đào trung đąo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(101)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101,
Theo Derrida, vấn đề diễn giải, diễn giải của diễn giải, hay chống diễn giải rơ nét nhất khi xét “tính chất bất đồng nhất của bản văn” của Nietszche. Và bằng tính chất bất đồng nhất trong bản văn của Nietszche này Derrida đưa ra phản biện diễn giải Nietszche của Heidegger và từ đó cũng để phi bác môn thông diễn luận. Tuy nh́n nhận “Quyển sách đồ sộ của Heidegger [quyển Nietszche] thật chẳng đơn giản chút nào trong chủ đề của nó như người ta thường có khuynh hướng không nói ra. Như ta biết, quyển này mở đầu bằng thảo luận về vấn đề ư chí dẫn tới quyền lực như nghệ thuật và về vấn đề “phong thái vĩ đại”,(1) nhưng vấn đề không phải là đơn giản như vậy. Derrida khá thận trọng khi phản biện Heidegger như chính Derrida nh́n nhận: “Tất nhiên, để trở lại với Heidegger, chắc chắn điểm quyết định nhất và khó khăn nhất đó là điểm về ư nghĩa, của cái hiện diện và sự hiện diện. Như tôi đă đề ra, một cách thật khái lược trong bài “Ousia et grammè”, một vấn nạn được đặt ra hay đúng hơn một thứ lưới cho việc đọc những bản văn của Heidegger từ quan điểm này. Đó là một công việc bao la và ở đây mọi sự chẳng bao giờ là đơn giản cả…vấn nạn Heidegger là sự bảo lưu “sâu rộng” nhất và “mạnh mẽ” nhất của cái mà tôi thử đặt thành vấn đề, dưới cái tên tư tưởng của hiện diện.” (2) Chính v́ vậy trước khi đọc cách đọc Nietszche của Heidegger theo Derrida để “ghi chú hay sóng bước”với Heidegger ta không thể không xét tới ra ba lời cảnh báo của Heidegger trước khi diễn giải Nietszche: thứ nhất, đừng để chủ thuyết vị mỹ thuật hàm hỗn làm mờ mắt, v́ chủ nghĩa này thật ra mù đặc về nghệ thuật cũng như về triết học, nên chủ nghĩa này muốn chúng ta đi đến kết luận, chỉ bằng căn cứ vào một vài câu nói của Nietszche được hiểu một cách vội vàng, rằng thời đại của triết gia-nghệ sĩ (philosophe-artiste ) từ nay rộng mở; thứ nh́, phải tránh lầm lẫn “phong cách/viết vĩ đại” (grand style) với cách viết “ngợi ca anh hùng” (heroische-prahlerischen) hào sảng giả tạo Nietszche của lũ thất học tầm thường theo đuôi Wagner [nhà soạn nhạc kịch Đức (1813-1883), kẻ thù của Nietszche về quan điểm nghệ thuật] nhưng lại tự coi ḿnh là “giai cấp có văn hóa”, và Heidegger b́nh luận câu nói của Nietszche cho rằng phong cách/viết này là “nhu cầu của bọn tiểu tư sản mang sẵn tính man dă”; thứ ba, cần phải đọc Nietszche trong tư thế không ngừng tra hỏi lịch sử Tây phương, bằng không sẽ chỉ là nhai lại những tư tưởng cóp nhặt được và sẽ bị lịch sử tuyên án. (3)
Bàn về phong cách/viết của mỹ/nghệ thuật của Nietszche được Heidegger dùng làm phần mở đầu cho quyển Nietszche. Derrida tóm lược quan niệm của Nietszche về nghệ thuật với ba điểm chính yếu Nietszche đưa ra để phản biện Heidegger. Thứ nhất, theo Nietszche, thẩm mỹ cổ điển là thứ thẩm mỹ của những kẻ thụ động, thụ hưởng nên cần phải thay thế bằng một thẩm mỹ của người sản xuất. Trong Gai savoir/Minh trí hoan lạc câu 72 Nietszche phế bỏ thẩm mỹ cổ điển là thứ thẩm mỹ đàn bà bằng thẩm mỹ sản xuất của đàn ông. Theo Derrida, khi Heidegger diễn giải quan niệm này của Nietszche đă không chú ư tới ư định của Nietszche khi nói đến khái niệm “sản xuất” là một khái niệm triết học cổ xưa với nhiều hàm nghĩa khó nhận ra và đưa khái niệm này vào siêu h́nh học theo nghĩa cổ xưa từ Aristote, Kant, cho tới Hegel vẫn dùng. Và điều này chỉ ra sự trái nghịch so với những điều Nietszche bàn về phụ nữ. Thứ nh́, Derrida chỉ ra Heidegger đă không tuân thủ cách “đảo nghịch” (Umdrehung) Nietszche thường dùng khi phản biện siêu h́nh học, nhất là phản bác chủ nghĩa Platon, lộn ngược đầu những mệnh đề Platon đưa ra. Sự không tuân thủ này phục vụ cho quan điểm thông diễn của Heidegger khi cho rằng Nietszche sử dụng sách lược đảo nghịch để “t́m kiếm một cái ǵ khác,”(4) nhưng khi nói đến “cái ǵ khác” vốn không phải là cái đi cặp đôi trong phép đảo nghịch Heidegger thay v́ làm rơ câu hỏi “tai sao” không làm đúng theo phép đảo nghịch của Nietszche lại qui chiếu về một dụ ngôn nổi tiếng “Lịch sử của một sự lầm lẫn” của Nietszche trong quyển Le crépuscule des idoles/Hoàng hôn của những thần tượng. Điều này cho thấy tuy Heidegger đánh giá cao phép đảo nghịch của Nietszche nhưng lại hiểu đảo nghịch theo nghĩa biến đổi và sự biến đổi này theo Derrida dẫn đến sự “quá độ” trong thông diễn, nghĩa là diễn giải Nietszche của Heidegger vượt quá những điều Nietszche phát biểu bằng một “tra hỏi phê phán” tư-tưởng-lại về ư chí tư duy thân thiết nhất của Nietszche” về ư-muốn-nói sâu xa nhất của Nietszche.”(5) Sự quá độ/đà khi thông diễn này cho thấy đó là một hành cử bạo động. Sách lược phản bác Heidegger bằng hủy tạo của Derrida là chỉ ra cái đă bị hủy bỏ hay nén ép trong bản văn khi luận giải. Derrida chỉ ra cái bỉ hủy bỏ hay nén ép đó trong diễn giả của Heidegger là luận giải về thiến hoạn của Nietszche. Derrida lưu ư trong “Lịch sử của một sự lầm lẫn” Nietszche khi bàn về “thế giới thực” đă chỉ nhấn mạnh đến ba chữ “sie wird Weib/ nó [thế giới] trở thành phụ nữ ” nhưng Heidegger đă cố t́nh bỏ qua không nói đến “sie wird Weib”. Derrida trích dẫn những câu số 16, 27, và 29 trong Le crépuscule des idoles/Hoàng hôn của những thần tượng để chứng minh “sie wird Weib” liên kết chặt chẽ trong văn mạch (contexte) của Nietszche chứ không phải là một câu nói bâng quơ. V́ vậy bỏ qua câu nói này là một sự khiên cưỡng, không nhận ra sự chuyển biến hai giai đoạn trong diễn giải về thế giới của Nietszche: giai đoạn đầu là đồng hóa cái tôi – tức triết lư- với chân lư trong câu nói “Tôi, Platon, tôi là chân lư,” qua gai đoạn hai là sự biến chuyển khái niệm chân lư sang “h́nh thức chân lư tự-tŕnh” (5) và đó chính là sự h́nh thành chủ nghĩa Platon được Nietszche đăt tên là “lịch sử của một sự sai lầm”. Nhưng theo Derrida, không phải Nietszche chỉ ngừng ở đó. Từ “sie wird Weib” Nietszche đi tới “sie wird christlich [thế giới] trở thành Ky tô giáo” Điểm cần lưu ư là Nietszche đă đặt trong ngoặc kép “…” những chữ này. Theo văn mạch đó Derrida nối liền vấn đề thiến hoạn đúng như Nietszche đă nói rơ trong đoạn văn ngay sau phần “Lịch sử của một sự sai lầm” được Derrida trích dẫn nguyên văn cho thấy Nhà thờ v́ không kiểm soát được nỗi đam mê của con người nên đă t́m cách diệt đam mê. Nietszche ví von việc này với vị nha sĩ v́ không chữa được cái răng đau nên nhổ quách nó đi cho xong chuyện. Nietszche tố cáo cách “chữa bệnh” này của Ky tô giáo, cho rằng Ky tô giáo đố kỵ đời sống. Hệ luận tất nhiên theo Derrida Ky tô giáo cũng đố kỵ phụ nữ v́ phụ nữ chính là đời sống. Qua phân tích bản văn này của Nietszche trong Le crépuscule des idoles/Hoàng hôn của những thần tượng Derrida chỉ ra tính chất bất đồng nhất (hétérogénéité) trong phong cách/viết của Nietszche: đó là những cách viết chứ không phải chỉ là một cách viết dù cho đó có là “phong cách/viết vĩ đại” như Heidegger đặt tên cho phong cách/viết của Nietszche. Như chúng ta đă biết việc diễn giải bản văn Nietszche từ những năm cuối thế kỷ 20 đă tạo thành “hiện tượng Nietszche” với nhiều khuynh hướng diễn giải khác nhau. Một cách tổng quát có hai khuynh hướng diễn giải Nietszche chính: khuynh hướng hệ thống hóa Nietszche tiêu biểu là Heidegger (Jean Granier trong quyển Le problème de la vérité dans la philosophie de Nietszche chịu ảnh hưởng của Heidegger và Ricoeur) và khuynh hướng chống-hệ-thống-hóa của những nhà diễn giải Pháp (tiêu biểu như Deleuze, Blanchot, Foucault, Derrida và những đệ tử Kofman, Rey và Pautrat). Trong khi đó những chuyên gia Mỹ về Nietszche như Danto, Nehamsa, Magnus, Megill, Shapiro…có khuynh hướng thông diễn Nietszche tuy vẩn muốn đi sát với bản văn nhưng lại hoặc chịu ảnh hưởng hoặc chống lại lối diễn giải của các chuyên gia Đức và Pháp. Trong nhiều thập niên sau thề chiến thứ nh́ giới đọc/viết về Nietszche ở Mỹ v́ quá tin cậy vào Walter Kaufmann (một trí thức Đức di dân) tuy là người có công dịch Nietszche sang Anh ngữ sớm sủa nhất nhưng tŕnh độ triết học rất thô thiển đă diễn giải Nietszche rất nông cạn và nhiều ngộ nhận cho nên chỉ khi ra khỏi cái bóng của Kaufmann giới chuyên gia Mỹ mới bắt đầu có những tiến bộ trong việc khảo sát Nietszche . Năm 1971 Wolfgang Müller-Lauter cho xuất bản quyển Nietszche: Sein Philosophie der Gegensätze und die Gegensätze Seiner Philosophie/Triết lư về mâu thuẫn và mâu thuẫn trong triết lư của Nietszche (7) với khuynh hướng đi sát bản văn (được chính Nietszche cho xuất bản và những bản thảo chưa xuất bản) của Nietszche, nhấn mạnh tới điều kiện cần và đủ khi diễn giải tư tưởng của Nietszche về một số vấn đề nào đó th́ sự diễn giải phải phù hợp với điều ǵ Nietszche thực sự nói ra trong những đoạn văn trích dẫn. Cách diễn giải Nietszche của Wolfgang Müller-Lauter dựa trên quan điểm chủ đạo: Theo Wolfgang Müller-Lauter tuy thực sự có những “mâu thuẫn” hay đối nghịch trong tư tưởng của Nietszche khi bàn về rất nhiều vấn đề quan trọng – chẳng hạn như về ư chí đưa tới quyền lực và siêu nhân - nhưng ít ra những mâu thuẫn này cũng liên quan chặt chẽ tới những cách thức rất có ư nghĩa của điều Nietszche tin tưởng rằng chính những vấn đề này vốn thực sự ở trạng thái mâu thuẫn. Theo Wolfgang Müller-Lauter, quan niệm của Nietszche về ư chí đưa tới quyền lực vốn dĩ gắn chặt mâu thuẫn và đó là nguồn gốc của những mâu thuẫn không thể hóa giải trong triết lư của Nietszche. Tuy vậy cách đọc và viết về Nietszche của Wolfgang Müller-Lauter vẫn nằm trong khuynh hướng hệ thống hóa.
_______________________________
(1) Sđd, 72: Le grand livre de Heidegger est beaucoup moins simple dans sa thèse qu’on n’a tendance en général à le dire. Il s’ouvre, comme on sait, sur le problème de la volonté de puissance en tant qu’art et sur la question du “grand style.”
(2) Positions,75: Naturellement, pour en venir à Heidegger, le point sans doute le plus decisive et le plus difficile reste celui du sens, du présent et de la présence. J’ai proposé, très schématiquement, dans “Ousia et grammè” une problématique ou plutôt une sorte de grille de lecture des texts de Heidegger de ce point de vue. C’est un travail immense et les choses ici ne seront jamais simples…la problématique heideggerienne est la défense la plus “profonde” et la plus “puissante” de ce que j’essaie de mettre en question, sous le titre de pensée de la présence.
(3) Martin Heidegger, Nietszche I: bản dịch Pháp văn của Pierre Klossowsky 117-184.
(4) Éperons, 78: Heidegger ne s’en tient pas, comme on lui fait souvent dire, à ce schéma. Non qu’il l’abandonne purement et simplement…Bien que Nietszche semble ou doive pratiquer souvent l’Umdrehung, il est visible, remarque Heidegger, qu’il “cherche autre chose” (etwas anderes sucht).
(5) Sđd, 82: Heidegger appelle cela une “question critique” (Fragen der Kritk) qui doit se laisser guider par la “re-pensée de la volonté pensante la plus intime de Nietszche”, de son vouloir-dire le plus profond (wenn wir Nietszches inner-stem denkerischen Willen nach-gedacht haben).
(6) Sđd, 86: Le context l’indique clairement, ce qui devient femme, c’est l’idée. Le devenir-femme est un “procès de l’idée” (Fortschritt der Idee). L’idée est une forme de la présentation de soi de la vérité. La vérité n’a donc pas toujours été femme. La femme n’est pas toujours vérité. L’une et l’autre ont une histoire, forment une histoire – l’histoire elle-même peut-être, si la valeur stricte d’histoire s’est toujours présentée comme telle dans le mouvement de la vérité – que la philosophie ne peut à elle seule décrypter, y étant elle-même comprise.
(7) Wolfgang Müller-Lauter, Nietszche: His Philosophy of Contradictions and the Contradictions of his Philosophy, bản dịch tiếng Anh của David J. Parent, nxb University of Illinois Press 1999. Công tŕnh nghiên cứu về Nietszche của Wolfgang Müller-Lauter được trao giải thưởng Freidrich Nietszche của bang Sachsen-Anhalt trong đó có thành phố Naumburg (vốn là nơi Nietszche sinh sống) vào tháng Mười năm 1996. Hiện Wolfgang Müller-Lauter cũng được bổ nhiệm chức giám đốc cai quản Văn Khố Nietszche.
(c̣n tiếp)
(c̣n tiếp)
đào trung
đąo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2013