đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(54)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  Kỳ 101, Kỳ 102,  Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105,  Kỳ 106, Kỳ 107,  Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, 

 

Trước năm 1976 khi Heidegger c̣n sống tuy Gadamer đă ngấm ngầm phản bác tư tưởng Heidegger nhưng chưa bộc lộ rơ rệt bằng bản viết.  Ngay từ sau khi  Wahrheit und Methode ra đời năm 1969 và những năm sau đó Heidegger đă nhận ra sự “bất trung” của Gadamer trong những cuộc gặp gỡ riêng tư. Richard E. Palmer kể lại “lần duy nhất trong đời tôi nói chuyện với Heidegger là vào buổi chiều ngày 21 tháng Bảy năm 1965 Heidegger đă chỉ ra trong việc Gadamer kế tục tư tưởng của ḿnh đă đánh mất tính chất triệt để bằng cách trộn vào đấy những yếu tố Hegel (biện chứng) và Dilthey (theo Heidegger Horizontverschmelzung /Hội tụ chân trời của Gadamer là lấy thẳng từ Dilthey!) Sau đó nhân dịp buổi giảng cuối cùng giáo tŕnh Mùa Hè của Gadamer “Von Hegel bis Heidegger/ Từ Hegel tới Heidegger” Heidegger có đến dự. Trong buổi giảng này Gadamer cho rằng việc đan chéo tác hoạt giữa Entbergung/Phơi mở  và Verbergung/Che kín  trong thảo luận về Lichtung des Seins/Soi chiếu Hữu của Heidegger đă phản ánh một cách phong phú một mối quan hệ biện chứng. Sau buổi giảng Heidegger có nói rằng ḿnh không phải là thứ triết gia “Absolutes Wissen” (Tri thức tuyệt đối) và rằng toàn bộ tư tưởng của Hegel đạt tới tuyệt đỉnh là “Wissen”/Tri thức.”  Sau bài thuyết tŕnh của Gadamer tôi [Richard  E. Palmer] chạy theo Heidegger và hỏi ông rằng sự hiện diện của một đệ tử như Gadamer phải chăng không làm ông  yên tâm th́ Heidegger trả lời một cách thẳng thừng rằng triết học Đức đang đi tới với “auf den Hunden”/lũ chó má.” (Richard E. Palmer, Gadamer and Derrida as Interpreters of Heidegger in The Question of Hermeneutics;255-256)

   Sau năm 1976 khi Heidegger đă từ trần chúng ta có dịp đọc những phê phán không úp mở của Gadamer về Heidegger rơ rệt nhất trong bài “Destruktion und Dekonstruktion/Giải cấu và Hủy tạo” và trong “Thư gửi Dallmayr” viết năm 1985.

   Trước khi đi vào hai bài này cần nói về hoàn cảnh xuất hiện. Vào tháng Tư, 1981 Giáo sư Philippe Forget của đại học Sorbonne phối hợp tổ chức cuộc hội thảo về “Bản văn và Diễn giải” ở Viện Goethe, Paris với hai diễn giả chính là Hans-Georg Gadamer và Jacques Derrida. Cuộc hội thảo này nhằm mục đích để hai triết gia này có dịp người Đức gọi là Auseinandersetzung, tức là đối chọi quan điểm, để từ đó ta có thể hiểu rơ thêm lập trường tư tưởng của mỗi bên cũng như về mối tương quan giữa hai quan điểm triết học. Trong cuộc hôi thảo này Gadamer đọc bản thuyết tŕnh “Text und Interpretation” sau đó Jacques Derrida đưa ra Ba Câu hỏi cho Gadamer kế đó là Trả lời Derrida của Gadamer. Derrida đọc thuyết tŕnh Diễn giải Kư tự (Nietszche/Heidegger): Hai Câu hỏi.  Cuộc hội thảo 1981 tuy phần nào không đạt mục tiêu mong muốn Auseinandersetzung giữa Gadamer và Derrida nhưng chính nhờ cuộc gặp mặt này ta có dịp hiểu rơ hơn Gadamer và Derrida đă đọc/hiểu và phản biện Heidegger ra sao. Chưa cảm thấy thỏa măn với kết quả cuộc hội thảo 1981 đến năm 1985 Gadamer đă viết các bài “Destruktion und Dekonstruktion/Giải cấu và Hủy tạo”, “Thư gửi Dallmayr” “Hermeneutik und Logozentrismus/Thông diễn luận và Thuyết Chủ Ngôn”.

    Trong Destruktion und Dekonstruktion/Giải cấu và Hủy tạo nhân dịp trả lời những phê phán của Derrida về thông diễn luận triết học của ḿnh Gadamer đă phân tích quan niệm Destruktion/Giải cấu và đă không dè dặt phê phán Heidegger về các vấn đề chính yếu như quan niệm về ngôn ngữ, ngôn ngữ của siêu h́nh học (trong khi Heidegger muốn vượt qua siêu h́nh học Tây phương bằng ngả giải cấu, hủy triệt ngôn ngự siêu h́nh học truyền thống th́ Gadamer bị Heidegger phê phán là vẫn c̣n sử dụng, ở trong ṿng ngôn ngữ siêu h́nh học trong thông diễn luận triết học), việc phủ nhận truyền thống triết học từ Plato trở đi bằng cách t́m về nguồn/khởi nguyên nơi những nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại như Anaximander, Heraclitus, và Parmenides, cách diễn giải Nietszche của Heidegger, và việc tôn vinh ngôn ngữ thi ca của Hölderlin với ư hướng thay thế, triệt hủy ngôn ngữ siêu h́nh. Trong khi phê phán Heidegger về những chủ đề này Gadamer cũng bênh vực quan điểm của ḿnh trong việc tiếp nối/đưa truyền thống vào thông diễn luận nhất là biện chứng của Hegel, những đóng góp về phân tích hiện tượng ngôn ngữ của von Humboldt, anh em Grimm, Schleiermacher, anh em Schlegel, nhất là Dilthey, để đi đến việc đề cao quan niệm ngôn ngữ trước hết là đối thoại và đàm thoại của ḿnh.

   Trước tiên trong những ḍng mở đầu Destruktion und Dekonstruktion/Giải cấu và Hủy tạo Gadamer nh́n nhận thành tựu của Heidegger trong việc nâng cao nhận thức lên tầm mức giải phóng khỏi phương pháp luận của các khoa học nhân văn, kích thước thông diễn không c̣n chỉ được h́nh dung ở tầm mức tuy cao hơn của nghiên cứu hiện tượng luận trong đó ngôn ngữ bị bỏ quên để hướng về “kinh nghiệm sống trải”. Gadamer cũng nh́n nhận ngay cả trong biện chứng và luận lư Hegel ngôn ngữ cũng không giữ vị trí xứng đáng tuy thi thoảng Hegel cũng có nhắc tới  “bản năng luận lư” của ngôn ngữ và đă có đóng góp đáng kể cho ngôn ngữ triết học trong việc tiếp thu tinh thần ngôn ngữ mẹ đẻ đưa vào ngôn ngữ của những ư niệm. Heidegger tiếp nối nỗ lực làm bừng nở sức mạnh nguyên ủy của ngôn ngữ trong tư tưởng.”Từ năm 1920, như chính bản thân tôi có thể chứng nhận, một nhà tư tưởng trẻ tuổi – nói đúng ra là Heidegger – đă bắt đầu thuyết giảng từ một bục giảng đại học Đức về ư nghĩa của “es weltet” “nó thế giới” khi ta nói vậy có nghĩa ǵ. Đó là một việc tách khỏi chưa từng có trước đây với ngôn ngữ siêu h́nh học vốn đă kiên cố và được tôn kính nhưng đồng thời cũng đă được coi là kinh điển, ngôn ngữ này đă hoàn toàn bị vong bản (alienated) trong chính nguồn gốc của nó.” Destruktion and Deconstruction in Dialogue & Deconstruction  D&D ;103). Nhưng ngay sau đó, Gadamer đưa ra nhận xét: “Thực vậy, dù cho phê b́nh khái niệm về ư thức của Heidegger là  triệt để thông qua  giải cấu hữu thể luận triệt để đă chỉ ra  rằng chủ nghĩa duy tâm về ư thức trong toàn bộ thực sự là một h́nh thức vong bản của tư duy Hy Lạp, và phê b́nh này đă can đảm thách thức yếu tố Tân-Kant có tính chất rơ ra là h́nh thức trong hiện tượng luận của Husserl, tuy vậy phê b́nh này vẫn chưa hẳn là một xuyên phá hoàn toàn. Bởi v́ cái ông ta gọi là  “hữu thể luận nền tảng của Dasein/Tại thể” không thể nào – mặc cho tất cả những phân tích có tính chất thời tính tại sao Dasein/Tại thể lại được cấu thành như Sorge [Quan tâm] – vượt qua được sự tự qui chiếu của chính nó, tức là một sự tự định vị của tự-ư thức (self-consciouness) . Chính v́ lư do này nên hữu thể luận nền tảng không có thể hoàn toàn thoát khỏi ư thức tại nội (immanent consciousness) kiểu Husserl được.” (D&D:104). Một cách mỉa mai. Gadamer cho rằng Heidegger nhận biết bế tắc này nên đă t́m về Nietszche “nhưng không t́m thấy được những ngả đường nào khác hơn là Holzwege, một thứ đường cụt ṿng quanh do thợ rừng khai mở trên những đồi cây. Và những con đường này, sau Kehre/bước ngoặt, của tư duy của Heidegger hướng về Hữu, đă dẫn vào những vùng không thể vượt qua.” (D&D:104) Và Gadamer kết luận “Dầu vậy, trên thực tế, khi Heidegger bước lùi khỏi quan niệm về Hữu như là physis của Aristotle để kinh trải Hữu trong những khởi đầu tiền-Socrates của nó th́ việc nảy cũng măi măi chỉ là một hành tŕnh đi vào sự lầm lẫn mà thôi.” (D&D:104)

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2012