đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(103)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  Kỳ 101, Kỳ 102,  Kỳ 103,  

 

Trong cụm từ đồ họa âm hộ (graphique de l’hymen) chữ hymen được Derrida giải nghĩa cặn kẽ trong bài ‘La double séance’  khi hủy tạo bản văn ngắn Mimique của Mallarmé (1) và được Derrida tóm lược trong Positions : khi phân tích trong những bản văn hủy tạo đưa vào những vết vạch (marques) là những đon vị không thể quyết định ư nghĩa là ǵ (des indécidables) chẳng hạn như “pharmakon không phải là thuốc trị bệnh cũng chẳng phải là thuốc độc, chẳng phải cái thiện cũng không là cái ác, không phải cái bên trong cũng chẳng phải cái bên ngoài, không phải lời nói cũng chẳng phải là văn tự; cái bổ túc chẳng phải một cái thêm vào hay một cái bớt đi, chẳng phải một cái bên ngoài cũng chẳng phải cái phụ vào của một cái ở bên trong, chẳng phải là một một ngẫu nhiên cũng không là một yếu tính, v.v…hymen chẳng phải là sự hỗn nhập cũng chẳng là sự tách bạch, không phải là đồng nhất cũng chẳng là khác biệt, chẳng phải là sự tiêu thụ cũng chẳng là sự trinh tiết, không phải mà cái màn che cũng chẳng phải là sự vén mở, không phải là cái bên trong cũng chẳng là cái bên ngoài, v.v…”(2) Như vậy khi Derrida đưa cái ‘graphique de l’hymen’ vào bản văn của Nietszche để chỉ ra ư nghĩa của bản văn này là bất quyết. Theo Derrida, bản văn của Nietszche được ‘graphique de l’hymen’ làm sôi động, và hymen hay pharmakon này làm cho vấn đề ‘propre/riêng ta’ thành bất khả như trong La dissémination khi Derrida cho rằng câu hỏi về sở hữu là không có câu trả lời: khi người đàn ông lấy màng trinh hay khi người đàn bà cho đi màng trinh chẳng bên nào chiếm hữu được chính cái màng trinh đó: chẳng có cái ǵ được lấy mất hay được cho đi cả, ‘hymen’ chỉ hiện hữu trong sự bất quyết giữa cho và lấy v́ ‘hymen’ccó nghĩa kép vừa là ‘màng sử nữ’ vừa là ‘hôn nhân’: trong nghĩa thứ nhất ‘hymen, như kẻ bảo vệ trinh tiết trong chừng mực ‘hymen’ theo nghĩa thứ nh́ vẫn c̣n nguyên vẹn.

   Về chữ ‘propriation’ Derrida dùng trong cụm từ ‘procès de propriation’: chữ này (3) theo chúng tôi nghĩ Derrida đặt ra từ gốc chữ ‘propre’ khi dùng như tính từ có nghĩa thuộc về riêng một người nào để tạo thành chữ ‘propriation’ như một danh từ chỉ diễn tŕnh biến thảnh của riêng, và do vậy chúng tôi chuyển ngữ là ‘hữu tác’, tuy không coi đă diễn tả được hoàn toàn nghĩa của chữ này theo như cách hiểu của Derrida với nghĩa tương tự như nhưng chữ tiếng Đức như chính Derrida đă nêu ra Eigentlichkeit, Eigen Ereignis. Nhưng vấn đề ở đây cần nêu ra là: khi phê phán quan niệm về chân lư của Heidegger như sự tương tác giữa Hữu và Tại hữu dường như việc Derrida đọc Heidegger chỉ giới hạn ở những tác phẩm Heidegger cho xuất bản trước năm 1970. Chúng tôi nhắc đến chi tiết này v́ Beiträge zur Philosophie (Vom Ereignis) tuy Heidegger hoàn tất ở giai đoạn 1936-1938 nhưng sinh thời Heidegger chưa cho xuất bản, phải măi đến năm 1989 khi in Gesamtausgabe GA quyển này mới được xuất bản và được xếp vào Phân mục III ‘Những khảo cứu chưa xuất bản’ với mă số GA65. Thêm nữa, quyển Das Ereignis Heidegger hoàn tất vào khaỏng 1941-42 nhưng măi đến 2009 mới được xuất bản được ghi số thứ tự GA71. Nêu chi tiết này ra chúng tôi không có ư nói sự phê phán của Derrida về Ereignis là khiếm khuyết nhưng quả thật là chưa đầy đủ đúng như Derrida đă tiên liệu “c̣n lâu người ta mới khai thác hết được trong đó những ngọn nguồn để phê b́nh.”

Ở giai đoạn Sein und Zeit Heidegger ngừng lại ở phân tích mối liên hệ Ereignis gữa Hữu/Tại hữu. Nhưng từ sau ‘buớc ngoặt’ đánh dấu bởi Beiträge Heidegger khai triển Ereignis/Hữu tác theo một hướng mới không chỉ cho đó là mối quan hệ tương tác giữa Hữu và Hiện thể nhưng mở rộng quan niệm về Ereignis, coi chân lư là khám phá của ngôn ngữ: triết gia và thi sĩ qua kinh nghiệm lắng nghe tiếng gọi của Hữu và lên tiếng đáp lời, việc đáp lời này được biểu đạt bằng ngôn từ triết học và thi ca.(4)  Như thế có thể cho rằng Heidegger quan niệm tư tưởng là sự khám phá ngôn ngữ. Trong nhiều bản văn từ những thập niên 30s thế kỷ trước Heidegger t́m cách diễn dịch những khái niệm triết học cổ điển bằng một ngôn ngữ mới, không theo từ ngữ triết học cổ điển để ư nghĩa mới được phơi lộ. Đây có thể coi là giai đoạn chót của ‘giải cấu’, rơ ràng nhất trong bài thuyết tŕnh ‘Nguyên lư của Đồng nhất tính’ được Heidegger đọc vào dịp kỷ niệm 100 năm của đại học Freiburg vào tháng 6, 1957 (sau được in trong Identität und differenz, GA11). Trong bài này Heidegger nhấn mạnh đến yếu tính của sự nối kết như sự nối kết giữa đất và trời vừa rộng mở vừa bị che dấu, và để mô tả được sự nối kết này ta phải dùng nguyên lư kép chứ không thể áp dụng nguyên lư đồng nhất. Heidegger giải thích ư tưởng này dựa trên một câu nói của Parmenides cho rằng tư tưởng (νοεîν) và Hữu (εîναι) cùng là  một (τ̣ αύτό), ‘cùng là một’ ở đây theo Heidegger có nghĩa ‘cùng thuộc về’, diễn giải rộng ra có nghĩa ‘sự thuộc về Hữu ngự trị trong chốn nhân gian, một sự thuộc về trong lắng nghe Hữu,” nói cách khác tư tưởng và Hữu chỉ hiện hữu nối kết trong lắng nghe. Nghĩa của Ereignis cần phải được thấu hiểu trong mạch tư tưởng này, v́ chính Ereignis là mối quan hệ nói trên. Günter Figal giải thích nghĩa Ereignis: “Đối với Heidegger chữ này có nhiều nghĩa khác nhau. Trước hết ông ta có ư nói đến động từ cổ eräugen và hiểu là ‘nh́n thấy một vật nào đó, mời gọi một vật nào đó qua việc nh́n” (Beiträge, 242; GA11, 45). Hiểu theo nghĩa này, Ereignis là sự thấy Hữu được hoàn tất khi tư tưởng. Sau đó, chữ này nhắc ta về tính chất “thuộc về ḿnh” (Eigentum), về sự “thuộc về” (zu eigen sein), và như thế chỉ ra rằng tư tưởng, do thuộc về Hữu, “thích đáng” (übereignet) với Hữu (Beiträge’ 289; GA11, 39). Cuối cùng, trong cách dùng thông thường theo ngữ học, chữ này mô tả sự cố của sự cùng-thuộc-về của tư tưởng và Hữu; sự thuộc về này không phải đơn giản là hiện hữu như thế, nhưng đúng ra là liên tục “xảy ra” một cách khác nhau.”(5)

   Trở lại diễn tŕnh phản bác Heidegger của Derrida: Trong bài ‘Ousia et grammè’ khi phê b́nh sự phân chia thời gian tính ra thời gian nguyên ủy (originaire) và thời gian phụ thuộc của Heidegger trong Sein und Zeit Heidegger cho rằng sự chuyển sang từ nguyên ủy sang phụ thuộc là một sự sa đọa (chute) và gọi thời gian nguyên ủy là thời gian tính chính thực (temporalité d’authentique) hay đích thực (propre/eigentlich) và thời gian phụ thuộc là thời gian tính không chính thực (temporalité d’inauthentique) hay không chính đáng (improper) Derrida trong ghi chú về chữ ‘propre’ đă hiểu chữ này đồng nghĩa với chữ ‘eigentlich’ trong tiếng Đức.(6) Tưởng cũng cần nhắc lại điểm xương sống trong phê phán Heidegger của Derrida cũng là việc việc tách khỏi (écart) Heidegger của Derrida trước khi đi xa hơn về ‘propriation’ trong Éperons. Trong Positions Derrida xác định rơ ràng: “Tôi vẫn giữ nguyên ư, như các bạn [Jean-Louis Houdebine và Guy Scarpetta] đă nhắc đến trong câu hỏi của các ban, rằng bản văn của Heidegger đối với tôi là đặc biệt quan trọng, bản văn này thiết lập một sự tiến tới chưa từng lộ rơ, một sự tiến tới không thể đảo ngược và c̣n lâu người ta mới khai thác hết được trong đó những ngọn nguồn để phê b́nh. Đă biết như thế rồi – ngoài những lư do này nọ ra và, theo tôi nghĩ, về phần lớn các phương diện, cái ǵ tôi viết ra, có thể nói như vậy, không giống với một bản văn theo ḍng dơi Heidegger (ở đây tôi không thể phân tích dài ḍng hơn được) – tôi đánh dấu, một cách thật minh bạch và, người ta có thể kiểm chứng điều này trong tất cả những khảo luận tôi đă xuất bản, có một sự tách khỏi đối với vấn đề của Heidegger. Sự tách rời này đặc biệt liên hệ tới những khái niệm về nguồn gốc và về sự sa đọa mà chúng ta vừa nói tới. Và, ở những chỗ khác, tôi đă phân tích nhân khi nói về thời gian, về “chân trời siêu nghiệm của vấn đề hữu” trong Sein und Zeit, nghĩa là ở một điểm quyết định về sách lược. Sự tách rời này cũng xảy ra, một cách tương liên, về giá trị của ‘riêng ḿnh’ (tính chất riêng, lấy làm của riêng, dành riêng, toàn thể họ hàng của nhưng chữ Eigentlichkeit, Eigen, Ereignis)  là cái có lẽ là sợi chỉ xuyên suốt liên lỉ nhất và khó nắm bắt nhất của tư tưởng Heidegger.”(7)

   Derrida tiếp nối phê phán quan niệm về chân lư của Heidegger trong Éperons dựa trên ‘procès de propriation’ (Derrida giúp người đọc hiểu chữ này bằng cách giải nghĩa gián tiếp rằng nghĩa chữ này tương tự như ‘appropriation’, ‘expropriation’ ‘prise’, maîtrise, servitude’) trong bản văn của Nietszche: Derrida cho rằng việc đọc Nietszche của Heidegger ‘hư máy/nằm ụ’ (giọng điệu của Derrida trong Éperons nhiều đùa cợt đùa mỉa mai) – ‘nhưng chúng ta đă bắt đầu ngay từ những bí mật của việc nằm ụ này’ bỏ qua vấn đề phụ nữ khi bàn về chân lư (8), và nêu nghi vấn phải chăng vấn đề này rất có thể không c̣n là một vấn đề nữa v́ phải chăng vấn đề về sự khác biệt giới tính đă chẳng được đặt ra như một vấn đề hữu thể học cá biệt được gom dưới hữu thể học tổng quát hay hữu thể học nền tảng? Theo Derrida ‘cách viết chọc thủng’ của Nietszche khi viết về phụ nữ chỉ ra sự đối nghịch giữa đúng/chân lư (vrai) và không đúng/không phải chân lư (non-vrai) trở thành không thể quyết đoán được nữa v́ nó thiết lập cách đóng/mở ngoặc kép “…” cho tất cả những khái niệm phụ thuộc vào hệ thống của sự khả quyết triết lư (système de décidabilité philosophique), phế bỏ dự án thông diễn vốn giả thiết bản văn có một ư nghĩa đúng thực. Trở lại ‘procès de propriation’ nhiều chỗ trong bản văn của Nietszche chỉ ra phụ nữ khi th́ chỉ là phụ nữ khi dâng hiến, trong lúc tự dâng hiến, trong khi người đàn ông nắm lấy, sở hữu, lấy làm của riêng, khi th́ ngược hẳn lại phụ nữ trong khi dâng hiến là dâng hiến để (se donner pour), giả bộ và cũng tự tin chắc ḿnh làm chủ sự chiếm hữu. Theo Derrida ‘để’ ở đây có nghĩa trong khi mất đi ‘của riêng’ (le proper) cho đi nhưng vẫn pḥng hờ giữ lại cho nên làm thay đổ tất cả mọi dấu chỉ của sự khác biệt giới tính. Người phụ nữ và người đàn ông đổi vị trí, trao đổi nhau mặt nạ hoài hủy như Nietszche đă viết trong Menschliches, Allzumenschliches câu 412 (9): Theo Nietsche, tham vọng và ḷng kiên hănh của đàn ông tuy lớn hơn sự tinh khôn của phụ nữ nhưng “Phụ nữ đă biết nắm chắc thế thương phong bằng sự qui phục (Unterordnung) của ḿnh, nghĩa là chủ động (Herrschaft).” Derrida cho rằng “ Nếu sự đối nghịch giữa cho đinắm lấy, giữa sở hữu và bị sở hữu là một thứ ‘mồi nhử siêu nghiệm’ (leurre transcendental) do đồ họa âm hộ tạo ra v́ vậy ‘‘procès de propriation’ vuột khỏi mọi biện chứng cũng như mọi tính chất khả quyết hữu thể luận.”(10) V́ “‘procès de propriation’/diễn tiến riêng ḿnh” tổ chức, xếp đặt toàn thể diễn tŕnh của ngôn ngữ hay sự trao đổi biểu trưng nói chung kể cả những phát biểu hữu thể luận (énoncés ontologiques ) cho nên  tính chất không thể quyết đoán của vấn đề về cái ‘riêng ḿnh’ đặt ra giới hạn cho mọi tra vấn hữu thể học hiện tượng luận hay từ nghĩa-thông diễn luận (interrogation onto-phénoménologique ou semantic-herméneutique), vấn đề ư nghĩa hay chân lư của Hữu không có khả năng giải quyết vấn đề ‘của riêng ḿnh’ (proper). Nói vậy không có nghĩa việc đọc Nietszche hoàn toàn loại bỏ vấn đề Hữu, đúng ra  giới hạn này chỉ rơ vấn đề ‘của riêng ḿnh’ không phụ thuộc vào vấn đề Hữu, và vấn đề này cũng không thể trả lời một cách trực tiếp. Derrida phê phán Heidegger đă không biết đến giới hạn này, và trong suốt lộ ttŕnh thông diễn chân lư của Hữu của Heidegger có một ‘kẽ hở’ nào đó (une certaine déhiscence) sẵn sàng mở toang ra.

_________________________________

(1)     Jacques Derrida, La dissémination, 217-347.

(2)     Jacques Derrida, Positions, 58: le pharmakon n’est ni le remède, ni le poison, ni le bien ni le mal, ni le dedans ni le dehors, ni la parole ni l’écriture; le supplément n’est ni un plus ni un moins, ni un dehors ni le complément d’un dedans, ni un accident, ni une essence, etc.; hymen n’est ni la confusion ni la distinction, ni l’identité ni la différence, ni la consommation ni la virginité, ni le voile ni le dévoilement, ni le dedans ni le dehors, etc…

(3)     nếu t́m trong tự điển cả Pháp lẫn Anh ngữ quả thực không thấy có chữ trong hầu hết các tự điển này ngoại trừ trong The  Oxford English Dictionary với ghi chú chữ này rất ít khi được dùng và có nghĩa tương tự như chữ ‘appropriation’ có nghĩa ‘hành vi làm hay điều kiện của việc bị làm thành của ḿnh’, và phần lớn những thí dụ quyển tự điển này nêu ra đều liên quan tới ngôn từ pháp luật.

(4)     Günter Figal, Heidegger Lesebuch (bản Anh ngữ The Heidegger Reader của Jerome Veith, nxb Indiana University Press 2007, trang 29-30: The word has multiple meanings for Heidegger. First, he indicates the old verb eräugen and reads in this “to catch sight of, to call something to oneself through looking (p.292, GA11,45). Understood as such, Ereignis is the sight of Being that is accomplished in thinking. Furthermore, the word reminds one of “property” (Eigentum), of “belonging” (zu eigen sein), and thus indicates that thinking, by belonging to Being, is “appropriated” (übereignet) to it (p.289; GA 11, 39). Finally, in its common linguistic usage, the word describes the occurrence of the belonging-together of thinking and Being; this belonging does not simply exist, but rather continually “occurs” differently. (Günter Figal hiện là giáo sư Triết chuyên về Husserl và Heidegger ở đại học Freiburg, Đức)

(5)     Quả đúng như nhận xét của Derrida Ereignis ‘là sợi chỉ xuyên suốt và khó nắm bắt nhất của tư tưởng Heidegger,” v́ ngay việc hiểu và chuyển ngữ Ereignis sang Pháp hoặc Anh ngữ cũng đă gây những bất đồng giữa các chuyên gia về Heidegger và những người dịch sách Heidegger. Về phía những chuyên gia và dịch giả người Pháp Ereignis được để nguyên tiếng Đức trong bản dịch (chẳng hạn Jean Beaufret và François Fédier trong bản dịch Zeit und Sein/Temps et Être (Questions IV, 191-276) hay Françoise Dastur (Heidegger, 250-254 và Heidegger et la pensée à venir, 189-206.) Về phía những chuyên gia và dịch giả Mỹ việc dịch Ereignis sang tiếng Anh không có sự đồng thuận. Đơn cử vài thí dụ : William J. Richardson trong Heidegger: Through Phenomenology to Thought (1963) trang 614 dịch Ereignis là ‘e-vent’ tuy cho rằng ‘e-vent’ không có hy vọng giữ được sắc thái của Ereignis; Thomas Sheehan trong bài’Facticity and Ereignis’ in trong quyển Interpreting Heidegger, trang 42-68 sau khi giảng nghĩa cặn kẽ đă để nguyên không dịch Ereignis sang tiếng Anh giống như những học giả Pháp; Theodore Kisiel trong The Genesis of Heidegger’s Being & Time cũng như Joseph J. Kockelmans trong On the Truth of Being dịch Ereignis là ‘properizing event, appropriating event’; Reiner Schürmann trong Heidegger on Being and Acting: From Principles to AnarchyBroken Hegemonies dịch Ereignis là ‘event of appropriation’. Trường hợp hai dịch giả Parvis Emad và Kenneth Maly khá đặc biệt khi dịch quyển sách chính của Heidegger nói về EreignisBeiträge zur Philosophie (Vom Ereignis) sang Anh ngữ là Contributions to Philosophy (From Enowning) do Indiana University Press ấn hành năm 1999 [dịch Ereignis là “Enowning’] - và đưa ra giải thịch tại sao lại dịch như vậy trong gần 3 trang trong phần Tựa của Dịch giả. Đến năm 2012 Indiana University Press lại cho xuất bản bản dịch Anh ngữ Beiträgr zur Philosophie (Vom Ereignis) của Richard Rojcewicz và Daniela Vallega-Neu với tựa đề Contributions to Philosophy (Of the Event) mà không đưa ra lời giải thích tại sao dịch Ereignis là ‘event’; mới đây, năm  2013 Indiana University Press cho ra mắt bản dịch quyển Das Ereignis, GA71 của Heidegger do Richard Rojcewicz chuyển ngữ với tựa đề The Event.

(6)     Jacques Derrida, Marges de la philosophie, trang 74, chú thích số 26: L’originaire, l’authentique est determine comme le propre (eigentlich), c’est-à-dire le proche (propre, proprius), le présent dans la proximité de la présence à soi. On pourrait montrer comment cette valeur de proximité et de présence à soi intervient, au début de Sein und Zeit et ailleurs, dans la decision de poser la question du sens de l’être à partir d’une analytique existential du Dasein. Et on pourrait montrer le poids de la métaphysique dans une telle decision et dans le crédit ici accordé à la valeur de la présence à soi. Cette question peut propager son movement jusqu’à tous les concepts impliquant la valeur de “propre” (Eigen, eigens, Ereignis, eigentümlich, Eignen, etc.)

(7)     Positions, 73-74: Je maintiens, comme vous l’avez rappelé dans votre question, que le texte de Heidegger est pour moi d’une extrême importance, qu’il constitue une avancée inédited, irréversible et qu’on est encore très loin d’en avoir exploité toutes les ressources critiques.

   Cela dit – outré ce qui fait que pour toute sorte de raisons et, je le crois, à de nombreux égards, ce que j’écris, disons, ne ressemble pas à un texte de filiation heideggerienne (je ne peux l’analyser ici longuement) -, j’ai marquee, très explicitement et, on pourra le verifier, dans tous les essays que j’ai publiés, un écart par rapport à la problématique heideggerienne. Cet écart a en particulier rapport à ces concepts d’origine et de chute don’t nous venons de parler. Et, entre autre lieux, je l’ai analysé à propos du temps, “horizon trancendantale de la question de l’être”, dans Sein und Zeit, c’est-à-dire en un point stratégiquement décisif. Cet écart intervient aussi, corrélativement, quant à la valeur de proper (propriété, proprier, appropriation, toute la famille de Eigentlichkeit, Eigen, Ereignis) qui est peut-être le fil le plus continu et le plus difficile de la pensée heideggerienne.

(8)     Éperons, 108: La lecture heideggerienne était en rade – mais nous sommes partis des énigmes de la rade – au moment où elle manquait la femme dans l’affabulation de la vérité; elle ne posait pas la question sexuelle ou du moins la soumettait à la question générale de la vérité de lêtre.

(9)     Freidrich Nietszche, bản Anh ngữ Human, All Too Human của Gary Handwerke, Standford University Press, trang 225.

(10)  Éperons, 110: Si l’opposition du donner et du prendre, du posséder et du possédé est une sorte de leurre transcendental produit par la graphique de l’hymen, le procès de propriation échappe à toute dialectique comme à toute décidabilité ontologique.

   (c̣n tiếp)

  đào trung đąo


http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2013