đào trung đąo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(86)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86,
Bài ‘La différance’ lần đầu được in trong Bulletin de la Société Francaise de Philosophie số 3 quyển 62 năm 1968, [bài này được Derrida cho in lại trong Marges de la philosophie, 1972] và sau đó Derrida được mời dự cuộc thảo luận về ‘différance’ diễn ra ở Giảng đường Michelet, đại học Sorbonne do Jean Wahl chủ tọa với sự tham dự của Brice Parain, G. Comtesse, Jeanne Hersch, Lucien Goldman, Walter Kaufman, và Philonenko (những người được mời nhưng vắng mặt: Ferdinand Alquié, Henri Gouhier, Maurice de Gandillac, và Emmanuel Lévinas). Đọc bài tranh luận này chúng ta sẽ có thêm nhiều soi sáng về ‘différance’ hơn. Ngoài những điểm chính đă được Derrida tŕnh bày trong bài viết ta c̣n được Derrida cho biết ‘différance’ không phải là nguồn và cũng không phải gốc của mọi sự, không phải là một hữu, không phải là Thượng đế, nhưng là chuyển vận sản xuất của những khác biệt (différences), là hoạt động sinh sản, là cùng một (hiểu theo nghĩa của Heidegger, khác với đồng nhất), tuy được t́m thấy trong sự cô đơn nhưng không phải sự cô đơn, vào thời điểm cuộc tranh luận Derrida không thấy có mối quan hệ nào giữa ‘différance’ và ‘sự biến dạng con người’ Michel Foucault nói tới, nhưng những con đường tư tưởng Derrida theo gót Heidegger dĩ nhiên ngầm chứa sự biến mất con người, ‘différance’ không có mối quan hệ nào với quan niệm của Freud về sự khác biệt dục tính sản sinh ra người nam (man), Derrida nh́n nhận ảnh hưởng của Mallarmé khi dùng chữ ‘mở không gian’(espacement) (lấy từ bài tựa quyển Un coup de dés) trong câu hỏi về “tiền nhân” trong văn chương của Jean Wahl khi nhớ đến một bài thơ của Mallarmé nói về sợi dây quấn quanh tấm màn cửa biến mất và tự biểu lộ như sự tự đối nghịch (trắng) của ṿng hoa trang trí với chính nó (1), và dù cho ‘différance’ tuy không phải là một chữ t́m thấy trong tiếng La tinh nhưng lại vận hành trong một nhóm những ngôn ngữ gốc Latinh. Nhưng quan trọng hơn hết là câu trả lời của Derrida cho câu hỏi của Kaufman ‘khi nào chữ différance hay khái niệm différance chiếm địa vị của nó trong siêu h́nh học’: “Tôi thật muốn nói: với Hegel, và đó không phải là sự t́nh cờ rằng đó chính xác là mối quan tâm Hegel đă nói tới trong tư tưởng về différance, trong thời điểm khi triết học đă tự khép lại, tự hoàn tất, hay, như chúng ta thường nói, chính nó tự hoàn thành, điều này buộc chúng ta hôm nay phải gắn kết tư tưởng về sự kết thúc của siêu h́nh học với tư tưởng về différance.”(2). Ta hăy trở lại với bài “La différance’ trong Marges de la philosophie.
Tuy cho rằng việc truy t́m différance là một tṛ chơi (jeu) theo một sách lược không cùng, mù quáng nếu như ta có thể nói vậy, nhưng Derrida nhấn mạnh différance là cái đáng suy nghĩ nhất v́ nó là cái không thể thu giảm của thời đại chúng ta. V́ vậy Derrida lấy điểm khởi hành từ ‘nơi chốn và thời đại của chúng ta’, hàm ư của Derrida đó thời nay (thập niên 60) và ở Pháp: Ngữ học cấu trúc của Saussure lên ngôi, triết học Hegel trị v́, và tâm phân học của Freud cũng như tư tưởng Heidegger đầy sức hấp dẫn. Đó chính là những đối tượng Derrida nhắm tới để hủy tạo. Sau khi sơ luợc về gốc gác của différance xuất phát từ động từ “différer” (động từ tiếng La tinh là differre) động từ tiếng La tinh này chỉ ra hai chủ đề xuyên suốt là thời gian hóa (temporisation) và không gian hóa (espacement) [temporisation=trở-thành-thời gian của không gian (devenir-temps de l’espace), espacement= trở thành-không gian của thời gian (devenir-espace du temps)], Derrida cho rằng tuy gốc gác là như vậy nhưng différance không đơn giản là thụ động hay hoạt động, là có tính chất của cả động từ nội, không cần bổ ngữ (intransitive) lẫn động từ ngoại, cần bổ ngữ (transitive). Đặt câu hỏi “Différance/Biệt phân như thời gian hóa, và Différance/Biệt phân như không gian hóa, làm sao chúng kết nối nhau?” (Marges, 9) Derrida trước khi hủy tạo Ngữ học cấu trúc của Saussure trở lại với vấn nạn của dấu chỉ (signe) và của chữ viết/văn tự (écriture). Văn tự theo Derrida là arche-gramme, những dấu vạch nguồn cội. Một cách tóm lược, Derrida cho rằng xưa nay dấu chỉ được đặt vào vị trí của sự vật hiện diện, có mặt cả về ư nghĩa lẫn về qui chiếu. V́ vậy dấu chỉ đại diện/biểu trưng cho cái hiện tại trong sự vắng mặt của sự vật, việc thay thế sự vật của dấu chỉ vừa là tạm thời vừa là thứ cấp: thứ cấp v́ dấu chỉ tùy thuộc vào sự có mặt nguồn gốc và đă bị mất đi của sự vật khi bị thay thế, tạm thời v́ dấu chỉ đóng vai tṛ trung chuyển cho sự có mặt cuối cùng và tự đánh mất của sự vật. Khi đặt vấn đề về tính chất thứ cấp và tạm thời của dấu chỉ, đối lập nó với một biệt phân nguyên ủy (différance originaire) sẽ có những hậu quả: Thứ nhất, không thể hiểu différance/biệt phân là dấu chỉ. Thứ nh́, différance/biệt phân dường như rất gần với biệt phân hữu thể luận của Heidegger. V́ chủ đề của phần này chính yếu liên quan tới Heidegger nên chúng to chỉ sơ lược phần Derrida hủy tạo Saussure và Hegel.
Hủy tạo Ngữ học cấu trúc của Saussure: Derrida cho rằng tuy Saussure là người đưa ra nguyên lư của ngữ học hay kư hiệu học tổng quát là tính chất độc đoán và vi phân của dấu chỉ (caractère arbitraire et differentiel du signe), hai tính chất này là tương liên và nguyên lư này là điều kiện của việc cho nghĩa (signification) có ảnh hưởng tới toàn thể tính của dấu chỉ, nghĩa là ảnh hưởng tới cả mặt của vật để chỉ (signifiant) Saussure gọi là “h́nh ảnh”, “dấu ấn tâm linh”, lẫn mặt của cái được chỉ (signifié) tức là ư niệm hay ư nghĩa lư tưởng. Nhưng tuy Saussure nhận thức được rằng “Nếu như phần có tính chất ư niệm của giá trị chỉ được tạo lập bởi những tương quan và những khác biệt với những thành phần khác của tiếng nói, nên người ta cũng có thể nói đến phần vật chất…Tất cả điều nói trên cũng chỉ là quay lại nói rằng trong tiếng nói chỉ có những khác biệt thôi. Hơn thế, một sự khác biệt giả thiết nói chung những thành phần tích cực (termes positives) sự khác biệt này thiết lập giữa những thành phần đó: nhưng trong tiếng nói lại chỉ có những khác biệt không có thành phần tích cực. Dù cho người ta xét cái được chỉ nghĩa hay cái chỉ nghĩa, tiếng nói không gồm có những ư tưởng hay những âm thanh có trước hệ thống ngữ học, mà chỉ gồm có những khác biệt về ư niệm hay những khác biệt về âm thanh phát xuất từ hệ thống này. Trong dấu chỉ ư tưởng/niệm hay vật chất âm thanh không quan trọng bằng cái bao quanh nó trong những dấu chỉ khác.” Vấn đề ở đây là: Saussure đă không chỉ ra được rằng khái niệm cái được chỉ tự nó không hiện diện một cách đầy đủ bởi mọi khái niệm trên nguyên tắc và thiết yếu ghi dấu trong một chuỗi hay trong một hệ thống trong đó nó chuyển giao tới một khái niệm khác hay những khái niệm khác qua tṛ chơi có hệ thống của những khác biệt. Theo Derrida, Saussure không nhận ra tṛ chơi này của biệt phân vốn không là một khái niệm nhưng làm cho tính chất khái niệm khả hữu, như một đơn vị tĩnh lặng và hiện diện, tự qui chiếu, của một khái niệm hay một âm vị, sản sinh ra những khác biệt, là nguồn gốc được cấu trúc và biệt phân những khác biệt. Và cũng có thể nói Saussure vẫn c̣n nằm trong sự vây bủa của những ư niệm siêu h́nh học của hiện diện khi nói về nguyên do và hậu quả của những khác biệt. Saussure không hiểu được rằng những hiệu ứng tuy được sản sinh nhưng lại là những hiệu quả không phát sinh từ một chủ thể hay một thực thể, một sự vật nói chung, nghĩa là một sinh hữu vừa hiện diện vừa trốn tránh trong tṛ chơi biệt phân. Từ việc hủy tạo Saussure với Ngữ học cấu trúc Derrida chỉ ra “différance/biệt phân là một chuyển động, và theo chuyển động này tiếng nói, mọi kư hiệu, mọi hệ thống trao chuyển nói chung được thiết lập “trong/có tính cách lịch sử” như tế bào của những khác biệt. “Tự thiết lập”, “tự sản xuất”’ “tự tạo”, “chuyển động”’ “có tính cách/trong lịch sử” v.v…phải được hiểu bên ngoài ngôn ngữ siêu h́nh học trong đó những chữ này đă được dùng với tất cả những ư hiểu ngầm của chúng.”(4)
Derrida là học tṛ của Jean Hyppolite – chuyên gia về Hegel - ở Ecole Normale Supérieure, rất tương đắc với những phản biện, vượ bỏ Hegel của Georges Bataille và của Maurice Blanchot, theo dơi từng bước những nghiên cứu về Hegel của bậc thầy A. Koyré, nên chúng ta không ngạc nhiên khi Derrida t́m thấy différance/biệt phân khi đọc Hegel. Sau khi Derrida hủy tạo Ngữ học cấu trúc của Saussure, chỉ ra “La différance/biệt phân, đó là cái làm cho chuyển vận cho nghĩa chỉ khả hữu nếu như mỗi yếu tố gọi là “có mặt”, hiện ra trên hiện trường của sự có mặt, lập quan hệ với một cái khác với chính nó, giữ lại trong nó dấu vạch của yếu tố quá khứ và đă tự để ḿnh bị đục rỗng bởi dấu vạch của tương quan của nó với tương lai, đường vạch lập quan hệ với cái người ta gọi là tương lai chẳng kém quan trọng so với cái người ta gọi là quá khứ, và tạo lập ra cái người ta gọi là hiện tại đối với chính cái không phải là nó: tuyệt đối không là nó, tức không là ngay cả một quá khứ hay một tương lai như những cái hiện diện được thay đổi. Cần có một khoảng trống tách nó ra khỏi cái không phải là nó để nó c̣n là chính nó, nhưng cái khoảng trống tạo lập nó trong hiện tại này cũng phải cùng lúc phân chia cái hiện tại trong chính nó, cũng cùng phân chia, với cái hiện tại, tất cả cái người ta có thể suy nghĩ từ nó, nghĩa là tất cả sinh hữu, như cách nói trong ngôn ngữ siêu h́nh học của chúng ta, nhất là thực thể hay chủ thể. Cái khoảng trống tự thiết lập, tự phân chia một cách năng động, đó là cái người ta có thể gọi là mở không gian, trở thành-không gian của thời gian hay thời gian hóa tức là trở thành-thời gian của không gian.(4) Derrida cho rằng không thể dùng chữ biệt hóa (différenciation, diférencier) để gọi chuyển động của différance v́ động từ biệt hóa (différencier) làm mất đi chuyển vận xoay quanh, triển hạn của động từ différer.
Trong Marges, ngoài bài ‘La différance’ có đề cập sơ qua về Hegel sau khi phân biệt “différencier” với “différer” , Derrida c̣n có bài ‘Le puits et la pyramide’ bàn về kư hiệu học của Hegel. Nhân đọc một bài của Koyré viết năm 1934 đăng trên Revue d’histore et de philosophie religieuse (sau được Koyré cho vào tập Etudes d’hoistoire de la pensée philosophique) về “Hegel thời ở Iéna” Koyré đă trích dẫn những đoạn nguyên văn tiếng Đức trong quyển Logik của Hegel và đề nghị chuyển dịch những trích đoạn này. Khi chuyển dịch Koyré t́m thấy có hai chỗ Hegel dùng chữ differente Beziehung. Chữ này nguyên gốc La tinh ít khi được dùng trong Đức văn, và như Derrida nghĩ, nhất là trong bản văn của Hegel v́ Hegel thay v́ dùng differente thường dùng verschieden, ungleich, và gọi sự khác biệt bằng chữ Unterschied và Verschiedenheit để nói lên phẩm tính của sự khác biệt. Vậy mà trong quyển Logik Hegel lại dùng chữ differente đúng ở chỗ nói về thời gian và hiện tại. Với Koyré cũng như với Derrida chi tiết này thật đáng chú ư. Trước khi đưa ra những nhận xét và ghi chú của Koyré khi chuyển dịch sang Pháp văn Derrida trích dẫn đoạn dịch sau đây của Koyré: “Cái vô cùng, trong sự đơn giản này, là, như một thời điểm đối nghịch với cái tương đồng với chính nó là cái tiêu cực/âm, và trong những thời điểm này, trong khi nó tự tŕnh ra (với chính nó) và trong chính nó toàn thể tính, (nó là) cái loại trừ nói chung, là điểm hay giới hạn, nhưng trong cái của chính nó (hành động phủ nhận), nó lập tương quan tức thời với cái khác và tự phủ nhận ḿnh. Giới hạn hay thời điểm của hiện tại (der Gegen-wart), cái “này đó” tuyệt đối của thời gian, hay cái lúc này, có tính đơn giản phủ nhận tuyệt đối, nó tự loại bỏ một cách tuyệt đối mọi tính đa phức và, chính v́ vậy, được xác định một cách tuyệt đối; nó không phải một cái tất cả hay một quantum tự dàn trải trong bản thân (và) nó, tự trong chính bản thân, cũng có một thời điểm không xác định, một cái khác nó, cái khác này không khác biệt (gleichgültig) hay ở bên ngoài trong chính nó, đặt tương quan với một cái khác (auf ein anderes bezöge), nhưng đó là một tương quan khác biệt tuyệt đối với cái đơn giản (sondern es ist absolute differente Beziehung)”. Và Koyré nói khá cặn kẽ trong ghi chú: “Tương quan khác biệt: differente Beziehung. Người ta cũng có thể nói: tương quan tạo khác biệt.” Tiếp đó, trong một bản văn khác của Hegel ở trang sau, người ta có thể đọc thấy như sau: “Diese Beziehung ist Gegenwart, al seine differente Beziehung. Koyré dịch là: Cái tương quan này là (cái) hiện tại như một tương quan khác biệt và có ghi chú: “Chữ differente ở đây được hiểu theo nghĩa động/tích cực). (5) Nhưng tuy khen cách dịch Hegel của Koyré nhưng Derrida lại thấy chỉ cần dùng “différant hay différance (với một chữ a) có thể đă có sự tiện dụng để có thể dịch mà không cần chú giải hay làm thật rơ, đoạn văn của Hegel ở riêng chỗ này, đó cũng là chỗ có tính quyết định tuyệt đối trong diễn ngôn của Hegel, cũng là được rồi.”(6) Như ta thấy, qua trích đoạn trong quyển Logik của Hegel này, Derrida đă t́m ra chính Hegel cũng đă có ư tưởng về différance.
Về chữ ‘déconstruction’ (chữ này lần đầu được Derrida dùng trong De la grammatologie (trang 21) với cách viết dé-construction) chúng ta được Derrida giải thích rơ hơn trong ‘Thư gửi một người bạn Nhật’(8) để trả lời thắc mắc làm sao dịch chữ này sang tiếng Nhật. Qua bức thư có thể thấy lư do tại sao chúng tôi dịch ‘déconstruction’ là ‘hủy tạo’. Dịch déconstruction là ‘giải cấu trúc’ là không đúng nghĩa chữ này. Derrida cho rằng khi dùng chữ ‘dé-construction’ trong De la grammatologie là mong dịch được và đem áp dụng chữ Destruktion hay Abbau của Heidegger, nhưng ‘destruction’ trong tiếng Pháp ngầm ư quá hiển nhiên sự triệt hủy hay sự qui giảm tiêu cực thật gần với chữ ‘phá hủy’ (demolition) Nietszche dùng. Biết rằng chữ ‘décontruction’ hiếm khi được dùng trong tiếng Pháp và hầu như không được biết đến tuy chữ này trong tự điển của Littré đă chỉ ra có các nghĩa về mặt văn phạm (xáo trộn trật tự những từ trong một câu), về mặt ngữ học, và tu từ, nhưng lại gắn liền nghĩa của nó với nghĩa cơ học. Derrida cho rằng đó là một điều may mắn v́ như thế là đă chỉ ra hành động tháo rời rất gần với điều Derrida muốn nói, nhưng rất tiếc những nghĩa Littré chỉ ra chỉ có quan hệ với những kiểu mẫu (models) hay những phạm vi nghĩa chứ không phải cái toàn thể mà déconstruction/hủy tạo muốn hướng tới là không giới hạn trong những kiểu mẫu ngữ học-văn phạm (linguistic-grammatical) hay ngữ nghĩa (sémantic), chưa kể tới kiểu mẫu cơ học, và v́ vậy việc thu giảm ‘déconstruction’ về những kiểu mẫu này là một ngộ nhận đáng tiếc. Derrida cũng nêu ra và không hài ḷng về việc người ta đă hiểu ‘déconstruction’ theo hướng thuyết cấu trúc thời thượng vào những năm cuối thập niên 60s, nhất là ở Mỹ chủ đề xuyên suốt (motif) của ‘déconstruction’ được liên kết với thuyết hậu-cấu-trúc (postructuralism). Lư do chính là v́ người ta không hiểu rằng việc phá hủy (undoing), tháo rời (decomposing), và đập vỡ trầm tích (desimenting) những cấu trúc của ‘déconstruction’ có tính chất lịch sử hơn và không phải là một công việc có tính cách tiêu cực. Thay v́ chỉ phá hủy, thật cũng cần thiết phải hiểu một ‘tổ hợp’ đă được xây dựng như thế nào và tái xây dựng/tạo nó. Derrida cũng nói rơ ‘déconstruction’ không phải là ‘phân tích/analysis’ chính v́ sự tháo gỡ một cấu trúc không phải sự lùi về một yếu tố đơn giản (simple element), tức là lui về một nguồn gốc bền vững (indissoluble origin). Derrida cũng nhắc người bạn Nhật khi dịch chữ ‘déconstruction’ rằng đó không phải là một phương pháp (method) – việc hiểu sai này xảy ra nhiều nhất ở Mỹ - v́ ‘ẩn dụ’ có tính chất kỹ thuật và phương pháp luận dường như cần được gắn vào ‘déconstruction’ để chiêu dụ hay để làm lạc hướng. Chính v́ không hiểu tường tận ‘déconstruction’ là ǵ nên trong giới hàn lâm Mỹ nổ ra cuộc tranh luận ‘Deconstruction có thể trở thành một phương pháp luận cho việc đọc và diễn giải không? Có thể cho phép ‘deconstruction’ được tái-thích-ứng và thuần hóa để dùng trong những định chế hàn lâm không?’ Theo Derrida, ‘déconstruction’ không thể nào được biến thành một phương pháp hay để lập ra những qui tắc. Cũng không thể coi ‘déconstruction’ như một hành vi (act) hay một thao tác (operation) không những chỉ bởi có sự ‘kiên nhẫn’ hay ‘thụ động’ nào đó trong đó, mà c̣n v́ ‘déconstruction’ không quay trở lại một chủ thể cá nhân hay tập thể nào sẽ khởi xướng và áp dụng nó vào một đối tượng, một bản văn, một chủ đề nào đó v́ “Déconstruction/Hủy tạo xảy ra, nó là một biến cố không chờ đợi sự giải phóng, ư thức, hay tổ chức của một chủ thể, hay ngay cả của tính chất hiện đại. Nó tự hủy tạo nó. Cái đó có thể được hủy tạo. Chữ cái đó ở đây không phải là một cái ǵ đó vô ngă được đặt đối lập/chọi với chủ thể tính hữu ngă nào đó. Cái đó ở trong hủy tạo (trích tự điển Littré, “hủy tạo chính nó [se déconstruire]…mất sự xây dựng của nó”). Chữ “se” của “se déconstruire,” chữ đó không phải sự phản hồi của một cái ngă hay một ư thức, chữ này mang trong nó toàn thể sự bí ẩn.”(6) Nếu đọc kỹ những tác phẩm của Derrida chúng ta tuy không nhằm định nghĩa hủy tạo nhưng cũng có thể thấy đó là việc đọc (read), đọc lại (re-read), viết (write), viết lại (re-write)(viết/văn tự kép) của Derrida.
_______________________________________
(1) Bài thơ của Mallarmé được Jean Wahl nhắc tới:
Une dentelle s’abolit
Dans la double de Jeu suprême
A n’entr’ouvrir comme une blasphème
Qu’absence éternelle de lit.
Cet unanime blanc conflit
D’une guirlande avec la même
Enfui contre la vitre blême
Flotte plus qu’il n’enselevit.
Mais chez qui du rêve se dore
Tristement dore une mandore
Au creux néant musicien
Telle que vers quelque fenêtre
Selon nul ventre que le sien,
Filial on aurait pu naȋtre.
(2) Buổi tranh luận này được dịch sang Anh văn in trong quyển Derrida and Diférance do David Wood và Robert Bernasconi sưu tập trang 95: I would be tempted to say: with Hegel, and it is not by chance that it is precisely the interest which Hegel took in the thought of différance, at the moment when philosophy was closing itself, completing itself, or, as we say, accomplishing itself, which obliges us today to connect the thought of the end of metaphysics and the thought of différance.”
(3) Ibid, 4: Deconstruction takes place, it is an event that does not await the deliberation, consciousness, or organization of a subject, or even of modernity. It deconstructs it-self. It can be deconstructed. [Ça se déconstruit.] The “it” [ça] is not here an impersonal thing that is opposed to some egological subjectivity. It is in deconstruction (the Littré says, “to deconstruct it-self [se déconstruire]…to loose its construction). And the “se” of “se déconstruire” which is not the reflexivity of an ego or of a consciousness, bears the whole enigma.”
(4) Ibid,13-14: La différance, c’est ce qui fait que le movement de la signification n’est possible que si chaque element dit “présent”, apparaissant sur la scène du présence, se rapporte à autre chose que lui-même, gardant en lui la marque de l’élément passé et se laissant déjà creuser par la marque de son rapport à l’élément future, la trace ne se rapportant pas moins à ce qu’on appelle le futur qu’à ce qu’on appelle le passé, et constituant ce qu’on appelle le présent par ce rapport meme à ce qui n’est pas lui: absolument pas lui, c’est-à-dire pas même un passé ou un future comme presents modifiés. Il faut qu’un intervalle le sépare de ce qui n’est pas lui pour qu’il soit lui-même, mais cet intervalle qui le constitue en present doit aussi du même coup diviser le présent en lui-même, partageant ainsi, avec le présent, tout ce qu’on peut penser à partir de lui, c’est-à-dire tout étant, dans notre langue métaphysique, singulièrement la substance ou le sujet. Cet intervalle se constituant, se divisant dynamiquement, c’est ce qu’on peut appeler espacement, devenir-espace du temps ou devenir-temps de l’espace (temporization).
(5) Ibid, 14-15: L’infini, dans cette simplicité, est, comme moment oppose à l’égal à soi-même le négatif, et dans ses moments, tandis qu’il se présente à (soi-même) et en soi-même la totalité, (il est) l’excluant en general, le point ou la limite, mais dans cette sienne (action de) nier, il se rapporte immédiatement à l’autre et se nie soi-même. La limite ou le moment du present (der Gegenwart), le “ceci” absolu du temps, ou le maintenant, est d’une simplicité negative absolue, qui exclut de soi absolument toute multiplicité et, par cela meme, est absolument determine; il est non pas un tout ou un quantum qui s’étendrait en soi (et) qui, en soi-même, aurait aussi un moment indéterminé, un divers qui, indifferent (gleichgültig) ou extérieur en lui meme, se rapporterait à un autre (auf ein anderes bezöge), mais c’est là un rapport absolument different du simple (sondern es ist absolute differente Beziehung).” Et Koyré precise remarquablement en note: “Rapport different: differente Beziehung. On pourrait dire: rapport différenciant.” Et à la page suivante, autre text de Hegel, où l’on peut lire ceci: “Diese Beziehung ist Gegenwart, al seine differente Beziehung. (Ce rapport est (le) present comme rapport different.) Autre note de Koyré: “Le terme differente est pris ici dans un sens actif.
(6) Ecrire “differant” ou “différance” (avec un a) pourrait déjà avoir l’utilité de render possible, sans autre note ou precision, la traduction de Hegel en ce point particulier qui est aussi un point décisif de son discours.
(7) Marges, 12: nous désignerons par différance le movement selon lequel la langue, ou tout code, tout système de renvois en general se constitue “historiquement” comme tissue de differences. “Se constitue”, “se produit”’ “se crée”, “movement”, “historiquement, etc., devant être entendus au-delà de la langue métaphysique où ils sont pris avec toutes leurs implications
(8) Letter to a Japanese Friend, bản Anh ngữ của David Wood và Andrew Benjamin trong tuyển tập Derrida and Différance, nxb Northwestern University Press 1988.
(c̣n tiếp)
đào trung
đąo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2013