đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(99)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 98,  

 

Derrida mở đầu bài thuyết tŕnh của ḿnh bằng lời loan báo: “Tựa đề được giữ lại cho buổi thuyết tŕnh hôm nay vẫn sẽ là vấn đề về cách viết. Nhưng – đề tài của tôi sẽ là về người phụ nữ.”(1) Lời mở đầu này hẳn gây ngạc nhiên và chú ư mạnh mẽ cho người nghe v́ giữa cách viết và người phụ nữ khó có thể nghĩ ra lại có thể có mối tương quan nào đó. Nhưng sau lời mở đầu Derrida không lập tức giải thích lư do tại sao lại đặt ra mối liên hệ này, thay vào đó lại giải nghĩa vấn đề về cách viết: “Vấn đề về cách viết, đó luôn luôn là sự xem xét, việc đè lên của một vật nhọn. Đôi khi chỉ là của một cái bút. Nhưng cũng có thể là của một lưỡi dao, nghĩa là của một con dao găm. Nhờ những vật này người ta có thể, chắc chắn như vậy, tấn công một cách tàn bạo cái mà triết lư cầu viện tới được gọi dưới cái tên vật chất hay khuôn dập, cuộc tấn công này cốt để ấn xuống một dấu vết, để lưu lại một vết in hằn hay một h́nh dạng, nhưng nó lại cũng được dùng để đẩy lui một h́nh thức đe dọa, giữ sự đe dọa ở khoảng cách xa, đẩy lui nó, – tự canh chừng bằng cách chúi xuống hay gập ḿnh lại, bỏ chạy, phía sau những tấm buồm…Vậy nên cách viết cũng có thể dùng cái mũi nhọn của nó bảo vệ chống lại sự đe dọa khủng khiếp, mù quáng và chết người (của cái) tự hiện ra, tự chường mặt ra một cách ngoan cố: bảo vệ sự hiện diện, cái nội dung, chính sự vật, ư nghĩa, chân lư – ít ra với điều kiện nó chẳng phải đă là cái hố thẳm không c̣n trinh nguyên trong việc vén mở của sự khác biệt. Chữ đă ở đây là tên gọi của cái ǵ tự xóa bỏ hay tự loại trừ ngay từ đầu tuy vẫn để lại một dấu vết, một chữ kư bị loại trừ trong ngay cái từ đó nó tháo lui – tháo lui từ cái ở đây và lúc này cần phải kể đến.”(2) Derrida gợi ra h́nh ảnh mũi nhọn của (bút) viết để nói về những cách viết đâm sâu chọc thủng của Nietszche theo nhiều kiểu khác nhau nhằm chống lại sự có mặt/hiện diện, ư nghĩa, chân lư bị che phủ trong những bản văn viết về người phụ nữ: ta hăy xem ở Nietszche sự đi lại, trao đổi giữa cách viết và người phụ nữ như thế nào.

 

       Chủ đề được đặt ra nhưng cách tŕnh bày của Derrida không diễn tiến tuần tự theo một đường thẳng, tránh mọi xếp đặt chứng cớ, và loại bỏ sách lược hướng tới một mục đích định trước thường thấy trong diễn ngôn triết học mà chỉ biên kịch chủ đề trong một bản viết tạo nên những nối kết nhau phức tạp bằng một giọng văn hí lộng, vui đùa, lăng nhăng tầm phào nhiều đường lắm nẻo đă gây lạc lối như lời mở đầu “chủ đề thuyết tŕnh nhưng lại nói về người phụ nữ.” Nhưng nằm sâu dưới cái bề ngoài rối bời này lại là sự sáng tạo, là kiến thức hàn lâm xúc tích, là tinh thần hủy tạo không mệt mỏi, là minh trí hoan lạc. Để tŕnh bày quan niệm của Nietszche về phụ nữ Derrida trích dẫn nhiều đoạn từ Gai savoir/Minh trí hoan lạc và từ Au-delà le bien et le mal/Bên ngoài thiện và ác tuy dùng bản tiếng Pháp của Pierre Klossowsky ở nhiều đoạn dịch Derrida khen ngợi Klossowski nhưng vẫn trích dẫn kèm rất nhiều câu chữ nguyên văn tiếng Đức của Nietszche về phụ nữ để chỉ ra mối liên hệ phức tạp trong cách viết của Nietszche giữa quan niệm về chân lư với phụ nữ . Khi viết về quan niệm của Nietszche về phụ nữ Derrida cho rằng dù những điều ḿnh viết ra thoạt nh́n bề ngoài có vẻ như bênh vực nữ quyền nhưng tuy thế phải chăng cũng thật khó ḥa giải được bản viết của Nietszche nói chung trong đó tràn ngập một chủ thuyết nọc độc chống nữ quyền.(3) Theo Derrida, thực ra cũng khó xác định quan điểm của Nietszche về vấn đề này v́ cách tŕnh bày những ư kiến của Nietszche về phụ nữ được đặt song hành với h́nh ảnh người phụ nữ do Nietszche dựng lên trong các bản văn của ḿnh. Một cách tóm lược, trong Gai Savoir/Minh trí hoan lạc Nietszche  cho rằng nói chung phụ nữ là một khuôn diện bí ẩn, là ẩn dụ biểu trưng cho đời sống, chân lư, phong cách (style – chữ này đồng dạng và cũng có nghĩa là cách viết)) và rất nhiều thứ khác nữa nhưng phụ nữ không sở hữu một bản ngă có thể định h́nh được, nghĩa là một yếu tính hữu thể. Diện mạo phụ nữ chống cự lại nhận thức và phụ nữ không cho thấy có cơ sở nào của sự chống cự này. Phụ nữ của Nietszche là một thai đố, một h́nh bóng (simulacrum), tác động từ xa xa như câu dịch của Klossowski “Phụ nữ và điều khiển/tác động của họ là từ xa,” (4) nghĩa là chủ tŕ và ảnh hưởng mọi việc từ phía xa, quyến rũ từ xa qua phong cách và những phương tiện phi tri thức (non-cognitive) khiến Nietszche tự hỏi liệu ḿnh c̣n có cái tai để nghe được từ xa “Tôi c̣n có hai lỗ tai không? Phải chăng tôi chỉ là cái tai không hơn không kém?” Theo Derrida “Tất cả những tra vấn của Nietszche, riêng về phụ nữ, được cuộn vào trong mê cung của một cái tai, và trong Gai Savoir/Minh trí hoan lạc, ở một đoạn không xa trích dẫn trên, đoạn mang tựa đề ‘Những nữ chủ nhân của những ông chủ’, một cái màn cửa hay màn che, một tấm màn mở ra (“trên những điều có thể chúng ta không cho là b́nh thường) khi một tiếng nói trầm ấm ngân vang và mạnh mẽ như thế trổi lên dường như đó là tiếng nói thượng hạng của người đàn ông được t́m thấy trong người đàn bà, vượt lên trên sự khác phái và nhập thể điều lư tưởng.”(5) Nhưng  như trích dẫn, Nietszche rất thận trọng về cái tiếng nói trầm ấm tượng trưng cho một người t́nh lư tưởng (Romeo chẳng hạn) khi viết: “Người ta không tin vào những người t́nh loại này: những tiếng nói đó luôn luôn có cái âm điệu của người mẹ và của bà chủ nhà, chứa khá nhiều sức mạnh hơn t́nh yêu trong giọng điệu của họ.”(6) Trước câu hỏi Nietszche tự đưa ra “phải chăng tôi chỉ là cái tai không hơn không kém?” Derrida trích dẫn câu 60 trong Gai Savoir/Minh trí hoan lạc Nietszche mô tả trạng thái tâm lư của một kẻ nhiệt thành yêu như thể đang “ở giữa cơn sóng nhồi dồn dập [Derrida khen ngợi Klossowski dịch cách chơi chữ của Nietszche Hier stehe ich inmitten des Brandes der Brandung hầu như không thể dịch, thành Au milieu de l’ardeur du ressac] kẻ nhiệt thành yêu đương này nói “ bọt sóng nhồi những ngọn lửa trắng tung tóe tới tận chân tôi.” Derrida giải thích chữ Brandung Nietszche dùng ở đây có liên hệ tới đám cháy trong chữ Brand, chữ này cũng có nghĩa là dấu vết sắt nung đỏ để lại, như những đợt sóng dồn dập đập tung tóe vào vách đá, vào những éperons/mũi nhọn [éperon này cũng chính là kẻ yêu đương nhiệt thành] bị tấn công quanh ḿnh bởi những đe dọa, những réo hú trong khi nơi những từng sâu thẳm của trái đất kẻ gây chấn động âm thầm trổi giọng ca cổ xưa của hắn (Nietszche viết: giọng ca của hắn  sein Arie sings và Derrida cho rằng Arie rất kề cận với Ariane chỉ người nữ) như một con ḅ mộng gầm gừ: hắn vừa trổi giọng ca vừa dậm nhịp bằng đôi chân của kẻ gây chấn động làm rung rinh trái tim những con quỉ dữ của những tảng đá bị vụn nát này. “Và rồi th́, như từ hư vô hiện ra, nơi ngưỡng cửa của cái mê lộ địa ngục này, chỉ cách vài sải tay, một con tàu buồm, luớt ngang lặng lẽ một cách ma quái. Ôi sắc đẹp ma quái! Sức mạnh thần kỳ của sắc đẹp nào lại chẳng tác động trên tôi? Sao vậy? cái lướt nhẹ [Klossowski ở đây cô đọng chỉ bằng một chữ - esquif –  để dịch tất cả nghĩa khà dĩ của cụm từ “sich hier eingeschifft”] phải chăng đem đến sự ngơi nghỉ trầm lắng của thế giới? Ân sủng của riêng tôi nằm ở dưới kia, ở nơi chốn yên vắng, cái tôi của tôi hạnh phúc hơn, phải chăng cái tôi thứ nh́ của tôi đă vĩnh hằng? Chưa phải là chết, nhưng cũng chưa sống hết? Cái tôi đó lướt đi và trôi nổi, trở thành trung gian, như bóng ma, lặng lẽ và thấu thị? Tương tự như con thuyền có những cánh buồm trắng đậu trên mặt biển như một con bướm không lồ?”(7) Trong Gai Savoir/Minh trí hoan lạc (câu 123) Nietszche cho rằng tất cả sự êm ả và trầm mặc của thế giới như thể đă đậu lại trên con thuyền này và kết thúc dụ ngôn bằng nhận định “như thể tiếng náo động (Brandung) nơi đây đă dẫn dắt tôi vào những hoang tưởng. Mọi tiếng náo động vĩ đại đều dẫn chúng ta chuyển niềm hạnh phúc vào một khoảang cách im lặng nào đó”, và rằng bằng cách này “khi một người đàn ông đứng giữa tiếng náo động của chính hắn,” hay “giữa khao khát dâng trào của hắn về những chương tŕnh hay những dự tính (Würfen und Entwürfen),” chắc chắn khi đó hắn nh́n thấy người phụ nữ lặng lẽ lướt qua mặt hắn khiến hắn thèm khát được nhận ân sủng và qui hồi chan ḥa bản thân (Zurückgezogenheit) nơi người phụ nữ, hắn ưa thích tin tưởng rằng khi ở gần phụ nữ “cái ngă khá hơn,” (sein besseres  Selbst) trú ngụ nơi đó cùng với sự trầm lắng, và những giấc mơ. Tuy vậy nơi đó, theo Nietszche “trên con thuyền đẹp đẽ nhất…có rất nhiều náo động, và thật không may, khá nhiều náo động nhỏ nhặt và ty tiện,” niềm im lặng của sự chết (Totenstille) lắng xuống và đời sống sẽ trở thành chính giấc mơ về đời sống. Sự duyên dáng mạnh mẽ nhất của phụ nữ chính ở chỗ họ làm cho chúng ta cảm thấy sự duyên dáng đó từ khoảng cách xa xa (eine Wirkung in die Ferne), và để tránh hậu quả của sự duyên dáng mê hoặc này cần phải “trước hết và trên hết thảy – khoảng cách! (dazu gehört aber, zuerst und vor allem – Distanz!)”. Nghĩa là phải đứng xa khoảng cách (Derrida chơi chữ “se tenir à distance de la distance”) không những để chống lại sự quyến rũ này mà c̣n để cảm thấy được sự quyến rũ đó, dang xa sự quyến rũ người đàn ông thiếu vắng đó chính là để quyến rũ mà không để bị quyến rũ.

 

       Ở trên chúng tôi chỉ tóm lược một thí dụ cách đọc Nietszche của Derrida. Trong suốt Éperons. Les styles de Nietszche Derrida c̣n cho chúng ta thấy nhiều thí dụ khác về cách đọc chọc thủng bản văn của Nietszche của Derrida. Chẳng hạn quan niệm của Nietszche cho rằng phụ nữ tạo hiệu quả ảo tưởng bằng cử chỉ che dấu Derrida cho đó là sự phúc tạp (complexité) đúng hơn là sự đồng nhất giữa phụ nữ, đời sống, quyến dụ, sự e thẹn – đều là những hiệu quả của tấm màn che (Schleier, Enthüllung, Verhüllung). Trong Gai Savoir/Minh trí hoan lạc (mục “Vita femina”) Nietszche cho rằng phụ nữ đồng nghĩa với đời sống, c̣n trong bài tựa quyển Au-delà le Bien et le Mal/Bên ngoài Thiện Ác cũng như ở nhiều đọan khác Derrida trích dẫn Nietszche cho rằng phụ nữ là một yếu tính không tự cho phép ḿnh bị chiếm hữu “không cho phép ḿnh bị chiến thắng”, chính phụ nữ không là cái có thể định nghĩa, không có cái bản ngă có thể qui định của một diện mạo tự lên tiếng từ khoảng cách xa, cái khoảng cách xa của một sự vật khác, rất có thể phụ nữ như không-bản ngă, không căn cước (non-identité) không-diện mạo (non-figure), là bóng h́nh (simulacra), hố thẳm của khoảng cách (abîme de la distance), là khoảng cách của khoảng cách, là khoảng cách tạo khoảng cách. Derrida dừng lại để bàn về chữ Entfernung Heidegger dùng có nhiều nghĩa như tách khoảng (écartement) và cách xa của xa cách (l’éloignement de l’éloignement), cách xa cái ở xa (l’éloignement du lointain), tạo khoảng cách (l’é-loingnement), sự phá hủy (ở tiếp đầu ngữ tiếng Đức Ent-) tạo nên cái ở xa như vậy ( la destruction (Ent-) constituant du loin comme tel), sự bí ẩn được che dấu của đặt kế cận (l’énigme voile de la proximation). “Sự mở khoảng cách của cái Entfernung này cho chân lư một nơi chốn và người phụ nữ tự ḿnh tách rời ḿnh khỏi nơi đó. Không có yếu tính của phụ nữ bởi phụ nữ tách rời và tự ḿnh tự tách rời ḿnh.”(8)

  

 

________________________________

(1)     Jacques Derrida, Spurs. Nietszche’s Stylyes/Éperons. Les Styles de Nietszche, 34-36; Le titre retenu pour cette séance aura été la question du style. Mais – la femme sera mon sujet.

(2)     Sđd, 36-38: La question du style, c’est toujours l’examen, le pesant d’un objet pointu. Parfois seulement d’une plume. Mais aussi bien d’un stylet, voire d’un poignard. À l’aide desquels on peut, certes, attaquer cruellement ce à quoi la philosophie en appelle sous le nom de matière ou de matrice, pour y enforcer une marque, y laisser une empreinte ou une forme, mais aussi pour repousser une forme menaçante, la tenir à distance, la refouler, s’en garder – se pliant alors ou repliant, en fuite, derrière des voiles…Le style peut donc aussi de son éperon protéger contre la menace terrifiante, aveuglante et mortelle (de ce) qui se présente, se donne à voir avec entêtement: la présence, donc, le contenu, la chose même, le sens, la vérité – à moins que ce ne soit déjà l’abyme défloré en tout ce dévoilement de la différence. Déjà, nom de ce qui s’efface ou d’avance se soustrait, laissant néamoins une marque, une signature soustraite dans cela même don’t il se retire – l’ici présent – don’t il faudrait tenir compte. [ Derrida rất bóng bẩy, vừa thanh vừa tục, trong việc dùng chữ ‘abyme défloré’. Động từ ‘deflorer dùng trong văn chương có nghĩa lấy trinh tiết]

(3)     Sđd, 56: Ces propositions d’apparence feminist, ne faut-il pas les concilier avec l’énorme corpus de l’anti-féminism acharné de Nietszche?

(4)     Sđd, 40: “Les femmes et leur opération à distance” (ihre Wirkung in die Ferne)

(5)     Sđd, 42: Toutes les interrogations de Nietszche, celles de la femme en particulier, sont enroullées dans le labyrinth d’une oreille, et à pein plus loin, dans le Gai Savoir (Die Herrinnen der Herren, Les maîtresses des maîtres), un rideau ou une tenture, une toile (Vorhang) se lève (“sur des possibilities auxquelles nous ne croyons pas d’ordinaire”) quand se lève telle voix d’alto profonde et puissante (eine tiefe mächtige Alstimme) qui semble, comme le meileur de l’homme dans la femme (das Beste vom Manne), surmonter la différence des sexes (über das Geschlecht hinaus)

(6)     Sđd, 42: Mais tant qu’à ces voix de contralto “représentant l’amant viril ideal, Roméo par exemple” Nietszche dit sa reserve: “On ne croit pas à de tells amants: ces voix ont toujours une teinte maternelle et de maîtresse de maison, avec d’autant plus de force que l’amour est dans leur intonation.

(7)     Sđd, 44: Alors, comme surgi du néant, aux portes de cet infernal labyrinthe, apparaît, distant seulement de quelques brasses, un grand voilier (Segelschiff) qui passe, d’un silencieux glissement fantômale. Ô fantômale beauté! Quel enchantement n’exerce-t-elle pas sur moi? Quoi? Cet esquif [Klossowski concentre ici d’un mot – esquif – toutes les chances de “sich hier eigeschiff”] emporte-t-il le repos taciturne du monde? Ma propre félicité assise là-bas, à cette place tranquille, mon moi plus heureux, mon second moi-même eternisé? Pas encore mort, mais ne vivant déjà plus? Glissant et flottant, être intermédiaire (Mittelwessen), spectral, silencieux et visionaire? Semblable au navire qui de ses voiles blanches plane au-dessus de la mer comme un gigantesque papillon?

(8)     Sđd, 50: L’ouverture écartée de cette Entfernung donne lieu à la vérité et la femme s’y écarte d’elle-même. Il n’y a pas d’essence de la femme parce que la femme écarte et s’écarte d’elle-même.

 

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2013