đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(79)

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79,

 

[Về chữ ‘Grund’ hiểu theo Heidegger: Những dịch giả dịch sách của Heidegger sang Anh hay Pháp ngữ thường dịch ‘Grund’ khi th́ là ‘fondement’(Pháp), ‘ground(s), foundation’ (Anh) khi th́ là ‘raison’ (Pháp), ‘reason’ (Anh) tùy theo văn mạch trong nguyên tác tiếng Đức. Thế nên chúng tôi dịch ‘Grund’ sang tiếng Việt là ‘Nền, nền tảng hay cũng tùy theo văn mạch. Trong Vom Wesen des Grundes (1938) ‘Grund’ được hiểu theo nghĩa chính là ‘Nền, nền tảng’ v́ theo Heidegger “nguyên lư của lư qui định” (principe de raison déterminante”) là phát biểu về ‘nền/tảng’, tuy nhiên nguyên lư này cũng c̣n nói về ‘’ nữa. Nhưng trong quyển Der Satz vom Grund (1957) (gồm 13 bài thuyết tŕnh) trong những bài đầu Heidegger nghiêng về nghĩa của ‘Grund’ là ‘’ cho nên phần đông người ta dịch tựa đề quyền này là Nguyên lư của Lư nhưng càng về sau (nhất là trong những bài 12 và 13) Heidegger lại nỗ lực chỉ ra ‘Grund’ trong triết học truyền thống tuy được dịch là ratio nhưng vẫn có hai nghĩa vừa là ‘’ vừa là ‘Nền’ và Heidegger nghiêng về hiểu chữ ‘Grund’ là ‘Nền’ hơn là ‘’.]

Như Merleau-Ponty đă xác định khi nghiên cứu và tŕnh bày Heidegger mới và cũ là để rút ra từ Heidegger mới điều ǵ liên quan tới sự khả hữu của triết lư. Điều này cũng có nghĩa sự khả hữu chuyển từ hiện tượng luận sang hữu thể luận, hẹp hơn là từ Phénoménologie de la perception sang Le visible et l’invisible v́ Merleau-Ponty muốn triệt để hóa trong việc đặt cơ sở hữu thể luận cho những phân tích về tri giác chưa hoàn thành trong Phénoménologie de la perception. Chúng ta thấy đây cũng chính là con đường tư tưởng của Heidegger đi từ Sein und Zeit sang Beiträge zur Philisophie: Vom Ereignis. Nhưng việc đầu tiên Merleau-Ponty phải làm là chứng minh con đường tư tưởng của Heidegger cũ sang Heidegger mới là liên tục một chiều chứ không phải là đi theo chiều ngược lại, lật ngược quan điểm. Chính v́ vậy trong Notes Merleau-Ponty luôn nhắc lại những điểm quan trọng trong Sein und Zeit rồi tŕnh bày tư tưởng của Heidegger ở giai đoạn sau Sein und Zeit chẳng hạn về mối tương quan giữa Dasein/Tại thể với Sein/Hữu.

   Hữu hiểu như “chiều kích” theo nghĩa khả năng đo đạc, thước đo. Heidegger viết trong Brief über den Humanismus (theo cách dịch của Merleau-Ponty): “Không phải con người là cái thiết yếu, chính Hữu (Sein) như chiều kích của xuất vượt của hiện hữu, nhưng chiều kích do vậy không phải là cái không gian được nhiều người biết đến; nhưng đúng ra mọi không gian và mọi không gian-thời gian este (west) hiện hữu trong chiều kích, chiều kích này chính là ư nghĩa của Hữu.”(1). Chiều kích hay ư nghĩa của Hữu này cũng là cao độ của thế giới (niveau du monde) hiểu theo nghĩa rộng như trong khoa tâm lư học nói về cao độ không gian (niveau special) theo hai chiều ngang dọc. Chính trong nghĩa này Sartre viết trong L’existentialisme est un humanism “Một cách chính xác, chúng ta ở trên một mặt phẳng nơi đó chính yếu chỉ có (il y a) con người.”(2) Heidegger trong Brief über den Humanismus phản biện quan niệm của Sartre: “Từ điểm nh́n của Sein und Zeit, lẽ ra chúng ta phải nói, chính xác ra chúng ta ở trên một mặt phẳng nơi đó chính yếu chỉ có Hữu. Nhưng cái mặt phẳng đó đi về đâu và mặt phẳng là ǵ? Hữu và mặt phẳng là một.   (…): có Hữu: “es gibt” das Sein. Nhưng cụm từ “il y a” không dịch đúng được cụm từ “es gibt”. Bởi v́ “es” (ce) ở đây “gibt” (donne) chính là Hữu.”(3) Merleau-Ponty không đồng ư với Heidegger khi cho rằng dịch “es gibt” sang tiếng Pháp là “il y a” không lột hết nghĩa v́: thứ nhất: “il y a” trong tiếng Pháp không có nghĩa ly tâm; thứ nh́, bởi “es gibt” không có nghĩa là cho (donner) [Merleau-Ponty cũng chỉ ra rằng ta không thể theo Roger Munier dịch “gibt” là “donne/cho” được] Merleau-Ponty trích dẫn thi sĩ Apollinaire [Merleau-Ponty không nói rơ câu thơ nào trong bài nào] dùng cụm từ “il y a” đúng với nghĩa Heidegger hiểu trong câu thơ trích dẫn của Goethe “über allen Gipfeln is Ruh”(Ḥa b́nh ngự trị trên mọi người) và Merleau-Ponty cho rằng “Một [chữ] est muốn nói “ngự trị”, và “il y a”.(4) Sau này khi khai triển “il y a” trong Le visible et l’invisible. Merleau-Ponty tách rời khỏi quan niệm của Heidegger “Il y a l’Être: “es gibt” das Sein” nhưng coi “il y a ” như “Hữu nguyên thuần/hoang dă” (être brut, être sauvage)) (5) Hữu nguyên thuần cũng chính là “thịt” (chair), “thành tố” như nước, khí trời, đất, hay lửa như các triết gia cổ Hy Lạp thường nói, nhưng “thành tố” không phải là các sự vật mà là cội gốc của mọi vật.

Để vượt qua nhị nguyên chủ thể-khách thể Merleau-Ponty ghi nhận quan niệm của Heidegger cho rằng “yếu tính của Hữu kết hợp một cách mật thiết với vấn đề nhân hữu là ǵ duy nhất chỉ theo hướng dựa trên nền tảng của vấn đề/câu hỏi về Hữu. Nội trong vấn đề/câu hỏi về Hữu, yếu tính con người được nắm bắt và đặt nền tảng, theo với chỉ dẫn phơi mở của sự thâu nhận, như nơi chốn của Hữu thiết yếu để Hữu khai mở.” (6) Merlaeau-Ponty thông diễn Heidegger trong Einführung in die Metaphysik: Parménide [v́ Heidegger trích dẫn Fragment 4 của Parmenide] đứng trước ba ngả đường của Hữu, hư vô, và của Hiện Schein (Hiện, như thể là): “Schein: bedeutet Ent-scheidung hier nicht Urteil und Wahl des Menschen, sondern eine Scheidung im genannten Zusammmen von Sein, Unverborgenheit, Schein und Nichtsein ”(7) cho thấy Hữu bị vây bủa bởi diên thành (devenir), hiện xuất (apparence), và tư tưởng, Sollen, nhưng ta phải hiểu chính là Hữu bao quanh cả ba thứ kể trên chứ không phải bị bao quanh bởi chúng. Thông qua những tương quan, những định chế là một thế giới hay là hữu Dasein thiết lập mối lên hệ với Hữu  như với “Nơi chốn” chứ không là “hoàn cảnh” để Hữu khai mở, điều này cũng có nghĩa Hữu cần Dasein như “mối liên hệ” (Stätte) để xuất hiện, để khai mở (Eröffnung). Merleau-Ponty nhắc lại thí dụ người chăn cừu chỉ chỉ huy, điều khiển đàn cừu được v́ có sự am hiểu tiên khởi (entente préalable). “Quyết định” [điều khiển] này không phải là sáng tạo nhưng luôn luôn là được qui định rơ: “quyết định” ở đây không có nghĩa phán đoán và chọn lựa của con người, nhưng là một sự tách đôi trong cái toàn bộ do hữu tạo lập, giữa không-tiềm-ẩn,  xuất hiện và không-Hữu.”(8)

  _______________________________________

(1)     Notes trang 113: Ce n’est pas l’homme qui est l’essentiel, c’est l’Être (Sein) comme dimension de l’Ek-statique de l’existence, mais la dimension cependant n’est pas le trop célèbre spatial; bien plutôt tout special et tout espace-temps este (west) dans le dimentionnel, qui est le sens de l’Être même. Nguyên văn câu tiếng Đức của Heidegger: “ daß nicht der Mensch das Wesentlische ist, sondern das Sein als die Dimension des Ekstatischen der Existenz. Die Dimension jedoch ist nicht das bekannte Räumliche. Vielmehr west alles Räumliche und aller Zeit-Raum im Dimension, als.)… mais l’Être en tant que dimension de la réalité extatique de l’ek-sistence. La dimension toutefois n’est pas ce qu’on connaît comme élément spatial. Bien plutôt doit-on dire que tout élément spatial et tout espace-temps se réalisent dans le dimentionnel, qui est comme tel l’Être lui-même.” Bản Pháp văn của Roger Munier dịch khác Merleau-Ponty: “(…) ce n’est point l’homme, mais l’Être en tant que dimension de la réalité extatique de l’ex-sistence. La dimension toutefois n’est pas ce qu’on connaît comme élément special. Bien plutôt doit-on dire que tout élément special et tout espace-temps se réalisent dans le dimentionnel, qui est comme tel l’Être lui-même.” Ta thấy Merleau-Ponty đọc Heidegger nguyên bản tiếng Đức v́ không tin vào bản dịch ra tiếng Pháp.

(2)     Jean-Paul Sartre, L’existentialisme est un humanism, xb Naguel, Genève 1946 (Gallimard tái bản 1996): trang 36: “Précisément, nous sommes sur un plan où il y a pricipalement des homes.”

(3)     Notes trang 113: Heidegger dit: du point de vue de Sein und Zeit, il faudrait dire: “Précisément nous sommes sur un plan où il y a principalement de l’Être. Woher aber kommt und was ist le plan? L’Être et le plan sind das Selbe…: il y a l’Être: “es gibt” das Sein. Mais “il y a übersetzt das “es gibt” ungenau. Denn das “es” was hier “gibt” ist das Sein selbst.”Martin Heidegger, Brief über den Humanismus, trang 82

   Bản dịch Pháp ngữ của Roger Munier: “Mais d’où vient le plan et qu’est ce que le plan? L’Être et le plan se confondent. (…) Il y a l’Être: “es gibt” das Sein. Cet “il y a” ne traduit pas exactement “es gibt”. Car le “es” (ce) qui ici “gibt” (donne) est l’Être lui même.” (Lettre sur l’Humanisme, trong Heidegger, Question III et IV, trang 92)

   Bản dịch Anh văn của Franz A. Capuzzi: “Thought from Being and Time, this should say instead: précisément nous sommes sur un plan où il y a principalement l’Être [We are precisely in a situation where principally there is being]. But where does le plan come from and what it is? L’Être et le plan are the same. In Being and Time (p.212) we purposely and cautiously say, il y a l’Être: “there is/it gives [“es gibt”] being. Il y a translates “it gives” imprecisely. For the “it” that here “gives” is being itself.” (Letter on Humanism, in Pathmarks trang 254-255)

(4)     Ibid  trang 113-114: En réalité, le il y a francais rend bien es gibt, 1) parce qu’il n’est pas centrifuge, 2) parce que es gibt ne veut pas dire donner. Citer Apollinaire, il y a. C’est tout à fait ce que veut dire Heidegger quand il cite Goethe particulièrement:

 “über allen Gipfeln is Ruh” d. h. ???

  Un est veut dire “règne”, et “il y a.”

(5)     Merleau-Ponty cũng đă dùng từ này trong bài Le philosopher et son ombre in trong Signes trang 217.

(6)     Martin Heidegger: Einführung in die Metaphysik trang 156.

(7)     Martin Heidegger: Einführung in die Metaphysik trang 84. Heidegger để trong [..] câu này: Nhân hữu phải phân biệt giữa ba con đường và, một cách thích hợp, đi đến một quyết định theo hay chống lại ba ngả này. Taịi sự tiếp nhận của triết học, tư tưởng  là mở ra và vạch rơ ba con đường. Hành vi phân biệt này đặt nhân hữu, như mọi người đều biết, trên ba ngả đường này và ở chỗ chúng gặp/cắt nhau, và như thế là ở trong sự quyết định thường hằng. Với quyết định, lịch sử như vậy khởi đầu. Trong sự quyết định, và chỉ trong sự quyết định, bất kỳ một cái ǵ đó được quyết định, ngay cả về những thần linh. [Theo đúng như vậy, quyết định ở đây không có nghĩa phán đoán hay chọn lựa của nhân hữu, nhưng đúng ra là một sự tách rời làm hai (Scheidung) trong tính chất hợp cùng của Hữu đă nói ở trên, sự phơi mở, dường như là (seeming)[hiện], và không-Hữu.]

(8)     Notes trang 114-115.

  

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2012