đào trung đạo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(47)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110,
“Chỉ dẫn h́nh thức” như một phương pháp thông diễn là kết quả của việc Heidegger tranh biện với những trào lưu triết học Đức vào hai thập niên đầu thế kỷ 20 và với hiện tượng luận của Husserl về vấn đề phương pháp của triết học để đi tới một định nghĩa cho triết học. Vấn đề tranh luận chính về định nghĩa triết học vào giai đoạn này ở Đức là: Triết học có phải là một khoa học không, và khoa học đó như thế nào? Triết học có phải là khoa học nguyên ủy (Urwissenschaft) không?
Như chúng ta đă thấy định hướng lộ tŕnh tư tưởng của Heidegger thời trẻ ban đầu chịu ảnh hưởng của Emil Lask trong luận án về các phạm trù trong triết lư của Duns Scotus như lời Heinrich Rickert – thầy của cả Lask lẫn Heidegger khi đó là Doktorvater (tương đương Viện trưởng) – cho rằng Heidegger “đặc biệt rất gắn bó với những bài viết cũng như thuật ngữ của Lask trong định hướng triết học, có thể nhiều hơn chính anh ta nhân biết.” (trích dẫn của Theodore Kisiel trong bài Kriegnotsemester 1919: Heidegger’s Hermeneutic Breakthrough in trong The Question of Hermeneutics – Essays in Honor of Joseph J. Kockelmans, trang163). Lời nhận xét này của Rickert có thể đúng vào thời điểm đó, nhưng nếu ta nh́n toàn thể lộ tŕnh tư tưởng (Denkwege) của Heidegger th́ sẽ thấy Heidegger tranh biện không ngưng nghỉ nhằm biến đổi mọi quan niệm triết học cổ kim để đi tới một quan niệm riêng ḿnh. Chính điều này khiến việc theo dơi lộ tŕnh đó trở nên khá phức tạp. Đặc điểm của Heidegger là luôn thực hiện những “bước nhảy qua”, “tung ḿnh về phía trước’ trong ṿng xoáy tranh biện triết học (ṿng tṛn thông diễn lớn) , và đôi khi đă bỏ lửng những vấn đề (chẳng hạn Sein und Zeit không có Phần II), không đưa ra một kết luận rơ ràng, nhiều khi đột ngột quay sang một hướng khác: bước chuyển động trong những ṿng tṛn nhỏ xoáy ốc đi lên ṿng tṛn lớn.
Trong Zur Bestimmung der Philosophie (ZBP) /Tiến tới Định nghĩa Triết học giáo tŕnh trong hai khóa tháng Giêng và tháng Tư năm 1919 ở đại học Freiburg Heidegger có tham vọng giải quyết câu hỏi Triết học có phải là khoa học nguyên ủy (Urwissenschaft) một cách triệt để và dứt khóat như trong lời mở đầu xác định: “Chỉ có trong triết học như khoa học nguyên ủy (Urwissenschaft) th́ sự can thiệp của khái niệm khoa học vào trong khung cảnh của ư thức đời sống tự nhiên mới diễn ra trong một ư nghĩa nguyên ủy và triệt để. “ (Towards the Definition of Philosophy, trang 3). Cũng nên nhắc lại vào năm 1911 Husserl cho xuất bản quyển sách mỏng Philosophie als strenge Wissenschaft/Triết học như Khoa học Chính xác chủ trương dứt khóat đưa triết học tách khỏi hẳn bất kỳ một triết học nào hướng tới thế giới quan. Tiếp nối Husserl, trong ZBP Heidegger phê phán triết học Tân-Kant đang ngự trị lúc bấy giờ chủ trương triết học như một khoa học phê phán những giá trị đặt cơ sở trên những hành vi cơ bản của ư thức và những tiêu chuẩn của hành vi thực ra trong chính hệ thống của triết học này đă thiết yếu chứa đựng khuynh hướng tiến tới một thế giới quan rồi. Một cách tóm lược, Heidegger đả phá mọi quan điểm nhận thức thực tại có tính cách lư thuyết và kêu gọi triết học trở về với nhận thức tiền lư thuyết, kinh nghiệm phi ngă (impersonal experience) của Tôi lịch sử đối nghịch với Tôi lư thuyết. Kinh nghiệm của Tôi lịch sử này, theo Heidegger, không phải là một diễn tŕnh mà là một biến sự hữu hóa (Ereignis): Triết học như khoa học nguyên ủy phải là Khoa học tiền-lư-thuyết. Thế nên vấn đề khoa học tiền-lư-thuyết chung cuộc là vấn đề của ngôn ngữ: làm thế nào để tiếp cận và biểu đạt kiện tính năng động nhưng cũng rất khó nắm bắt của đời sống? Dùng phương pháp mô tả hiện tượng luận có thể đạt được muc tiêu này không? Paul Natorp (thuộc trường phái Tân-Kant ở Marburg) phê b́nh hiện tượng luận Husserl về mặt phương pháp cho rằng mô tả hiện tượng luận đă giả thiết một thứ tạo-ư-niệm (concept-formation) cho nên là sự trừu tượng hóa tức có tính chất lư thuyết, là lư thuyết. Tuy không hoàn toàn đồng ư với Natorp, Heidegger cho rằng Natorp đă nêu ra được một điểm quan trọng là: “Đối tượng hóa (objectivation) tức là qui định, cái chủ quan là cái đưa ra qui định; chủ thể tính là ưu tiên, ‘phía của mọi sự qui định’” Towards the Definition of Philosophy, trang 79). Điểm Heidegger không đồng t́nh với Natorp là quan điểm đa-luận-lư tuyệt đối hóa của Natorp đă ngăn chặn Natorp tự do tiếp cận kinh nghiệm sống trải và ư thức. Quay sang phương pháp mô tả hiện tượng luận trong việc phơi mở thế giới kinh nghiệm sống bằng hai bước chủ thể hóa và đối tượng hóa, tuy Heidegger vẫn trung thành với “nguyên tắc của mọi nguyên tắc” của Husserl nhưng Heidegger không đồng ư với quan điểm của Husserl khi cho rằng hiện tượng luận tuyên bố có khả năng tiếp cận và biểu đạt phạm vi tiền-lư-thuyết của đời sống theo cách tiền-lư-thuyết cho nên đặt được cơ sở cho Khoa học nguyên ủy (Urwissenschaft) nhưng Husserl đă đối tượng hóa đời sống, đưa phản tư (reflection) vào tiếp cận để phân tích mổ xẻ đời sống, tức là đă đưa lư thuyết vào việc tiếp cận.Theo Heidegger, đối với thế giới kinh nghiệm sống trải, việc đối tượng hóa là tự do, không bị ràng buộc với những cấp độ và những bước thực hiện v́ “Mỗi cấp độ có thể trong chính nó được cứu xét từ một điểm đứng h́nh thức. Sự qui định tính chất về mặt h́nh thức không đ̣i hỏi một sự thúc đẩy đặc biệt nào ở một cấp độ đặc biệt nào trong diễn tŕnh lư thuyết hóa.” (sđd, trang 87) Theo Heidegger, “cái ǵ đó nguyên ủy” (Ur-Etwas) hiện tượng luận hoàn toàn khác hẳn với bất kỳ một thế giới riêng biệt nào, nhất là với loại đối tượng được đặt thành đối tượng. “Cái ǵ đó” này c̣n chưa bị tách bạch, chưa vào thế giới mà là tiền-thế-giới. “C̣n chưa” là chỉ dấu của tiềm năng cao nhất của đời sống, và tiềm năng này là nét căn cỗi (Zug) của đời sống, sống hướng về một cái ǵ đó, “ra thế giới” (auszuwelten) đi vào những thế giới riêng biệt của đời sống. Heidegger khẳng định: “”Cái ǵ đó của khả tri có tính h́nh thức khách thể là, trước hết được thúc đẩy từ chính cái tiền-thế-giới của đời sống (Lebens-etwas). Một cái ǵ đó của lư thuyết hóa h́nh thức. Khuynh hướng vào một thế giới có thể bị làm lệch hướng về mặt lư thuyết trước khi được bày tỏ.” (Sđd, 88). Chịu ảnh hưởng tư tưởng Eckhart “đời sống tự nó đă là đủ” Heidegger cho rằng đời sống kiện tính tự nó giao nạp cho sự rũ bỏ h́nh dạng trong đối tượng hóa cho nên ta phải tháo gỡ để có được khoảnh khắc đời sống tự biểu lộ. Nhưng chỉ dẫn h́nh thức phải t́m kiếm sự thúc đẩy trước khi có sự đối tượng hóa, trong khoảnh khắc chớm nở của đời sống trong khuynh hướng được thôi thúc của nó. Tiếp theo Heidegger đưa ra khái niệm “trực giác thông diễn” (hermeneutical intuition): “Giờ th́ rơ ràng rằng, trong chừng mực nào, sự thúc đẩy của cái có tính đối tượng h́nh thức là khác hẳn về phẩm tính với sự thúc đẩy của đối tượng-riêng biệt (object-specific), và sự thôi thúc của tính chất đối tượng h́nh thức qui chiếu trở lại về một cấp độ nền tảng của đời sống vào và trong chính đời sống. Do đó sự chỉ nghĩa (signification), biểu đạt ngôn ngữ, không cần thiết phải có tính lư thuyết hay ngay cả phải là đối tượng-riêng biệt, nhưng là nguyên sinh và kinh qua, dù có là tiền-thế giới hay thế giới. Điều thiết yếu về những chức năng chỉ nghĩa tiền-thế giới và thế giới là những chức năng này biểu đạt những tính chất của biến sự hữu hóa (Ereignis), nghĩa là chúng đồng hành (kinh qua và được kinh qua) với chính kinh nghiệm, chúng tự sống trong đời sống và, trong khi đồng hành với đời sống, chúng lập tức phát nguồn và đem theo ḿnh sự xuất khởi. Những chức năng này đồng thời vừa có tính cách tiền-ư niệm (perceptive) vừa có rính cách tái niệm (retroceptive), nghĩa là chúng biểu đạt đời sống trong khuynh hướng được thúc đẩy hay thúc đẩy hướng về. Sự tăng cường việc kinh trải của kinh nghiệm sống tự nó đồng hành là trực giác nhận thức, trực giác thông diễn, sự h́nh thành hiện tượng luận cội nguồn tới-và-lui của những tái-niệm (Rück-griff) và tiền niệm (Vorgriff)….Tính chất phổ quát của những nghĩa của chữ tiên khởi chỉ ra cái ǵ đó từ nguyên ủy: tính chất thế giới (Welthafügkeit) của sự kinh nghiệm qua kinh nghiệm (experienced experiencing) (ZBP trang 89). Như vậy chỉ dẫn h́nh thức rơ ràng có tính chất tiền phong (vor-läufige). Việc t́m hiểu những điều Heidegger tŕnh bày như trên trong Zur Bestimmung der Philosophie (ZBP) /Tiến tới Định nghĩa Triết học sẽ giúp người đọc quyển Sein und Zeit/Hữu và Thời dễ hiểu hơn.
(C̣n tiếp)
đào trung đạo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2011