đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(74)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74,

 

L’Être et le néant/Hữu và Vô tuy khi xuất bản vào năm 1943 không được chú ư nhiều nhưng sau khi nước Pháp được giải phóng quyển sách triết đồ sộ này của Sartre trở thành hiện tượng: người ta ghi nhận trong thế kỷ 20 ở Pháp hầu như chỉ có ba quyển sách triết đạt được mức thành công lớn là quyển L’Évolution créatrice của Henri Bergson, L’Être et le Néant của Jean-Paul Sartre, và Les Mots et les Choses của Michel Foucault. Có lẽ lư do L’Être et le Néant buổi đầu không được chú ư v́ vào năm 1943 nước Pháp vẫn c̣n bị Đức chiếm đóng, quyển sách lọt được mạng lưới kiểm duyệt cũng đă là may mắn rồi (đó cũng là lư do Sartre không thể nêu tên những triết gia bị Quốc xă lên án như Marx, Freud hay những triết gia Anh-Mỹ đương đại), và nếu như L’Être et le Néant trở thành một tác phẩm gây ồn ào tất nhiên sẽ bị tịch thu. Thêm nữa trong thời gian này mối quan tâm của trí thức thanh niên sinh viên là kháng chiến chống Đức nhiều hơn là nghiên cứu triết học.

   Như trên đă nói tuy bản dịch quyển Was ist Metaphysik?/Siêu h́nh học là ǵ? của Henri Corbin  được xuất bản năm 1938 chưa hẳn đáng tin cậy nhưng Corbin đă làm được một việc quan trọng: đem Heidegger đến giới trí thức Pháp. Trong Carnets Sartre tỏ ra chịu ơn Corbin và cũng c̣n tự cho ḿnh có vai tṛ tích cực phổ biến bản dịch này. Kể ra Sartre cũng hay quá lời, tự đề cao. Nếu ta không quên th́ Emmanuel Levinas đă có sách viết về Husserl và Heidegger trước khi có bản dịch Was ist Metaphysik/Siêu h́nh học là ǵ? của Henri Corbin. Đấy là chưa kể cũng trong thời gian này trong những giáo tŕnh Jean Wahl ở Sorbonne cũng đă nhắc tới Heidegger rất nhiều. Thêm vào đó chính Sartre cũng như nhiều trí thức khác đă đến École des Hautes Études rải rác từ tháng Giêng 1933 cho đến tháng Năm 1939 để nghe Alexander Kojève giảng về Hegel (sau đó được Raymond Queneau thu tập và xuất bản thành quyển Introduction à la lecture de Hegel vào năm 1947) và chính Kojève cũng đă nhắc đến Heidegger. Cách diễn giải Hegel của Kojève có ảnh hưởng khá lớn trên trí thức Pháp, (và sau đó là Jean Hyppolite với quyển Genèse et structure de la Phénoménologie de l’esprit de Hegel in năm 1946) có thể nói chính Kojève đă đă soi sáng Sartre để phản biện triết học Hegel trong L’Être et le Néant.

   L’Être et le Néant/Hữu và Vô có tựa đề phụ Essai d’ontologie phénoménologique/ Biên khảo hữu thể học hiện tượng luận. Tựa đề chính L’Être et le Néant dễ làm người đọc liên tưởng tới Sein und Zeit/Hữu và Thời của Martin Heidegger. Tựa đề phụ Essai d’ontologie phénoménologique càng cho thấy rơ hơn ảnh hưởng của Heidegger v́ Sein und Zeit đặt cơ sở cho một hữu thể học nền tảng. Phần Introduction: À la recherche de l’Être/Nhập môn cho việc t́m lại Hữu lại càng cho thấy rơ hơn Sartre muốn đi theo con đường Heidegger đă vạch ra. Đến bước quyết định khi bàn về Le Phénomène d’Être et L’Être du Phénomène/ Hiện tượng của Hữu và Hữu của Hiện tượng Sartre viết: “Dường như ở đây không có sự khó khăn: Husserl đă chứng minh tại sao một giảm trừ yếu tính là luôn luôn khả hữu, nghĩa là tại sao người ta luôn vượt lên trên hiện tượng cụ thể để hướng về yếu tính của hiện tượng và, đối với Heidegger, “thực tại con người” là hữu tại-hữu thể luận, nghĩa là nó có thề vượt lên từ hiện tượng để hướng về hữu của nó.” (Il semble qu’il n’y ait pas de difficulté: Husserl a montré comment une réduction eidétique est toujours possible, c’est-à-dire comment on peut toujours dépasser le phénomène concret vers son essence et, pour Heidegger, la “réalité humaine” est ontico-ontologique, c’est-à-dire qu’elle peut toujours dépasser le phénomène vers son être.) [Sartre đă dùng cách dịch chữ Dasein của Corbin ra “réalité humaine” thay v́ để nguyên chữ Dasein].(EN, trang 14-15).V́ không phải mục đích ở đây là làm một so sánh cặn kẽ triết học của Heidegger với triết học của Sartre nên chỉ xin tóm tắt mấy điểm  quan trọng nhất chỉ ra ảnh hưởng của Heidegger trên Sartre.

    Tiếp theo khi bàn về hữu-tự-nội (être-en-soi) Sartre viết: “Song le, ư thức có thể luôn luôn vượt lên trên vật hiện sinh, không phải là hướng về hữu của nó, nhưng là hướng về ư nghĩa của hữu đó.  Chính v́ vậy khiến người ta có thể gọi nó là hữu tại-hữu thể luận, bởi v́ tính chất nền tảng của sự siêu vượt của nó, chính là siêu vượt từ hữu tại sang hữu thể luận…(Toutefois, la conscience peut toujours dépasser l’étant, non point vers son être, mais vers le sens de cet être. C’est ce qui fait qu’on peut l’appeler ontico-ontologique, puisqu’une caractéristique fondamentale de sa transcendence, c’est de transcender l’ontique vers l’ontologique.” (EN:30). Nếu ai đă đọc Sein und Zeit th́ nhận ngay ra ảnh hưởng của Heidegger trong phần nhập đề này qua đề xuớng đi t́m ư nghĩa của Hữu. Nhưng tại sao thay v́ luận giải mối tương quan Hữu và Thời Sartre lại chuyển hướng sang Hữu và Vô? Sartre giải thích trong phần bàn về ‘quan niệm hiện tượng luận về hư vô’ và nêu rơ quan niệm của Heidegger về vấn đề này trong Was ist Metaphysik/Siêu h́nh học là ǵ? : chính là tự do của con người đă đưa vô vào hữu, vai tṛ trung tâm của việc hư vô hóa chính hư vô như “chính Heidegger đă hướng về quan niệm mới mẻ nảy.” (C’est vers cette conception nouvelle que s’oriente Heidegger) ( EN: 52). Nhưng từ đây Sartre đă chuyển hướng, ra khỏi con đường truy t́m Hữu của Heidegger: trong khi Hữu theo Heidegger luôn khác với sinh hữu (étant) được nói đến trong biệt phân hữu thể luận (différence ontologique) th́ Sartre lại bỏ qua sự biệt phân này và quay sang luận về sự biệt phân giữa hữu-tự-nội (être-en-soi) và hư vô hóa của hữu qui nội (être-pour-soi): xét cho cùng trong khi điểm hướng tới trong tư tưởng Heidegger là Hữu (Être) c̣n Sartre chỉ thu giảm vào sinh hữu (étant) tức con người, và từ đó trở lại và thay đổi triết học nhị phân về cogito/tôi suy tư của Descartes : “Một nghiên cứu về “thực tại con người” phải bắt đầu bằng cogito” (Une étude de la réalité humaine doit commencer  par le cogito” (EN: 127). Nhưng cogito ở đây đóng vai tṛ hư vô hóa (néantisation). Câu hỏi đặt ra là: Phải chăng v́ Corbin dịch Dasein thành “réalité humaine” thu giảm ư nghĩa của Dasein đưa đến việc ngộ nhận Dasein theo Heidegger và kết quả là Sartre đă thu giảm Hữu (Être) vào sinh hiện (existant/étant), một tai nạn của dịch là phản?  Nhưng nếu đọc kỹ toàn bộ L’Être et le Néant/Hữu và Vô ta sẽ thấy Sartre để né tránh bị rơi vào chủ trương một thuyết duy tâm nên kịch liệt phản biện Hegel và trở lại với Descartes. Tóm lại: Ở Heidegger là Dasein, c̣n ở Sartre chỉ có con người, cho nên Sartre đi tới một thuyết nhân bản (humanisme) trong quyển sách mỏng Existentialisme est un humanisme/ Chủ nghĩa Hiện sinh là một Chủ nghĩa Nhân bản khi tuyên bố ‘hiện sinh có trước yếu tính’ (L’Existence précède l’essence), điều mà Heidegger sẽ phê phán sau đó vào năm 1946 trong thư gửi cho Jean Beaufret Ṻber den Humanismus/Bàn về Chủ nghĩa nhân bản. Chính sự đổi hướng bỏ lại sau lưng điểm then chốt trong tư tưởng Heidegger khiến sau này xảy ra lời chỉ trích Sartre đọc Sein und Zeit nhưng không thấu hiểu Heidegger. Để trả lời đă có lần Sartre tuyên bố một cách khá ngụy biện: trong việc đọc có cả ba yếu tố: hiểu, hiểu lầm, và hiểu vượt lên!

   Ảnh hưởng của Heidegger cũng được t́m thấy trong việc Sartre lấy lại và diễn giải khái niệm ‘kiện tính’ (Faktizität) của Heidegger trong Sein und Zeit. Thật ra khái niệm kiện tính đă được Heidegger khai triển trong giáo tŕnh Ontologie (Hermeneutic der Faktizität từ năm 1923 (nhưng măi tới năm 1988 mới được xuất bản trong Gesamtausgabe GA63) và trong Sein und Zeit Heidegger chỉ tóm tắt quan niệm này  chính yếu ở Chương II của Phần Một khi diễn giải ‘Hiện hữu trong thế giới nói chung như trạng thái nền tảng của Dasein’: “Bất kỳ khi nào Dasein/Tại hữu hiện hữu, nó hiện hữu như một Sự kiện; và tính chất sự kiện (Tatsächlichkeit) của  một Sự kiện như vậy là cái chúng ta sẽ gọi là Kiện tính Faktizität .“ (SuZ:56;M&R:82), “Dasein hiện hữu một cách kiện tính.” (SuZ:181; M&R:225). Tính chất kiện tính của hiện hữu trong Heidegger nói lên sự hữu hạn của hiện hữu trong thế giới, nghĩa là con người không có sự chọn lựa để hiện hữu như ḿnh là, nhưng cũng không có nghĩa hiện hữu được thu giảm vào toàn bộ những sự kiện vật lư, sinh lư, hay hoàn cảnh lịch sử, xă hội, nhưng kiện tính là cái nền của vượt qua (transcendence), phóng chiếu (projection), quan tâm/âu lo (souci). Kiện tính và siêu vượt gắn liền nhau, bất khả phân ly, và chính hoàn cảnh và tự do xuất phát từ kiện tính, cho kiện tính ư nghĩa. Nhưng sự siêu vượt ngă kiện tính không bao giờ là hoàn toàn nhưng chỉ là sự hư vô hóa tự-nội (en-soi) v́ sự có mặt của của qui-nội (pour-soi) như một sự có mặt của ư thức bị tan vỡ, vết thương không thể lành của sự ngẫu nhiên vô bằng do hư vô hóa. Nhưng chính hư vô cũng không thuần túy v́ hư vô là hư vô hóa một tự-nội. Sartre viết: “Sự ngẫu nhiên miên trường phù du  này của tự-nội nó lai văng tha-nội và cột tha-nội vào hữu-tự-nội  mà không bao giờ để ḿnh tự nắm bắt, đó là cái chúng ta sẽ gọi là kiện tính của tha-nội.” (Cette contingence perpétuellement évanescente de l’en-soi qui hante le pour-soi et le rattache à l’être-en-soi sans jamais se laisser saisir, c’est ce que nous nommerons la facticité du pour-soi.) (EN:125). Chính sự đi lại mập mờ giữa tự-nội và tha-nội này ở Heidegger khi Dasein vừa là sinh hữu vừa là kẻ tra vấn về hữu của ḿnh nên Dasein có thể vừa hiện hữu trong sự chính đáng nếu nó hướng về tra hỏi Hữu một cách có trách nhiệm, vừa hiện hữu bất chính nếu sa vào thế giới “người ta”. Nhưng t́nh trạng chinh/bất chính này lại rất mập mờ, mơ hồ nên khi mô tả những thái độ bất chính đáng Heidegger tỏ ra khe khắt nặng lời. Chính từ phân tích này của Heidegger về tính chính đáng (eigentlich) và thế giới ‘người ta’ Sartre đă rút ra những hậu quả để xây dựng khái niệm ‘ngụy tín’ (mauvaise foi) như một tṛ chơi. Sartre đă tỏ ra rất tài t́nh trong việc đưa ra những thí dụ cụ thể dễ hiểu để giải nghĩa ngụy tín, chẳng hạn như thí dụ về đứa bé bưng cà phê trong tṛ chơi điệu bộ để cho người ta thấy ḿnh là đứa bé bưng cà phê (EN:125), hay về người đàn bà trong cuộc ḥ hẹn đầu tiên với một người đàn ông: cô ta sống trong tâm trạng vừa muốn ḿnh quyến rũ nhưng lại rất ngại ngần, vừa chấp nhận vừa phủ nhận thực tại: cô ta muốn tin những lời tán tỉnh khen ngợi cô của người đàn ông hiểu theo nghĩa đen nhưng thực tâm cô cũng hiểu được những lời tán tỉnh này có một ư nghĩa bóng bẩy khác, muốn nói lên một cái ǵ khác hơn là hiểu theo nghĩa đen. (EN:94-95). Chính những thí dụ này đă lôi cuốn thu hút những người không đủ kiên nhẫn hoặc tŕnh độ kỹ năng triết để đọc được những phần phân tích chuyên môn ‘khó nuốt’. Nhưng cũng v́ vậy họ sẽ không thể hiểu được Sartre đă ‘chế biến’ Heidegger như thế nào, đă lấy khái niệm tiền-nhận-thức ở Heidegger để tạo ra khái niệm ngụy tín ra sao. Thật ra không phải Sartre không hiểu rơ khái niệm chính/bất chính nơi Heidegger có ư nghĩa tiêu cực nhiều hơn nhưng v́ Sartre quá ham mê mặt tích cực của những hành vi bất chính đáng do ảnh hưởng của Freud.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2012