đào trung  đĄO

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(24)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  Kỳ 101, Kỳ 102,  Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105,  Kỳ 106, Kỳ 107,  Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, 

 

   Trước khi tiếp tục đồng hành với Heidegger trên những ngả đường tới ngôn ngữ tưởng cũng nên nhắc lại mấy điểm quan trọng sau đây: Thứ nhất, Heidegger hiểu sự khác biệt/qui hữu-thể-học là ‘diễn tiến’  trong đó Hữu của ba thành phần cùng là nguyên ủy: chân lư như sự phơi mở, thế giới như toàn thể tính chất có ư nghĩa, và ngôn ngữ hiểu như lời nguyên ủy cùng có mặt; Thứ nh́, những hữu hiểu như những vật cụ thể hay toàn thể tất cả mọi hữu. Diễn tiến này trước tiên xảy ra trong tư tưởng cũng như trong ngôn ngữ, tư tưởng của Hữu và của con người cùng ở một cấp độ nguyên ủy tuy Hữu chiếm một vị trí ưu đăi hơn trong diễn tiến, tương tự như vậy việc nói của ngôn ngữ cũng tương đẳng với việc lên tiếng đáp lời của con người v́ tư tưởng cũa Hữu nằm chính trong ngôn ngữ của Hữu do con người lắng nghe được.

   Nhưng câu hỏi sau đây không thể không được đặt ra và có giải đáp: Trong việc Hữu “trao gửi” cho con người qua tư tưởng và ngôn ngữ có sự khác biệt tùy theo từng thời đại và trong các phạm vi khác nhau không? Chẳng hạn Hőlderlin là người đương thời với Hegel th́ tư tưởng thi ca của Hőlderlin và tư tưởng triết học của Hegel có sự khác biệt nào không? Để lư giải vấn đề này Heidegger cho rằng Hữu gửi gấm cho mỗi thời đại theo những cách thế khác nhau, nghĩa là lời nguyên ủy của Hữu gửi đến con người mỗi thời mỗi khác, và việc lắng nghe cũng như đáp lời cũng khác nhau cho nên sự khác biệt/qui hữu-thể-học diễn ra khác nhau tùy từng thời trong những phạm vi ư nghĩa (thế giới) mang đặc điểm của thời đại lại cũng tùy thuộc kinh nghiệm của con người thời đại đó và được biểu lộ trong những ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên không nên quên rằng Hữu vừa phơi mở vừa ẩn dấu như Heidegger viết trong Identitȁt und Differenz/Đồng nhất và Dị biệt, GA11: “Tư tưởng nhận chất liệu và dụng cụ cho cấu trúc tự ngân rung từ ngôn ngữ. Bởi ngôn ngữ là sự ngân rung bao trùm tinh tế nhất nhưng cũng dễ bị ảnh hưởng nhất trong cấu trúc ngân rung của việc ứng hợp sở hữu. Chúng ta cư ngụ trong sự ứng hợp sở hữu lư do v́ Hữu của chúng ta được trao gửi cho biến cố sở hữu ứng hợp.” (GA 11:30, bản dịch Anh văn Identity and Difference:37-38).

   Sau bài thuyết tŕnh Die Sprache/Ngôn ngữ như đă nói tới ở trên năm 1950, năm 1951 Heidegger quay trở lại quảng diễn mối tương quan giữa tư tưởng và thi ca trong hai bài Bauen Wohnen Denken/Xây dựng Cư ngụ Tư tưởng, và “…dichterisch wohnet der Mensch..”/”Con người Cư ngụ một cách Thi nhân…” (in trong tập GA7 Vortrȁge und Aufsȁtze). Có thể nói trong suốt thập niên 50s Heidegger tập trung nỗ lực chung quyết vấn đề ngôn ngữ trong những bài Die Sprache im Gedich. Ein Erőrterung von Georg Trakls Gedich (1953)//Ngôn ngữ trong Bài Thơ. Thảo luận về một Bài Thơ của Georg Trakl, Aus einem Gesprach von der Sprache (1953-1954)/Một Cuộc Đối thoại về Ngôn ngữ,  Das Wesen der Sprache (1957)/Yếu tính của Ngôn ngữ, Das Wort (1958)/Từ/Chữ,Der Weg zur Sprache/Con Đường tới Ngôn ngữ. (Tất cả những bài này được in trong GA12 và được Peter D. Hertz dịch sang Anh văn in trong quyển On the Way to Language). Trong những bài nêu trên bài  Das Wesen der Sprache (1957)/Yếu tính của Ngôn ngữ là quan trọng hơn cả. Tuy nhiên trước khi tŕnh bày những ư chính của Heidegger về ngôn ngữ trong bài này chúng ta cũng nên một lần nữa cùng Heidegger trở lại với Georg Trakl để qua thơ soi sáng bản chất của ngôn ngữ trong bài Die Sprache im Gedich. Ein Erőrterung von Georg Trakls Gedich (1953)//Ngôn ngữ trong Bài Thơ. Thảo luận về Một Bài Thơ của Georg Trakl (bản Anh ngữ Language in the Poem của Peter D. Hertz trong On the Way to Language, viết tắt WL). Về bài Aus einem Gesprach von der Sprache (1953-1954)/Một Cuộc Đối thoại về Ngôn ngữ chúng tôi đă có dịp nói qua trong phần mở đầu khi bàn tới quan niệm của Heidegger về thông-diễn-luận.

   Tuy không hề nhắc đến chữ thông diễn luận trong bài thuyết tŕnh này nhưng chúng ta có thể nhận ra đây là một công tŕnh thông diễn thơ của Heidegger với khởi điểm ṿng tṛn thông diễn là am hiểu (understanding) và kết thúc ở diễn giải (interpretation) tuy trong bài này thay v́ dùng chữ ‘am hiểu’ và ‘diễn giải’ Heidegger lại dùng chữ ‘thảo luận’ (discussion) và ‘minh giải’ (clarification). Chúng ta không nên quên thông diễn không xảy ra theo đường thẳng mà thảo luận và minh giải lần lượt tiếp theo nhau. Giải thích chữ ‘thảo luận’ Heidegger hiểu thảo luận về Georg Trakl ở đây có nghĩa nói về quang cảnh, nơi chốn thơ của Trakl, trong đó ‘quang cảnh’ gợi ra một nơi chốn hội tụ, quang cảnh hiểu như một sức mạnh hội tụ và bảo tồn, với ánh sáng của sức mạnh này đi xâu vào những ǵ nó hội tụ : thảo luận quang cảnh tức là định vị quang cảnh công tŕnh thi ca của Trakl. Theo Heidegger: “Mỗi đại thi sĩ sáng tạo thi ca của ḿnh chỉ từ duy nhất một nhận định về thi ca” (WL:160)  tuy nhận định này không hề được chính thức nói ra trong một bài thơ nào cũng như trong toàn bộ tác phẩm nhưng mỗi bài thơ đều nói từ duy nhất một nhận định này. Và vai tṛ của nhà tư tưởng khi thông diễn thơ của một thi sĩ là nói ra nhận định vô ngôn đó của thi sĩ. “Kích thước của sự vĩ đại của thi sĩ là việc hắn đă cam kết trung thực với sự độc nhất khiến hắn có thể giữ trọn Tiếng thơ hoàn toàn nằm trong đó tới mức độ nào. Từ nơi chốn, quang cảnh của lời nhận định nổi lên ngọn sóng từng lúc chuyển động Lời thi sĩ như lời thơ. Nhưng ngọn sóng này thay v́ để quang cảnh lại sau lưng, trong khi dâng lên lại gây ra toàn thể chuyển động của Lời trôi ngược trở lại cái nguồn ẩn mật hơn. Quang cảnh của nhận định thơ, cội nguồn của chuyển động tạo sóng, giữ vững trong nó cái bản chất ẩn mật của một cái ǵ đó, nh́n từ vị thế siêu h́nh-mỹ học, có thể hiện ra thoạt nh́n như là nhịp điệu thơ.” Chính v́ thi sĩ không hề nói ra nhận định về thơ của ḿnh nên khi thảo luận quang cảnh của nhận định này ta phải bằng cách minh giải hướng về mỗi bài thơ xem từng bài thơ nói điều ǵ. Minh giải có nghĩa làm công việc làm rơ chất thuần túy lóng lánh trong mọi thứ được nói ra một cách thi tính. V́ mỗi bài thơ đều chỉ lấy ánh sáng và tiếng động  từ quang cảnh nơi chốn thi ca nên việc thảo luận về nhận định thơ trước hết phải đi xuyên qua sự minh giải tiền thám mỗi bài thơ. “Mọi suy tưởng đối thoại với nhận định thi ca của một thi sĩ đều ở trong phạm vi của sự đi lại xuôi ngược giữa thảo luận và minh giải. Một đối thoại thi ca với nhân định thi ca của một thi sĩ chỉ thực sự là đối thoại khi đó là cuộc truyện tṛ giữa các thi sĩ,” (WL:160). Nhưng rất có thể, và nhiều khi là cần thiết, có cuộc đối thoại giữa tư tưởng và thi ca lư do v́ mối quan hệ với ngôn ngữ của thi sĩ và nhà tư tưởng cả hai đều có tính chất rơ ràng riêng biệt, cho dù trong mỗi trường hợp có khác nhau. “Cuộc đối thoại giữa tư tưởng và thi ca nhằm nói bật ra bản chất của ngôn ngữ để cho con người có thể một lần nữa học hỏi sống trong ngôn ngữ.” (WL:161).  Heidegger thận trọng cảnh báo: việc thảo luận nhân định thi ca không bao giờ có thể coi như việc thay thế hay hướng dẫn cho việc nghe bài thơ, nhưng mục đích chỉ để khi nghe bài thơ tư tưởng được kích hoạt, và phần lớn trong nhiều hoàn cảnh thuận lợi, sẽ phản tư hơn. Theo Heidegger, sự kiện mỗi bài thơ nằm trong sự hài ḥa của toàn bộ tác phẩm của Trakl, hiển nhiên đều hướng tới duy nhất một quang cảnh. Nhưng khi chỉ chọn lựa một số đoạn/khổ hay câu thơ việc này xem ra có vẻ tùy tiện. Tuy nhiên, sự chọn lựa tùy tiện này này được thúc đẩy bởi mục đích đưa việc cứu xét, như thể một bước nhảy vọt đột ngột của thấu thị, ngay tới quang cảnh thi ca.

   Tiếp theo khái quát về việc thảo luận và minh giải thơ Heidegger đi vào một số bài và câu thơ trích từ thi phẩm của Georg Trakl tuần tự theo ba bước: bước thứ nhất nhận ra quang cảnh thơ đó là sự tách biệt/rời xa (apartness), bước thứ nh́ t́m cách nh́n rơ diện mạo quang cảnh này qua ngôn ngữ thơ đa thanh của Trakl, và sau cùng bước thứ ba xác định vị trí quang cảnh này. (Phần trích dẫn thơ trong WL dịch giả căn cứ theo quyển Georg Trakl, Die Dichtungen, ấn bản lần thứ mười hai do nhà xuất bản Otto Mȕller ở Salzburg phát hành. Trong nguyên bản Unterwegs zur Sprache Heidegger trích dẫn thơ của Trakl theo một ấn bản khác.)

   Bắt đầu bằng câu thơ của Trakl “Linh hồn trên trái đất là một cái ǵ đó lạ lùng” trích trong bài “Tuổi Thanh xuân của Linh hồn” Heidegger nhận thấy Trakl rất hay dùng cách cấu tạo ‘một cái ǵ đó…’ tiếp sau là một tính từ, chẳng hạn: phải chết, đen tối, cô độc, mất đi, bệnh hoạn, nhân tính, xanh xao, chết, im lặng, nhưng những cách cấu tạo có nội dung khác nhau này không mang cùng một ư nghĩa. Trong trường hợp ‘một cái ǵ đó lạ lùng’ có thể hiểu một cách tổng quát rằng linh hồn chỉ là một trường hợp của sự lạ lùng trong nhiều sự lạ lùng. Thông thường “lạ lùng” được hiểu là không quen thuộc, không hấp dẫn, một cái ǵ đó như một gánh nặng hay gây khó chịu, nhưng Heidegger truy nguyên  chữ Đức hiện nay vẫn được dùng “fremd” có gốc gác từ chữ Đức cổ “fram” thực ra có nghĩa: thẳng tới một nơi nào, trên đường tới…thẳng tiến tới cuộc chạm mặt với cái ǵ đó được cất giữ. “Yếu tố lạ lùng ra đi trong cuộc t́m kiếm của nó về phía quang cảnh nơi đó nó có thể ở lại trong cuộc lang thang của ḿnh. Hầu như tự chính nó không biết rơ, cái “ lạ lùng” đă đang đi theo tiếng gọi cất lên gọi nó lên đường đi vào chính nó. Thi sĩ gọi linh hồn là “một cái ǵ đó lạ lùng trên trái đất.” Trái đất chính là nơi trong chừng mực nào đó trong khi đi lang thang linh hồn không tới được. Linh hồn chỉ đi t́m trái đất; linh hồn không trốn thoát khỏi trái đất. Điều này lấp đầy/vẹn toàn hữu của linh hồn: trong cuộc lang thang kiếm t́m trái đất của ḿnh để nó có thể dựng xây một cách thi tính và cư ngụ trên đó, linh hồn nhân đó có thể cứu văn trái đất như trái đất…Cho nên câu thơ trên cho hữu thiết yếu của cái được gọi là linh hồn một cái tên.” (WL:163) Linh hồn như vậy lang thang hoài hủy đi theo bản chất của nó lôi cuốn nó theo. Câu hỏi buộc ta phải trả lời là: “một cái ǵ đó lạ lùng” theo nghĩa vừa minh thị, được kêu gọi quay bước tới đâu?  Dựa trên phần thứ ba của bài thơ “Sebastian Trong Mơ” Heidegger đi t́m câu trả lời: “Ôi bước đi xuống bờ sông xanh sao mà tĩnh lặng/ Trầm tư về những ǵ đă lăng quên,  khi trong những cành phủ đầy lá/ Tiếng chim hót gọi một sự vật lạ lùng đi xuống dưới.” Tuy câu thơ trích dẫn ở trên không nói rơ nhưng đúng là linh hồn được kêu gọi chấm dứt cuộc hành tŕnh trên trái đất và bỏ lại trái đất sau lưng! Tuy câu thơ không nói rơ ‘đi dưới’ cái ǵ nhưng chắc chắn không phải là đi dưới một tai họa hay chỉ đơn giản là lui vào sự ruỗng mục. Đi dưới cái ǵ đó mặc ḷng, nhưng là đi xuống phía gịng sông xanh. Heidegger trích câu “Trong an b́nh và tĩnh lặng đi xuống” của Trakl trong bài ‘Mùa Thu Biến Diện’ và đặt câu hỏi: trong an b́nh nào, phải chăng trong an b́nh của kẻ đă chết? Và trong niềm im lặng nào? Câu trả lời nằm ở những câu thơ kế tiếp: “…Ánh hoàng hôn chạng vạng ma quái/Nhuộm xanh phía trên khu rừng trơ trụi…” Chạng vạng có nghĩa khi bóng tối buông xuống. Ánh chạng vạng của hoàng hôn nhuộm xanh một cách ma quái: tính chất ma quái đánh dấu sự chạng vạng. Heidegger cho rằng ta phải suy nghĩ về tính chất ma quái này. Hoàng hôn chạng vạng là chuyển động xuống thấp của mặt trời, điều này có nghĩa sự suy tàn của cả ngày lẫn năm. Khổ chót của bài thơ “Cuối Hạ” như sau: “Hạ biếc lớn dần thật im lặng/ Và qua đêm ánh bạc vẳng tiếng/ Bước chân của kẻ xa lạ/ Tṛ chơi hoang dă xanh liệu có nhắc nhớ những nẻo đường của kẻ xa lạ/Khúc nhạc của những năm tháng ma quái của hắn!” Heidegger nhận thấy trong thơ của Trakl cụm từ ‘thật im lặng’ được dùng nhiều lần, và cụm từ này có nghĩa chậm từ từ, từ từ nhạt nḥa: sự im lặng từ từ nhạt nḥa, mùa Hạ trôi mất vào mùa Thu, đêm tối của năm. “…qua màn đêm ánh bạc vẳng tiếng/buớc chân kẻ xa lạ” Ai là kẻ xa lạ? Những ngả đường nào “tṛ chơi hoang dă xanh” nhắc nhớ? Nhắc nhớ có nghĩa suy nghĩ thật lung về những thứ đă bị quên lăng,” “…trong khi trong những cành phủ đầy lá/ Tiếng chim kêu gọi một vật lạ lùng đi dưới.” Heidegger đặt câu hỏi: Theo nghĩa nào “tṛ chơi hoang dă xanh” nhắc nhớ cái đi dưới? Phải chăng tṛ chơi hoang dă xanh  nhận được màu xanh từ “chất xanh” của “hoàng hôn chạng vạng ma quái” dâng lên như đêm? Đi t́m nghĩa của bong tối  trong câu thơ “Ôi bông hoa ngô mềm mại cọng của đêm” ta thấy đêm được coi như một cọng hoa ngô mềm mại, và trong một bài thơ khác Trakl gọi tṛ chơi xanh là một “tṛ chơi e lệ”, “một con thú hiền lành”. Diễn giải  chiều xâu của thiêng liêng được thu tập bởi màu xanh, thiêng liêng tỏa ngời từ màu xanh dù vén lộ trong bóng tối của màu xanh, thiêng liêng đứng lặng trong khi rút lui, ban phát sự xuất hiện của ḿnh bằng tự bảo tồn trong đứng sững rút lui. Tính chất sáng rơ được đem cất giữ trong bóng tối của màu xanh. Sáng rơ nguyên ủy có nghĩa tiếng động rơ ràng, cái tiếng động cất lên từ nơi cất giữ sụ tĩnh lặng cho nên rơ ràng. Tính chất xanh ngân vang trong sự rơ ràng của nó, tính chất rơ ràng lấp lánh trong tối thẳm của màu xanh.

(c̣n tiếp)

đào trung  đĄO           

  http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

© gio-o.com 2011