đào trung đąo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(90)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90,
Trước hết Derrida phản bác nhận định của Heidegger trong Ghi chú khi cho rằng Hegel chỉ lập lại (paraphrase) Aristote: “Trong quyển Luận lư thời Iéna được khởi thảo trong giai đoạn Hegel tŕnh luận văn để được bổ nhiệm chức giáo sư, phân tích về thời gian sau này được t́m thấy trong quyển Encyclopédie đă được đề cập trong tất cả những phần thiết yếu. Phần viết về thời gian đó cho thấy việc cứu xét [của Hegel] một cách sơ bộ nhất như một cách lập lại khảo cứu của Aristote về thời gian.” Sự lập lại này theo Heidegger nằm ở chỗ Hegel đă lấy lại những từ ngữ của Aristote: Aristote qui định yếu tính của thời gian nằm ở nun/bây giờ c̣n Hegel thay vào đó cho rằng yếu tính thời gian nằm ở lúc này (Jetzt, maintenant), Aristote coi nun như oros c̣n Hegel coi lúc này như giới hạn (Grenze, limite), Aristote hiểu nun như stigmè c̣n Hegel giải thích lúc này như điểm (point).
Sách lược phản biện của Derrida là đọc lại tiết 217b trong quyển Physique IV của Aristote: Aristote bắt đầu bàn về thời gian bằng cách chính thức đưa ra nan đề (aporie): phải chăng thời gian phối hợp với những hiện thể (étants) hay những vô-hiện thể (non-étants), và kế đó cái physis của thời gian là ǵ? Nan đề này mở ra và khép lại không có giải đáp: thời gian là cái ǵ “không là” hay là cái “thoạt như, và thoáng qua” (olôs ouk estin è molis kai amudrôs). Và nếu như nun/bây giờ là yếu tính của thời gian, h́nh thức này thời gian không thể dứt bỏ, thế nên yếu tính đó sẽ trở thành vấn nạn trong chừng mực nun/bây giờ, theo một nghĩa nào đó, không hiện hữu. Cái nun/bây giờ được đưa ra cùng lúc như cái không c̣n là và như cái vẫn chưa là. Một đằng, nó là cái đă là và không c̣n là. Đằng khác, nó là cái sẽ là và như vậy chưa là. Thời gian được cấu thành bởi chuỗi liên tục những thời khoảng nun/bây giờ do đó được cấu thành bởi những không-hiện thể (non-étants). Thế nhưng, bất kỳ cái ǵ được tạo thành bởi tính chất bất-hữu (non-étantité) không thể nào tham dự vào sự hiện diện (présence), vào bản thể, vào chính hiện-hữu-tính (étantité, ousia) được. Đó là giai đoạn đầu của nan đề trong đó thời gian được tư duy theo tính chất có thể chia ra (divisibilité) theo những thành phần nhưng không thành phần nào có thể nói được là ở trong hiện tại. Chuyển sang giai đoạn kế của nan đề Aristote hậu thuẫn cho giả thuyết ngược lại: cái bây giờ/lúc này không phải là một thành phần, thời gian không phải được cấu thành bởi những nun.
Derrida bắt đầu diễn giải Aristote ở giai đoạn thứ nhất của nan đề. Trước hết là nhấn mạnh đến mối quan hệ lạ kỳ giữa nun và thời gian. Mặc dù “nun là thành phần cơ bản của thời gian, nhưng tự nó nun không có tính chất thời gian, và nó chỉ có thời gian tính bằng cách trở thành như vậy, nghĩa là bằng cách không hiện hữu, trong khi chuyển qua tính chất không-thể tính trong h́nh thức hiện thể-quá khứ hay hiện thể-tương lai. Ngay cả nếu như nun được h́nh dung như không-hiện thể (quá khứ hay tương lai), cái bây giờ cũng vẫn được qui định như trung tâm/lơi phi thời gian của thời gian, một trung tâm/lơi không thể biến đổi của sự biến đổi thời gian, là h́nh thức bất di bất dịch của thời gian hóa. Thời gian, do vậy, là cái xảy ra nơi cái trung tâm/lơi này bằng cách tác động vào trung tâm/lơi bằng không-hiện thể. Nhưng để hiện hữu, để hiện hữu như một hữu, nó không phải chịu tác động bởi thời gian, phải không trở thành (quá khứ hay tương lai). Dự phần vào hiện-thể-tính, vào ousia, cũng có nghĩa là dự phần vào hữu-hiện diện, vào sự hiện diện của cái hiện tại, nếu người ta muốn nói cách khác, là vào hiện-diện-tính. Hữu là cái hiện hữu. Như vậy Ousia được tư duy khởi từ esti. Cái đặc quyền của ngôi thứ ba biểu thị của hiện diện/tại ở đây đưa ra toàn bộ ư nghĩa lịch sử. Hữu, cái hiện diện/tại, lúc này, bản thể, yếu tính được nối kết, trong ư nghĩa của chúng, vào h́nh thức động tính từ hiện tại. Và sự chuyển thành h́nh thức danh từ, người ta có thể chứng minh được rằng, tất phải quay lại ngôi thứ ba. Và sau đó sẽ cũng vẫn như thế, để cho h́nh thức của sự hiện diện này thành chính ư thức.”(2)
(1) Marges, 40: Dans la Logique d’Iéna (édition G. Lasson, 1923) qui fut projetée à l’époque de l’habilitation de Hegel, l’analyse du temps qu’on trouvera dans l’Encyclopédie est déjà élaborée dans toutes ses pièces essentielles. La Section du temps (p. 202 sq.) se révèle déjà à l’examen le plus rudimentaire comme une paraphrase du traité aristotélicien sur le temps.
(2) Marges, 43-44: Le nun, élément du temps, ne serait pas en soi temporel. Il n’est temporel qu’en devenant temporel, c’est-à-dire en cessant d’être, en passant à la né-antité dans la forme de l’étant-passé ou de l’étant-futur. Même s’il est envisagé comme non-étant (passé ou future), le maintenant est déterminé comme noyau intemporel du temps, noyau non modifiable de la modification temporelle., comme inaltérable de la temporalisation. Le temps est ce qui survient à ce noyau en l’affectant de né-ant. Mais, pour être, pour être un étant, il faut ne pas être affecté par le temps, il faut ne pas devenir (passé ou futur). Participer à l’étant-présent, à l’ousia, c’est donc participer à l’étant-présent, à la présence du present, si l’on veut à la présentité. L’étant est ce qui est. L’ousia est donc pensée à partir de esti. Le privilège de la troisième personne du présent de l’indicatif livre ici toute sa signification historiale. L’étant, le présent, le maintenant, la substance, l’essence, sont lies, dans leur sens, à la forme du participle présent. Et le passage au substantif, on pourrait le montrer, suppose le recours à la triosième personne. Il en sera de même, plus tard, pout cette forme de la présence qu’est la conscience.
(c̣n tiếp)
đào trung
đąo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2013