đào trung đąo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(81)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81,
Ngôn ngữ là chủ đề triết học quan trọng hàng đầu đă được Merleau-Ponty khởi đầu bàn tới ngay từ Phénoménologie de la perception trong Chương VII ‘Le corps comme expression et la parole/Thân xác nhu biểu lộ và lời nói’ (trang 203-232) nhằm vượt bỏ nhị nguyên chủ thể-đối tượng như giả thiết ngầm chứa trong quan niệm về ngôn ngữ của cả chủ thuyết duy trí lẫn duy nghiệm. Chính v́ vướng mắc trong nhị nguyên này nên ‘chủ thể nói’ (sujet parlant) – trên hết chủ thể này được hiểu như thân xác biểu lộ - sống động đă bị cả hai chủ thuyết nêu trên bỏ qua. Qua thập niên 60s ở Pháp thuyết cấu trúc nở rộ qua sự hồi ngành ngữ học cấu trúc của Saussure chủ đề ngôn ngữ đă trở thành quan trọng hàng đầu trong giới triết học. Theo Saussure, những dấu chỉ (signes) nằm đơn độc không có ư nghĩa nhưng ư nghĩa nằm trong mối liên hệ giữa những dấu chỉ, nghĩa là trong hệ thống được cấu trúc, điều này cũng có nghĩa những từ trong lời nói (la langue) tự nó không có ư nghĩa nhưng ư nghĩa nằm trong những khác biệt của cấu trúc ngôn ngữ. Nan đề đặt ra cho quan niệm này là làm sao giải thích mối tương quan giữa dấu chỉ ‘signifiant’(cái dùng để chỉ) và cái được chỉ ‘signifíé’: đứng trên quan điểm ngữ học cấu trúc người ta nỗ lực giải quyết vấn đề này nhưng vẫn bế tắc trong việc đặt tầm quan trọng nằm ở ‘dấu chỉ’ hay ‘cái được chỉ’, và khi nghiêng về ‘dấu chỉ’ tức là đă trừu tượng hóa vấn đề, bỏ quên thế giới thực tại sống động. Trong bối cảnh của trào lưu tư tưởng thời đại này Merleau-Ponty đă dành phần đầu quyển Signes gồm hai chương – là những chương quan trọng nhất của tác phẩm này - ‘Le language indirect et les voix du silence/Ngôn ngữ gián chỉ và những tiếng nói của sự lặng thinh’ và “Sur la phénoménology du langage/ Bàn về hiện tượng học về ngôn ngữ’ để trở lại vấn đề ngôn ngữ, trên hết là mối tương quan ‘signifiant-signifíé’, nhằm phản bác quan niệm cấu trúc đang thời thượng. Ở giai đoạn viết bài thuyết tŕnh ‘Sur la phénoménology du langage/ Bàn về hiện tượng học về ngôn ngữ’ cho cuộc hội thảo quốc tế về Hiện-tượng học ở Bruxelles năm 1951 Merleau-Ponty vẫn tỏ ra nghiêng về Husserl hơn là Heidegger trong quan niệm về ngôn ngữ, c̣n trong ‘Le language indirect et les voix du silence/Ngôn ngữ gián chỉ và những tiếng nói của sự lặng thinh’ Merleau-Ponty cũng đă mở rộng quan niệm về ngôn ngữ bao gồm cả ngôn ngữ của hội họa và văn chương v́ Merleau-Ponty vốn là người yêu thích tranh của Cézanne và thơ của Mallarmé.
Một lần nữa trong Notes Merleau-Ponty khẳng định “Vấn đề ngôn ngữ, và lời nói, vấn đề định hướng giường cột của triết học…Bởi sự bất khả qui định và nói về hữu như một Sự vật chỉ ra mối tương quan rất đặc biệt của hữu với lời: đó là ở phía lời chứ không ở phía cái người ta nói về - Giữa lời được sáng tạo và lời được tiếp nhận, của hư vô và của hữu ngoại tại. Đối với triết học, vấn đề ngôn ngữ không phải là vấn đề vùng miền. Ngay cả nếu có như thế đi nữa, người ta vẫn có thể khởi đi từ ngôn ngữ để tới Hữu (như khởi đi từ Đời sống à Tại thể à Hữu). Thế nhưng, không kể ư nghĩa hữu thể luận tầm thường, cái logos có [một] ràng buộc trực tiếp. Chính là ở logos, người ta sẽ thực sự nh́n thấy [mối] quan hệ Hữu-Sinh hữu. Yếu tính của hữu được “buộc chặt với” yếu tính của ngôn ngữ.” (1) Tại sao nói vấn đề ngôn ngữ là vấn đề định hướng giường cột của triết học? V́ ngôn ngữ đă bị mất gốc, xuống cấp bởi phân tích làm mất đi ư nghĩa hữu-thể-học của ngôn ngữ, v́ ngôn ngữ đă được hiểu như sự biểu đạt theo Sinh hữu, bị cắt đứt khỏi Hữu. Với câu nói của Heidegger trong Brief über den Humanismus “Tư tưởng dụng công xây dựng căn nhà của Hữu/Das Denken baut am Haus des Seins” người ta đă ngộ nhận Heidegger nêu một “h́nh ảnh” rằng Hữu được coi như kẻ trú ngụ trong căn nhà ngôn ngữ. Merleau-Ponty phê phán Sartre trong quyển L’imaginaire dùng quan niệm không được minh định analogon cũng như Husserl cũng dùng từ analogon của tính chất tôi (Ichlichkeit) dể nói về đời sống, về cơ thể. Theo Marleau-Ponty, analogon, h́nh ảnh, biểu tượng là những ư niệm dựa trên sinh hữu chứ không trên Hữu, và khi quan niệm như vậy chỉ thêm làm cho vấn đề ngôn ngữ bị đẩy lùi về phía sau, lư do là do đâu h́nh ảnh-đối tượng lại cư ngụ trong việc chỉ nghĩa (signification) mà nó được giao nhiệm vụ biểu trưng? “Theo Heidegger: không có “h́nh ảnh”, “analogon”; người ta không tư tưởng về Hữu bằng h́nh ảnh căn nhà; nhưng chỉ khi người ta tư duy về Hữu người ta mới có thể hiểu được căn nhà là ǵ …Và, sinh hữu đă đưa về Hữu, đă dung chứa Hữu.”(2) Hệ luận rút ra: đó là cái bẫy trong tất cả những điều chúng ta nói về hữu, và điều này cũng chỉ ra việc cho nghĩa (signification) của lời chính là sự phơi mở Hữu. Nghĩa là, theo Heidegger, yếu tính của ngôn ngữ và của Hữu là bất khả phân. Ngay từ khi viết Phénoménologie de la perception Merleau-Ponty đă chỉ ra sự ly thân giữa tính chất ngữ âm (phonétique) và tính chất ngữ nghĩa (sémantique) của từ/chữ gây ra do cả chủ thuyết duy trí lẫn duy nghiệm. Tương tự như quan điểm của Merleau-Ponty, trong bài luận văn ‘Logos, Heraclitus Fragment B50’năm 1951 Heidegger cũng chỉ ra sự cách ly giữa tính chất ngữ âm với tính chất ngữ nghĩa trong việc h́nh dung ngôn ngữ trong lịch sử, sự kiện này xảy ra v́ người ta đă bỏ qua cơ hội tư duy yếu tính/Wesen của việc nói, phát lời, ngôn ngữ từ yếu tính của Hữu. Merleau-Ponty dẫn lời Heidegger trong quyển Was heißt Denken?/Tư duy là ǵ? nêu ra việc cần thiết phải biến đổi khoa luận lư cố điển qua vấn đề về yếu tính ngôn ngữ, một vấn đề hoàn toàn khác biệt với “Triết học về Ngôn ngữ” (die Sprachphilosophie).
Theo Heidegger trong bài ‘Bauen, Wohnen, Denken/Xây cất, Cư ngụ, Tư tưởng’ in trong Vorträge und Aufsätze, những ư niệm “h́nh ảnh” “analogon” là nhưng ư niệm được sử dụng trong phân tích ngôn ngữ vốn được vay mượn từ hữu bị qui giản trong tư duy, chẳng hạn khi dùng chữ cây cầu “Người ta tưởng tượng rằng cây cầu trước hết và không riêng là một cây cầu (bloß eine Brücke) mà thôi. Chính là từ sau đó và tùy từng lúc chữ này lại có thể dùng để diễn tả nhiều sự vật khác nhau. Khi được coi như một sự biểu đạt th́ nó trở thành một biểu tượng. Có điều cây cầu, nếu đó đúng thực là một cây cầu, chẳng bao giờ chỉ đơn giản là một biểu tượng cả. Và nó càng không phải trước hết là một biểu tượng theo cái nghĩa nó diễn tả một vật nào đó, nói cho cùng, vật này không thuộc về nó. Nếu ta dùng chữ cây cầu theo đúng nghĩa, nó không hề là biểu hiện (Ausdruck) mà nó là một vật (Ding) không hơn không kém. Với tư cách một vật cây cầu hôi tụ trong nó bốn điểm của tứ lĩnh/tượng (Geviert) đất-trời-thần-người. Nguyên do của sự xuống cấp, mất gốc của ngôn ngữ cũng v́ từ lâu trong truyền thống tư tưởng Tây phương đă thiết lập hữu của một sự vật một cách quá tiểu tiết đưa đến hậu quả là h́nh dung một sự vật như một đối tượng X nào đó chưa được biết được khóac cho những tính chất tri giác. Do đó mối liên hệ với Hữu lại được coi như một sự thêm vào sau đó. Nói rằng cây cầu hay một sự vật cụ thể nào đó qui tụ trong nó tứ lĩnh/tượng cũng có nghĩa nó là một sở cứ (eine Stätte) của tứ lĩnh/tuợng, nó là một đường vạch, sự uốn dạng của tứ lĩnh/tượng trong dung trường của Hữu. Merleau-Ponty kết thúc phần ‘Problème du language, et la parole, problème cardinal de la philosophie’ như sau: “Thực ra, cũng giống như mộ sự vật, một từ/chữ không phải là một “đối tượng” (được định nghĩa bởi những “t́nh chất”, có “những tính chất” được nhận biết) và do vậy được cho là sẵn có một ư nghĩa ngữ học, ư nghĩa này như một cây cầu, một cái nơ của cấp độ âm thanh cũng là cái nơ của cấp độ từ nghĩa.” (3)
_____________________________________
(1) Notes trang 122.123: 1) Problème du language, et la parole, problème cardinal de la philosophie
Parce que (cf.ci-dessus) l’impossibilité de determiner et [de] dire l’être comme une Sache indique [le] rapport tout special de l’être à la parole: il est du côté de la parole et non du côté de ce don’t on parle – Entre parole créée et parole recue, du néant et de l’être extérieur.
Pour la philosophie, le problème du language n’est pas regional. Même s’il était, on pourrait à partir de lui arriver à l’Être comme à partir du Leben à Dasein à Sein). Mais, outre cette signification ontologique banale, le λóγος a [un] lien plus direct. C’est en lui, qu’on verra vraiment [le] rapport Sein-Seinde. L’essence de l’être est “entre-lacée” avec l’essence de la parole (Einfürung, p.41: “wesensmäßigen Verschlungenheit mit dem Wesen der Sprache”).
(2) Ibid, 124: Heidegger: il n’y a pas “image”, “analogon”; ce n’est pas par la maison qu’on pense l’être; ce n’est que quand on aura pensé l’Être qu’on pourra comprendre ce que c’est qu’une maison…Et, l’étant renvoie déjà à l’Être, contient déjà l’Être.
(3) Ibid, 126: En réalité, comme la chose, le mot est non pas un “objet” (define par “propriétés”, reconnu à “propriétés” ) et doué par ailleurs d’un sens phonique, il est comme le pont, un noeud de l’ordre phonique qui est un noeud dans l’ordre sémantique.
(c̣n tiếp)
đào
trung đąo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2012