đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(107)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  Kỳ 101, Kỳ 102,  Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105,  Kỳ 106, Kỳ 106,       

 

Phản bác thông diễn Nietszche của Heidegger được Derrida tiếp nối sau Otobiographies, l’enseignement de Nietszche et la politique du nom proper nhân dịp tham dự cuộc hôi thảo ‘Văn bản và diễn giải’ ở Học viện Goethe ở Paris vào tháng Tư, 1981 do Philippe Forget, giáo sư đại học Sorbonne tổ chức (1) nhằm tạo ra cuộc Auseiandersetzung/định vị giữa Hans-Georg Gadamer và Jacques Derrida, tức là giữa thông diễn luận triết học và hủy tạo. Gadamer mở đầu hội thảo với bài Text und Interpretation (2) trong đó Gadamer nhân dịp tŕnh bày những nguyên tắc thông diễn luận triết học của ḿnh để nói đến động cơ thúc đẩy tạo nhịp cầu tranh luận với Derrida là “thiện chí để tiến tới hiểu biết” (good will to understand). Trong bài trả lời Three Questions to Hans-Georg Gadamer (3) sau ngày đầu dự hội thảo, nghe Gadamer đọc bài thuyết tŕnh và sau đó là thảo luận của những người tham dự hội thảo, Derrida đặt nghi vấn về mục tiêu của cuộc hội thảo, liệu đây có đúng là tranh luận, phản biện, và truy cứu vào những “đối tượng không thể truy t́m của tư tưởng (unfindable objects of thought) như một tham dự viên đă phát biểu không? Thế nên, để đáp lời Gadamer, Derrida đưa ra ba câu hỏi: thứ nhất phải chăng “thiện chí để tiến tới hiểu biết” là một định đề vô điều kiện, định đề này giả thiết ư chí là một h́nh thức của tính chất vô điều kiện, coi đó là phương sách cuối cùng, khẳng quyết tối thượng của ư chí. Câh hỏi cùa Derrida là: phải chăng “thiện chí để tiến tới hiểu biết” có thuộc về điều Heidegger gọi đúng tên là “sự qui định Hữu của (những) hữu như Ư chí, hay chủ quan tính ư chí” không, và ư chí này là của một thời đại riêng biệt của siêu h́nh học v́ như Kant đă chỉ ra chẳng có cái ǵ tuyệt đối tốt trừ thiện chí? Thứ nh́, nếu ư chí là điều kiện cho sự đồng ḷng dù cho có bất đồng đi nữa, có phải ư chí đó được dùng để đưa thông diễn luận tâm phân học vào thông diễn luận tổng quát như Gadamer chủ trương không? Câu hỏi thứ ba là về cấu trúc ngầm của thiện chí: về điều kiện tiên quyết có tính chất định đề (axiomatic precondition) của Verstehen/Am hiểu trong diễn ngôn  diễn giải của Gadamer thay v́ đó là sự tiếp nối của tương quan lại là cắt đứt tương quan? Trong những câu hỏi nêu ra này Derrida cho người nghe ngầm hiểu “Thiện chí để tiến tới hiểu biết” chẳng qua chính là “Thiện chí để tiến tới Quyền lực” như Nietszche chủ trương. Bất chấp trả lời ba câu hỏi nêu ra ở trên của Gadamer nhằm đặt những tuyên bố của Derrida trong khuôn khổ của những nguyên lư và mặc định phổ quát của thông diễn luận như Gadamer chủ trương, Derrida cắt đứt tranh luận bằng bài thuyết tŕnh “Diễn giải Chữ kư (Nietszche/Heidegger) với hai Câu hỏi.”(4) Hai câu hỏi/vấn đề Derrida nêu ra là: về cái tên của Nietszche, và về tính chất toàn thể của tư tưởng Nietszche. Như chúng ta đă thấy trong những phần trên, việc đọc/viết Nietszche của Derrida, đúng theo tinh thần của hủy tạo, tuy là đoạn rời nhưng vẫn được tiếp nối ở những thời khoảng khác nhau. Và v́ quan niệm bản văn của Nietszche không có toàn thể tính (totalité), không có chân lư của tư tưởng Nietszche, dù cho công tŕnh nghiên cứu Nietszche của Derrida có bề dầy đáng kể, Derrida không bao giờ cho xuất bản một quyển sách mang tựa đề Nietszche hoặc khảo về triết lư của Nietszche như Heidegger và nhiều triết gia, học giả khác đă làm.  

   Một lần nữa (Sau ÉperonsOtobiographie) Derrida quay trở lại quyển Nietszche (Gadamer từng ca ngợi tác phẩm này của sư phụ là một kiệt tác thông diễn luận) của Heidegger để chỉ ra con đường thông diễn luận của Heidegger đă tiến hành ra sao, Heidegger đă v́ mục tiêu muốn coi Nietszche như nhà siêu h́nh học cuối cùng của triết học phương Tây nên đă bạo động trong diễn giải bằng cách cắt xén những trích dẫn Nietszche, loại bỏ cái tên và cuộc đời Nietszche. Derrida ngay từ De la grammatologie Marges de la philosophie đă bất đồng với h́nh tượng Nietszche do Heidegger đưa ra. 

   Về câu hỏi/vấn đề thứ nhất về cái tên – chủ đề này chiếm phần lớn bài thuyết tŕnh – Derrida trở lại tra vấn Heidegger qua Chương 2 “Qui hồi Vĩnh cửu của cái Cùng Một” và Chương 3 “Ư chí đưa tới Quyền lục như Tri thức”, nhất là phần “Khái niệm về Hỗn mang/ The concept of Chaos” và “The Alledged Biologism of Nietszche/Thuyết Chủ sinh học được cho là của Nietszche”  trong quyển Nietszche.  Nhận xét trước tiên của Derrida là: Trong cùng khắp bản văn thông diễn Nietszche về Ư chí đưa tới Quyền lực như Tri thức và Qui hồi Vĩnh cửu của cái Cùng Một của Heidegger ta đều nhận ra Heidegger chỉ dùng một hệ thống đọc tập trung và thu góp, nhắm tới việc gộp chung tính chất đơn nhất và độc nhất của tư tưởng Nietszche để chứng minh tư tưởng Nietszche là đỉnh cao – cũng là chung cuộc – của siêu h́nh học phương Tây. (5) Derrida cho rằng nếu ta nh́n vào phía sau của cách đọc Nietszche này của Heidegger ta nhận ra “những cơ sở của một cách đọc siêu h́nh học phương Tây nói chung (the foundations of a general reading of Western metaphysics)” và Derrida dặt câu hỏi về cách đọc này: “Trong chừng mực nào lối diễn giải của siêu h́nh học trong toàn thể tính và như một toàn thể của nó chứa đựng một quyết định diễn giải về tính chất đơn nhất hay cá biệt của tư duy? Và trong chừng mực nào quyết định diễn giải này cũng giả thiết một quyết định về “tiểu sử,”, về cái tên riêng, về tự truyện, và về chữ kư – về sách lược của chữ kư?’ (6) Ư Derrida muốn nói tới việc Heidegger đă khiên cưỡng loại bỏ những yếu tố này trong thông diễn Nietszche. Theo Heidegger, cái quyết định về tính chất đơn nhất/quán của triết lư của Nietszche không do Nietszche định đoạt, cũng không được tạo thành “bởi cuộc đời của Nietszche, dù b́nh thường hay bệnh hoạn” nhưng do từ “tính chất đơn nhất/quán của siêu h́nh học phương Tây, do đó các yếu tố như tiểu sử, tự truyện, cái tên riêng, những tên riêng, những chữ kư vân vân và vân vân chỉ có tầm mức quan trọng không đáng kể, không thiết yếu giữ vị trí nào trong lịch sử siêu h́nh học. Derrida muốn đi sâu vào nhận định này của Heidegger bằng cách tuân thủ những tiêu chí về đọc theo cách cổ điển là t́m về những khởi đầu và hơn thế nữa, trước cái khởi đầu của của nó, ở chỗ khởi đầu của bài Tựa quyển Nietszche. Dĩ nhiên bài Tựa này được Heidegger viết sau chót, quyển Nietszche là tập hợp những bài thuyết tŕnh của Heidegger trải dài trong mười năm từ 1936 tới 1946. Derrida nhắc mọi người lưu ư tới những thời điểm này v́ chúng có liên hệ về lịch sử-chính trị và định chế (historic-political and institutional field of presentation) trong việc tŕnh bày của Heidegger. Heidegger viết bài Tựa năm 1961 để biện minh việc xuất bản tuyển tập những bài viết bằng cách qui chiếu về tính chất nhất quán thiết yếu của quyển sách như một toàn thể: “Việc xuất bản này, đă được suy xét kỹ (nachgedacht) như một toàn thể (als Ganze) hẳn sẽ cung cấp một cái nh́n thoáng về con đường tư tưởng tôi đă theo đuổi giữa thời khoảng từ năm 1930 cho tới thời điểm năm 1947 của quyển Thư về chủ nghĩa Nhân bản.” Theo Derrida, lời tuyên bố này của Heidegger có hai nghĩa: theo nghĩa thứ nhất th́ tính nhất quán, là một, của việc xuất bản và việc giảng dạy này, cũng là sự nhất quán của con đường tư tưởng của Heidegger ở một thời điểm quyết định và được vạch lại trên lộ tŕnh mười lăm năm. Nhưng câu nói này cũng đồng thời có nghĩa tính chất nhất quán trong diễn giải Nietszche của Heidegger, tính chất nhất quán của của siêu h́nh học phương Tây diễn giải này qui chiếu tới, và tính chất nhất quán của con đường tư tưởng của Heidegger là bất khả phân ly, và người ta không thể chỉ hiểu câu nói theo một nghĩa. Derrida hỏi: Vậy th́ trong bài tựa này những chữ/từ đầu nhất là những chữ/từ nào, ta t́m thấy ǵ trong câu viết đầu tiên này? Vắn gọn, ta t́m thấy hai thứ, và cả hai thứ này đều có liên quan tới tên của Nietszche. Trước hết là việc cái tên này được đặ trong “— ” (ngoặc kép), thứ hai là việc Heidegger kiên định “cứu vớt” Nietszche ra khỏi sinh phần đặc biệt của Nietszche.  

      ______________________________________

 

(1)    Dialogue & Deconstruction, edited by Diane P. Michelfelder & Richard E. Palmer, State University Press, 1989.

(2)    Sđd, 21-51: Hans-Georg Gadamer, Text and Interpretaition.

(3)    Sđd, 52-54: Jacques Derrida, Three Questions to Hans-Georg Gadamer.

(4)    Sđd, 58-71: Jacques Derrida, Interpreting Signatures (Nietszche/Heidegger): Two Questions.

(5)    Sđd, 58: In each instance, a single system of reading is powerfully concentrated and gathered together. It is directed at gathering together the unity and the uniqueness of Nietszche’s thinking, which, as a fulfilled unity, is itself a fair way to being the culmination of occidental metaphysics.

(6)    Sđd, 59: To what extent does this interpretation of metaphysics in its totality and as a whole contain an interpretive decision about the unity or singularity of thinking? And to what extent does this interpretative decision also presuppose a decision about the “biographical,” about the propre name, the autobiographical, and about signature – about the politics of signature?

 

 


Chữ kư của Jacques Derrida trên trang đầu (front page)

quyển Marges de la philosophie nhân dịp đến UC Irvine

đọc bài ‘Mémoires pour Paul de Man’ ngày 10 tháng 4, 1984.

 

 

(c̣n tiếp)

Đào trung đąo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2013