo Nietszche quan niệm. Derrida đặt
tựa bài thuyết tŕnh ‘Les Styles de Nietszche/Những cách
viết của Nietszche’ tựa đề này cũng rơ
ràng chỉ ra những điểm quan yếu trong việc
đọc Nietszche của Derrida: sự vắng mặt
của bất kỳ dấu chỉ nào vẫn
được coi là có mặt toàn phần trong chân lư,
giải mă tích cực bản văn, khẳng định
thế giới như tṛ chơi, và khái niệm cách viết
ở số nhiều nhằm ám chỉ Heidegger trong phần
I quyển Nietszche ‘Ư chí hướng tới quyền
lục như Nghệ thuật’ đă nhấn mạnh
tới “cách viết vĩ đại” (le grand style) của
Nietszche (“cách viết” dùng ở số ít.)
________________________________
(1) Jacques
Derrida, “Heidegger, l’enfer des philosophes” , Le
Nouvel Observateur tuần lễ từ 6-12, tháng 11, 1987.
(2) Jacques
Derrida, Eperons. Les styles de Nietszche, lần đầu in
trong Nietszche aujourd’hui? quyển I, Union Général d’Édition,
1974 tập hợp những bài thuyết tŕnh về Nietszche ở
Ceresy-la-Salle tháng 7, 1972 do Maurice de Gandillac tổ chức của
Sarah Kofman, Phillipe-Lacoue-Labathe, Bernard Pautrat, Jean-Michel Rey và
Jacques Derrida. Bài thuyết tŕnh của Derrida sau này được
Flammarion in riêng thành Eperons. Les styles de Nietszche, 1974. Cách
đặt hủ đề hội thảo Nietszche
aujourd’hui? có tính chất tra vấn đầy thách thức
thời đại.
(3) Jacques
Derrida, Otobiographies:
L’Enseignement de Nietszche et la politique du nom proper,
Gallilée, 1976. Được VLB Éditeur ở Quebec, Canada in lại
một phần năm 1982 nhân cuộc hội thảo bàn
tṛn ở Université de Montréal từ 22 đến 24 tháng Mười
năm 1979 do Derrida chủ tŕ với sự tham dự của
Eugenio Donato, Rodolphe Gasché, Claude Lévesque, Patrick Mahony, Christie V.
McDonald, François Péraldi, và Eugene Vance.
(4) Interpreting
Signatures: Two Questions, in trong Dialogue &
Deconstruction (58-71) do Diane Michelfelder và Richard Palmer dịch từ
bản Pháp văn do chính Derrida đưa (theo ghi chú của
hai dịch giả này vào năm 1989 th́ bản Pháp văn
chưa được xuất bản nhưng bản dịch
ra Đức văn bài này lần đầu được
xuất bản do Phillipe Forget biên tập trong Text und
Interpretation: Eine deutsche-französische Debate mit Beiträgen von Jacques
Derrida, Phillipe Forget, Manfred Frank, Hans-
Georg Gadamer, Jean Greisch und François Laruelle, Wilhelm Fink Verlag,
1984.
(5) Maurice
Blanchot: L’Entretien infini/Kết Đàm Vô Tận: 227-255 Nietszche et
l’écriture fragmentaire.
(6) Jacques
Derrida, Spurs. Nietszche’s Styles,40: le spur anglais, l’éperon,
est le “même mot” que le Spur allemande: trace, sillage, indice,
marquee.
(c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2013