đào trung đạo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(40)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110,
Ư nghĩa của Hữu của Hiện thể là thời gian hóa thời gian nhưng đó chưa phải là ư nghĩa của Hữu nói chung tức là của (những) hữu không phài là Hiện thể. Thế nên câu hỏi nền tảng về ư nghĩa của Hữu được Heidegger chỉ ra nhiệm vụ là “Minh giải Thời gian như Chân ttrời Siêu vượt của Câu hỏi về Hưu”. Trong bài Tựa ‘chân trời’ đó là thời gian. Nhưng ở đây nhóm chữ ‘chân trời siêu vượt’ được Heidegger gắn chân trời với ‘Siêu vượt’ (Transcendence) cho nên ta cần hiểu rơ nghĩa từ này. Quan niệm về Siêu vượt của Heidegger h́nh thành qua tranh biện với quan niệm về siêu vượt của Kant được tŕnh bày chính yếu trong quyển Kant und das Problem der Metaphysik GA3 và một phần trong quyển Einführung in die Metaphysik GA40. Một cách tóm lược, theo Heidegger Hiện thể có ba tính chất chính yếu là: siêu vượt, hữu hạn, và thời gian tính. Heidegger hiểu ‘siêu vượt’ có nghĩa diễn tiến đi qua (những) hữu để đến Hữu là khả tính của Hiện thể, Hiện thể có khả tính này v́ Hiện thể trong chính từ bản chất thuộc về Hữu, được tŕnh ra với Hữu. Chính v́ khả tính này nên Heidegger cho rằng Hiện thể là hữu ‘xa lạ nhất’ trong các hữu, v́ Hiện thể xa rời các hữu khi ‘trú ngụ’ cùng các hữu, nhưng lại cũng không ‘trú ngụ’ cùng các hữu v́ sở cứ của Hiện thể nằm ngoài các hữu, Hiện thể vượt qua những giới hạn thông thường vây quanh để hướng về Hữu đồng thời phơi mở Hữu của (những) hữu. Theo nghĩa này Siêu vượt chính là sự xác quyết trung tâm của Existenz trong xung hoạt nhận thức. Hữu như nó là (theo nghĩa hiện tượng luận), Hữu trong toàn thể tính, là hữu của Existenz [chỉ trên căn bản am hiểu Hữu th́ Hiện sinh mới khả hữu, như vậy Existenz/Hiện hữu có nghĩa hiện hữu trong mối tương quan với Hữu qua am hiểu] cùng với những hữu trong đa dạng khác với Hiện thể được phơi mở và chiếu sáng cùng với Existenz trong xung hoạt của nó. Chính v́ vậy ‘chân trời’ thời gian trở thành ‘chân trời siêu vượt’: chân trời của Existenz của Hiện thể trong đó Hiện thể vượt qua (những) hữu và am hiểu/nhận thức Hữu là chân trời được mở ra (Gesichtskreis) trong đó Hiện thể nhận thức sự phơi mở và chiếu sáng của Hữu. Thế nên siêu vượt được đặt nền tảng trên thời gian tính của Hiên thể. Nói cách khác, Hiện thể vượt qua (những) hữu trong xung hoạt thời gian hóa thời gian tính của Hiện thể. Và khi xung hoạt bằng siêu vượt Hiện thể mở ra chân trời của thời gian đă được vén mở cho nên thời gian là chân trời của thời gian tính hiện hữu (existential temporality). Chân trời này và chân trời thời gian gắn kết với nhau bất khả phân ly. Đó là phân tích Heidegger tŕnh bày trong Phân mục 2 của Sein und Time chỉ ra con đường tiếp nối cho Phân mục 3 trong quyển Die Grundprobleme der Phänomenologie GA24.
Trong §5 “Phân tích hữu thể luận Hiện thể coi như việc mở ra chân trời cho sự Diễn giải ư nghĩa của Hữu nói chung” Heidegger không những dẫn giải cho phần thứ nhất của tác phẩm mà c̣n chỉ ra ba giai đoạn của tư tưởng trong cả ba phân mục, do đó chúng ta được biết về chủ đề của phân mục 3 là ‘Thời và Hữu’. Ở đây Heidegger cũng báo trước vấn đề ư nghĩa của Hữu hướng dẫn cho phân tích Hiện thể sẽ được làm theo hai bước. Bước thứ nhất là phơi mở thời gian thời gian hóa trên chân trời thời gian tính thăng xuất (ecstatic temporality) được coi như chân trời nhận thức Hữu của (những) hữu khác với Hiện thể. Bước thứ nh́ căn cứ trên những khám phá ở bước thứ nhất sẽ chỉ ra bất kỳ hữu thể luận nào cũng phải bắt rễ từ hiện tượng thời gian được mở ra từ thời gian tính thăng xuất. Để giải quyết vấn đề Hữu của (những) hữu không phải là đồng dạng Heidegger đưa ra phân biệt về những cách thế (modes) khác nhau của hữu tùy thuộc vào Hữu là những cấu trúc của Hữu, và nhiệm vụ của Phân mục này là làm cho chính Hữu trở thành hiển thị, nghĩa là Hữu như nó là trong các cách thế của Hữu nói chung và cách thế tùy thuộc của Hữu của Hiện thể theo nghĩa hiện tượng luận đều mang chung tính chất thời gian. Để giải thích sự qui định nguyên ủy ư nghĩa của Hữu và những tính chất cũng như những cách thế của Hữu khác với Hữu của Hiện thể phát xuất từ chân trời thời gian thăng xuất Heidegger nói tới sự ‘qui định thời gian’ (temporal determination) ở hai dạng khác nhau: khi là sự qui định cho Hữu của Hiện thể Heidegger dùng tính từ thời gian theo tiếng Đức là Zeitliche, c̣n cho Hữu của (những) hữu khác với Hiện thể Heidegger lại dùng chữ cổ La tinh temporale. Và bước thứ nh́ vạch ra cho Phân mục 3 là “chuẩn bị soạn thảo về ‘thời gian tính của (những) hữu (Temporalität des Seins). Như vậy Zeitlichkeit dùng khi phân tích Hiện thể và Temporlität [có thể coi là Thời gian tính tiên thiên] dùng để minh giải ư nghĩa của Hữu của (những) hữu.
Sein und Zeit kết thúc với §83 trong đó Heidegger vạch sẵn nhiệm vụ của Phân mục 3 là giải quyết “câu hỏi/vấn đề hữu thể luận nền tảng về ư nghĩa cũa Hữu nói chung.” Ngay từ những gịng mở đầu Heidegger đă nhấn mạnh rằng việc tŕnh bày cấu trúc của Hữu của Hiện thể trong hai phân mục trên không phải chỉ có mục đích đơn giản dành cho Hữu của Hiện thể mà chính là ‘con đường’ hướng tới mục tiêu chuẩn bị cho việc giải quyết câu hỏi/vấn đề Hữu nói chung và chỉ ra nhiệm vụ quyết định cho toàn thể tác phẩm Sein und Zeit, không những chỉ dùng phương pháp hiện tượng luận để phơi mở Hữu qua nhận thức của Hiện thể, đưa vào trường tư tưởng hiện tượng căn bản của tính chất phơi mở - nghĩa là coi việc làm sáng tỏ như sự phơi mở thuộc về Hữu – coi chân lư chính là sự phơi mở, không những làm cho Hữu của (những) hữu thành kiến thị như hữu thể luận cổ điển đă làm, nhưng quan trọng hơn, trên hết thảy c̣n nhắm tới mục đích chính là làm cho Hữu hiển thị như nó là (Being as such). Trong phân tích Hữu của Hiện thể ta đă thấy ‘nhận thức’ như một cách thế hiện hữu của Hiện thể có cấu trúc phóng chiếu, thế nên Hữu nói chung được phơi lộ trong sự kích hoạt của phóng chiếu. Từ muôn vàn những cách thế khác nhau của (những) hữu – kể cả đơn nhất tổng thể của ư niệm Hữu như nó là – phân tích Hiện thể trước hết cho phép ta đặt ra chủ đề về cách thế của hữu của Existenz, của Mitdasein/Hiện-thể-với cùng với cách thế hiện hữu của (những) hữu khác với Hiện thể như tính chất sẵn-trong-tầm-tay (Zuhandenheit) của dụng cụ, và tính chất có-mặt-bên (Vorhandenheit) [ “Thế giới” theo Heidegger bao gồm bốn nghĩa: 1. như toàn thể (những) hữu Hiện thể đụng mặt trong Thế giới; 2. Như Hữu của toàn thể (những) hữu khác với Hiện thể; 3. Như một đa phức không đối nghịch với Hiện thể trong đó chính Hiện thể “sinh sống”; và 4. Như Hữu (Weltlichkeit/Thế giới tính) của cái “trong đó”. (Cf. William J. Richardson trang 52)] Sự phơi mở Hữu được khai mở một cách hiện sinh và siêu vượt khiến ta có thể, như một hữu hiện sinh trong thế giới, Hiện thể ứng xử với (những) hữu, ứng xử/chạm mặt này không thể ư niệm hóa được và cũng không được đặt thành chủ đề minh bạch. Thế nhưng, Hữu của Hiện thể hướng tới trong ứng xử từ sự phơi mở hiện sinh Hữu trong toàn thể - sự phơi mở này c̣n ẩn dấu với Hiện thể - hiện ra đối nghịch với Hiện thể như một hữu bên-trong-thế-giới dưới dạng sẵn-trong-tầm-tay (zuhanden), có-mặt-bên (vorhanden) và hiện sống (lebendig) cùng với hữu như Existenz, hữu ở các cách thế này vừa ‘là’ vừa ‘không là’ nhưng là cái khác (the other). Từ những phân tích trên ta có thể rút ra kết luận: Bước chủ yếu trong Phân mục 3 “Thời và Hữu” đ̣i hỏi đuợc tŕnh bày theo phương pháp hiện tượng luận về “ một cách thế nguyên ủy (original mode) của thời gian hóa chính thời gian tính thăng xuất (ecstatic temporality), và cách thế thời gian hóa này phải tự tŕnh ra như một cách thế thời gian hóa khiến cho phóng chiếu thăng xuất (ecstatic projection) của hữu trở thành khả hữu, nghĩa là cách thế thời gian hóa này thời gian hóa chân trời thời gian và tạm thời phóng chiếu Hữu của (những) hữu khác với Hiện thể. Như vậy sự tŕnh bày này phải chỉ ra ‘một con đường của thời gian nguyên ủy’ dẫn lối từ thời gian tính thăng xuất đến ư nghĩa của Hữu, tức là chứng minh thời gian nguyên ủy được chứng nghiệm bằng hiện tượng luận làm thế nào để trở thành đường chân trời ban phát những tính chất và những cách thế của Hữu và (những) hữu từ nó mà ra cùng với ư nghĩa thời gian của chúng.
Chúng ta đọc giáo tŕnh Die Grundprobleme der Phänomenologie GA24 với mục đích t́m hiểu quan niệm của Heidegger về hiện tượng luận dẫn tới thông diễn luận hiện tượng học. Không nên quên rằng việc sử dụng phương pháp hiện tượng luận được Heidegger coi như phương tiện phục vụ cho việc xây dựng một hữu thể luận nền tảng. V́ vậy nhu cầu biến đổi hiện tượng luận của Husserl là điều không tránh khỏi.
Ngay trong §4 của phần Nhập đề Heidegger đă nêu ra “Bốn luận đề về hữu và những vấn đề căn bản của hiện tượng luận”. Giáo tŕnh được chia ra hai Phần: Phần I “Thảo luận hiện tượng học phê phán về một số Luận đề truyền thống về Hữu” cho thấy đây là là phần giải cấu hiện tượng luận. Phần II “Vấn đề Hữu thể luận Nền tảng về Ư nghĩa của Hữu Nói chung” là phần Heidegger sẽ tŕnh bày quan niệm về giảm trừ và xây dựng hiện tượng luận. Ư định hệ thống hóa những vấn đề căn bản của hiện tượng luận đă thật rơ ràng.
Phần giải cấu (Destruktion) hiện tượng luận gồm bốn chương sách, Heidegger không giải cấu truyền thống theo thứ tự thời gian. Chương 1 dành cho Luận đề của Kant “Hữu Không Phải là một Thuộc tính Có thật”; Chương 2 bàn về “Luận đề của Hữu thể học Trung cổ phụ thuộc từ Aristotle: Từ sự Xác lập/Xây dựng Hữu của một Hữu Hiện Yếu tính và Hiện hữu Tùy thuộc vào đó”; Chương 3 Luận đề của Hữu thể luận hiện đại: Những đường lối căn bản của Hữu là Hữu của Thiên Nhiên (Res Extensa) và Hữu của Tinh thần (Res Cogitans). Trong Phần II “Vấn đề Hữu thể luận Nền tảng của Ư nghĩa Hữu Nói chung” được cho thêm phụ đề “Những cấu trúc Căn bản và Những Con đường Căn bản của Hữu” chỉ duy nhất có một Chương 1 gồm 4 tiết: §19 “Thời gian và Thời gian tính”, §20 “thời gian tính (Zeitlichkeit) và Thời gian tính (Temporalität), §21 “Thời gian tính (Temporalität) và hữu, và §22 “Hữu và (những) hữu. Sự khác biệt hữu thể luận. Như vậy Die Grundprobleme der Phänomenologie GA24 cũng giống như Sein und Zeit là một tac phẩm viết dang dở.
(c̣n tiếp)
đào trung đạo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2011