đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(105)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  Kỳ 101, Kỳ 102,  Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105,   

 

Hủy tạo bản văn của Nietszche, đọc không phải là đi t́m cái được biểu thị siêu nghiệm (signifié transcendental) nằm ngoài bản văn, vượt lên trên bản văn – v́ như Derrida chủ trương không những “il n’y a pas de hors-texte/không có cái ngoài bản văn” [De la Grammatologie] mà “un texte n’est un texte que s’il cache au premier regard, au premier venu, la loi de sa composition et la règle de son jeux/một bản văn chỉ là bản văn khi nó dấu đi cái qui luật cấu thành và qui tắc tṛ chơi của nó đối với người lần đầu đến với nó, chỉ với cái nh́n lần đầu” [La dissemination], có nghĩa đọc là một sự sản xuất sáng tạo tích cực liên tục, đọc với thái độ phê phán v́ bản văn măi măi là bất khả tri, không thể t́m thấy qui luật và qui tắc của bản văn  bằng cách cặm cụi t́m kiếm bí mật của nó v́ bí mật này là không thể tiếp cận. Áp dụng phưong cách đọc này vào bản văn của Nietsche: vực thẳm chân lư cũng là không-chân-lư (non-vérité), vực thẳm của hữu tư/tác cũng là chiếm hữu/phi-hữu tư (appropriation/a-propriation), lời tuyên xưng cũng là sự che dấu có tính chất phúng dụ nên Derrida tự hỏi: Đó phải chăng là điều Nietszche gọi là h́nh thức của cách viết và cái không-nơi-chốn của phụ nữ (le non-lieu de la femme). Derrida cũng nhận xét “ân huệ” (le don) của phụ nữ trong sự chao đảo bất quyết của cho đi/tự dâng hiến để, cho đi/chiếm lấy, để cho chiếm đoạt/tự hữu tư có một giá trị nào đó hay đó cũng là  cái giá của độc dược (coût de poison), giá của pharmakon. Ân sủng cũng là độc dược vậy. Và phải chăng Heidegger đă đặt vấn đề Hữu trong Sein und Zeit dưới cái ân sủng vực thẳm (don abyssal) có tác động đầy bí ẩn của cặp “don-s’endette/ân sủng-hợp đồng giảm nợ, le don sans dette/ban ân mà chẳng phải nợ nần ǵ”? [kiểu chơi chữ Derrida thường dùng “en-“ hiểu như  “sans” v́ có phát âm kề cận, ĐTĐ]. Ngay trong Sein und Zeit khi nói về sự cho đi (Geben) và trao tặng (Gabe) của Hữu trong câu ‘es gibt Sein’ Heidegger cũng tỏ ra không xác quyết về yếu tính của ‘es gibt’ hay một tặng phẩm rơ rệt nào Hữu ban phát. Derrida t́m lời giải thích của Heidegger trong bài thuyết tŕnh Zeit und Sein/Thời và Hữu (1) nhưng vẫn thấy Heidegger thất bại trong việc giải quyết vấn đề này tuy Heidegger cho rằng “Ereignis không phải là một ư niệm tối thượng (der umgreifende Oberbegriff) bao gồm mọi thứ, không phải Hữu và Thời được xếp dưới khái niệm này” và “Bởi, trong chừng mực chúng ta tư duy truy t́m chính Hữu và đi theo cái riêng có (seinem Eigenen) của Hữu, Hữu tự xuất hiện như ban tặng, sự ban tặng này được đón nhận bởi sự giang tay tiếp nhận của thời gian, của  sự chỉ đường của Παρουσία/parousia/hiện đến. Sự ban tặng của hiện diện là tính chất riêng của Ereignen. (Die Gabe von Anwesen ist Eigentum des Ereignens). (2) Theo Derrida, Heidegger thất bại v́ đă tránh không đề cập tới quan niệm của Nietszche về phụ nữ, về những cách viết của Nietszche chỉ ra khi bàn về Ereignis. Theo Derrida, phụ nữ (la femme) hay sự khác biệt phái tính (la différence sexuelle) không có hữu hay yếu tính (essence) cho nên ‘es gibt’ trong câu ‘es gibt Sein’ cũng không có yếu tính, ân sủng, hay sự ban phát của Hữu: “Không có ân sủng của Hữu từ đấy một cái ǵ đó như một ân sủng được xác định (của chủ thể, của thân xác, của giới tính, và những thứ tương tự - ....) để cho nhận thấy được và đặt thành đối nghịch.” (3)

     Derrida kết luận Éperons bằng cách quay trở lại vấn đề cách viết của Nietszche với tiểu đề “Tôi đă bỏ quên cây dù” (4) vốn là mấy chữ ghi chú của Nietszche được được coi thuộc giai đoạn Nietszche viết quyển Die fröhliche Wissenschaft/Minh trí hoan lạc. “Tôi đă bỏ quên cây dù” được Giorgio Colli và Mazzino Montinari là những nguời tổ chức biên tập và xuất bản toàn bộ những bản văn đă xuất bản và chưa xuất bản của Nietszche thành 15 tập Friedrich Nietszche: Kritische Studienausgabe (thường được giới nghiên cứu Nietszche ghi vắn tắt là KSA) đặt làm tiểu tựa đề cho Phần V KSA quyển thứ 9, trang 587. Vấn đề ở đây Derrida muốn truy nguyên, về phương diện thông diễn, là: phải chăng “Tôi đă bỏ quên cây dù” chỉ là một trích dẫn, cũng có thể là một mẫu bản văn được luợc ra từ đâu đó trong các bản văn của Nietszche, hay chỉ là câu nói nghe lóm được đâu đó, hay cũng rất có thể lời mào đầu (le propos) của một câu sẽ được viết ra đâu đó. Không có cách chi chúng ta có thể biết chắc được Nietszche muốn làm ǵ hay nói ǵ khi ghi những chữ này lại, cũng chẳng thể biết Nietszche đă muốn ǵ (5). Derrida t́m kiếm chú giải về câu nói này từ Colli và Montinari nhưng không thấy và hai nhà biên tập bản thảo của Nietszche cũng không cho biết lư do nào lại ghép câu này vào Phần V của KSA tuy họ đă thông báo trong việc chọn lựa và xếp đặt những bản thảo sẽ chỉ giữ lại những ghi chú có liên hệ với những công tŕnh Nietszche đă hoàn tất nên Derrida mỉa mai: “Về mặt này, cái ghi chú của những nhà biên tập đă sắp đặt những bản văn chưa xuất bản là một tượng đài của thuyết miên hành thông diễn luận ở đó mỗi chữ bao phủ với sự im lặng đáng ngại trùng trùng những câu hỏi phê b́nh. Thế nên cần phải cẩn thận suy xét sự im lặng đáng ngại này để rút ra tất cả những câu hỏi chúng ta quan tâm ở đây.”(6) Derrida cũng không quên kể lại giai thoại trong phần Tái bút của quyển Éperons: vào năm 1967 là thời gian KSA đang được tiến hành in ấn Derrida và bạn ông René Laport đă có một cuộc ‘chạm mặt băo táp’ với một thông-diễn-gia (sic) khi hai người, v́ những lư do khác nhau, không đồng ư với vị này khi vị này chế nhạo việc cho in toàn bộ những bản thảo chưa xuất bản của Nietszche qua câu nói cà khịa “Cuối cùng rồi người ta cho xuất bản tuốt luốt cả những mảnh giấy ghi đồ đem giặt và những tờ  nháp vụn của Nietszche thuộc loại “tôi đă bỏ quên cây dù.” (7)

    Mục tiêu của Derrida khi luận về mấy chữ “tôi đă bỏ quên cây dù” của Nietszche: Trước hết để bênh vực quan điểm của chính Derrida về việc diễn giải toàn bộ bản văn của Nietszche rằng : “Nếu như quả thực Nietszche đă muốn nói điều ǵ đó, th́ phải chăng giới hạn của ư chí của việc nói ra, ư chí này như hậu quả của một ư chí đưa tới quyền lực thiết yếu biệt phân, nghĩa là luôn luôn bị chia cắt, gấp nếp, và nhân rộng?”(8) Điều này cũng có nghĩa “bản văn của Nietszche không có tính chất toàn thể, dù cho bản văn đó là đoạn rời và cách ngôn.”(9) Sau đó là để phê phán quan niệm ‘lăng quên Hữu’(Seinvergessenheit) của Heidegger được tŕnh bày trong bài thuyết tŕnh Zur Seinfrage/Về tra vấn Hữu vào năm 1955 trong đó Heidegger viết chữ Sein nhưng gạch chéo X trên chữ này để chỉ ra lăng quên Hữu là cao điểm của hư vô chủ nghĩa xóa bỏ Hữu và “dường như không có sự vật nào như ‘Hữu của (những) hữu’ và có nhắc đến câu “tôi đă bỏ quên cây dù” (nhưng không nhắc đến tác giả của câu nói này là Nietszche) và ví von đó là h́nh ảnh của Hữu bị lăng quên giống như một vị giáo sư triết v́ đăng trí nên đă bỏ quên cây dù của ông đâu đó.(10)

   Derrida nêu ra khá nhiều giả thiết chẳng hạn  phải chăng ‘Rồi có một ngày…’ câu nói bí ẩn này của Nietszche sẽ được giải mă, hay đó cũng chẳng phải là câu nói do chính tay Nietszche viết ra, và rồi có thể người ta sẽ bỏ “…” của câu này với giả thuyết đó không phải “của chính Nietszche”, hay rất có thể Nietszche đă bỏ vào câu nói này một mật mă (code) ít nhiều bí ẩn mà chỉ Nietszche hay một kẻ vô danh nào đó có thể giải nghĩa được. Dù với giả thuyết nào chăng nữa th́ rơ ràng câu nói này là “đọc được” (lisible) và nội dung của nó dường như có tính chất hiểu được thật hiển nhiên (Son contenu paraît d’une intelligibilité plus que plate) vậy mà tại sao người ta vẫn bày ra đủ kiểu thông diễn, giải mă như kiểu “tâm phân học” coi cây dù như biểu tượng của dương vật với giả thiết chúng ta “biết” hay nghĩ rằng chúng ta biết h́nh tượng cây dù có nghĩa ǵ, nhưng thật ra với Freud cây dù không chỉ là một “vật thể tượng trưng” nhưng là ẩn dụ của một ư niệm siêu-tâm-lư, và nhà phân tâm không những nhận ra cây dù thôi mà c̣n nói đến việc quên đối tượng – Derrida đùa cợt – nhà phân tâm này rồi ra có thể khởi hứng cho việc làm chủ nắm vững việc thông diễn, hay ít ra cũng làm cho sự chú tâm diễn giải cạn kiệt, hoặc trên nguyên tắc gia nhập hàng ngũ người đọc bức xúc hay nhà   thông diễn theo hữu thể luận (herméneute ontologiste) đều cho rằng cái câu văn chưa được công bố này là một dụ ngôn có nghĩa, và v́ nghĩ như vậy nên họ cho rằng phải đi thật sâu vào chỗ kín cẩn nhất của tư tưởng tác giả để t́m hiểu. Nhưng theo Derrida, người ta đă quên rằng đó là một bản văn, một bản văn c̣n đấy/lưu lại (un texte en restance), nghĩa là bị bỏ quên, như một dấu vạch, có thể nó như cây dù bị bỏ quên, dấu vạch này làm cho bản văn vuột khỏi mọi tra vấn thông diễn, người ta không c̣n nắm được trong tay. “Sự c̣n đấy, c̣n lưu lại này không bị kéo theo vào bất cứ một lộ tŕnh ṿng tṛn nào, bất kỳ một khởi đầu của riêng nó giữa nguồn gốc và kết thúc của nó. Chuyển vận của nó không có một trung tâm. Bởi nó được cấu trúc để thoát khỏi mọi đồn đoán hiện nay về việc mấy chữ này muốn nói ǵ, nó luôn có thể chẳng muốn nói điều ǵ cả, không có một ư nghĩa có thể định rơ, luôn chơi tṛ chơi phúng dụ với ư nghĩa, được ghép vào chỗ này chỗ nọ bất tận, bên ngoài mọi toàn bộ văn cảnh hay mọi mật mă. V́ có thể đọc được như một thứ được viết ra, cái chưa được công bố này có thể măi măi là một bí mật, không phải v́ nó giữ lại một bí mật nhưng bởi nó chẳng có một bí mật nào hết và giả bộ che dấu một sự thực trong những nếp gấp của nó. Giới hạn này không những được qui định bởi cấu trúc bản văn của nó, để ḥa nhập với cấu trúc này; và chính cái giới hạn này, do tṛ chơi của nó, khiêu khích và hất nhào nhà thông diễn.”(11)

   Để tránh việc ngộ nhận diễn giải trên Derrida cảnh báo: không v́ vậy mà bỏ cuộc trong việc t́m kiếm ư nghĩa của bản văn v́ đó chỉ là lập lại phản ứng thẩm mỹ hóa và hũ nút của nhà thông diễn (la réaction esthétisante et obscurantiste de l’hermeneuein) mà phải xem xét một cách chính xác trong chừng mực có thể được cái giới hạn cấu trúc này, của văn tự như một cái c̣n có đấy, cái c̣n lưu lại (restance) là dấu chỉ của giả h́nh (simulacre), phải đẩy việc đọc chữ (déchiffrement) càng xa được bao nhiêu càng tốt, cho tới chỗ giới hạn này băng ngang và chia cắt một công tŕnh khoa học mà điều kiện của công tŕnh này chính là giới hạn đó, để cho giới hạn này tự mở toang ra, bản văn mở khép như khi ta giương/cụp cây dù. Đó cũng là cách Nietszche thực hành viết: Viết như nhảy múa vỗ tay cười hoan lạc, với ư chí đưa tới quyền lực dù cho trên đầu không có ǵ che chở sấm sét đang nổi cơn thịnh nộ.

_________________________________

(1)     Martin Heidegger, Zeit und Sein, Max Niemeyer Verlag, Tübingen, 1969. Heidegger đoc bài thuyết tŕnh này ngày 31 tháng Giêng 1962 ở đại học Frisburg-im-Brisgau, bản dịch tiếng Pháp Temps et Être của Jean Lauxerois & Claude Roël trong Martin Heidegger, Question III&IV trang 190-268. Derrida vừa đọc nguyên bản tiếng Đức vừa dùng trích đoạn bản dịch bài này của F. Fédier trong tập Endurance de la pensée, 61-63)

(2)     Martin Heidegger, Temps et Être trong Questions III&IV trang 222: Ereignis n’est pas le concept suprême qui comprend tout, et sous lequel être et temps se laissent ranger…Car, dans la mesure où nous pensons en quête de l’être lui-même et suivons ce qu’il a de propre, il s’avère comme la donation, accordée par la porrection du temps, du destinement de Παρουσία. La donation de présence est propriéte de l’Ereignen. Trong bài này Heidegger xác định Ereignis không phải là một biến sự: “Or, l’unique intention de cette conférence ne va-t-elle pas dans le sens de porter au regard l’être lui-même en tant qu’Ereignis? Assurément. À cette seule différence que ce qui est nommé parce mot de “das Ereignis” est tout autre chose qu’un évènement.” Chi tiết này cho thấy Richard Rojcewicz và Danialla Vallega-Neu khi dịch quyển Beiträge zur Philosophie (Vom Ereignis)Das Ereignis đă dịch Ereignis Event cho thấy: hoặc đă hiểu sai nghĩa chữ này theo Heidegger, hiểu chữ này theo nghĩa thông dụng trong tiếng Đức như Günter Figal đă chỉ ra, hoặc có chủ ư b́nh dân hóa trong cách đặt tựa sách theo ư nhà xuất bản để người mua dễ hiểu. Parvis Emad và Kenneth Maly dịch Ereignis là “Enowing” tuy gần với nghĩa Heidegger chỉ định cho chữ này nhưng “Enowing” có dáng vẻ của một từ mới được đặt ra (neologism) quá xa lạ với người đọc b́nh thường.

(3)     Épereon, 120: Il n’y a pas de don de l’être à partir duquel quelque chose comme un don déterminé (du sujet, du corps, du sexe at autres choses semblables – …..) se laisse appréhender et mettre en opposition.

(4)     Éperons, 122: “J’ai oublié mon parapluie”

(5)     Sđd, 122: Nous n’avons aucun moyen infaillible de savoir où le prélèvement a eu lieu, sur quoi la greffe aurait pu prendre. Nous ne serons jamais assurés de savoir ce que Nietszche a voulu faire ou dire en notant ces mots. Ni même s’il a voulu quoi que ce fût.

(6)     Sđd, 123-124: À cet égard, la note des éditeurs qui ont classé ces énédits est un monument de somnambulisme herméneutique don’t chaque mot recouvre avec la tranquillité la plus souciante une fourmillière de questions critiques. Il faudrait la passer au cible pour fair le relevé de tous les problèmes qui nous occupant ici.

(7)     Sđd, 138: P.S. Roger Laport me rappelled une rencontre orageuse – il y a plus de cinq ans et je ne peux en rapporter ici la circonstance – au cours de laquelle nous avions eu tous deux à nous oppose, pour d’autres raisons, à tel herméneute qui, au passage, prétendit tourner en dérision la publication de tous les inédits de Nietszche: “ils finissent par publier ses notes de blanchisseuse et des déchets du genre “j’ai oublié mon parapluie”.

(8)     Sđd, 132: Si Nietszche avait voulu dire quelque chose, ne serait-ce pas cette limite de la volonté de dire, comme effet d’une volonté de puissance nécessairement différentielle, donc toujours divisée, pliée, multipliée?

(9)     Sđd, 134: Autant dire qu’il n’y aurait plus de “totalité du texte de Nietszche”, fût-elle fragmentaire et aphoristique.

(10) Martin Heidegger, Questions III & IV, Contribution à la question de l’être, bản tiếng Pháp của Gérard Granel, 238: Ainsi a-t-on représenté, de mille façons, l’ “oublie de l’être” comme si l’être, pour prendre une image, était le parapluie que la distraction d’un professeur de philosophie lui aurait fait abandonner quelque part.

(11) Éperons, 130-132: Cette restance n’est entrainée en aucun trajet circulaire, aucun itinéraire propre entre son origine et sa fin. Son movement n’a aucun centre. Struturellement émancipée de tout vouloir-dire vivant, elle peut toujours ne rien vouloir-dire, n’a aucun sens décidable, jouer parodiquement au sens, se déporter par greffe, sans fin, hors de tout corps contextual ou de tout code fini. Lisible comme un écrit, cet inédit peut toujours rester secret, non qu’il détienne un secret mais parce qu’il peut toujours en manqué et simuler une vérité cachée dans ses plis. Cette limite est prescrite par sa structure textuelle, se confond aussi bien avec elle; et c’est elle qui, de son jeu, provoque et désarçonne l’herméneute.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2013