đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(69)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69,

 

Ở phần trên chúng tôi đă nói qua về ảnh hưởng của Heidegger trên Habermas ở giai đoạn thứ nhất và sự chuyển hướng sang giai đoạn thứ nh́ sau khi Habermas đọc quyển Einführung in die Metaphysik của Heidegger. Sau đây chúng tôi tŕnh bày những điểm chính yếu Habermas phê b́nh Heidegger trong bài Việc Phá xập Chủ nghĩa Duy lư Tây phương qua Phê b́nh Siêu h́nh học: Martin Heidegger in trong quyển Der philosophische Diskur der Moderne: Zwölf  Vorlesungen/Diễn ngôn Triết học về Hiện đại: Mười hai bài Thuyết tŕnh in năm 1985 (Bản dịch Anh ngữ The Philosophical Discourse of Modernity của Frederick Lawrence do MIT Press in năm 1987). Chủ điểm và mục đích của mười hai bài thuyết tŕnh này của Habermas là qua duyệt xét và phản biện những trào lưu phê b́nh lư trí nhằm chỉ ra chung cuộc của thời Hiện đại trong nửa sau thế kỷ 20. Khởi điểm của những trào lưu này là Nietszche được kế tục bởi Heidegger thế nên Habermas chọn ra những đại diện tiêu biểu nhất để phê phán – dĩ nhiên Heidegger đứng đầu sổ - như Jacques Derrida, Georges Bataille, và Michel Foucault là những triết gia Habermas liệt vào nhóm chủ trương thuyết hậu-cấu-trúc. V́ lộ tŕnh triết học của Habermas thay đổi qua nhiều giai đoạn nên muốn đánh giá phê phán của Habermas về Heidegger chúng ta cần xác định xem Der philosophische Diskur der Moderne: Zwölf  Vorlesungen được viết trong những năm 80s thuộc giai đoạn nào. Isabelle Thomas-Fogiel trong quyển Référence et autoréférence: Études sur le thème de la mort de la philosophie dans la pensée contemporaine (nxb Vrin, 2005 p.112-137)) nhận xét triết lư của Habermas trải qua ba chuyển biến tương ứng với ba quan điểm xoay quanh chủ đề “triết học hôm nay c̣n khả hữu không?”, với những quan điểm lần lượt bị Habermas phủ nhận hay thay đổi: giai đoạn thứ nhất khi Habermas theo gót Wittgenstein cho rằng siêu h́nh học đang lâm trọng bệnh cần được chữa trị bằng cách phá hủy ảo tưởng thâm căn cố đế trong siêu h́nh học truyền thống, phá hủy ảo tưởng này nhưng không nhằm đưa ra một thế giới quan mới được Habermas tŕnh bày trong quyển Erkenntnis und Interresse (1968) tác phẩm đỉnh cao của Habermas trong giai đoạn này; giai đoạn thứ nh́ - có thể kể từ 1972 cho đến 1998 - giai đoạn triết lư này của Habermas khá sôi động với nhiều tác phẩm được chú ư nhất là quyển Theorie des Kommunikativen Handelns (1981) và kết thúc với quyển Wahreit und Rechfertigung (1998) -  Habermas từ bỏ quan điểm trị liệu triết học xoay sang quan điểm phê b́nh, nghĩa là chủ trương một  triết lư được quan niệm như sự đưa ra ánh sáng những điều kiện khả hữu của một hiện tượng chẳng hạn như thông giao, luân lư v.v… nhằm đưa ra một chủ thuyết  ngôn ngữ phổ quát (pragmatique universelle) [Cần phân biệt chủ nghĩa thực dụng (utilitarianism đôi khi cũng được gọi là pragmatism) với cha đẻ là J.S. Mill coi sự hữu ích là chuẩn mực của chân lư với học thuyết phân tích ngôn ngữ (pragmatism) được định nghĩa như sự phân tích những hành vi của ngôn ngữ, dù cho đó là chủ thuyết ngôn ngữ khởi đầu của Austin và Seale hay chủ thuyết ngôn ngữ triệt để siêu nghiệm của Apel hay phổ quát của Habermas]; và sau chot kể từ năm 1999 Habermas lại có vẻ tâm đắc với một thứ chủ nghĩa duy nhiên (naturalisme). Như vậy bài phê b́nh Heidegger của Habermas nằm ở giai đoạn hai là giai đoạn phê b́nh.

   Trong bài tựa ngắn cho quyển Der philosophische Diskur der Moderne: Zwölf  Vorlesungen Habermas viết: “Hiện đại - một Đề án Chưa hoàn tất” là tựa đề một bài thuyết tŕnh tôi đă đưa ra vào tháng Chín năm 1980 nhân dịp nhận Giải thưởng Adorno. Chủ đề này, tuy đă được tranh căi và được đề cập về nhiều khía cạnh, nhưng chưa bao giờ mất đi sự quan tâm của tôi. Những khía cạnh về triết lư của chủ đề này lại càng khuấy động ư thức công cộng theo cùng sự tưng bừng đón nhận chủ nghĩa Tân-cấu-trúc Pháp – được coi như đồng nghĩa với từ ngữ chủ yếu “hậu-hiện-đại,” có liên hệ với việc xuất bản quyển sách của Jean-Francois Lyotard. [quyển La condition postmoderne do nhà Minuit xuất bản năm 1979 - ĐTĐ chú thích] Thách thức từ phê b́nh tân cấu trúc về lư trí vạch ra viễn tượng từ đó tôi t́m cách tái tạo ở đây, theo từng bước, diễn ngôn triết lư của hiện đại.” Bài phê b́nh Heidegger là bài thứ VI trong quyển Der philosophische Diskur der Moderne: Zwölf  Vorlesungen  được xếp sau ba bài thuyết tŕnh về ba viễn tượng của chủ đề Đề án Hiện đại của hai phe tả-hữu Hegel và Nietszche, Nietszche như điểm đành dấu bước ngoặt chuyển sang Hậu-hiện-đại, và sự xoắn cuộn giữa Huyền thoại và Khai minh trong triết lư của Max Horkheimer và Theodore Adorno. Sách lược phê b́nh trào lưu hậu-cấu-trúc Pháp với ba đại diện là Jacques Derrida, Georges Bataille, và Michel Foucault của Habermas là vạch ra “ngă tư” tụ điểm đưa đến phê b́nh lư trí triệt để là Hegel và những triết gia Hegel-trẻ, Nietszche, và Heidegger để đưa đến kết luận bênh vực cho con đường ḿnh đi là từ sự phủ nhận dứt khoát lư trí chủ thể-trung tâm (subject-centered reason) để tiến tới xác định lư trí hiểu như hành động thông giao (reason as communicative action). Như chúng ta đă biết triết lư Tây phương với chủ điểm lư trí-chủ thể trung tâm từ Descartes qua Kant đạt cao điểm với nỗ lực của Hegel thay thế lư trí-chủ thể trung tâm bằng Ư niệm/ Tinh thần Tuyệt đối, và từ hơn 150 năm nay quan niệm về lư trí này đă bị phê phán, trước hết bởi những triết giả tả phái-Hegel và Marx với tuyên bố trước hết phải hạ bệ sự sùng bái thứ lư trí này, kế đến là phủ nhận lư trí/tinh thần, vượt bỏ lư trí-chủ thể trung tâm với lư do từ trong bản chất lư trí này không phải là trong sáng v́ không tránh khỏi sự ràng buộc với lịch sử và truyền thống, xă hội và quyền lực, thực hành và lợi ích, cũng như với thân xác và ḷng ham muốn. Phê b́nh triệt để này dẫn tới sự cáo chung của triết lư. Từ lời tuyên bố kiêu hùng phủ nhận lư trí của Nietszche khởi đầu cho những tranh luận về vấn đề phải chăng triết lư đang đi đến chung cuộc tới giải cấu siêu h́nh học Tây phương của Heidegger để vượt bỏ siêu h́nh học truyền thống: những ngọn cờ đầu là cột mốc chỉ ra sự chấm dứt thời hiện đại chuyển sang hậu-hiện-đại. Song hành với những diễn ngôn triết lư vừa nêu là diễn ngôn nghệ thuật và văn chương tiền phong chủ trương giải phóng kinh nghiệm bị chế ngự bởi đạo đức, tôn giáo, và khoa học, giải phóng chủ thể khỏi thứ chủ thể đóng khuôn “duy lư uy quyền” khách thể hóa, chủ trị, và chủ ngă và đưa ra ngả tiếp cận với một lư trí “khác” vốn bị coi là bất hợp pháp. Chúng ta thấy ở cả Nietszche lẫn Heidegger hai diễn ngôn triết lư và diễn ngôn nghệ thuật văn chương này được bỉểu đạt đồng thời ở hai cấp độ ngang nhau cho nên Habermas chọn Nietszche và Heidegger là hai mục tiêu chính để phản bác. Nietszche là người đầu tiên đă nhấn mạnh đến những chiều kích tu từ và mỹ học của ngôn ngữ, cho rằng bản văn triết học có cấu trúc tu từ cho nên không ít những phê b́nh triệt để lư trí sau này đă t́m cách mổ xẻ dấu vết việc tự giới hạn khỏi tu từ và thi pháp của diễn ngôn triết lư cổ điển trong việc đặt logos đối nghịch với mythos, luận lư với tu từ, nghĩa đen với nghĩa bóng, ư niệm với ẩn dụ, luận giải với thuyết thoại. Kế tục Nietszche là Heidegger với quan niệm con người cư cụ trong ngôn ngữ để soi chiếu phơi mở, lắng nghe và đáp lời Hữu, coi ngôn ngữ tư tưởng và ngôn ngữ thi ca nghệ thuật như hàng xóm láng giềng đồng đẳng trong Ereignis.

   Nh́n nhận đa phần những phê b́nh triệt để về lư trí trước đây cũng như đương thời nhưng Habermas với tham vọng hoàn tất đề án Hiện đại c̣n dang dở cho rằng ta phải phân biệt giữa chân lư (truth) và sai giả (falsity), đúng đắn (right) và sai lầm (wrong) và cũng không thể cho rằng những điều này là tương đối ngang bằng tùy theo từng thời từng nơi chốn khác nhau mà phải có những tiêu chí có tính chất nội tại không thể phủ nhận để phân biệt, tuy rằng những tiêu chí này có tính chất ăn xâu trong những ngôn ngữ cụ thể, những văn hóa, những thực hành khác nhau, nhưng không v́ vậy điều đó làm ta mù quáng trước tính chất “siêu nghiệm/vượt” của sự tuyên nhận những tiêu chí này biểu trưng, nghĩa là tính chất “mở” đón nhận phê b́nh và xét lại cũng như mối quan hệ nội tại với sự nh́n nhận liên chủ thể do “sức mạnh” của lư trí tạo nên. Theo Habermas, những khái niệm về lư trí, chân lư, công lư cũng được dùng để phục vụ như những lư tưởng để qui chiếu từ đó ta có thể phê phán những truyền thống chúng ta thừa hưởng, v́ những truyền thống này không bao giờ tách rời khỏi những thực hành điều chỉnh của xă hội thế nên chúng không thể bị thu vào bất cứ một bảng thực hành sẵn có nào. V́ vậy, theo Habermas bổn phận của chúng ta là phải xét lại khái niệm lư trí sao cho thích hợp với sự hữu hạn thiết yếu của chúng ta – nghĩa là theo  bản chất khẳng định của chủ thể nhận thức và hành động thực tiễn, ham muốn vốn ăn xâu trong lịch sử, xă hội để từ đó thiết lập lại một cách thích hợp những lư tưởng nhân bản đă được thu tập. Từ bỏ “khuôn mẫu của ư thức” và “triết học chủ thể” và thay vào đó Habermas chủ trương kiểu mẫu liên chủ thể xuyên suốt của hành động thông giao, một ngả mở ngỏ mà diễn ngôn về hiện đại chưa thực sự đi vào. Mục đích của mười hai bài diễn thuyết trong Der philosophische Diskur der Moderne của Habermas nhắm canh tân, làm mới “phản diễn ngôn” (counterdiscourse) cũng là “phản Khai minh” phê phán chủ thuyết duy chủ thể và những hậu quả của chủ thuyết này vốn đă đi kèm thời Hiện đại từ buổi đầu, quan trọng nhất là con đường chống Khai Minh và Hiện đại của Nietszche và Heidegger. Thế nên, chúng ta không ngạc nhiên ngay từ những ḍng mở đầu bài Việc Phá xập Chủ nghĩa Duy lư Tây phương qua Phê b́nh Siêu h́nh học: Martin Heidegger diễn giải Nietszche của Heidegger đă được Habermas dùng làm khởi điểm phê phán. Một chi tiết cũng cần nhắc lại là Heidegger t́m đến Nietszche và Hölderlin sau khi từ bỏ việc hậu thuẫn chủ nghĩa Quốc xă và từ chức viện trưởng vào cuối tháng Hai năm 1934. Bài thuyết tŕnh Hölderlins Hymnen “Germanien” und “Der Rhein” Heidegger đọc vào khóa mùa Đông 1934-1935 ở đại học Freiburg và Nietszche là đề tài diễn thuyết của Heidegger nhiều lần suốt khoảng thời gian mười năm 1936-46, những bài diễn thuyết này được thu tập in trong hai quyển Nietszche I (GA6.1) và Nietszche II (GA6.2). Habermas đọc diễn giải của Heidegger về Nietszche qua hai tập sách này để từng bước vạch ra con đường Heidegger bỏ lại thời Hiện đại sau lưng để bước vào tư tưởng hậu-hiện-đại qua việc vượt bỏ siêu h́nh học như thế nào.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2012