đào trung đạo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(48)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110,
Không căn cứ vào Zur Bestimmung der Philosophie (ZBP) /Tiến tới Định nghĩa Triết học để t́m hiểu khái niệm “chỉ dẫn h́nh thức” Otto Pöggeler (tác giả của hai quyển Der Denkweg Martin Heidegger và Neue Wege mit Heidegger được giới nghiên cứu về Heidegger đánh giá cao) lại chọn khảo hướng từ giáo tŕnh khóa mùa Đông 1920-1921 Einleitung in die Phȁnomenologie der Religion/Nhập môn Hiện tượng luận về Tôn giáo (Phần I của quyển Phänomenologie des religiösen Lebens/Hiện tượng luận về Đời sống Tôn giáo GA60) trong bài khảo luận The Future of Hermeneutic Philosophy (in trong The Question of Hermeneutics, trang 17-35). Trong một chú giải cuối bài Otto Pöggeler phiền hà về việc những người biên tập quyển Phänomenologie des religiösen Lebens để xuất bản trong bộ Gesamtausgabe GA đă lược bỏ không in lời giải thích khá chi tiết của Heidegger về chỉ dẫn h́nh thức thông diễn luận. Như vậy ta có thể suy ra rằng Otto Pöggeler có biết lời giải thích này của Heidegger cho nên bài The Future of Hermeneutic Philosophy rất có thể phần nào được viết theo tinh thần lời giải thích đó.
Theo Pöggeler, để hiểu rơ hơn về chỉ dẫn h́nh thức thông diễn như luận lư triết học của Heidegger ta cần trở lại với quan niệm về lịch sử và thời gian của Hegel qua quyển Hiện tượng luận về Tinh thần. Trong biện chứng Hegel thời gian tính được trải nghiệm như một hủy tính tuyệt đối v́ sự hữu hạn như hủy thể được đặt để và cứu văn từ vô hạn, chính thời gian tự trong bản thân cưu mang khả năng vươn tới vĩnh cửu. Triết học hoàn tất sự vươn lên này khi nào nắm bắt được cho chính nó ư niệm thuần luận lư đă trở thành phiến diện và phân tán trong thời gian do vậy được trải nghiệm như phận mệnh (schicksalhalf). Chính sự hoàn tất của tinh thần trong nhận thức tuyệt đối nhằm tiêu hủy, xóa bỏ (ausfzuheben, tilgen) thời gian phân tán trong phận mệnh đó Trong Hiện tượng luận về Tinh thần Hegel thiết lập một lịch sử lư tưởng xây dựng trên sự khả hữu của ư niệm: nếu lịch sử ngẫu nhiên được ư niệm theo lịch sử lư tưởng này th́ ta sẽ tiến tới lịch sử được ư niệm hóa với đỉnh điểm là Ư niệm Tuyệt đối. Lư luận của triết học Hegel là phép biện chứng có tính chất siêu h́nh học: triết học nằm trong ảnh hưởng của thời gian. Đặc điểm của Hegel là đă chỉ ra cách phân tích diễn tŕnh lịch sử thật mới mẻ trong toàn bộ sinh hoạt đời sống tinh thần.
Trong Die Grundbegriffe der Metasphysik. Welt – Endlichkeit – Einsamkeit/Những Ư niệm nền tảng của Siêu h́nh họ. Thế giới – Hữu hạn – Cô đơn G 29-30 (Bản Anh văn: The Fundamental Concepts of Metaphysics [FCM] của William McNeill & Nicholas Walker) Heidegger cho rằng quyền lực của thời gian áp đảo Dasein trong nỗi buồn chán đi vào sự mê hoặc của thời gian hướng về khoảnh khắc kiến thị (Augenblick), và tư tưởng muốn thoát khỏi ṿng ảnh hưởng của thời gian th́ thời gian cần được đập nát. Nhưng ảnh hưởng của thời gian chỉ có thể được phá hủy bởi chính thời gian xuyên qua chân trời thời gian bị làm cho gián đoạn, làm đứt găy trong khoảnh khắc kiến thị. “Cái chúng ta ở đây đặt tên là “khoảnh khắc kiến thị” đă thực sự được thấu hiểu lần đầu tiên trong triết lư bởi Kierkegaard – một sự thấu hiểu nhờ đó khả tính của một thời đại mới của triết lư lần đầu tiên đă khởi đầu kể từ thời cổ đại.” (FCM trang 150) Tuy nh́n nhận ư kiến của Kierkegaard nhưng Heidegger có ư chê trách rằng vào những thập niên đầu thế kỷ 20 đa số mọi người đọc Kierkegaard theo kiểu thời thượng chứ không hiểu được điểm quan trọng trong triết lư của Kierkegaard. Trong quyển Ư niệm về sự Kinh sợ Kierkegaard, dựa trên Plato, giải thích “sự đột nhiên” trong đó diễn ra sự chuyển hóa nội nhập giữa những ư niệm nền tảng. Plato trong quyển Parmenides kể lại cuộc gặp mặt giữa Socates trẻ và Già Parmenides để giải nỗi thắc mắc giữa cái Nhất/Một và Đa/Nhiều v́ Parmenides cho rằng Hữu là một, vậy th́ cái Một là Hữu hay cái một Hiện hữu có phải thuộc về Đa/Nhiều không? Vấn đề không phải là chỉ cảm nhận mà c̣n phải tư tưởng, và chính v́ lư do này Zeno triển khai biện chướng về cái Một và cái Nhiều từ sự phá hủy trực giác cảm nhận. Theo Plato, tư tưởng biện chứng có thể thành công trong việc đặt cơ sở cho việc hội nhập của chuyển động tự hướng của ư niệm trong đó những ư niệm căn bản, chỉ trong chớp mắt, biến đổi lẫn nhau. Plato gọi “cái chớp mắt” chạm tới vĩnh cửu là này là atopon. “Khoảnh khắc” của một cái chớp mắt là một giới hạn dẫn chúng ta ra khỏi hoàn cảnh nào đó, trong “khoảnh khắc” thời gian và vĩnh cửu giao tuyến. Kierkegaard phê phán Hegel tuy có thấy mối liên hệ giữa biện chứng với khoảnh khắc và với lịch sử nhưng đă h́nh dung sai mối lên hệ này.
Từ gợi ư về khoảnh khắc kiến thị (Augenblick) của Kierkegaard, trong Phȁnomenologie der Religion/Nhập môn Hiện tượng luận về Tôn giáo GA60 Heidegger dùng hiện tượng luận đặt cơ sở phương pháp cho triết học về tôn giáo với quan điểm việc h́nh thành những ư niệm triết học từ điểm khởi hành là kinh nghiệm đời sống kiện tính (Factical Life Experience). Vào những năm 20s đầu thế kỷ 20 ở Đức triết lư về tôn giáo là một đề tài được giới triết học tranh luận sôi nổi đến nỗi Heidegger phải mỉa mai: “Sự quan tâm về triết lư về tôn giáo đang ngày càng tăng. Ngay cả phụ nữ cũng viết triết lỳ về tôn giáo, và những triết gia mong muốn ḿnh được coi là quan trọng đă chào mừng những vị phụ nữ này như thể là những xuất hiện quan trọng nhất trong nhiều thập niên!” (GA60, trang 14) Đại diện tiêu biểu của triết lư về tôn giáo lúc đó là Ernst Troeltsch được Heidegger đem ra phê phán. Theo Heidegger: “Troeltsch có hiểu biết rộng răi về tài liệu triết học tôn giáo và cả về sự phát triển của vấn đề triết lư tôn giáo. Ông ta xuất thân từ thần học. Việc tŕnh bày những quan điểm của ông ta hóa ra khó khăn v́ sự thay thổi luôn luôn về quan điểm cơ bản của ông, song le qua sự thay đổi này quan điểm triết lư tôn giáo của ông vẫn được bảo lưu khá tốt. Như một nhà thần học từ trường phái Ritschl, quan điểm triết lư của ông ta thoạt đầu được định vị theo Kant, Schleimacher, và Lotze. Về triết lư lịch sử, ông ta phụ thuộc vào Dilthey. Cho đến những năm 1890s, Troeltsch ngả sang “triết lư về giá trị” của Windelband và Rickert. Sau cùng trong mấy năm gần đây ông ta đi theo quan điểm của Bergson và Simmel. Ông ta hiểu Hegel theo Bergson và Simmel và sau cùng hướng triết lư lịch sử của ḿnh về Hegel. Troeltsch đặt cho triết học về tôn giáo mục tiêu nào? Mục tiêu của ông ta là hoàn thành một sự qui định tính chất thiết yếu của tôn giáo một cách có giá trị khoa học.”
(c̣n tiếp)
đào trung đạo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2011